Tuần : 12 Tiết : 46 Ngày soạn : 26/10/2011
|
Đọc văn:
HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA ( tiết 2)
( Trích: Số đỏ )
- Vũ Trọng Phụng -
A. Mức độ cần đạt: Giúp h/s:
- Thấy được bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu thành thị trước cách mạng.
- Hiểu được những nét đặc sắc trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng.
-Nhận thức được cái xấu, cái đáng phê phán, giáo dục phong cách sống, thái độ sống lành mạnh, văn minh, có đạo lý.
B. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (củng cố lại kiến thức ở tiết 1)
3. Bài mới:
- Lời vào bài: “Ở tiết học trước, các em đã tìm hiểu những chân tướng của từng thành viên trong gia đình cụ cố Hồng. Khi cụ cố tổ chết, từng thành viên trong gia đình ấy lại có những niềm vui khác nhau. Bằng biện pháp nghệ thuật trào phúng sâu cay, Vũ Trọng Phụng đã phê phán sự tha hóa, đồi bại, vô lương tâm của một đại gia đình bất hiếu. Nhưng ngòi bút trào phúng phê phán sâu cay của Vũ Trọng Phụng được thể hiện tập trung nhất là trong việc miêu tả cảnh đám tang. Tiết học hôm nay chúng ta tiếp tục đi vào tìm hiểu”.
Hoạt động của giáo viên và học sinh : | Yêu cầu cần đạt: |
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung. * Hoạt động 2 : Đọc hiểu văn bản. - H/s làm việc cá nhân và trình bày trước lớp. - GV nhận xét, chốt lại ý cơ bản. - H/s tự đọc đoạn ở nhà: “ Với một đám ma theo cả lối .............đám ma như kể đã là danh giá nhất tất cả.” - Đám tang cụ cố tổ được tổ chức như thế nào từ lúc “cất đám” cho đến trước lúc hạ huyệt ? - H/s phát hiện các chi tiết. - Em có nhận xét về không khí quang cảnh của đám ma ? - GV bình, so sánh, liên hệ với nghi lễ đám tang trong “đám tang lão Gô-ri-ô” . - Trong quá trình miêu tả không khí quang cảnh đám ma và những người đi đưa đám, tác giả đã nhắc đi nhắc lại một điệp khúc, đó là điệp khúc nào ? Vì sao tác giả lại nhắc đi nhắc lại điệp khúc ấy ? - Trong không khí quang cảnh ấy thì những con người đi đưa đám hiện lên như thế nào ? - GV bình, liên hệ mở rộng trong “đám tang lão Gô-ri-ô” và “mồng hai tết viếng cô Ký” của Tú Xương , liên hệ với truyền thống đạo lý của dân tộc. - Tác giả lại đi vào miêu tả quang cảnh, không khí đám ma và những người đi đưa đám với những biểu hiện như vậy nhằm mục đích gì ? - GV bình: “Thật là một đám ma ... gật gù cái đầu” - GV chuyển ý. - Tác giả Vũ Trọng Phụng đã khắc họa cảnh hạ huyệt như thế nào? - GV bình, liên hệ thực tế. - Có ý kiến cho rằng cảnh đám tang đưa tiễn cụ cố tổ là cả xã hội tư sản thành thị đương thời đang tống tiễn đạo lý truyền thống của dân tộc đi đến huyệt sâu ? Em có đồng ý với ý kiến đó? - GV bình. - Để khắc họa cảnh đám tang thì tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào ? - Theo em, trong thực tế cuộc sống ngày nay, hiện tượng “ hạnh phúc của một tang gia” có còn hay không? Suy nghĩ của em như thế nào về hiện tượng đáng lên án, đáng phê phán ấy? (Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho h/s). *Hoạt động 3: Tổng kết: - H/s làm việc cá nhân và trình bày trước lớp. - GV nhận xét, chốt lại ý cơ bản. - Em hãy khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”?
| I. Tìm hiểu chung: II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Chân tướng của các thành viên trong gia đình cụ cố Hồng khi cụ cố tổ qua đời: 2. Cảnh đám ma: a) Không khí, quang cảnh đám ma: - Một “đám ma to”: ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa, có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, lốc bốc xoảng, bú-dích,..... - “Theo cả lối Ta, Tàu, Tây”, các tài tử thi nhau chụp ảnh => giống như lễ hội. - “Đám ma đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy”, cả thành phố nhốn nháo => không khí náo nhiệt, vui vẻ. - “ Đám cứ đi”: càng đi càng dài, nhưng rỗng tuếch. =>Đám ma to tát, hỗn tạp ,náo nhiệt như một ngày vui, như đám hội, đám rước. b) Người đi đưa đám: - Cô Tuyết: mặc y phục Ngây thơ..., nhanh nhẹn mời khách, trên mặt có vẻ buồn lãng mạn đúng mốt nhà có đám -> trào phúng, đối lập -> lố lăng, hư hỏng. -Bạn cụ cố Hồng: phô trương sự oai vệ và tự bóc trần bản chất dâm đãng -> phóng đại. -Trai thanh gái lịch: chim nhau, cười tình nhau, chê bai nhau...bằng những vẻ mặt của người đi đưa đám -> chi tiết đối lập. " Cả gia đình bất hiếu, cả một xã hội tư sản thành thị bất nhân, bất nghĩa. [ “ Đám ma to tát” nhưng thiếu tình cảm yêu thương chân thành dành cho người quá cố. c) Cảnh hạ huyệt: - Cậu Tú Tân như một nhà đạo diễn tài tình. - Cụ cố Hồng ho khạc, mếu máo ngất đi -> để được khen. - Ông Phán: + Oặt người đi, khóc to bằng những âm thanh lạ: “ Hứt...Hứt... Hứt..!” . + Dúi tiền vào tay Xuân Tóc Đỏ. =>Một tấn bi hài kịch thể hiện sự giả dối, thói đạo đức giả, xuống cấp về đạo đức của đại gia đình bất hiếu. [ Giọng điệu phê bình, châm biếm, mỉa mai, tiếng cười trào phúng, phóng đại, nói ngược, các điệp khúc, nói ngược =>thái độ phê phán, đả kích cái xã hội thượng lưu lố lăng, đồi bại, suy đồi, vô đạo đức trước cách mạng tháng Tám 1945. III. Tổng kết: 1. Nội dung : Vạch trần bộ mặt thật của xã hội tư sản thành thị lố lăng, suy đồi vô đạo đức và thái độ phê phán của tác giả. 2. Nghệ thuật : - Tạo tình huống trào phúng. - Thủ pháp cường điệu, nói ngược, giọng điệu mỉa mai châm biếm. - Miêu tả biến hóa linh hoạt, sắc sảo. - Chi tiết đối lập. |