Mẫu giáo án theo CV 2345 lớp 4
TUẦN 8 CHỦ ĐỀ: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
Ngày dạy: …/…/……
TOÁN
Tiết 36: SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Giúp HS nhận biết: viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải số thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải số thập phân thì giá trị của số thập phân vẫn không thay đổi.
- Rèn HS kĩ năng nhận biết, đổi số thập phân bằng nhau nhanh, chính xác.
2. Năng lực:
NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất:
- GDHS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bảng phụ, SGK
- SGK, vở nháp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
- Hoạt động Mở đầu
Gợi nhớ kiến thức
* Mục tiêu: giúp hs nhớ lại kiến thức cũ
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi
* Cách tiến hành
- Gọi 2 HS lên bảng; điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 2m 34cm = … … cm b) 5m 7dm = … … cm
- Nhận xét
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
Tìm hiểu hình thành số thập phân qua đơn vị đo
* Mục tiêu: Giúp HS hình thành được số thập phân
* Phương pháp, kĩ thuật: Gợi mở - vấn đáp, Đặt câu hỏi, động não
* Cách tiến hành:
Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài.
- Ví dụ:
- Yêu cầu HS điền số thích hợp vào chỗ trống:
9dm = … cm; 9dm = … m; 90cm = … m.
+ Em hãy so sánh 0,9m và 0,90m và giải thích.
- GV nhận xét ý kiến của HS rồi kết luận lại (như sgk).
- GV nêu: Biết 0,9m = 0,90m; em hãy so sánh 0,9 và 0,90.
- Nhận xét.
+ Em hãy tìm cách để viết 0,9 thành 0,90. HS rút nhận xét 1(SGK).
+ Dựa vào kết luận, hãy tìm các số thập phân bằng với 0,9; 8,75; 12
+ Em hãy tìm cách để viết 0,90 thành 0,9. HS rút nhận xét 2(SGK).
+ Dựa vào kết luận, hãy tìm các số thập phân bằng với 0,9000; 8,75000; 12,000
3.Hoạt động Luyện tập, thực hành.
Xác định giá trị của số thập phân
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng khi bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, bút đàm
* Cách tiến hành:
Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc, xác định yêu cầu đề, tự làm.
- Hỏi: Khi bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì giá trị của số thập phân có thay đổi không? (…)
- Lớp nhận xét bổ sung
- GV nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc, giải thích yêu cầu đề
- Lớp làm vào vở, nêu cách làm
- Cả lớp cùng nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, .
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
* Mục tiêu: nhằm giúp Hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
___________________________
Ngày dạy: …/…/……
TOÁN
Tiết 37: SO SÁNH SỐ THẬP PHÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Giúp HS biết cách so sánh hai số thập phân và biết sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
- Rèn HS so sánh 2 số thập phân và biết sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn (hoặc ngược lại).
2. Năng lực:
NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất.:
- GDHS yêu thích môn học, vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- SGK, bảng phụ ghi sẵn nội dung cách so sánh hai số thập phân như trong sgk.
- SGK. Bảng con .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
- Hoạt động Mở đầu.
Nêu vấn đề
* Mục tiêu: giúp học sinh xác định nhiệm vụ của tiết học
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nêu vẫn đề
* Cách tiến hành:
- GV nêu vấn đề: Theo em, nếu có 2 số thập phân bất kì ta có tìm được số lớn hơn, hay số nhỏ hơn không?
- HS phát biểu ý kiến
- GV nhận xét, giới thiệu bài
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
So sánh các số thập phân
* Mục tiêu: Giúp các em so sánh hai số thập phân có phần nguyên khác nhau.
* Phương pháp, kĩ thuật: động não
* Cách tiến hành
- So sánh hai số thập phân có phần nguyên khác nhau.
- GV nêu bài bài toán: Sợi dây thứ nhất dài 8,1m , sợi dây thứ hai dài 7,9m. Em hãy so sánh độ dài của hai sợi dây.
- Gọi HS trình bày cách so sánh của mình trước lớp.
- GV nhận xét các cách so sánh mà HS đưa ra, sau đó chốt lại như SGK
+ Hãy so sánh phần nguyên của 8,1 và 7,9.
+ Dựa vào kết quả so sánh trên, em hãy tìm mối liên hệ giữa việc so sánh phần nguyên của hai số thập phân với so sánh bản thân của chúng.
Huớng dẫn so sánh 2 số thập phân có phần nguyên khác nhau.
* Mục tiêu:Giúp các em so sánh hai số thập phân có phần nguyên khác nhau.
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não
* Cách tiến hành:
- GV nêu bài toán: Cuộn dây thứ nhất dài 35,7m và cuộn dây thứ hai dài 35,698m. hãy so sánh độ dài của hai cuộn dây.
- GV hỏi: Nêu sử dụng kết luận vừa tìm được về so sánh hai số thập phân thì có so sánh được 35,7m và 35,698m không? Vì sao?
- Vậy theo em, để so sánh được 35,7m và 35,698m ta nên làm theo cách nào?
- GV gọi HS trình bày cách so sánh của mình, sau đó chốt lại như SGK
+ Nếu cả phần nguyên và hàng phần mười của hai số đó bằng nhau thì ta làm thế nào?
3. Hoạt động Luyện tập thực hành
* Mục tiêu: HS biết giải những bài toán liên quan đến đơn vị đo khối lượng
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, bút đàm
* Cách tiến hành
Bài 1:
- HS đọc và xác định yêu cầu đề bài
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- HS làm vào vở
Bài 2:
- HS đọc và xác định yêu cầu đề bài
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Để sắp xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn chúng ta phải làm gì?
- HS làm vào vở
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: Trình bày một phút
* Cách tiến hành:
- GV hỏi cách so sánh 2 số thập phân. HS trả lời
- GV nhận xét tiết học
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
___________________________
Ngày dạy: …/…/……
TOÁN
Tiết 38: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Củng cố các kiến thức về so sánh số thập phân theo thứ tự đã xác định
- Làm quen với một số đặc điểm về thứ tự của số thập phân.
- Rèn kĩ năng làm đúng, chính xác.
2. Năng lực:
NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chât:
- GDHS tính cẩn thận, trình bày khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK, bảng phụ
- SGK, vở nháp, vở BT Toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1.Hoạt động Mở đầu
Gợi nhớ kiến thức
* Mục tiêu: Giúp kiểm tra kiến thức cũ của hs
* Phương pháp, kĩ thuật: động não
* Cách tiến hành:
- GV ghi bảng:
+ Sắp xếp các số thập phân sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
8,123; 7,645; 8,231; 9,01; 7,546.
+ Sắp xếp các số thập phân sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
9,012; 5,435;7,832; 7,328; 5,345; 9,12.
- Gọi 2 HS lên bảng làm
- Lớp làm vào vở nháp, nhận xét.
- GV nhận xét, .
- Hỏi HS về cách so sánh hai số thập phân.
- GV giới thiệu bài: Trong tiết toán này, chúng ta cùng làm một số bài tập về so sánh các số thập phân, sắp xếp các số thập phân theo thứ tự xác định.
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
Giới thiệu khái niệm về số thập phân (tiếp theo).
* Mục tiêu: Nắm được số thập phân
* Phương pháp, kĩ thuật: gợi mở - vấn đáp, giao nhiệm vụ, bút đàm
* Cách tiến hành:
Bài 1:
- HS đọc nội dung và xác định yêu cầu đề
- 1 em lên bảng làm, giải thích
- Lớp làm vào vở, nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, .
Bài 2:
- HS đọc và xác định yêu cầu đề
- Lớp làm vào vở
- 1 em lên bảng làm, nêu rõ các sắp xếp của mình
- Lớp nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, .
Bài 3:
- HS đọc nội dung, xác định yêu cầu đề bài toán