Ngày soạn : 05/09/2017
TIẾT 1-2.
ÔN TẬP ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
……………………………………………………………………………………………………….
2. Kĩ năng
- Luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản và tiếp nhận văn bản bằng việc luyện đề đọc hiểu văn bản.
3. Tư duy, thái độ, phẩm chất
- Tư duy tổng hợp, vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học về văn bản; chăm chỉ và nỗ lực làm bài tập.
4. Định hướng phát triển năng lực HS
- Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, Năng lực thẩm mỹ, Năng lực giao tiếp, Năng lực hợp tác.
- Năng lực riêng: cảm thụ thẩm mĩ, Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.
B. PHƯƠNG TIỆN
- GV : Giáo án, tài liệu tham khảo, đề đọc hiểu.
- HS: Vở ghi.
C. PHƯƠNG PHÁP
- HS thực hành, thảo luận nhóm, GV hướng dẫn, chốt đáp án, khắc sâu những kiến thức quan trọng.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
Lớp | Thứ (Ngày dạy) | Sĩ số | HS vắng |
10A8 |
|
|
|
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra tài liệu, đồ dùng học tập của HS (vở ghi).
3. Bài mới
I. ÔN TẬP LÍ THUYẾT
1. Các phương thức biểu đạt
1.1. Tự sự (kể chuyện, tường thuật):
– Tự sự là kể lại, thuật lại sự việc, là phương thức trình bày 1 chuỗi các sự việc, sự việc này đẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện 1 ý nghĩa.
1.2.Miêu tả.
– Miêu tả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người (Đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện ra trước mắt qua ngôn ngữ miêu tả.
1.3. Biểu cảm: Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.
1.4.Nghị luận: Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải, trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết.
1.5.Thuyết minh: Được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri thức về 1 sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc , người nghe
2. Phép liên kết : Thế – Lặp – Nối- Liên tưởng – Tương phản – Tỉnh lược
Các phép liên kết | Đặc điểm nhận diện |
Phép lặp từ ngữ | Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước |
Phép liên tưởng (đồng nghĩa / trái nghĩa) | Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước |
Phép thế | Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước |
Phép nối | Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết)với câu trước |
3. Các biện pháp tu từ từ vựng và các biện pháp nghệ thuật khác:
Nhận diện những biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó với việc thể hiện nội dung văn bản:
– So sánh; Ẩn dụ; Nhân hóa; Hoán dụ; Nói quá- phóng đại- thậm xưng; Nói giảm- nói tránh; Điệp từ- điệp ngữ; Tương phản- đối lập; Phép liệt kê; Phép điệp cấu trúc; Câu hỏi tu từ; Cách sử dụng từ láy…
4. Các hình thức lập luận của đọan văn:
Có nhiều cách trình bày, trong đó có 7 cách chính sau: Diễn dịch, Quy nạp, tổng -phân -hợp, nêu phản đề, so sánh, phân tích nhân quả, vấn đáp
5. Các thể thơ: Đặc trưng của các thể loại thơ: Lục bát; Song thất lục bát; Thất ngôn; Thơ tự do; Thơ ngũ ngôn, Thơ 8 chữ
6. Các thao tác nghị luận
Có nhiều thao tác nghị luận khác nhau. Những thao tác thường gặp nhất là:
– Thao tác lập luận phân tích: chia đối tượng ra thành nhiều yếu tố, bộ phận nhỏ để có thể nhận biết đối tượng một cách cặn kẽ, thấu đáo.
– Thao tác lập luận so sánh : Làm rõ thông tin về sự vật bằng cách đem nó đối chiếu với đối tượng sự vật khác quen thuộc hơn, cụ thể hơn để chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa chúng
– Thao tác lập luận giải thích : là giảng giải về các vấn đề liên quan đến đối tượng một cách cụ thể, rõ ràng cho người nghe, người đọc hiểu tường tận.
– Thao tác lập luận chứng minh : Mục đích của chứng minh là làm người ta tin tưởng về những ý kiến, nhận xét có đầy đủ căn cứ từ trong những sự thật hoặc chân lý hiển nhiên
– Thao tác lập luận bác bỏ : Chính là dùng lý lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác từ đó nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe.
– Thao tác lập luận bình luận : Nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc tán đồng với nhận xét đánh giá, bàn luận của mình về một hiện tượng trong đời sống hoặc trong văn học
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Đề 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4 :
“Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật, tiên độ trì
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.
Đời cha ông với đời tôi