PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TX TÂN CHÂU | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TRƯỜNG THCS LONG AN | Độc lập –Tự do –Hạnh phúc |
KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN TIN HỌC |
Tiết PPCT tuần 9 từ tiết 17, 18 |
Chủ đề 4: Sử dụng các hàm để tính toán. Số tiết: 2 |
I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Biết cách sử dụng một số hàm cơ bản như: Sum, Average, Max, Min - Viết đúng cú pháp các hàm, sử dụng hàm để kết hợp các số và địa chỉ, cũng như địa chỉ các khối trong công thức. 2. Năng lực: - Tư duy độc lập: Đặt các câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng; chú ý lắng nghe và tiếp nhận thông tin 3.Phẩm chất: -Ham học: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Phiếu học tập giao cho học sinh qua link zalo, AZOTA, google meet, lap top. - Học sinh: Điện thoại, SGK, phiếu trả lời các phiếu học tập. |
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: |
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung+ Ghi bảng |
A. Hoạt động khởi động: 5’ | |
HĐ:Giải quyết tình huống đầu bài -Hàm là gì? Có những hàm thông dụng nào? | - Quỳnh: Nhập dữ liệu và PMBT tự động tính toán |
*Tình huống: - Để có thể điều chỉnh và thuận tiện cho việc quản lý tiền tiêu vặt của mình, em hãy lập 1 bảng tính như SGK - GV giao nhiệm vụ: +Cho 1 HS lập bảng tính tiêu tiền vặt của mình trong một tuần. - HS thực hiện nhiệm vụ: +HS tự lập bảng tính trước ở nhà (nếu có máy tính) hoặc dùng điện thoại. + Trình bày trước lớp. -Thảo luận: + Gọi 2 hs nhận xét bảng chi tiêu của bạn và bổ sung thêm. - Kết luận: +GV nhận xét bảng tính bảng chi tiêu của học sinh. + GV liên hệ đến các hàm trong tính toán cho thuận lợi khi lập bảng tính chi tiêu.
| - Lập bảng tính tiêu tiền vặt của bản thân Vậy PMBT Excel đã cài đặt sẵn nhiều CT tính toán dưới dạng hàm, để dễ dàng và thuận tiện cho người sử dụng |
B. Hoạt động khám phá: 45’ | |
HĐ1: Cách sử dụng hàm trong bảng tính như thế nào? - Mục đích: Biết cách sử dụng hàm - GV giao nhiệm vụ: : Dựa vào SGK hãy trả lời vào phiếu học tập 1: + Hàm được sử dụng để làm gì? + Sử dụng các hàm có sẵn có lợi ích gì? + Cú pháp hàm như thế nào? + Để sử dụng hàm thực hiện 4 bước như thế nào? - HS thực hiện nhiệm vụ: + Dựa vào SGK trả lời vào phiếu học tập 1 trước ở nhà. + Trình bày phần trả lời phiếu HT 1. -Thảo luận: + Gọi 2 hs nhận xét 4 câu trả lời phiếu HT1 của bạn và bổ sung thêm. - Kết luận: + GV nhận xét phần trình bày PHT1 của học sinh. + Lưu ý cho HS cú pháp chung : Tên hàm ([đối số 1],[đối số 2],…[đối số n]) + GV làm mẫu 4 bước cho hs quan sát.
| 1/Hàm trong bảng tính: -Trong PMBT, hàm là CT được định nghĩa từ trước. - Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo CT với các giá trị dữ liệu cụ thể. - Sử dụng các hàm có sẵn giúp việc tính toán dễ dàng và nhanh chóng hơn. *Excel hỗ trợ rất nhiều hàm, các hàm trong Excel có cú pháp chung sau đây: Tên hàm ([đối số 1],[đối số 2],…[đối số n]) *Trong đó + Tên hàm: Mỗi hàm có 1 tên riêng, không phân biệt chữ hoa và chữ thường. + Đối số:Có thể là số, kí tự, địa chỉ ô, địa chỉ khối…các đối số được ngăn cách bởi dấu phẩy or dấu chấm phẩy + Kết quả trả về: là kq trả về sau khi thực hiện hàm. => Để sử dụng hàm , ta cần nhập hàm đó vào 1 ô theo cách tương tự nhập CT tính toán. Cũng có 4 bước để nhập hàm. + B1: Chọn ô cần nhập hàm + B2: Gõ dấu = + B3: Nhập hàm theo đúng cú pháp + B4: Nhấn Enter |
HĐ2: Tìm hiểu 1 số hàm thông dụng - Mục đích: Biết sử các hàm Sum, Average, Max, Min. - GV giao nhiệm vụ: Dựa vào SGK yêu cầu hs nêu cú pháp của các hàm vào phiếu học tập 2: + Hàm tính tổng? + Hàm tính trung bình cộng? + Hàm xác định giá trị lớn nhất? + Hàm xác định giá trị nhỏ nhất? - HS thực hiện nhiệm vụ: + Dựa vào SGK trả lời vào phiếu học tập 2 trước ở nhà. + Trình bày phần trả lời phiếu HT 2. + Trình bày ví dụ theo yêu cầu của gv cho từng hàm. -Thảo luận: + Gọi 2 hs nhận xét cú pháp 4 hàm phiếu HT2 của bạn và bổ sung thêm. + HS nhận xét ví dụ cho từng hàm. - Kết luận: + GV nhận xét phần trình bày PHT2 của học sinh. +Nhận xét ví dụ hs trình bày.
| 2/ Hàm trong bảng tính: a.Hàm tính tổng: - CP: =Sum(number1,[number2],…) - CD: Là hàm tính tổng của 1 dãy số Vd: Cho các khối A1:A2(4,2); B1:B2(5,1); C1:C2(6,9).Tìm Sum Có 2 cách sau: =Sum(A1,A2,B1,B2,C1,C2) =Sum(A1:C2) b.Hàm tính trung bình cộng: - CP: =Average(number1,[number2],..) - Cd: Là hàm tính trung bình cộng của 1 dãy số. Vd: Tính trung bình cộng của A1,B1,C1 =Average(A1:C1) Tính trung bình cộng của A2, B2 và số 3 =Average(A2,B2,3) c. Hàm xác định giá trị lớn nhất: - CP: =Max(number1,[number2],..) - CD: Tìm giá trị lớn nhất trong 1 dãy số Vd: Tìm giá trị lớn nhất trong ô A1,A2,C1,C2 =Max(A1:A2,C1:C2) d.Hàm xác định giá trị nhỏ nhất: - CP: =Min(number1,[number2],..) - CD: Tìm giá trị nhỏ nhất trong 1 dãy số Vd: Tìm giá trị nhỏ nhất torng các ô A1,A2,B1,B2 và con số 2 =Min(A1:B2,2) |