Tiết ,2 / Tuần 1
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
Cho các lớp:
I. Mức độ cần đạt
1. Kiến thức :
a/ Nhận biết: Biết được các bộ phẫn hợp thành văn học Việt Nam-Nêu được những đặc điểm lớn nội dung và nghệ thuật văn học Việt Nam.
b/ Thông hiểu: Ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hóa đến sự phát triển của văn học.Những đóng góp nổi bật của văn học dân gian và văn học viết. Lý giải nguyên nhân của những hạn chế.
c/Vận dụng thấp: Đọc hiểu văn bản liên quan đến lịch sử văn học Việt Nam
d/Vận dụng cao:- Vận dụng hiểu biết về hoàn cảnh lịch sử xã hội ra để lí giải nội dung,nghệ thuật của văn học Việt Nam.
2. Kĩ năng :
a/ Biết làm: bài đọc hiểu về văn học sử
b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận về văn học sử
3.Thái độ :
a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản về văn học sử
b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về văn học sử
c/Hình thành nhân cách: có tinh thần yêu nước, yêu văn hoá dân tộc.
II. Trọng tâm
1. Kiến thức
Những bộ phận hợp thành, tiến trình phát triển của văn học Việt Nam và tư tưởng, tình cảm của người Việt Nam trong văn học.
2. Kĩ năng
Nhận diện được nền văn học dân tộc, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc.
3.Về thái độ: Bồi dưỡng HS niềm tự hào về truyền thống dân tộc và say mê với văn học
4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến lịch sử văn học Việt Nam
- Năng lực đọc – hiểu các tác tác phẩm văn học Việt Nam ( Văn học dân gian và văn học viết)
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về các thời kì văn học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những tác phẩm văn học Việt Nam;
- Năng lực phân tích, so sánh sự khác nhau giữa văn học dân gian và văn học viết
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
III. Chuẩn bị
1. Thầy: - SGK, SGV, Tài liệu tham khảo .
- Sưu tầm tranh, ảnh về các tác giả, tác phẩm tiêu biểu văn học VN .
2. Trò: Chuẩn bị các câu hỏi, bài tập, sản phẩm...
IV. Tổ chức dạy và học.
1. Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc soạn bài của trò
3. Tổ chức dạy và học bài mới:
🕮 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
Hoạt động của Thầy và trò | Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát triển |
- GV giao nhiệm vụ: +Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT) +Chuẩn bị bảng lắp ghép * HS: + Nhìn hình đoán tác giả văn học viết + Lắp ghép tác phẩm với tác giả + Đọc, ngâm thơ liên quan đến VHDG, VH viết. - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: - GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nhân dân VN đã sáng tạo nên nhiều giá trị vật chất và tinh thần to lớn, đáng tự hào. Chúng ta biết rằng mỗi dân tộc đều có một lịch sử văn học riêng cho dân tộc đó vì lịch sử chính là tâm hồn của dân tộc. Để các em nhận thức những nét lớn về văn học VN chúng ta hãy tìm hiểu qua tiết học khái quát về tổng quan văn học VN. | - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. - Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. - Có thái độ tích cực, hứng thú. |
🕮 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 70 phút)
Hoạt động của GV - HS | Kiến thức cần đạt | Năng lực cần hình thành |
Họat động 1: TÌM HIỂU
| ||
VHVN bao gồm mấy bộ phận lớn ?
VHDG là gì ? gồm những thể loại nào ? đặc trưng của VHDG ? + VHDG là những sáng tác tập thể hay của riêng một cá nhân tác giả ? + Nó được lưu truyền thế nào ? GV củng cố, có thể kẻ bản tổng hợp cho HS lên làm Nêu khái niệm, hệ thống thể loại và đặc trưng của bộ phận VH viết ?
GV nhận xét, chốt lại ý chính. HS trả lời: - gồm 2 bộ phận.
- VHDG là những sáng tác tập thể và truyền miệng. - Thể loại + Truyện cổ dân gian + thơ ca dân gian: ca dao, vè, truyện thơ + sân khấu dân gian: chèo, tuồng, cải lương. - Đặc trưng: +Tính truyền miệng + Tính tập thể + Tính thực hành
- Khái niệm: là sáng tác được ghi chép lại bằng chữ viết, do cá nhân sáng tạo. - Thể loại: phát triển theo từng thời kì + từ X đến XIX: văn xuôi tự sự, thơ, văn biền ngẫu. + từ XX đến nay có sự phân định rõ ràng về thể loại: tự sự (tiểu thuyết, truyện ngắn, kí), trữ tình ( thơ, trường ca), kịch ( hài kịch, bi kịch). | I . Các bộ phận hợp thành của VHVN: Văn học dân gian và văn học viết. Hai bộ phận này có mối quan hệ mật thiết với nhau.
1. Văn học dân gian : +Gồm các thể loại như thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, dân ca, vè, truyện thơ, chèo .
+Là sáng tác tập thể và truyền miệng, thể hiện tình cảm của nhân dân lao động.
2. Văn học viết : được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ ; là sáng tác của trí thức, mang đậm dấu ấn sáng tạo của cá nhân.
| -Năng lực thu thập thông tin.
-Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra.
Năng lực giao tiếng tiếng Việt
|