Ngày soạn: …../09/2021
Ngày dạy: 6C:……/09/2021; 6D:…./9/2021
TUẦN 1, 2
CHỦ ĐỀ 1: VĂN HỌC DÂN GIAN (TRUYỀN THUYẾT, TRUYỆN CỔ TÍCH)
TIẾT 1-2: SỰ TÍCH SÔNG CÔNG NÚI CỐC
Môn học: Giáo dục địa phương- lớp 6C,6D
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Nhận biết được đặc điểm của truyền thuyết qua một số truyền thuyết tiêu biểu của Thái Nguyên như: Sự tích Sông Công, Núi Cốc; Sự tích Đền Thượng Núi Đuổm;…
2. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng:
-Viết được bài văn kể lại một truyền thuyết Thái Nguyên.
-Kể lại được một truyền thuyết đã học.
3. Phẩm chất
- Có ý thức tìm hiểu truyền thuyết Thái Nguyên; tự hào về truyền thống văn học của quê hương Thái Nguyên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch dạy học, sách giáo dục địa phương TN
- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo dục địa phương, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn , vở ghi,vở soạn
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: HS chia sẻ hiểu biết của bản thân.
c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu học sinh quan sát ảnh về Hồ Núi Cốc, đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Hình ảnh trên khiến em nghĩ đến danh lam thắng cảnh nào khác ở Thái Nguyên? Chia sẻ những hiểu biết của em về danh lam thắng cảnh đó.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin thể loại, tác phẩm.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ GV:Truyện thuộc thể loại truyền thuyết.Vậy em nào có thể nêu đặc điểm cơ bản của thể loại này? - GV hướng dẫn cách đọc văn bản. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. -Truyện có những nhân vật nào, ngôi kể? - Hãy nêu các sự việc chính của truyện Sự tích Sông Công, Núi Cốc.Từ đó em hãy kể tóm tắt truyện -Truyện có thể chia đoạn như thế nào? Nội dung chính của từng đoạn? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm +Đ1: Từ đầu đến chuyện vợ con: Giới thiệu lai lịch, hoàn cảnh sống và tài năng của chàng Cốc. +Đ2: Từ Thế rồi một ngày kia đến có mặt ở nhà: Sự gặp gỡ nhờ tiếng sáo và tình yêu giữa hai người. +Đ3: Từ nhưng câu chuyện của họ đến một tên tù nặng:Tai biến và chia li giữa chàng Cốc và nàng Công +Đ4:Còn lại: Cái chết bi thảm của chàng Cốc và nàng Công và sự xuất hiện của núi Cốc-Sông Công. - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng. GV bổ sung: | I. Tìm hiểu chung
-Thể loại:truyền thuyết
-Đọc, kể
- Bố cục: 4 phần
|
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm về hình dáng, tính cách Dế Mèn và bài học đường đời đầu tiên.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS dựa vào đoạn đầu văn bản , trả lời câu hỏi: -Nhân vật chàng Cốc có xuất thân như thế nào? -Theo em, nhân vật chàng Công trong truyện giống những nhân vật trong truyện cổ dân gian không? -Tìm những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Sự tích Sông Công, Núi Cốc. Những chi tiết đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung tác phẩm? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi - Dự kiến sản phẩm: -Yếu tố thần kì thể hiện ở chi tiết:(tiếng sáo khiến gà gô ngừng gáy, gió ngừng thổi, cỏ cây , chim chóc động lòng thương cảm). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng GV bổ sung: Hết tiết 1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS dựa vào đoạn hai của văn bản , trả lời câu hỏi: -Nàng Công được kể qua những chi tiết nào về vẻ đẹp,tài năng tính cách? Qua những chi tiết ấy em thấy nàng Công là một người con gái như thế nào? -Em ấn tượng với chi tiết nào nhất trong truyện Sự tích Sông Công, Núi Cốc? Vì sao? -Chàng Cốc và nàng Công gặp gỡ nhau trong hoàn cảnh nào? Đâu là chi tiết thần kì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi - Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng GV bổ sung: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS dựa vào đoạn ba của văn bản , trả lời câu hỏi: -Khi chuyện tình của chàng Cốc và nàng Công bị phát hiện,cha mẹ nàng đã làm gì? Nhận xét về hành động của họ? -Sự hoá thân của chàng Cốc và nàng Công thành Núi Cốc, Sông Công đã thể hiện khát vọng gì của nhân dân? -Truyền thuyết Sự tích Sông Công, Núi Cốc có điểm gì khác với truyền thuyết mà em đã biết? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi - Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. Ghi lên bảng GV:Tình yêu và nỗi đau của họ đã hoá thân vào núi Cốc-sông Công.Sự bất tử của tình yêu cao đẹp.Sự bất tử của khát vọng mang tính chất nhân văn của nhân dân lao động gửi vào sáng tác dân gian Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: Hãy rút ra nội dung và nghệ thuật văn bản. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng - GV chuẩn kiến thức: | II. Đọc-hiểu văn bản 1.Giới thiệu nhân vật chàng Cốc -Hoàn cảnh: mồ côi, nghèo khổ -Công việc: chăn trâu, đốn củi -Phẩm chất: nhân hậu, tài hoa
2.Cuộc gặp gỡ và tình yêu của chàng Công và nàng Cốc
- Nàng Công: làn gười con gái xinh đẹp, hiền dịu và múa dẻo > Ca ngợi tình yêu tự do,bình đẳng
3.Âm mưu thâm độc của cha mẹ nàng Công
-Họ lập mưu đuổi chàng Cốc đi - Chàng Cốc một lòng chung thuỷ,chờ đợi người yêu -Nàng Công đau khổ,héo tàn vì nhớ thương chàng Cốc >Phê phán sự ngăn trở tình yêu của những hủ tục
4.Kết thúc câu chuyện -Cái chết bi thảm của đôi trai gái -Sự bất tử cuả tình yêu cao đẹp
III. Tổng kết 1.Nghệ thuật -Kể chuyện hấp dẫn - Có nhiều yếu tố tưởng tượng, kì ảo 2.Nội dung
-Khát vọng hạnh phúc -Ca ngợi tình yêu tự do,phê phán hủ tục lạc hậu
|