Ngày dạy: 6B: 27/09/2022
6A : 30/09/2022
TIẾT 4
- LÍ THUYẾT ÂM NHẠC:
CÁC THUỘC TÍNH CƠ BẢN CỦA ÂM THANH CÓ TÍNH NHẠC
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực:
- Nắm được 4 thuộc tính của âm thanh có tính nhạc.
- Năng lực chung: năng lực thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc
- Năng lực đặc thù:
+ Cảm nhận và nhận biết được các thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc.
2. Phẩm chất:
- Giáo dục học sinh tính chăm chỉ, ý thức trách nhiệm và bạn bè trong các hoạt động của bài học.
- Giáo dục HS ý thức trách nhiệm, chăm chỉ thông qua nội dung và các hoạt động học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
2. Học sinh: SGK Âm nhạc 6, nhạc cụ gõ. Tìm hiểu trước bài học và trả lời các câu hỏi GV đã giao từ tiết học trước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới
b. Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình ảnh trong SGK, mô tả các âm thanh theo cảm nhận cá nhân. Giáo viên đưa ra nhận xét sau đó dẫn dắt vào bài
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
* Kiến thức 1: Lí thuyết âm nhạc:
a. Mục tiêu: Học sinh có kiến thức cơ bản về các thuộc tính của âm thanh
b. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG |
- Yêu cầu từng nhóm HS nêu các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc và nêu ví dụ minh họa cho mỗi thuộc tính. + Nhóm 1: Cao độ + Nhóm 2: Cường độ + Nhóm 3: Trường độ + Nhóm 4: Âm sắc - HS thảo luận theo nhóm để tìm ra câu trả lời và ví dụ. - Các nhóm nhận xét, bổ sung kiến thức cho nhau. - GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh các kiến thức cần ghi nhớ.
- HS quan sát SGK và ghép mỗi bức tranh với mỗi thuộc tính âm thanh phù hợp. - Cá nhân/nhóm HS lấy ví dụ minh họa cho các thuộc tính âm thanh vừa tìm hiểu. - GV lưu ý HS lấy các ví dụ khác ví dụ khác trong SGK. |
Lấy ví dụ minh họa về các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc |
- Kết luận, chốt kiến thức: GV nhận xét, đánh giá, tóm tắt kiến thức cần ghi nhớ.
3. Hoạt động3: Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu: Giúp học sinh luyện tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách và kết hợp đánh nhịp 2/4
b.Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG |
- GV tổ chức cho HS tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách. Chú ý nhấn trọng âm vào phách 1 của mỗi ô nhịp.
- Hướng dẫn HS đánh nhịp 2/4 trên tiết tấu của đàn/ file âm thanh - Các nhóm thực hành ôn tập đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 2/4. - Tổ chức ôn tập theo hình thức một nhóm đọc nhạc, một nhóm đánh nhịp và ngược lại. - Một vài nhóm/cá nhân trình bày trước lớp theo các hình thức đã học - HS nhận xét cho nhau. GV nhận xét đánh giá phần đọc nhạc của HS. Khuyến khích HS tự sửa cho nhau. GV hỗ trợ (nếu có). |
|
4. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: HS vận dụng- sáng tạo các hiểu biết kiến thức, kĩ năng và tích cực thể hiện bản thân trong hoạt động trình bày
b.Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG |
- HS vận dụng cách đánh nhịp 2/4 vào các bài hát, bài đọc nhạc có cùng tính chất nhịp. - HS tự sáng tạo đọc nhạc kết hợp vận động cơ thể theo nhịp với các động tác đã học. | 1. Vận dụng
|
*Tổng kết tiết học
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung chính đã học.
*Chuẩn bị bài mới:
- Luyện tập, hoàn thiện bài hát, bài đọc nhạc dưới các hình thức đã học để trình diễn trong tiết 4.
- Tập ứng tác lời mới với trò chơi Nhịp điệu đến trường.