SỐ PHẬN CON NGƯỜI (t1)
( Sô-lô-khốp)
I. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:
1. Về kiến thức:
- Hiểu rõ chiến tranh, số phận con người và nghị lực vượt qua số phận, chủ nghĩa nhân đạo cao cả thể hiện ở cách nhìn chiến tranh một cách toàn diện, chân thực.
- Nắm được nghệ thuật kể chuyện, khắc hoạ tính cách và cách sử dụng chi tiết của Sô-lô-khốp.
2. Về kỹ năng:
- Có kĩ năng đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
3. Về thái độ:
- Suy ngẫm về số phận con người: Mỗi số phận không phẳng phiu mà đầy éo le, trắc trở. Con người phải có đủ bản lĩnh và lòng nhân hậu để làm chủ số phận của mình => Giáo dục học sinh phải có nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
4. Định hướng góp phần hình thành năng lực:
- Năng lực giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết)
- Năng lực thẩm mĩ (cảm thụ và sáng tạo)
- Năng lực tự học
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch bài dạy
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ Văn 12.
- Máy chiếu, tranh ảnh.
- Phiếu bài tập.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh: | Yêu cầu cần đạt: |
* Hoạt động 1: Khởi động: - Qua sự hiểu biết của các em thì những tác phẩm nào đã học đề cập đến đề tài Chiến tranh? - Điểm chung của các tác phẩm này là gì? HS trả lời => Đó là số phận, nỗi đau của con người trong chiến tranh cũng như những nghị lực mà họ vượt qua những mất mát, đau thương ấy. Một trong những cuộc chiến tranh tàn khốc nhất của nhân loại đó là thế chiến thứ hai. Nỗi đau và thân phận của con người trong cuộc chiến tranh này đã được các nhà văn khai thác với những giá trị hiện thực và nhân văn sâu sắc. Một trong những tác phẩm tiêu biểu là “Số phận con người” của nhà văn Sô-lô-khốp. Và tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng đi sâu vào tác phẩm văn học này. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức: 1/ Tìm hiểu chung: - Sử dụng phương pháp hỏi – đáp, quan sát. - HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp. - GV nhận xét, chốt lại ý cơ bản. => Phát triển năng lực giao tiếp
- Những nét nổi bật trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả M. Sô- lô- khốp? - Phong cách sáng tác của ông? - Kể tên một vài tác phẩm chính? - Nội dung bao trùm toàn bộ những sáng tác? - Phong cách nghệ thuật của Sô-lô-khốp?
- Hãy nêu những hiểu biết của em về tác phẩm “Số phận con người”?( Sáng tác năm nào, vị trí? ) - Hãy tóm tắt tác phẩm “Số phận con người”? => Cho học sinh tóm tắt tác phẩm ® giáo viên nhận xét, chốt ý. (GV cho học sinh xem hình ảnh của bộ phim “Số phận con người” để HS khắc sâu ấn tượng) 2/ Đọc hiểu văn bản: - Sử dụng phương pháp hỏi – đáp, quan sát. - H/s làm việc cá nhân và trình bày trước lớp. - GV nhận xét, bình, chốt lại ý cơ bản. - GV hướng dẫn đọc, và gọi 1 học sinh đọc mẫu một đoạn (từ đầu....bạ đâu ngủ đó”) - Hãy cho biết nội dung chính trong đoạn văn vừa đọc? =>Phát triển năng lực thẩm mỹ (cảm thụ và sáng tạo) - Hoàn cảnh của nhân vật Xô-cô-lốp như thế nào trước, trong và sau chiến tranh ? - Vì sao khi chiến tranh kết thúc, Xô-cô-lốp không trở về quê ? - Nỗi đau chiến tranh dày vò anh như thế nào? - Những giọt nước mắt vô thức trong đêm cho ta biết điều gì? GV giảng thêm: Nỗi đau in đậm trên nét mặt Cặp mắt nguội lạnh … vò xé trái tim Trái tim tôi … tôi chết luôn. Xô-cô-lốp không ngừng vươn lên trong ý thức nhưng trong giấc ngủ, trong vô thức anh hoàn toàn bất lực -> bi kịch số phận -> tính chân thực của số phận con người sau chiến tranh. => Tích hợp kiến thức lịch sử: Trong cuộc chiến tranh chống Phát – xít gần 27 triệu người Xô-viết ( hơn 1/10 dân số lúc đó) đã hy sinh, hàng ngàn thành phố, hàng triệu làng mạc bị phá hủy ® Cuộc đời sủa Xô-cô-lốp cũng là cuộc đời, số phận của nhân dân Nga. GV chuyển ý. - Bé Va-ni-a có hoàn cảnh như thế nào? Hoàn cảnh đó gợi cho em những suy nghĩ gì?
- Hãy phân tích tâm trạng của bé Va-ni-a? - GV bình. - Trong hoàn cảnh hiện tại, nỗi đau chiến tranh có còn hiện hữu trong cuộc sống của con người? GV cho học sinh xem hình ảnh về nỗi đau con người trong chiến tranh. - Thái độ của em như thế nào đối với chiến tranh => Tích hợp giáo dục kĩ năng sống
* Hoạt động 3: Luyện tập thực hành tại lớp: - Trong những tác phẩm mà em đã học, nỗi đau của chiến tranh với con người Việt Nam hiện lên như thế nào? * Hoạt động 4: Vận dụng và mở rộng: - Tìm đọc toàn bộ tác phẩm ”Số phận con người” và các tác phẩm khác về đề tài chiến tranh. - Xem bộ phim chuyển thể từ tác phẩm: ”Số phận một con người” do Nga sản xuất. - GV chuyển ý để chuyển tiết 2.
|
I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Sô-lô-khốp (1905 – 1984), sinh trưởng trong một gia đình nông dân vùng thảo nguyên sông Đông. - Phong cách nghệ thuật: + Theo đuổi lối viết đúng với sự thật; + Kết hợp giữa chất bi và hùng, chất sử thi và tâm lí; + Bám sát các vấn đề số phận đất nước và số phận cá nhân => Là nhà văn Xô Viết lỗi lạc, một trong những nhà văn lớn của thế kỉ XX, đạt giải Nobel văn học năm 1965. 2. Tác phẩm : Số phận con người - Được viết năm 1957 trong bầu không khí tự do, dân chủ. - Tóm tắt: - Đoạn trích nằm ở phần cuối của tác phẩm. II . Đọc – hiểu văn bản: 1. Chiến tranh và số phận con người: a/ Nhân vật Xô – cô - lốp: - Hoàn cảnh: + Bị thương 2 lần, bị đày đoạn 2 năm trong trại tập trung của phát xít Đức. + Vợ và con gái bị chết vì bom phát xít. + Cậu con trai - niềm hi vọng cuối cùng hi sinh trong ngày chiến thắng. => Sau chiến tranh Xô – cô – lốp mất tất cả, trở trành người vô gia cư, tha hương. - Tâm trạng: + Vở tung, như mất hồn, rơi vào nỗi đau cùng cực. + Tìm đến rượu để giảm và quên hết nỗi đau -> Bế tắc. + Trái tim rệu rã, suy kiệt, những giọt nước mắt ướt đẫm gối nỗi đau đến cùng cực của người lính trong chiến tranh
b/ Bé Va- ni- a: - Hoàn cảnh: + Cha chết trận. + Mẹ chết vì bom đạn. + Không quê hương, không người thân thích + Lang thang, rách rưới, nhặt nhạnh kiếm ăn, bạ đâu ngủ đó. => Va-ni-a là nạn nhân chiến tranh với số phận bất hạnh * Phương thức tự sự, nghệ thuật miêu tả chân thật, khắc họa tâm lý nhân vật => nỗi đau đến tột cùng của chiến tranh và cái giá phải trả của chiến thắng => giá trị hiện thực và tố cáo chiến tranh 2. Nghị lực vượt qua số phận: (sẽ học ở tiết 2) |