Thư viện tài liệu học tập, tham khảo online lớn nhất
Trang chủ: https://tailieu.com/ | Email: [email protected] | https://www.facebook.com/KhoDeThiTaiLieuCom
Giải bài tập SGK Lịch sử 8:
Bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX -
đầu thế kỉ XX
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 7 trang 47: Những sự kiện lịch sử nào chứng tỏ phong
trào công nhân thế giới vẫn tiếp tục phát triển trong những năm cuối thế kỉ XIX?
Trả lời:
- Ở Anh, năm 1899 công nhân khuân vác Luân Đôn đâu tranh, buộc giới chủ phải tăng
lương.
- Ở Pháp, năm 1893 công nhân giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội.
- Ở Mĩ, ngày 1-5-1886 có hơn 350.000 công nhân đình công biểu tình đòi ngày làm 8 giờ,
đặc biệt là cuộc biểu tình của công nhân Si-ca-gô.
- Nhiều tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ra đời: Đảng xã hội dân chủ
Đức, Đảng công nhân Pháp (1879), nhóm giải phóng lao động Nga (1883).
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 7 trang 48: Hoàn cảnh ra đời của Quốc tế thứ hai. Vì
sao Quốc tế thứ hai tan rã?
Trả lời:
- Hoàn cảnh ra đời:
+ Sự phát triển mạnh của phong trào công nhân, đặc biệt là sự ra đời của tổ chức công
nhân ở nhiều nước, đòi hỏi phải thành lập một tổ chức quốc tế mới thay thế cho Quốc tế
thứ nhất.
+ Ngày 14-7-1889, nhân kỉ niệm 100 năm phá ngục Ba-xti, gần 400 đại biểu công nhân
của 22 nước họp Đại hội ở Pa-ri tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai.
- Nguyên nhân Quốc tế thứ hai tan rã:
+ Nội bộ Quốc tế thứ hai phân hóa.
+ Do sự xâm nhập của chủ nghĩa cơ hội, Quốc tế thứ hai đã từ bỏ lập trường vô sản, ủng
hộ chính phủ tư sản.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 7 trang 49: Tìm hiểu và trình bày những nét chính về
cuộc đời và hoạt động cách mạng của Lê-nin.
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần