Ngày soạn: 06/09/2020
Tiết 1 BÀI MỞ ĐẦU
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức :
- Khái quát vai trò của gia đình vàkinh tế gia đình.
- Mục tiêu và chương trình và SGK công nghệ 6 phân môn kinh tế gia đình.
2.Kỹ năng :
- Rèn cho học sinh phương pháp học tập chuyển từ thụ động sang chủ động tiếp thu kiến thức và vận dụng vào cuộc sống
- Những yêu cầu đổi mới, phương pháp học tập.
3.Thái độ : - Giáo dục học sinh hứng thú học tập bộ môn.
4. Năng lực, phẩm chất :
4.1. Năng lực:
- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .
- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.
4.2. Phẩm chất:
- Yêu thương gia đình, quê hương, đất nước.
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
- Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
1. Mục tiêu
-Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào tiết học
- Kích thích tính tò mò khám phá của học sinh .
2. Nhiệm vụ học tập: Quan sát đoạn phim và lắng nghe câu hỏi của giáo viên
3. Cách thức tiến hành hoạt động
- GV chiếu cho HS xem một số hình ảnh về vai trò của gia đình
- Đề xuất câu hỏi liên quan
- Gv Nêu 1 số câu hỏi tạo ra tình huống có vấn đề mà học sinh chưa thể trả lời được
+ Gia đình là gì ?
+ Gia đình có vai trò như thế nào đối với mỗi người chúng ta ?
- GV gọi học sinh đứng tại chỗ trình bày, học sinh khác theo dõi và bổ sung.
- GV : Gia đình là nền tảng của xã hội, ở đó mọi người được sinh ra và lớn lên, được nuôi dưỡng và giáo dục trở thành người có ích cho xã hội.
Để biết được vai trò của mỗi người với xã hội, chương trình Công nghệ 6- Phần kinh tế gia đình sẽ giúp cho các em hiểu rõ và cụ thể về công việc các em sẽ làm để góp phần xây dựng gia đình và phát triển xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới
1.Mục tiêu
- Khái quát được vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.
- Biết được mục tiêu và chương trình và SGK công nghệ 6 phân môn kinh tế gia đình.
2. Nhiệm vụ học tập: Nghiên cứu thông tin,hình ảnh ,trao đổi nhóm
3. Cách thức tiến hành hoạt động: Thông qua hình ảnh ,video, tài liệu SGK , thông qua hoạt động nhóm để chiếm lính kiến thức .
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung kiến thức |
HĐ1: Tìm hiểu vai trò của gia đình và kinh tế gia đình + Thế nào là 01 gia đình : + Trong gia đình các nhu cầu thiết yếu của con người về vật chất là gì ? + Về tinh thần là gì ? - Được đáp ứng và cải thiện dựa vào mức thu nhập của gia đình. + Trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình. - Hiện nay các em là thành viên trong gia đình, các em có trách nhiệm như thế nào đối với gia đình? + Trong gia đình có những công việc nào cần phải làm? (tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình bằng tiền, cho ví dụ : - Bằng hiện vật cho ví dụ : - Sử dụng nguồn thu nhập để chi tiêu cho các nhu cầu của gia đình một cách hợp lý. + Các công việc nội trợ trong gia đình như những công việc gì ? + Thế nào là kinh tế gia đình ? HĐ2: Tìm hiểu mục tiêu nội dung tổng quát của chương trình SGKvà phương pháp học tập môn học + Phân môn KTGĐ có nhiệm vụ như thế nào đối với học sinh. + Môn KTGĐ cho học sinh những kiến thức gì? + Môn KTGĐ cho học sinh những kĩ năng như thế nào? + Môn KTGĐ giúp cho học sinh có những thái độ như thế nào? * Khi học xong phần kinh tế gia đình các em có thể tự mình làm ra một sản phẩm đã học hay các em tự thiết kế ra một sản phẩm cho riêng mình. | I-Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình : -Gia đình là nền tảng của xã hội
-Mọi thành viên trong gia đình có trách nhiệm làm tốt công việc của mình, để góp phần tổ chức cuộc sống gia đình văn minh, hạnh phúc.
+ Kinh tế gia đình là tạo ra thu nhập và sử dụng nguồn thu nhập hợp lý, hiệu quả làm các công việc nội trợ trong gia đình. II-Mục tiêu của chương trình CN6, phân môn KTGĐ Mục tiêu môn học : Phân môn kinh tế gia đình có nhiệm vụ góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh góp phần giáo dục hướng nghiệp tạo tiền đề cho việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai.
-Phương pháp học tập -Trong quá trình học tập các em cần tìm hiểu kĩ các hình vẽ, câu hỏi, bài tập, thực hiện các bài thử nghiệm thực hành. |