CHƯƠNG V : TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG
Ngµy so¹n:
Ngµy d¹y:
Tiết 28 : BÀI 29 : TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG
I. MỤC TIÊU:
1- Về kiến thức:
- Hiểu được tại sao phải truyền chuyển động.
- Biết được cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng cửa một số cơ cấu truyền chuyển động trong thực tế.
2- Về kỹ năng:
- Tính tốc độ truyền chuyển động.
3- Thái độ:
- Nghiêm túc, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
1- Của giáo viên:
- Tranh vẽ các truyền chuyển động : Bánh đai, bánh ren, bánh xích.
- Mô hình truyền động.
2- Của học sinh:
- Xem trước bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Nội dung kiến thức |
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: | ||
- Máy gồm 1 hay nhiều cơ cấu, trong các cơ cấu chuyển động được truyền từ vật này sang vật khác. Hai vật được nối nhau bằng khớp động gọi là vật truyền động (vật dẫn) vật nhận chuyển động (vật bị dẫn). Nếu 2 khớp động cùng loại chuyển động gọi là cơ cấu truyền chuyển động, nếu khắc loại chuyển động gọi là cơ cấu biến đổi chuyển động. Bài này chúng ta nghiên cứu cơ cấu truyền chuyển động.
| - HS nghe và ghi tiêu đê bài
| Bài 29: TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu tại sao cần truyền chuyển dộng : | ||
- GV dùng H29.1 SGK và mô hình truyền chuyển động hỏi ? - Tại sao cần truyền chuyển động quay từ trục giữa đến trục sau. - Tại sao số răng của đĩa nhiều hơn số răng của líp ? - GV đưa ra kết luận: ghi bảng - Nếu chế tạo động cơ có tốc độ thấp thì giá thành đãi kích thước lớn. | - HS quan sát tranh và mô hình. - Trả lời: để bánh sau chuyển động. -Để các bộ phận của xe chuyển động. - Tốc độ quay đĩa nhanh hơn.
| I- Tại sao cần truyền chuyển động: - Máy hay thiết bị cần có cơ cấu truyền chuyển động vì: Các bộ phận của máy tthường đăt xa nhau và có tốc độ không giống nhau, song đều được dẫn động từ 1 chuyển động ban đầu.
|
Hoạt động 3: Tìm hiểu bộ truyền chuyển động : | ||
1- Truyền động ma sát: Đai. - GV cho HS quan sát H29.2 và mô hình yêu cầu HS trả lời - Bộ truyền động gồm bao nhiêu chi tết ? làm bằng vật liệu gì ? Tại sao khi quay bánh dẫn, bánh bị dẫn quay theo ? - Quan sát bánh nào quay nhanh hơn (Tốc độ), chiều quay 2 bánh ? - Muốn đảo chiều chuyển động bánh ta móc dây đai như thế nào ? - GV giải thích tỉ số truyền : + n1:Tốc độ quay bánh bị dẫn + n2:Tốc độ quay bánh dẫn. + D1: Đ.kính bánh bị dẫn. + D2: Đ.kính bánh dẫn. - Ứng dụng như thế nào ? 2- Truyền động ăn khớp: Yêu cầu HS hoàn thành các câu hỏi (Q/ sát hình H29.3). - Để 2 bánh răng ăn khớp nhau hoặc đĩa ăn khớp xích cần đảm bảo những yếu tố gì ? - Từ tỉ số truyền: i = n1/n2= z1/z2. ® Bánh răng nào có số răng ít hơn thì quay nhanh hơn.
| - HS xem tranh và mô hình trả lời :
- 3 chi tiết: Bánh dẫn, bánh bị dẫn, dây đai .
- Bánh bị dẫn quay nhanh hơn.
- HS nắm tỉ số truyền chuyển động tính: i = n1/n2 = D1/D2 = S1/S2
- kích thước răng ăn khớp bằng rãnh của bánh răng. - HS ghi tỉ số truyền chuyển động: i = n1/n2 = D1/D2 = S1/S2
| II- Bộ truyền chuyển động: 1) Truyền chuyển động ma sát - truyền động đai: - Truyền động quay nhờ lực ma sát. a) Cấu tạo: - Bánh dẫn 1. - Bánh bị dẫn 2. - Dây đai. b) Nguyên lý làm việc: - Khi bánh dẫn quay tốc độ nd nhờ lực ma sát giữa dây và bánh, bánh bị dẫn quay theo tốc độ nbd. - Tỉ số truyền: i = nd/ nbd = n1/n2 = D1/ D2
n2 = (D1xn )/ D2. - Dây đai đối nhau ® 2 bánh quay cùng chiều. - Dây đai chéo nhau ® 2 bánh quay ngược chiều. c) Ứng dụng: SGK. 2) Truyền động ăn khớp . a) Cấu tạo: Bánh răng dẫn 1, bánh răng bị dẫn 2, xích. b) Tính chất: Bánh răng 1 có số răng Z1 nhờ ăn khớp với bánh răng 2 có số răng Z2, quay theo tỉ số truyền. i = n1/n2= z1/z2. c) Ứng dụng: SGK |