Phần I: giới thiệu chung về thế giới sống
Tuần 1: Tiết 1- Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống.
Bài 2- Giới thiệu các giới sinh vật
Ngày soạn: 20/8/20
I. Mục tiêu:
- Các hệ sống là hệ mở, tương tác với nhau và với môi trường sống, tiến hoá.
- Sự đa dạng và thống nhất giữa các cấp tổ chức.
- Đặc điểm của các cấp tổ chức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
- Kĩ năng: so sánh, liên hệ thực tế.
II. Phương tiện dạy học: Hình 1 trang 7.
III. Phương pháp: Vấn đáp, trực quan.
IV: Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Tổ chức: sĩ số, trật tự.
2. Khái quát chương trình Sinh học THPT, Sinh học 10.
3. Bài mới:
- Các tính chất cơ bản phân biệt vật chất vô cơ với cơ thể sống?
- Mục đích việc phân chia các cấp tổ chức sống?
Hoạt động thày- trò | Nội dung bài giảng |
- Hệ sống là gì? Các cấp tổ chức chính?
- Hình 1 trang 7 (xuất phát từ nhân tế bào cơ). - Vì sao tế bào là cấp tổ chức cơ bản?
- Nêu VD về chất vô cơ, hữu cơ?
- Bào quan là gì? VD và chức năng? - Tế bào có liên quan gì với cơ thể?
- Phân biệt SV đơn bào với SV đa bào? cho VD?
- Trả lời câu hỏi trang 8?
- Phân biệt loài với quần thể? VD?
- HS thử giải thích (lớp 12)?
- Khái niệm? - Mối quan hệ trong quần xã?
- Khái niệm, VD?
- Đặc điểm chung của hệ sống?
| * Lưu ý: - Hệ sống là hệ mở có tổ chức phức tạp theo nhiều cấp tương tác với nhau và tương tác với môi trường sống. - Có 5 cấp chính: Tế bào; cơ thể; quần thể- loài; quần xã; hệ sinh thái- sinh quyển. I. Cấp tế bào: Là đơn vị cơ bản của sự sống, vì: - Mọi sinh vật đều cấu tạo từ tế bào. - Các hoạt động sống đều diễn ra trong tế bào. - Các thành phần cấu trúc của tế bào chỉ thực hiện được chức năng khi chúng trong tổ chức tế bào toàn vẹn. 1. Cấp phân tử: - Phân tử vô cơ, ion khoáng: CO2, H2O, Na+, Cl-,... - Phân tử hữu cơ: axitamin, axit béo, gliêrin, đường đơn, nuclêôtit. 2. Các đại phân tử: - Gồm: prôtêin, axit nuclêic (chủ yếu), lipit, gluxit,... - Chức năng: cấu tạo các bào quan. 3. Bào quan: - Mỗi bào quan thực hiện một chức năng nhất định. - VD: Ribôxôm, gôngi, lưới nội chất, ty thể, lạp thể,... - Bào quan -> tế bào -> mô -> cơ quan -> hệ cơ quan -> cơ thể.
II. Cấp cơ thể: 1. Cơ thể đơn bào: - Cấu tạo từ 1 tế bào. - VD: vi khuẩn, trùng roi, tảo đơn bào,... 2. Cơ thể đa bào: - Cấu tạo từ nhiều tế bào. VD: người có khoảng 1013 tế bào. - Các tế bào được phân hoá, hoạt động thống nhất, thích nghi với điều kiện sống. - VD: Tim, hệ tuần hoàn chỉ hoạt động khi có sự phối hợp điều chỉnh của các hệ cơ quan.
III. Cấp quần thể- loài: - Loài: các cá thể giống nhau về hình thái, sinh lí, có thể giao phối với nhau và cách li sinh sản với loài khác. - Quần thể: + Tập hợp các cá thể cùng loài, sống trong một không gian, thời gian nhất định, có khả năng sinh con hữu thụ. + Là đơn vị sinh sản và tiến hoá của loài.
IV. Cấp quần xã: - Khái niệm: nhiều quần thể khác loài sống trong một vùng địa lí. - Quanh hệ trong quần xã: + Cá thể- cá thể: cùng hoặc khác loài. + Quần thể- quàn thể.
V. Hệ sinh thái- sinh quyển: 1. Hệ sinh thái: gồm sinh vật và môi trường sống. 2. Sinh quyển: - Là khoảng không gian có sinh vật sinh sống. - Là cấp tổ chức cao nhất, lớn nhất của hệ sống.
* Lưu ý: Các đặc điểm chung của hệ sống: - Gồm các tổ chức đa dạng về hình thái, cấu tạo, hoạt động sống; tiến hoá từ thấp đến cao. - Có sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng. - Là hệ thống mở: thường xuyên trao đổi chất với môi trường, làm thay đổi môi trường. - Có xu hướng duy trì đặc điểm đã có (nhờ vật chất di truyền) và tiến hoá (đột biến).
|