Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 1: GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS biết được
- Vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống.
- Biết được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng.
- Biết được một số biện pháp an toàn lao động trong nghề điện dân dụng.
2. Năng lực
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác,
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. GV: Nghiên cứu kỹ nội dung yêu cầu của bài
- Bản mô tả nghề điện dân dụng và các sách tham khảo
- Các tranh ảnh về nghề điện dân dụng
2. HS: nghiên cứu trước bài
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi liên quan đến bài học, tạo hứng thú học tập cho hs.
b) Nội dung: Hs dựa vào kiến thức để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV giới thiệu bài toán yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Xuất phát từ tình huống có vấn đề
GV: Dựa vào kiến thức thực tế các em hãy HĐN trả lời câu hỏi
? Điện năng có vai trò gì trong sx và đời sống?
? Trong thực tế điện năng được biến đổi thành các dạng năng lượng nào để sử dụng
- Học sinh tiếp nhận câu hỏi.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
- Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi
- Giáo viên quan sát các học sinh trả lời
- Dự kiến sản phẩm:
+ Nâng cao năng suất lao động, giúp cs của con người văn minh, hiện đại hơn góp phần CNH, HĐH đất nước
+ Điện năng được biến đổi thành cơ năng, quang năng, nhiệt năng…
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
* Bước 4: Kết luận, nhận định:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá chéo.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Giáo viên dẫn dắt: Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường xuyên được tiếp xúc với điện vậy điện năng có vai trò như thế nào trong cuốc sống hàng ngày ta đi tìm hiểu nội dung bài hôm nay và nêu mục tiêu bài học.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và trong đời sống
a) Mục tiêu: Hiểu được vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và trong đời sống
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức trả lời miệng
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: HS đọc sách và nêu vai trò vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống. + HS nghiên cứu sgk và kiến thức thực tế - Học sinh tiếp nhận. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh nghiên cứu SGK - Dự kiến sản phẩm: - Gắn với hầu hết các hoạt động trong sản xuất và đời sống. - Nghề điện dân dụng rất đa dạng. - Góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: báo cáo kết quả * Bước 4: Kết luận, nhận định: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá -> Giáo viên chuẩn kiến thức và ghi bảng | I. Vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và trong đời sống.
- Gắn với hầu hết các hoạt động trong sản xuất và đời sống. - Nghề điện dân dụng rất đa dạng - Góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước. |
Hoạt động 2: Đặc điểm và yêu cầu của nghề
a) Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm và yêu cầu của nghề vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức, trình bày miệng
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |