I - MỤC TIÊU
Qua bài học, HS bồi dưỡng các phẩm chất và rèn luyện phát triển các năng lực sau:
1. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống lao động.
- Bồi dưỡng lòng yêu quý và biết ơn những người lao động góp phần xây dựng đất nước.
- Nhận thức được giá trị của lao động trong công cuộc xây dựng đất nước, từ đó ý thức được giá trị của lao động trong cuộc sống của bản thân và gia đình.
- Tự lập, tự tin, tự chủ, có ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước; có tinh thần vượt khó, dũng cảm, sống lạc quan yêu đời.
2. Năng lực
a) Đọc
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Đọc – hiểu một bài thơ hiện đại viết về những con người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng CNXH.
- Thấy được những nét nghệ thuật nổi bật về hình ảnh, bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ trong một sáng tác của nhà thơ thuộc thế hệ trưởng thành trong phong trào Thơ mới.
+ Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.
+ Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ.
- Thấy được nguồn cảm hứng dạt dào của tác giả trong bài thơ viết về cuộc sống của người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Cảm nhận những c/x của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.
- Hình thành thói quen cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một t/p thơ.
b) Viết
- Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về một khổ thơ em thích nhất trong bài.
c) Nói – nghe
- Biết trình bày đoạn văn, phát biểu cảm nhận trước lớp.
- Nghe và nhận ra những ưu khuyết điểm về bài làm của bạn.
II – PHƯƠNG TIỆN VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương tiện dạy học
- KHBD, SGK, SGV,
- Chân dung nhà thơ Huy Cận và Tuyển tập thơ Huy Cận.
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Dạy học cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Vấn đáp, phân tích, thuyết trình, bình giảng.
3. Chuẩn bị bài của học sinh
- SGK, phần chuẩn bị về bài học mới; đọc bài thơ và chuẩn bị bài trước ở nhà theo hệ thống câu hỏi phần Đọc- hiểu văn bản.
- Truy cập trên mạng tìm hiểu và sưu tầm các thông tin về tác giả, tác phẩm.
III – TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
à Kiểm tra kiến thức đã học:
- Đọc thuộc lòng một đoạn thơ em thích nhất trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ này với hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
- Đọc thuộc ba khổ thơ cuối của bài thơ BTVTĐXKK của Phạm Tiến Duật. Nêu nét nổi bật về nghệ thuật của bài thơ. Em hiểu như thế nào về câu thơ Chỉ cần trong xe có một trái tim ?
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Yêu cầu cần đạt và kết quả dự kiến |
1. KHỞI ĐỘNG | |
GV: Cho HS xem chân dung Huy Cận và Tuyển tập thơ Huy Cận, kết hợp trích đọc bài viết của Huy Cận: “Sau CM thánh Tám, tôi có dịp viết nhiều về vẻ đẹp sông biển khi ở vùng biển Hạ Long. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được viết trong những tháng năm đất nước bắt đầu xây dựng CNXH. Không khí vui tươi, phấn khởi của cuộc đời, của vùng than, vùng biển đang hăng say lao động từ bình minh cho đến hoàng hôn và cả từ hoàng hôn cho đến bình minh. Đoàn thuyền đánh cá lấy thời điểm xuất phát khác với lệ thường, lúc mặt trời lặn và trở về trong bình minh chói lọi. Khung cảnh trên biển khi mặt trời tắt không nặng nề, tăm tối mà mang vẻ đẹp tự nhiên tạo vật trong qui luật vận động tự nhiên của nó. Ở đây tôi đã miêu tả khung cảnh tạo vật với cảm hứng vũ trụ. Nếu trước CM, vũ trụ ca rất buồn thì bây giờ lại rất vui, trước tách biệt với cuộc đời thì nay lại gần gũi với con người. bài thơ là cuộc chạy đua giữa con người với thiên nhiên, và con người đã chiến thắng. Tôi coi đây là khúc tráng ca, ca ngợi con người trong lao động với tinh thần làm chủ, với niềm vui. Bài thơ là sự kết hợp giữa hiện thực với lãng mạn.” Đó là những lời tâm sự của nhà thơ về về hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đoàn thuyền đánh cá - một bài thơ đặc sắc trong chùm thơ của Huy Cận viết về vùng mỏ, vùng than, vùng biển Quảng Ninh – Hạ Long, thể hiện những cảm xúc của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển….
|
- HS nhận thức được nhiệm vụ trọng tâm của tiết học, tạo hứng thú tiếp thu bài mới.
![]() |
![]()
![]()
| |
2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ | |
àHoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung GV: Nêu yêu cầu ? Theo dõi phần Chú thích* (SGK/141) và phần tìm hiểu thêm, em hãy trình bày những hiểu biết về nhà thơ Huy Cận. HS: Hoạt động nhóm theo bàn, đại diện trình bày, tham gia nhận xét, bổ sung. GV: Chốt ý. Cho HS quan sát chân dung nhà thơ và những tập thơ tiêu biểu của ông. - Huy Cận (1919-2005), tên đầy đủ: Cù Huy Cận, quê: làng Ân Phú - huyện Vụ Quang - tỉnh Hà Tĩnh. - Nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới (1932-1945) với tập thơ “Lửa thiêng”. - Tham gia CM, giữ nhiều trọng trách, nhà thơ tiêu biểu cho thơ ca hiện đại VN. - Thơ Huy Cận có 2 nguồn cảm hứng: + Trước năm 1945, thơ ông giàu chất triết lí và thấm thía bao nỗi “buồn điệp điệp” (Tràng Giang). Ông đã từng nói “ Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm”. + Sau năm 1945, thơ ông lại dạt dào niềm vui, nhất là khi ông nói về con người mới, cuộc sống mới. - Thơ Huy Cận có sự liên tưởng tưởng tượng phong phú, hình ảnh thơ kì vĩ, tráng lệ.
| I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: (chú thích* SGK/141) * Huy Cận (1919 – 2005) là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới. - Thơ Huy Cận có sự liên tưởng tưởng tượng phong phú, hình ảnh thơ kì vĩ, tráng lệ.
|