Ngày soạn: 20/09/ 2021
Ngày dạy: 01/10/ 2021
Tuần 3
Tiết 12 TỪ GHÉP
- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
* Kiến thức:
- Cấu tạo của từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
- Đặc điểm về nghĩa của các từ ghép chính phụ và đăng lập.
- Đặc điểm về nghĩa của các từ ghép chính phụ và đẳng lập.
* Kỹ năng:
- Nhận diện các loại từ ghép.
- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ.
- Sử dụng từ : dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát.
* Thái độ:
- Biết yêu quý và giữ gìn sự trong sáng của TV
- Có ý thức trau dồi vốn từ và biết sử dụng từ ghép một cách hợp lý.
* Nội dung lồng ghép( nếu có): Từ ghép trong hai văn bản «Mẹ tôi » và « Cổng truờng mở ra »
2. Định hướng hình thành và phát triển năng lực (kĩ năng):
- Mở rộng hệ thống hoá vốn từ.
- Ra quyết định: Lựa chọn từ ghép phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thâm
II. CHUẨN BỊ:
1- Giáo viên:
- Phương pháp: Phân tích ví dụ, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, thảo luận nhóm.
- Phương tiện dạy học: SGK, Giáo án, bảng phụ, bài tập vận dụng.
2- Học sinh: tìm hiểu bài ở nhà, SGK, học bài cũ
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Khởi động
* Kiểm tra bài cũ:
H: Thái độ của bố ntn trước lời « thiếu lễ độ » của En-ri-cô ?
H: Tâm trạng của En-ri-cô ntn khi đọc thư bố ?
* Tạo tình huống cho bài mới:
H?: Trong chương trình TV các em đã được học ở lớp 6: Xét về mặt cấu tạo, từ vựng TV được chia thành mấy lớp từ ?
HS: Hai lớp từ : Từ đơn và từ phức.
H : Trong Từ phức gồm có hai loại từ nào ?
HS: Có « Từ ghép và Từ láy ». .
GV chốt dẫn dắt vào bàii: Vậy « từ ghép » được người ta chia thành hai loại từ ghép, Đó là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. Và đặc điểm, cơ chế tạo nghĩa
của từ ghép từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập ntn ? chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay.
2. Hình thành kiến thức mới :
Hoạt động của Gv và Hs | Nội dung chính |
* Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của từ ghép. Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm) HS đọc BT1 ( SGK 13) ? Xác định tiếng chính và tiếng phụ trong hai từ ghép “ bà ngoại” và “ thơm phức”? HS:- Bà ngoại: + Bà: tiếng chính + Ngoại: tiếng phụ - Thơm phức: + Thơm: tiếng chính + Phức: tiếng phụ ? Nhận xét gì về trật tự các tiếng trong hai từ trên? Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau -> Những từ ghép trên gọi là ghép chính phụ ? Em hiểu thế nào là từ ghép chính phụ? HS trả lời ? Tìm từ ghép có tiếng bà, thơm? HS đọc ví dụ 2 ? Các tiếng trong hai từ “ quần áo”, “ trầm bổng” có phân ra tiếng chính và tiếng phụ không? HS: Không ? Các tiếng có quan hệ với nhau như thế nào về mặt ngữ pháp? HS: Bình đẳng -> từ ghép đẳng lập ? Em hiểu thế nào là từ ghép đẳng lập? HS trả lời ? cho vd về từ ghép đẳng lập?( bàn ghế, nhà cửa, sách vở,…) ? Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập có gì khác nhau? HS:- Chính phụ: có tiếng phụ, tiếng chính - Đẳng lập: Không phân ra tiếng chính, tiếng phụ ? Qua hai bài tập trên, em thấy từ ghép được chia làm mấy loại? Đặc điểm của từng loại? * HS đọc ghi nhớ GV khái quát lại ? Hãy tìm một từ ghép chính phụ và một từ ghép đẳng lập rồi đặt câu? HS:- Đầu năm học, mẹ mua cho em chiếc xe đạp. - Sách vở của em luôn sạch sẽ. * Hoạt động 2 : Tìm hiểu nghĩa của từ ghép ( Vấn đáp, giải quyết vấn đề) HS đọc BT SGK14 ? So sánh nghĩa của từ “ bà ngoại” với nghĩa của “ bà”.? Nghĩa của từ “ thơm phức” với từ “ thơm”? HS:- Nghĩa của từ “ bà ngoại “ hẹp hơn so với nghĩa của từ “ bà”. - Nghĩa của từ “ thơm phức” hẹp hơn nghĩa của “ thơm”. ? Tương tự hãy so sánh nghĩa của từ “ quần áo” với nghĩa của từ “ quần” và “áo”? Nghĩa của “ trầm bồng” với nghĩa “ trầm’ và “ bồng”? HS:- Nghĩa của “ quần áo” rộng hơn , khái quát hơn nghĩa của “ quần” và “áo” - Nghĩa của từ “ trầm bổng” rộng hơn nghĩa của từ “ trầm “ và “ bồng”. ? Từ vd trên, em hãy cho biết nghĩa của từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ có đặc điểm gì? * HS đọc ghi nhớ GV khái quát GV yêu cầu HS lấy ví dụ và phân tích =>GV nhận xét
*Hoạt động 3: HDHS Luyện tập - BT 1 -HS đọc, xác định yêu cầu -Làm việc theo nhóm: 3 phút Nhóm thuộc tổ 1+2: tìm từ ghép chính phụ Nhóm thuộc tổ 3+4: tìm từ ghép đẳng lập - Đại diện báo cáo -> HS nhận xét. GV kết luận.
BT 2 -HS đọc, xác định yêu cầu, làm bài -Gọi HS lên bảng điền -HS nhận xét -GV nhận xét , bổ sung
BT 3 HS đọc bài, nêu yêu cầu HS độc lập suy nghĩ, gọi HS lên bảng -> HS nhận xét GV kết luận
BT 4 -GV nêu yêu cầu Có thể nói: Một chiếc xe cộ chạy qua ngã tư Em bé đòi mẹ mua năm chiếc bánh kẹo được không? Hãy chữa lại bằng hai cách - HS thảo luận nhóm - Báo cáo - GV kết luận | I. Các loại từ ghép: 1. Từ ghép chính phụ: a.Ví dụ: *VD: bà ngoại, thơm phức
Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ. - Tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau.
2. Từ ghép đẳng lập: *VD: quần áo, trầm bổng
Từ ghép đẳng lập là từ ghép bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ)
II. Nghĩa của từ ghép: 1. Ví dụ: SGK/14
2. Kết luận: Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính. (Phân nghĩa) Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó. ( Hợp nghĩa)
III. Luyện tập 1. Bài tập 1:Phân loại từ ghép Từ ghép CP Từ ghép ĐL Nhà máy, nhà ăn, xanh ngắt, lâu đời, cười nụ… Chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, Đầu đuôi……
2. Bài tập 2: Điền thêm tiếng để tạo thành từ ghép chính phụ - Bút chì - ăn mày - mưa phùn - trắng phau - làm vườn - nhát gan
3. Bài tập 3: Điền thêm tiếng để tạo từ ghép đẳng lập - Núi sông, núi đồi - Ham muốn, ham mê - Mặt mũi, mặt mày - Tươi tốt, tươi vui - Xinh đẹp, xinh tươi - Học hành, học hỏi 4. Bài tập 4: Bổ sung cho HS khá, giỏi Không vì xe cộ và bánh kẹo là từ ghép đẳng lập -> nghĩa chủ quan, khái quát nên không thể đi kèm số từ và danh từ chỉ đơn vị được - Chữa: + Xe cộ tấp nập qua lại + Một chiếc xe vừa chạy qua ngã tư + Em bé đòi mẹ mua bánh kẹo + Em bé đòi mẹ mua 5 chiếc bánh/kẹo 5. Bài tập 6: So sánh nghĩa của các từ ghép với nghĩa của các tiếng tạo nên chúng - Gang thép à danh từ chỉ sự vật. VD: Anh ấy là một chiến sỹ gang thép (trong đó gang thép là tính từ chỉ phẩm chất con người) - Mát tay: Chỉ những người có kinh nghiệm hoặc chuyên môn giỏi VD: Chị ấy nuôi lợn rất mát tay Trong đó: mát trái nghĩa với nóng chỉ cảm giác về nhiệt độ Tay chỉ bộ phận của cơ thể người. |