Ngày soạn: Ngày dạy:
TIẾT 1 – BÀI 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được thế nào là lẽ phải, tôn trọng lẽ phải
- Nếu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phỉa
- Phân biệt được hành vi tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải.
- Hiểu được ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.
2. Về kỹ năng:
- Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải
3. Về thái độ:
- Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải.
- Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí của dân tộc.
4. Năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ
II. Chuẩn bị.
1- Thầy: SGK, SGV, tư liệu tham khảo.
- Phiếu học tập
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học.
Tên hoạt động | Phương pháp thực hiện | Kĩ thuật dạy học |
A. Hoạt động khởi động | - Dạy học nêu vấn đề | - Kĩ thuật đặt câu hỏi
|
B. Hoạt động hình thành kiến thức | - Dạy học theo nhóm - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, vấn đáp. …… | - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác |
C. Hoạt động luyện tập | - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Dạy học theo nhóm cặp đôi | - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác - Kĩ thuật động não |
D. Hoạt động vận dụng | - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
| - Kĩ thuật đặt câu hỏi ….
|
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng | - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề - Dự án | - Kĩ thuật đặt câu hỏi …… |
2. Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
2. Phương thức thực hiện: Hoạt động chung
3. Sản phẩm hoạt động: trình bày miệng
4.Phương án kiểm tra đánh giá :
Học sinh tự đánh giá
Hs đánh giá lẫn nhau
GV đánh giá
5.Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ
- GV viết lên bảng phụ câu tục ngữ: Nói phải củ cải cũng nghe
? Em hiểu câu tục ngữ trên như thế nào?
? Theo em câu tục ngữ trên khuyên nhủ chúng ta điều gì ?
* Thực hiện nhiệm vụ
-Học sinh suy nghĩ
* Báo cáo kết quả
* Đánh giá kết quả
Gv nhận xét chốt: nói lẽ phải, những điều đúng đắn luôn được mọi người công nhận ửng hộ. Nếu trong cuộc sống hàng ngày, mọi người ai cũng biết cư sử đúng đắn, tôn trọng lẽ phải, thức hiện tốt những quy định chung của cộng đồng thì xã hội sẽ trở lên tốt đẹp và lành mạnh biết bao...
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục Đặt vấn đề 1. Mục tiêu: Hs biết phân biệt lẽ phải, làm theo lẽ phải phê phán cái sai trái trong truyện và trong tình huống 2.Phương thức thực hiện: Cá nhân nghiên cứu Sgk, giải quyết vấn đề, 3. Sản phẩm hoạt động - Trình bày miệng 4. Phương án kiểm tra đánh giá - Học sinh tự đánh giá - HS đánh giá lẫn nhau GV đánh giá 5. Tiến trình hoạt động GV: Chuyển giao nhiệm vụ GV: Cho hs quan sát trên máy chiếu 3 mục 123 ? Đọc câu chuyện và các tình huống trong mục ĐVĐ 1. Nhận xét việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích ? 2. Theo em trong những trường hợp trên hành động như thế nào được coi là đúng đắn, phù hợp? Vì sao ? Gv nhận xét: ….Xung quanh chóng ta có nhiều hành vi tôn trọng lẽ phải song cũng có nhiểu hành vi không tôn trọng lẽ phải, chúng ta cần phê phán hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải, biết bày tỏ thái độ đồng tình, ủng hộ và bảo vệ chân lý, lẽ phải.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học 1. Mục tiêu: Hs hiểu thế nào là lẽ phải, tôn trọng lẽ phải và ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải 2. Phương thức thực hiện : Hoạt động nhóm 3. Sản phẩm hoạt động -Phiếu học tập nhóm 4. Phương án kiểm tra đánh giá - Học sinh tự đánh giá - HS đánh giá lẫn nhau GV đánh giá 5. Tiến trình hoạt động Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành ba nhóm - Phát phiếu học tập ghi ba câu hỏi 1. Em hiểu thế nào là lẽ phải? Tôn trọng lẽ phải? 2. Tìm những biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải? 3. Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội ?
* Học sinh tiếp nhận * Thực hiện nhiệm vụ * Báo cáo kết quả - Các nhóm báo cáo * Đánh giá kết quả GV nhận xét chốt kiến thức và ghi bảng
Hoạt động 3 : Luyện tập 1. Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học 2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân 3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá 5. Tiến trình hoạt động *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu hs: ? làm bài tập a,b trong SGK vào phiếu học tập - Học sinh tiếp nhận… *Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Học sinh làm việc cá nhân - Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý và gải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém - Dự kiến sản phẩm: Bài a: Bài b Bài c *Báo cáo kết quả: - Gv gọi mỗi bài 1 bạn học sinh làm chưa đc hoàn thiện lên bảng dán kết quả làm bài tập của mình. *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
| I.Đặt vấn đề.
II. Nội dung bài học. 1. Lẽ phải, tôn trọng lẽ phải - Lẽ phải: là những điều đúng đắn phù hợp với đạo lý và lợi ích của xã hội. - Tôn trọng lẽ phải: + bảo về, công nhận, tuần theo và ủng hộ những điều đúng đắn, + biết điều chỉnh hành vi của mình theo hướng tích cực, + không chấp nhận và không làm những điều sai trái ... 2. Biểu hiện - chấp hành tốt nội quy nơi sống làm việc và học tập 3. Ý nghĩa. - Tôn trọng lẽ phải giúp con người có cách cư xử phù hợp. - Lam lành mạnh mối quan hệ xã hội, thức đẩy xã hội phát triển
III. Bài tập Bài tập 1.(4) Trả lời Em lựa chọn cách giải quyết: (c) Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lý nhất thì theo. Bởi vì: khi bạn có ý kiến em lắng nghe tức là em tôn trọng ý kiến của bạn, khi lắng nghe ý kiến của bạn trên cơ sở đó em phân tích, đánh giá xem ý kiến của bạn đã hợp lý hay chưa hợp lý, sau đó em mới đưa ra ý kiến của mình, nếu ý kiến của bạn đúng em phải bảo vệ ý kiên đó tức là em tôn trọng lẽ phải. Nếu ý kiến của bạn chưa đúng em phải thuyết phục bạn và mọi người thấy được cái sai để tôn trọng ý kiến đúng. 2. Nếu người bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ lựa chọn phương án Trả lời Em lựa chọn phương án (c). Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa. Bởi vì: Nếu bạn thân mắc khuyết điểm em chỉ rõ cái sai của bạn, khuyên bạn nhận ra cái sai để khắc phục sửa chữa và lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa, chính là em đã hành động đúng, không bao che dung túng những thiếu sót của bạn, đó là em đã giúp đỡ bạn một cách chân tình thẳng thắn, là em đã tôn trọng lẽ phải, giúp bạn điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cực. 3( 5-sgk) Trả lời Theo em, hành vi (a), (c), (e) biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải. 4. Hãy kể một vài ví dụ về việc tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phái mà em biết. Trả lời Em hãy kể một vài việc tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phải mà em được nghe từ bố mẹ, hay đọc được từ trọng sách báo. 5. Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải. Trả lời - Thật vàng, không sợ lửa. - Nói phải củ cải cũng nghe. Danh ngôn “Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận" 6. Theo em, học sinh cần phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải ? Trả lời - Phải có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải. - Phải phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hằng ngày. - Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải. - Phải sống trung thực, thật thà và tôn trọng người khác. - Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập |