TUẦN 17
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: CỘNG ĐÔNG GẮN BÓ
Bài 31: NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI (T1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Người làm đồ chơi.
Bước đầu tiên biết đọc VB với giọng đọc thể hiện được tâm trạng, cảm xúc của
nhân vật, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Nhận biết được trình tự các sự việc gắn với thời gian, địa điểm cụ thể. Hiểu
suy nghĩ, cảm xúc của nhận vật, nêu được đặc điểm của các nhân vật trong câu
chuyện dựa vào hành động, việc làm của nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói
qua câu chuyện: Bác Nhân, người chuyện làm đồ chơi cho trẻ em, là một người
đáng trân trọng vì bác yêu nghề, yêu các bạn nhỏ. Những người như bác Nhân sẽ
góp phần giữ gìn văn hóa dân tộc thông qua việc giữ gìn một loại đồ chơi dan
gian cho tre em – tò he. Câu chuyện còn nói về tấm lòng đáng trân trọng nhất của
một bạn nhỏ; tìm mọi cách để làm cho người mình yêu quý được vui vẻ và hạnh
phúc.
- Kể lại được câu chuyện Người làm đồ chơi.
- Hiểu và có tình cảm trân trọng với nghề nặn tò he cũng như những nghề
nghiệp khác nhau trong cuộc sống, biết quan tâm tới những người xung quanh.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được
nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua câu chuyện về những trải
nghiệm mùa hè.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.