TUẦN 20
Ngày soạn:17/01/2021
Ngày dạy: …./…/2021
Tiết 73 : TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
A . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hs hiểu được sơ lược thế nào là tục ngữ.
- Hiểu nội dung, một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học.
- Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản
2. Kĩ năng:
- Đọc và phân tích (nghĩa đen, nghĩa bóng ) tục ngữ.
3. Thái độ: yêu và biết vận dụng tục ngữ trong nói và viết hằng ngày.
4. Năng lực, phẩm chất:
+ Phẩm chất: sống yêu thương, trung thực, tự tin, sống tự chủ, tự lập.
+ Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, thẩm mĩ, hợp tác
B. CHUẨN BỊ:
1. Thầy: bài giảng , cuốn tục ngữ Việt Nam...
2. Trò: Đọc và soạn kĩ bài( trả lời các câu hỏi trong sgk)
C. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp dạy học: dạy học hợp tác (theo nhóm), dạy học hợp đồng.
- Kỹ thuật dạy học: trình bày 1 phút, hỏi và trả lời....
IV. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Hoạt động khởi động
*GV ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số
* Kiểm tra ( sự chuẩn bị của hs: SGK, vở ghi, vở soạn)
* Tổ chức khởi động:
Đọc những câu tục ngữ mà em biết?
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | YÊU CẦU CẦN ĐẠT |
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung - Phương pháp dạy học nêu/ phát hiện và giải quyết vấn đề... - Kĩ thuật : Thuyết trình tích cực , đặt câu hỏi, hỏi và trả lời HS, đọc tích cực. - Năng lực : tự học, tự giải quyết vấn đề, tự đánh giá, tự nhận thức. Hoạt động cả lớp GV: Các câu tục ngữ cần đọc với giọng như thế nào? (nhẹ nhàng, tình cảm, đầy yêu thương ...) GV: Hãy thể hiện văn bản bằng giọng đọc đó? GV: Chú thích nào cần lưu ý ? Sử dụng KT hỏi và trả lời để tìm hiểu GV: Thế nào là tục ngữ? GV: Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài làm mấy nhóm? GV: Mỗi nhóm gồm những câu nào? GV: Khái quát nội dung những câu tục ngữ đó? GV khái quát: Ở tiết học này thầy sẽ cùng các em tìm hiểu các câu 1,2,3,5,8. Các câu 4,6,7 các em về nhà tựu đọc. Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết -Phương pháp: dạy học nhóm... - Kỹ thuật: thảo luận, động não... - Năng lực : tự học , tự giải quyết vấn đề, tự đánh giá .tự nhận thức, hợp tác ... Hoạt động nhóm 5 phút GV: Giải thích nghĩa của câu tục ngữ 1,2,3?( Nội dung, nghệ thuật) GV: Kinh nghiệm ứng dụng của những câu tục ngữ đó trong cuộc sống? GV: Nhận xét chung về nội dung của các câu tục ngữ về thiên nhiên? - Đại diện nhóm báo cáo sản phẩm, nhóm khác nhận xét bổ sung. - Gv nhận xét hoạt động và chốt kiến thức cơ bản.
GV khái quát: Bằng sự quan sát tỉ mỉ về loài kiến, dân gian đã rút ra được nhận xét to lớn của hiện tượng thiên nhiên khá chính xác.
Hoạt động nhóm 5p GV: Giải thích nghĩa của câu tục ngữ 5,8?( Nội dung, nghệ thuật) GV: Kinh nghiệm ứng dụng của những câu tục ngữ đó trong cuộc sống? GV: Nhận xét chung về nội dung của các câu tục ngữ về lao động sản xuất? Đại diện nhóm báo cáo sản phẩm, nhóm khác nhận xét bổ sung. Gv nhận xét hoạt động và chốt kiến thức cơ bản. ( GV tích với môi trường “ Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang...nhiêu”) (Gv mở rộng: Người đẹp..phân) Một lượt tát, một bát cơm - Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân - Hòn đất nỏ bằng giỏ phân - Tốt lúa, tốt má, tốt mạ, tốt giống GV mở rộng 1 số câu tục ngữ nói lên tầm quan trọng của thời vụ và sự chuyên cần, thành thạo: Mồng tám tháng tám không mưa - Bỏ cả cày bừa mà nhổ lúa đi - Một lượt cỏ thêm giỏ thóc (Gv - hs liên hê tại địa phương) Hoạt động 3: Tổng kết - Phương pháp: dạy học hợp tác theo nhóm - Kỹ thuật: lược đồ tư duy, thảo luận nhóm - Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, hợp tác Hoạt động nhóm 3p - GV yêu cầu Hs vẽ sơ đồ tư duy về nghệ thuật và nội dung của các câu tục ngữ. Trình bày vào bảng phụ Yêu cầu Hs đọc ghi nhớ Sgk/5 | I.Tìm hiểu chung
1.Đọc:
2. Chú thích: (Sgk)
3. Khái niệm tục ngữ: (Sgk)
* 2 nhóm. Mỗi nhóm gồm 4 câu. +Từ câu 1 đến 4 : Những câu tục ngữ về thiên nhiên. +Từ câu 5 đến 8 : Những câu tục ngữ về lao động sản xuất.
II.Tìm hiểu chi tiết:
1. Những câu tục ngữ về thiên nhiên Câu 1: - Tháng năm đêm ngắn, tháng 10 ngày ngắn. - Tháng 5: mùa hạ-> đêm ngắn, ngày dài - Tháng 10:mùa đông-> đêm dài ngày ngắn - Sử dụng phép đối, cách nói quá -> Làm nổi bật sự trái ngược tính chất giữa ngày và đêm giữa màu hạ và mùa đông, gây ấn tượng, dễ nhớ. => Bài học về cách sử dụng thời gian trong cuộc sống sao cho hợp lí giữa các mùa để chủ động trong công việc và đi lại Câu 2: - Trời mà nhiều sao thì nắng, ít sao thì mưa - Hai vế đối nhau, cách nói vần, dễ nhớ -> Giúp con người có ý thức biết nhìn sao để dự báo thời tiết, sắp xếp công việc Câu 3: - Trên trời mà xuất hiện ráng có sắc vàng màu mỡ là sắp có bão - Ráng: Đám mây màu vàng do ánh mặt trời chiếu vào - Hình thức ngắn gọn, dễ nhớ. => Kinh nghiệm dự báo bão-> Có ý thức chủ động giữ gìn nhà cửa hoa màu - Vẫn còn giá trị đến ngày nay(vùng hạn chế thông tin) * Truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên . 2. Những câu tục ngữ về lao động sản xuất
Câu 5: - Đất coi và quý như vàng - Vì đem lại lợi ích to lớn cho con người(trồng trọt, xây dựng nhà ở, các công trình công cộng, nhà máy xí nghiệp..) - Hình thức ngắn gọn, 2 vế đối nhau => Có ý thức bảo vệ, giữ gìn và sử dụng đúng mục đích đất đai, ra sức chăm bón đồng ruộng, phê phán hiện tượng lãng phí đất Câu 8: - Khẳng định tầm quan trọng của đất đai và thời vụ => Sản xuất phải đúng thời vụ, đúng loại đất
III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: Ngắn ngọn, số lượng tiếng ít nhiều ý, sử dụng nghệ thuật đối, từ ngữ giàu hình ảnh. 2. Nội dung:(Ghi nhớ Sgk)
|