Tiết 1, 2, 3, 4, 5. ÔN TẬP VĂN TỰ SỰ, MIÊU TẢ
A. Mục tiêu bài học.
- Củng cố hệ thống hóa kiến thức về văn tự sự, văn miêu tả.
- Cách làm một bài tập làm văn về văn tự sự, văn miêu tả.
B. Chuẩn bị.
Xem lại kiến thức về văn tự sự và văn miêu tả đã học ở lớp 6.
Một số đề văn để hs luyện tập.
C. Các bước lên lớp.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3. Bài mới.
Trong chương trình ngữ văn lớp 6, các em đã được học về hai dạng văn đó là văn tự sự và văn miêu tả…
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung cần đạt |
Bằng trí nhớ, hãy nhắc lại tự sự là gì ? Nhớ lại kiến thức, trình bày. GV nhận xét, nhắc lại. Mục đích của văn tự sự ? Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê. Sự việc trong văn tự sự được trình bày ntn ? Trình bày cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến và kết quả, …Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt. Nhân vật trong văn tự sự đóng vai trò gì ? Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên goi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm, … Vai trò của chủ đề trong văn tự sự ? Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản. Nêu dàn bài của bài văn tự sự ? - MB: giới thiệu chung về nhân vật và sự việc. - TB: Kể diễn biến sự việc. - KB: Kết cục của sự việc.
a. Tìm hiểu đề bài trên? b. Tìm ý cần thiết phục vụ đề bài ? c. Lập dàn ý cho đề bài ? d. Tập viết môt đoạn văn ?
Gợi ý: Chọn một tình huống, một lĩnh vực trong cuộc sống để kể. Vd: Bạn Nam giúp đỡ bạn Minh vươn lên trong học tập. Hướng dẫn hs lựa chọn sự việc, sắp xếp các sự việc. - Giới thiệu về Minh và kết quả học tập của Minh. - Nam đã quan tâm giúp đỡ ntn ? - Kết quả Minh đã tiến bộ ra sao ? Nêu nội dung từng phần ? Nêu. Nhận xét, bổ sung.
Yêu cầu viết một đoạn văn về một sự việc đã lựa chọn? Gọi hs đọc bài. Nhận xét, sửa chữa.
Theo em, văn miêu tả là loại văn như thế nào ? Trình bày. Nhắc lại, khắc sâu.
Trong văn miêu tả thì năng lực nào của người viết (nói) quan trọng nhất ? Khi miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhất. Muốn miêu tả được thì cần phải làm gì ? - Biết quan sát. - Nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh -> làm nổi bật những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.
Nêu các bước làm bài văn tả cảnh ? - Hiểu rõ mình định tả cảnh gì ? - Quan sát và lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu - Trình bày những thứ quan sát được theo một trình tự nhất định. Nêu bố cục bài văn tả cảnh ? - MB: Giới thiệu cảnh được miêu tả. - TB: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định. - KB: Phát biểu cảm tưởng về cảnh sắc đó. | I. Văn tự sự. 1. Lí thuyết. - Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
- Sự việc phải sắp xếp theo một trật tự, diễn biến thể hiện được tư tưởng của người kể.
- Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản.
- Chủ đề là vấn đề chủ yếu trong văn bản.
- Bố cục 3 phần.
2. Luyện tập. Hãy kể chuyện về một người bạn tốt. a. Tìm hiểu đề: - Thể loại: kể (tự sự). - Nội dung: Một bạn tốt (nội dung về đời thường).
b. Tìm ý: Chọn các sự việc, sắp xếp theo trình tự trước sau.
c. Lập dàn ý: - MB: giới thiệu hoàn cảnh diễn ra câu chuyện và xuất hiện nhân vật. - TB: Kể diễn biến các sv. - KB: Kết quả của sv. Tình bạn bền vững mãi. b. Tập viết một đoạn văn.
II. Văn miêu tả. 1. Lí thuyết. - Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc hình dung ra những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,… làm cho những vật, việc, người, cảnh đó như hiện lên trước mắt người đọc. - Miêu tả: quan sát -> nhận xét, liên tưởng, ví von, so sánh, …nổi bật đối tượng.
2. Rèn phương pháp viết văn miêu tả. - Văn tả cảnh.
3. Luyện tập. GV lựa chọn bài tập phù hợp. |