TUẦN 3
Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2020
Sinh hoạt dưới cờ
Tập trung học sinh chào cờ đầu tuần. BGH triển khai kế hoạch hoạt động tuần 3.
--------------------------------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết cộng, trừ, nhân, chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số. HS làm bài 1(2 ý đầu) bài 2(a, d), bài 3.
2. Kĩ năng: Cộng, trừ, nhân, chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số.
3. Thái độ: Yêu thích môn toán, cẩn thận chính xác. Giáo dục học sinh lòng say mê học toán.
4. Năng lực:
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II- CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
- GV: SGK
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy | Hoạt động học của trò |
1. HĐ khởi động: (5 phút) | |
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên" với nội dung là ôn lại các kiến thức về hỗn số, chẳng hạn: + Hỗn số có đặc điểm gì ? + Phần phân số của HS có đặc điểm gì ? + Muốn thực hiện các phép tính với hỗn số ta cần thực hiện như thế nào ? - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng | - HS chơi trò chơi.
- HS nghe - HS ghi vở |
2. HĐ thực hành: (25 phút) *Mục tiêu: Biết cộng, trừ, nhân, chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số. *Cách tiến hành: | |
Bài 1:( 2 ý đầu): HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu -Yêu cầu HS nêu lại cách chuyển và làm bài - Giáo viên cùng học sinh nhận xét. - Kết luận: Muốn chuyển HS thành PS ta lấy PN nhân với MS rồi cộng với TS và giữ nguyên MS.
Bài 2 (a,d): HĐ cặp đôi - Nêu yêu cầu - Yêu cầu học sinh suy nghĩ tìm cách so sánh 2 hỗn số - GV nhận xét từng cách so sánh mà HS đưa ra, để thuận tiện bài tập chỉ yêu cầu các em đổi hỗn số về phân số rồi so sánh như so sánh 2 phân số
- Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài - Kết luận: GV nêu cách so sánh hỗn số.
Bài 3: HĐ cá nhân - Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài - Kết luận: Muốn thực hiện các phép tính với HS ta chuyển các hỗn số đó thành PS rồi thực hiện như đối với PS. |
- Chuyển các hỗn số sau thành phân số. - Học sinh làm bài vào vở, báo cáo kết quả
- So sánh các hỗn số - HS làm bài cặp đôi, báo cáo kết quả + Cách 1: Chuyển 2 hỗn số thành phân số rồi so sánh ta có + Cách 2: So sánh từng phần của hỗn số. Phần nguyên: 3>2 nên - Học sinh làm phần còn lại, đổi chéo vở để kiểm tra
vì
- Chuyển các hỗn số sau thành phân số rồi thực hiện phép tính: - Học sinh làm vào vở phần a,b. |
3. HĐ ứng dụng: (3 phút) | |
- Cho HS nêu lại cách chuyển đổi hỗn số thành phân số và ngược lại chuyển đổi phân số thành hỗn số. | - HS nêu |
4. Hoạt động sáng tạo: (2 phút) |
|
- Tìm hiểu thêm xem cách so sánh hỗn số nào nhanh nhất. | - HS nghe và thực hiện |
-----------------------------------------------------------
Tập đọc
LÒNG DÂN (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc cứu cán bộ cách mạng.( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
2.Kĩ năng: Biết đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch.
3. Thái độ: Giáo dục HS hiểu tấm lòng của người dân Nam bộ đối với cách mạng.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
- Học sinh: Sách giáo khoa
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy | Hoạt động của trò |
1. HĐ khởi động: (3 phút) | |
- Cho học sinh tổ chức thi đọc thuộc lòng bài thơ “Sắc màu em yêu” và trả lời câu hỏi - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng | - HS thi đọc bài và trả lời câu hỏi
- HS nghe - HS ghi vở |
2. HĐ Luyện đọc: (12 phút) *Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ - Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. *Cách tiến hành: | |
- Gọi HS đọc lời mở đầu
- Giáo viên đọc diễn cảm đoạn trích kịch. Chú ý thể hiện giọng của các nhân vật. - GV chia đoạn. Đoạn 1: Từ đầu đến ... là con Đoạn 2: ....................tao bắn Đoạn 3: .................... còn lại. - Cho HS tổ chức đọc nối tiếp từng đoạn lần 1
- Cho HS luyện đọc theo cặp - Đọc toàn bài - GV đọc mẫu | - Một học sinh đọc lời mở đầu giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian, tình huống diễn ra vở kịch. - Học sinh theo dõi.
- HS theo dõi
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc lần 1 + Học sinh đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó. Cai, hổng thấy, thiệt, quẹo vô, lẹ, ráng - Đọc lần 2 kết hợp giải nghĩa từ - Học sinh luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc - HS nghe |
3. HĐ Tìm hiểu bài: (8 phút) *Mục tiêu: Giúp HS các từ ngữ trong bài và ND bài: : Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc cứu cán bộ cách mạng.( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3) *Cách tiến hành: | |
- Cho HS đọc 3 câu hỏi trong SGK - Giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm 4 và trả lời 3 câu hỏi đó, chẳng hạn: + Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?
+ Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?
+ Chi tíêt nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất? Vì sao? | - HS đọc - Nhóm trưởng điều khiển - Đại diện các nhóm báo cáo + Chú bị bọn giặc rượt đuổi bắt, chạy vào nhà dì Năm. + Đưa vội chiếc áo khoác cho chú thay … Ngồi xuống chõng vờ ăn cơm, làm như chú là chồng. - Tuỳ học sinh lựa chọn.
|
4. HĐ Đọc diễn cảm: (8 phút) *Mục tiêu: HS đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.HS đọc phân vai nhân vật trong vở kịch. *Cách tiến hành: | |
- Giáo viên hướng dẫn một tốp học sinh đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai. - Thi đọc - Giáo viên cùng học sinh nhận xét. | - Cả lớp theo dõi
- Học sinh thi đọc diễn cảm toàn bài đoạn kịch. - HS theo dõi |
4. HĐ ứng dụng: (2 phút) | |
- Qua bài này, em học được điều gì từ dì Năm ? | - HS nêu |
5. HĐ sáng tạo: (2 phút) | |
- Sưu tầm những câu chuyện về những người dân mưu trí, dũng cảm giúp đỡ cán bộ trong những năm tháng chiến tranh chống Pháp, Mĩ. | - HS nghe và thực hiện |