Ngày dạy: 6B:12/09/ 2022
6A: 16/09/ 2022
CHỦ ĐỀ 1: TUỔI HỌC TRÒ
TIẾT 2 : NGHE NHẠC: BÀI HÁT THÁNG NĂM HỌC TRÒ
I. MỤC TIÊUZ
1. Năng lực:
- Nghe và cảm nhận giai điệu, nội dung, sắc thái bái hát Tháng năm học trò.
- Năng lực chung: năng lực thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc
+ Cảm nhận được giai điệu, nội dung, sắc thái của bài hát Tháng năm học trò.
2. Phẩm chất:
- Qua giai điệu, lời ca của bài hát Tháng năm học trò, học sinh thêm yêu trường lớp, bạn bè, có những ước mơ đẹp của tuổi học trò.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
2. Học sinh: SGK Âm nhạc 6, nhạc cụ gõ. Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, tạo hứng khởi cho HS thông qua hoạt động.
b. Tổ chức thực hiện:
GV Trình chiếu video, HS quan sát màn hình và hát kết hợp vận động cơ thể hoặc GV làm mẫu cho HS vận động theo nhạc.
- GV nhận xét, đánh giá giới thiệu vào bài mới.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Khám phá)
* Kiến thức 1: Nghe nhạc
a. Mục tiêu: Cảm nhận được giai điệu, nội dung, sắc thái của bài Tháng năm học trò
b. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG |
- HS đọc lời và nêu sơ lược về nội dung bài hát Tháng năm học trò. - HS nghe, thư giãn, cảm nhận. - GV khái quát nội dung bài nghe. - GV hướng dẫn HS nghe nhạc trong tâm thế thoải mái, thả lỏng cơ thể, có thể đung đưa hoặc vỗ tay theo nhịp điệu bài hát.
+ Ý 1: Liệt kê những hình ảnh trong lời ca tạo cho các em cảm xúc khi nghe bài hát. + Ý 2: Cảm nhận về giai điệu (nhanh, chậm, vui, buồn). + Ý 3: Thể hiện tình cảm của mình với bài hát (yêu thích hoặc không thích, vì sao?). - Câu b: Thành lập nhóm hoặc cá nhân có năng lực hội họa vẽ tranh theo yêu cầu của câu hỏi. | 1.Nghe bài hát: Tháng năm học trò
2. GV đàm thoại và yêu cầu HS trả lời:
|
3. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu: Học sinh luyện tập bài hát theo nhóm
b. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG |
- GV tổ chức luyện tập cho HS hát theo các hình thức: + Hát lĩnh xướng: GV hát hoặc chọn 1 HS lĩnh xướng. - HS thực hành luyện tập theo nhóm. GV hỗ trợ HS luyện tập. Lưu ý: Phân hóa trình độ các nhóm HS theo năng lực để đưa ra các yêu cầu, các biện pháp hỗ trợ phù hợp. |
|
4. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: HS vận dụng- sáng tạo các hiểu biết kiến thức, kĩ năng và tích cực thể hiện bản thân trong hoạt động trình bày
b. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG |
- GV chọn nhóm có phần trình bày tốt nhất lên hát và biểu diễn tại lớp. - HS biểu diễn bài hát trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa ở trường, ở lớp, hát cho người thân nghe hoặc trong các sinh hoạt cộng đồng. | 1. Hát và phụ họa
|
*Tổng kết tiết học:
- GV cùng HS hệ thống lại các nội dung đã học.
- Yêu cầu cá nhân/nhóm hoàn thành các câu hỏi ở nội dung nghe nhạc.
*Chuẩn bị bài mới:
Tìm hiểu cây đàn piano và trả lời các câu hỏi theo nhóm.:
- Xuất xứ cây đàn piano?
- Kể tên các bộ phận và mô tả cách tạo ra âm thanh của đàn piano.
- Sưu tầm một số tác phẩm âm nhạc được biểu diễn bằng đàn piano
|