KHBD_Cong_nghe_9__-_Trong_cay_an_qua_KNTT_c0dd7.pdf

Không thẻ bỏ qua các nhóm để nhận nhiều tài liệu hay 1. Ngữ văn THPT 2. Giáo viên tiếng anh THCS 3. Giáo viên lịch sử 4. Giáo viên hóa học 5. Giáo viên Toán THCS 6. Giáo viên tiểu học 7. Giáo viên ngữ văn THCS 8. Giáo viên tiếng anh tiểu học 9. Giáo viên vật lí Tài liệu "KHBD CÁC MÔN LỚP 9" là một tài liệu giáo dục quan trọng dành cho học sinh lớp 9. Tài liệu này được biên soạn nhằm hỗ trợ học sinh trong việc nắm vững kiến thức cơ bản và nâng cao của các môn học theo chương trình giáo dục trung học cơ sở. Nội dung của tài liệu bao gồm các kế hoạch bài giảng chi tiết, bài tập thực hành, và các hoạt động học tập đa dạng giúp học sinh phát triển toàn diện cả về kiến thức lẫn kỹ năng. Tài liệu này cũng cung cấp các phương pháp giảng dạy hiện đại, giúp giáo viên dễ dàng truyền đạt kiến thức và tạo hứng thú học tập cho học sinh. Xem trọn bộ KHBD CÁC MÔN LỚP 9. Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 200K để sử dụng toàn bộ kho tài liệu, vui lòng liên hệ qua Zalo 0388202311 hoặc Fb: Hương Trần.

Spinning

Đang tải tài liệu...


0.0 Bạn hãy đăng nhập để đánh giá cho tài liệu này

KHBD_Cong_nghe_9__-_Trong_cay_an_qua_KNTT_c0dd7.pdf KHBD_Cong_nghe_9__-_Trong_cay_an_qua_KNTT_c0dd7.pdf Không thẻ bỏ qua các nhóm để nhận nhiều tài liệu hay 1. <a href=" https://www.facebook.com/groups/nguvanthpt"> Ngữ văn THPT</a> 2. <a href=" https://www.facebook.com/groups/1724106424449223"> Giáo viên tiếng anh THCS</a> 3. <a href=" https://www.facebook.com/groups/1254374068344573"> Giáo viên lịch sử</a> 4. <a href=" https://www.facebook.com/groups/904303287128073"> Giáo viên hóa học</a> 5. <a href=" https://www.facebook.com/groups/599826417686581"> Giáo viên Toán THCS</a> 6. <a href=" https://www.facebook.com/groups/387426359546436"> Giáo viên tiểu học</a> 7. <a href=" https://www.facebook.com/groups/376928290754719"> Giáo viên ngữ văn THCS</a> 8. <a href=" https://www.facebook.com/groups/338944874680436"> Giáo viên tiếng anh tiểu học</a> 9. <a href=" https://www.facebook.com/groups/251971616945331"> Giáo viên vật lí</a> Tài liệu "KHBD CÁC MÔN LỚP 9" là một tài liệu giáo dục quan trọng dành cho học sinh lớp 9. Tài liệu này được biên soạn nhằm hỗ trợ học sinh trong việc nắm vững kiến thức cơ bản và nâng cao của các môn học theo chương trình giáo dục trung học cơ sở. Nội dung của tài liệu bao gồm các kế hoạch bài giảng chi tiết, bài tập thực hành, và các hoạt động học tập đa dạng giúp học sinh phát triển toàn diện cả về kiến thức lẫn kỹ năng. Tài liệu này cũng cung cấp các phương pháp giảng dạy hiện đại, giúp giáo viên dễ dàng truyền đạt kiến thức và tạo hứng thú học tập cho học sinh. Xem trọn bộ <a href="https://giaoanxanh.com/collection/khbd-cac-mon-lop-9"> KHBD CÁC MÔN LỚP 9</a>. Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 200K để sử dụng toàn bộ kho tài liệu, vui lòng liên hệ qua Zalo 0388202311 hoặc <a href="https://www.facebook.com/profile.php?id=100073267241950">Fb: Hương Trần</a>.
0.0 0
  • 5 - Rất hữu ích 0

  • 4 - Tốt 0

  • 3 - Trung bình 0

  • 2 - Tạm chấp nhận 0

  • 1 - Không hữu ích 0

Mô tả

CÔNG NGHỆ

TRẢI NGHIỆM NGHỀ NGHIỆP – MÔ ĐUN TRỒNG CÂY ĂN QUẢ

(HỖ TRỢ GIÁO VIÊN THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI DẠY

THEO SÁCH GIÁO KHOA CÔNG NGHỆ 9 – BỘ SÁCH

KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG)

LỚP 9

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN

ĐỒNG HUY GIỚI – BÙI THỊ THU HƯƠNG – MAI THỊ THANH THUỶ

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

2

QUY ƯỚC VIẾT TẮT DÙNG TRONG SÁCH

HS

Học sinh

GV

Giáo viên

SGK

Sách giáo khoa

SGV

Sách giáo viên

3

Trang

Bài 1. Giới thiệu chung về cây ăn quả

......................................................................................................

4

Bài 2. Nhân giống vô tính cây ăn quả

...................................................................................................

13

Bài 3. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi

...............................................................

26

Bài 4. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn

.....................................................................................

36

Bài 5. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xoài

........................................................................................

48

Bài 6. Kĩ thuật trồng và chăm sóc sầu riêng

.....................................................................................

59

Bài 7. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây chuối

....................................................................................

70

Bài 8. Dự án: Trồng cây ăn quả

...................................................................................................................

80

MỤC LỤC

4

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY ĂN QUẢ

MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

– Giới thiệu chung về cây ăn quả:

+ Vai trò của cây ăn quả.

+ Đặc điểm thực vật học: rễ; thân và cành; hoa; quả và hạt.

+ Yêu cầu ngoại cảnh: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng, gió, đất trồng và dinh

dưỡng.

– Giới thiệu một số ngành nghề liên quan đến trồng cây ăn quả: nhóm ngành chế

biến và bảo quản rau, quả (mã nhóm ngành: 1030); nhân và chăm sóc cây giống lâu

năm (mã nhóm ngành: 0132); dịch vụ trồng trọt (mã ngành: 1061).

2. Năng lực

a) Năng lực công nghệ

– Trình bày được vai trò của cây ăn quả.

– Trình bày được đặc điểm thực vật học, yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả.

– Đánh giá được khả năng và sở thích của bản thân với một số ngành nghề liên quan.

b) Năng lực chung

– Tìm kiếm và chọn lọc được các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về vai trò,

đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả.

– Khả năng giao tiếp với người khác khi làm việc nhóm; kĩ năng phân công công việc

chung, lên kế hoạch, sắp xếp công việc.

3. Phẩm chất

– Có ý thức trân trọng các sản phẩm cây ăn quả.

– Có ý thức trồng, chăm sóc cây ăn quả ở gia đình, địa phương.

THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– Tranh ảnh, tài liệu, video,... về vai trò, đặc điểm thực vật học, yêu cầu ngoại cảnh

của cây ăn quả.

– Phiếu học tập số 1, phiếu học tập số 2.

– Một số mẫu vật cây ăn quả/sản phẩm cây ăn quả phổ biến của địa phương.

(Thời lượng: 3 tiết)

BÀI 1

I

II

5

2. Học sinh

– Đọc trước bài học trong SGK và trả lời các câu hỏi trong hộp chức năng Khám phá;

tìm hiểu về vai trò, đặc điểm thực vật học, yêu cầu ngoại cảnh của các loại cây ăn

quả phổ biến ở địa phương.

– Tìm hiểu về nghề trồng cây ăn quả và các ngành nghề liên quan đến cây ăn quả.

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Mở đầu

a) Mục tiêu

Giúp HS hình dung sơ lược nội dung học tập của Mô đun Trồng cây ăn quả trong

chương trình Công nghệ lớp 9, đồng thời tạo hứng khởi, kích thích HS tham gia bài

học mới.

b) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV nêu vấn đề, đặt câu hỏi để HS trả lời, từ đây giới

thiệu về cây ăn quả:

Câu 1. Cây trồng khác cây dại như thế nào?

Câu 2. Cây trồng rất đa dạng và phong phú. Dựa vào

mục đích sử dụng, người ta chia cây trồng thành nhiều

nhóm khác nhau. Theo em có những nhóm cây nào?

Hãy kể tên những nhóm cây trồng đó.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS suy nghĩ, thảo luận cặp đôi hoặc theo nhóm, kết

hợp với kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.

– GV quan sát, định hướng HS trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV gọi ngẫu nhiên đại diện HS trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, ghi nhận câu trả lời của HS.

– GV kết luận dựa trên câu trả lời của HS: Cây ăn quả

là nhóm cây trồng có nguồn gốc xa xưa nhất.

Câu 1. Cây trồng là cây được

con người trồng và chăm sóc,

có những tính chất và phẩm

chất tốt hơn hẳn so với cây

hoang dại. Sự khác biệt là do

con người sử dụng những biện

pháp

khác

nhau

(chọn,

tạo

giống

mới;

luân

canh,

xen

canh; ghép phối,...) và tạo điều

kiện thuận lợi để cây phát triển

tốt, tạo ra sản phẩm theo nhu

cầu của con người.

Câu 2. Cây ăn quả, cây lương

thực, cây công nghiệp, cây rau,

cây cảnh, cây lấy gỗ,...

Nội dung bài học:

– Vai trò cây ăn quả

– Đặc điểm thực vật học cây

ăn quả

– Yêu cầu ngoại cảnh

– Một số n

gành nghề liên quan

III

6

– GV tiếp tục đặt câu hỏi để dẫn dắt HS vào nội dung

bài học: Cây ăn quả ngày nay liệu có giữ vai trò

quan trọng như trước kia? Cây ăn quả có những đặc

điểm gì và có yêu cầu gì khi trồng trọt? Có những

ngành nghề nào liên quan cây ăn quả ? Người lao

động trong nhóm các ngành nghề này cần đáp ứng

những yêu cầu gì?

 GV chốt lại: Để có thông tin đầy đủ và chính xác

nhất để trả lời những câu hỏi trên, từ đó đánh giá được

khả năng và sở thích của bản thân, chúng ta cùng tìm

hiểu bài học n

gày hôm nay.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1. Tìm hiểu vai trò của cây ăn quả

a) Mục tiêu

Nêu được vai trò của cây ăn quả đối với đời sống, phát triển kinh tế và môi trường.

b) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chia lớp thành các nhóm nhỏ sao cho phù hợp với sĩ

số lớp. GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I và quan sát

Hình 1.2 trong SGK, trả lời câu hỏi hộp chức năng Khám

phá trang 6 SGK.

– Từ câu trả lời HS về vai trò của cây ăn quả, GV yêu cầu HS

hoàn thành phiếu học tập như sau:

PHIẾU HỌC TẬP 1. VAI TRÒ CỦA MỘT SỐ LOẠI CÂY ĂN QUẢ

Vai trò

Loại cây ở địa phương

– xu thế phát triển

Cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu

Cung cấp nguyên liệu cho chế biến

Cung

cấp

nguồn

thực

phẩm

giàu

vitamin

khoáng

chất

cho con người

Tạo cảnh quan môi trường

– Câu trả lời hộp khám

phá:

a

cung

cấp

nguồn

hàng cho xuất khẩu;

b – tạo cảnh quan môi

trường;

c – cung cấp nguyên

liệu cho chế biến;

d

cung

cấp

nguồn

thực

phẩm

giàu

vitamin

khoáng

chất cho con người.

Hoàn

thiện

phiếu

học tập số 1.

7

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc nội dung mục I và quan sát Hình 1.2, thảo luận và

trả lời câu hỏi Khám phá.

– GV dán phiếu học tập đã chuẩn bị lên bảng và hướng dẫn

HS kẻ vào vở. Các nhóm tiếp tục thảo luận và hoàn thiện

phiếu học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV gọi ngẫu nhiên HS trình bày kết quả, hoàn thiện phiếu

trên bảng và yêu cầu các nhóm lắng nghe, rút ra nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV có thể yêu cầu HS khác nhận xét, đánh giá câu trả lời.

– GV nh

ận xét, bổ sung (nếu cần), đánh giá và đưa ra kết luận.

Hoạt động 2. Tìm hiểu đặc điểm thực vật học của cây ăn quả

a) Mục tiêu

Nhận biết được một số đặc điểm thực vật học chính của cây ăn quả làm cơ sở cho việc

đề xuất biện pháp, kĩ thuật trồng, chăm sóc và nhân giống cây ăn quả sẽ học ở phần sau.

b) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm phụ

trách tìm hiểu một nội dung tương ứng (Hoặc

sử dụng nhóm từ hoạt động trước, mỗi thành

viên trong nhóm tìm hiểu về một nội dung):

– Nội dung 1 – Rễ: GV yêu cầu HS quan sát

Hình 1.3, mô tả hai loại rễ ở cây ăn quả và

đặt câu hỏi: Loại rễ nào cần tưới nước lượng

ít mỗi lần nhưng thường xuyên? Loại rễ nào

khi bón phân cần chú ý độ tơi xốp của đất?

II. Đặc điểm thực vật học của cây ăn

quả

1. Rễ

– Rễ cọc:

+ Rễ chính: ăn sâu xuống đất, kích

thước lớn, giúp cây đứng vững.

+ Rễ bên: phân bố nông, nhỏ, giúp

cây hút nước và chất dinh dưỡng.

– Rễ chùm: không có rễ chính, hệ rễ

phân bố tập trung ở tầng đất mặt có

độ sâu từ 0,1 m đến 1,0 m (rễ của

những cây không mọc từ hạt: cây

chiết, cây giâm cành,...).

8

– Nội dung 2 – Thân và cành:

+ GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.4 và đặt câu

hỏi: Thân cây ăn quả có tác dụng gì đối với

cây? Quả của cây thường mọc ra từ vị trí nào

trên thân? Cần làm gì để tăng số lượng cành

mang quả, từ đó tăng số lượng quả trên cây?

+ GV lưu ý với HS: Một số loài cây ăn quả

không phải là cây thân gỗ như cây dâu tây,

thanh long, chuối,...

– Nội dung 3 – Lá: GV yêu cầu HS đọc mục

II.3 SGK và cho biết: Lá có thể chia thành

mấy loại? Có thể phân biệt lá của cây ăn quả

dựa trên những tiêu chí nào? Từ đặc điểm

nào có thể nhận định lá khoẻ mạnh?

– Nội dung 4 – Hoa: GV yêu cầu HS đọc nội

dung II.4 SGK, kết hợp quan sát Hình 1.5 trả

lời các câu hỏi: Có thể chia hoa của cây ăn

quả thành mấy loại? Hãy phân biệt các loại

hoa. Hình sau đây là loại hoa gì và là hoa của

cây nào?

(Hoa b

ưởi, lưỡng tính)

2. Thân và cành

– Cây ăn quả thường có thân gỗ, chỉ

có một số loài không phải cây thân

gỗ như dâu tây, thanh long,...

– Quả thường mọc ra từ cành cấp 4

và cành cấp 5.

3. Lá

– Lá

khoẻ

mạnh

thể

hiện

hình

dạng, màu sắc lá.

– Lá của mỗi loại cây sẽ khác nhau về

hình dáng, kích thước, màu sắc, cấu

tạo,...

– Lá khoẻ mạnh giúp cây quang hợp

tích luỹ nhiều chất hữu cơ.

4. Hoa

– Hoa thường có 3 loại là hoa đực,

hoa cái, hoa lưỡng tính.

Hoa đực

Hoa cái

Hoa

lưỡng tính

Nhị phát triển

x

x

Nhuỵ phát triển

x

x

Bộ phận có chức

năng sinh sản

Nhị

Nhuỵ

Nhị và nhuỵ

– Tuỳ từng loài, trên mỗi cây có thể

có một hoặc nhiều loại hoa.

9

– Nội dung 5 – Quả và hạt:

+ GV yêu cầu HS đọc mục II.5 SGK và trả lời

câu hỏi: Có thể chia quả làm mấy loại, dựa

vào tiêu chí nào? Phân biệt hạt của các loại

quả dựa trên những tiêu chí nào? Chỉ ra quả

mọng và quả hạch trong hình dưới đây.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu cụ thể

của GV. Thảo luận và trả lời câu hỏi.

– GV quan sát quá trình làm việc của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

– GV mời đại diện HS của từng nội dung trả

lời câu hỏi, trình bày nội dung đã tìm hiểu

(Hoặc chia bảng thành 5 phần và mời HS

lên bảng viết theo nội dung tương ứng).

– GV yêu cầu các HS còn lại lắng nghe, rút ra

nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

học tập

– GV mời các nhóm/HS còn lại đưa ra góp ý,

chỉnh sửa, nhận xét cho nội dung mình thực

hiện.

– GV chuẩn hoá kiến thức. Và lưu ý với HS:

Cây ăn quả rất đa dạng và phong phú, những

đặc điểm thực vật học được nêu trong bài chỉ

là đặc điểm chung của đa số các loài cây ăn

quả chứ không phải là đặc điểm của tất cả

các loài câ

y ăn quả.

5. Quả và hạt

– Có thể chia quả thành 2 loại: quả

mọng, quả hạch

– Hạt: chứa phôi mầm. Phân biệt hạt

của từng loại quả dựa trên số lượng,

hình dạng, màu sắc, độ cứng của

hạt.

Hoạt động 3. Tìm hiểu yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả

a) Mục tiêu

HS xác định được một số yêu cầu ngoại cảnh cơ bản của cây ăn quả làm cơ sở cho việc

xác định loại cây trồng phù hợp và xây dựng quy trình kĩ thuật trồng và chăm sóc một

số loại cây ăn quả phổ biến.

10

b) Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS đọc nội dung mục III trong SGK, kết hợp với hiểu biết cá nhân để

hoàn thành phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP 2. TÌM HIỂU VỀ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY ĂN QUẢ

Ví dụ

Tên điều kiện

ngoại cảnh

Nhận xét

Đào ra hoa ở điều kiện 7 – 15 °C

?

?

?

Độ ẩm, lượng mưa

?

?

?

Đa số cây ăn quả ưa sáng,

một số ít khác trong bóng

?

?

Đa số cây ăn quả thích nhiều

đất, thoát nước tốt.

Đạm giúp cây phát triển các bộ

phận sinh trưởng.

?

?

Cây nhiều cành lá quá có thể bị

gãy đổ. Ở điều kiện bình thường,

ngoại cảnh này giúp phát tán hạt

phấn.

?

?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc nội dung mục III trong SGK và làm việc cá nhân, hoàn thành phiếu học tập

vào vở.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV mời đại diện HS trả lời từng mục. HS còn lại lắng nghe, đưa ra nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV chốt kiến thức, hoàn thiện phiếu học tập số 2 trên bảng.

Hoạt động 4. Đánh giá khả năng và sở thích của bản thân với một số ngành nghề

liên quan

a) Mục tiêu

HS bước đầu đánh giá được khả năng và sở thích của bản thân với nghề trồng cây ăn quả

và một số ngành nghề liên quan.

b) Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS nghiên cứu Bảng 1.1 trang 11 SGK, thực hiện bài trắc nghiệm mục V.

11

– HS đánh giá sự phù hợp về khả năng và sự phù hợp về sở thích theo công thức

trang 12 SGK.

– GV nêu một số đặc điểm của một số ngành nghề liên quan đến trồng cây ăn quả để

HS có cơ sở căn cứ đánh giá:

+ Đối tượng lao động: cây ăn quả (cây thân gỗ).

+ Điều kiện lao động: làm việc ngoài trời hoặc trong phòng nghiên cứu; tiếp xúc với

phân bón, hoá chất; có thể đòi hỏi kiến thức sâu hoặc chỉ cần ở mức cơ bản,...

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV, đúng các bước đã nêu trong SGK

trang 11 và 12.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả làm bài trắc nghiệm, chia sẻ về khả năng,

sở thích của bản thân.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV lưu ý với HS: Kết quả trắc nghiệm là một kênh tham khảo ở tại thời điểm trắc

nghiệm; khả năng và sở thích của HS có thể sẽ tiếp tục thay đổi theo thời gian. Vì vậy,

cần thường xuyên quan tâm đến các hoạt động định hướng nghề nghiệp của nhà trường,

gia đình và tự định hướng của bản thân để lựa chọn nghề nghiệp cho phù hợp.

3. Hoạt động luyện tập

a) Mục tiêu

Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức cốt lõi của bài.

b) Tổ chức thực hiện

– GV hướng dẫn HS liên hệ thực tiễn để trả lời câu hỏi 1 trong SGK.

– GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 2 theo mẫu bảng sau:

Loại cây ăn quả

Đặc điểm thực vật học

Rễ

Thân và cành

Hoa

Quả và hạt

– GV hướng dẫn HS sử dụng nội dung trong mục III của SGK để trả lời câu hỏi 3.

4. Hoạt động vận dụng

a) Mục tiêu

HS nâng cao hiểu biết của bản thân về nghề trồng cây ăn quả và các ngành nghề liên

quan thông qua hoạt động tìm hiểu và chia sẻ kinh nghiệm với các bạn cùng lớp.

12

b) Tổ chức thực hiện

GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, một HS chia sẻ với về ngành nghề được xác định là

phù hợp nhất với mình thông qua hoạt động trước, HS khác lắng nghe và đặt câu hỏi

cho phần chia sẻ của bạn. Sau đó cho hai HS đổi vai cho nhau.

CÂU HỎI ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỞ RỘNG

Câu 1. Cây ăn quả có mấy kiểu rễ cơ bản?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 2. Ý kiến nào không thể hiện vai trò chính của cây ăn quả?

A. Cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu; cung cấp nguyên liệu cho chế biến.

B. Sản xuất lương thực cho con người.

C. Tạo cảnh quan môi trường.

D. Cung cấp nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cho con người.

Câu 3. Dựa vào yêu cầu về ánh sáng, người ta xác định đa số cây ăn quả có đặc điểm

nào sau đây?

A. Cây ưa ẩm.

B. Cây chịu hạn.

C. Cây ưa sáng.

D. Cây ưa bóng.

Câu 4. Lí thuyết Holland xác định có mấy kiểu ngành nghề?

A. 6 kiểu.

B. 7 kiểu.

C. 8 kiểu.

D. 9 kiểu.

Câu 5. Lựa chọn nghề nghiệp cần căn cứ vào các điều kiện nào sau đây?

A. Sở thích.

B. Khả năng của bản thân.

C. Đặc điểm của ngành nghề.

D. Tât cả các điều kiện trên.

IV

13

NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY ĂN QUẢ

MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

– Một số phương pháp nhân giống vô tính cây ăn quả: giâm cành, chiết cành, ghép.

– Thực hành nhân giống cây ăn quả.

2. Năng lực

a) Năng lực công nghệ

– Nêu được khái niệm, ưu điểm, nhược điểm của các phương pháp nhân giống vô

tính cây ăn quả.

– Thực hiện được kĩ thuật nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp giâm cành, ghép

và chiết cành.

b) Năng lực chung

– Lãnh đạo nhóm và làm việc nhóm hiệu quả.

– Giải quyết hiệu quả các vấn đề gặp phải trong quá trình thực hành nhân giống cây

ăn quả và trong cuộc sống.

3. Phẩm chất

– Rèn luyện tính kiên trì, nâng cao tính tự giác, tính trung thực và ý thức chấp hành

nội quy chung.

– Có ý thức bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn trong lao động, thực hành.

THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– Tranh ảnh, video,... về các bước giâm cành, chiết cành và ghép, ví dụ:

+ Video 1: Giâm cành cây ăn quả

https://www.youtube.com/watch?v=3YR0L1IWvJw

+ Video 2: Nhân giống nho bằng ghép cành

https://www.youtube.com/watch?v=0_yfpRzPtx8

+ Video 3: Chiết cành cây ăn quả

https://www.youtube.com/watch?v=8oi4nyo6CgQ

– Mẫu thực vật: Cành bánh tẻ của một số loại cây ăn quả phổ biến ở địa phương như

thanh long, dâu tây, chanh, quýt, táo, lê, nho, mận,...

(Thời lượng: 4 tiết)

BÀI 2

I

II

14

– Giá thể: Giá thể giâm cành phải tơi xốp, không mang mầm bệnh, thông thoáng,

thoát nước tốt; có thể sử dụng giá thể là cát sạch, đất phù sa, đất cát pha, đất thịt

nhẹ hoặc các giá thể hỗn hợp (phối trộn đất, xơ dừa, trấu hun,... với tỉ lệ thích hợp).

– Vật liệu khác: Thuốc kích thích ra rễ, nước sạch.

– Dụng cụ: Dao, kéo, bình tưới nước có vòi sen, lọ thuỷ tinh, túi bầu (kích thước tuỳ

từng loại cây).

– Phiếu học tập như sau:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm: ............................................................

Nội dung

Giâm cành

Chiết cành

Ghép

Khái niệm

Thời vụ

Ưu điểm

Hạn chế

Dụng cụ

Vật liệu

Chọn cây

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nhóm: .......................................................................................

1. Thao tác chiết cành gồm các bước như sau:

Bước 1:

Bước 2:

Bước 3:

Bước 4:

2. Khác nhau cơ bản giữa giâm cành và chiết cành là:

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

15

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Nhóm: .......................................................................................

1. Thao tác chiết cành gồm các bước như sau:

Bước 1:

Bước 2:

Bước 3:

Bước 4:

2. Khác nhau giữa ghép với giâm cành, chiết cành là:

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

2. Học sinh

– Đọc trước bài học trong SGK; tìm hiểu về quy trình nhân giống một số loại cây ăn

quả phổ biến bằng giâm cành, chiết cành và ghép.

– Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình thực hành theo sự

phân công của GV.

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động mở đầu

a) Mục tiêu

Giúp HS tái hiện kiến thức kĩ năng, kinh nghiệm nhân giống vô tính cây trồng và giới

thiệu nội dung bài về giâm cành, chiết cành và ghép.

b) Nội dung

HS chơi trò chơi kể tên các bộ phận của cây ăn quả. Từ việc nêu tên các bộ phận, HS

dự đoán nhân giống cây từ bộ phận nào thì được gọi là nhân giống vô tính.

Từ đó GV giới thiệu nội dung, mục tiêu bài học.

c) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm

GV tổ chức cho HS chơi đoán từ với

chủ đề CÂY ĂN QUẢ, như sau: Hãy

cho biết các thông tin sau nói về bộ phận

nào của cây.

1. Bộ phận giúp cây đứng vững, hút

nước và muối khoáng trong đất.

Câu trả lời mong đợi:

1. RỄ

III

16

2. Bộ phận trên mặt đất, từ đó mọc ra

cành cấp 1, cấp 2, cấp 3,...

3. Bộ phận thường có màu xanh, có hình

trái xoan hoặc thon dài, làm nhiệm vụ

quang hợp.

4. Cơ quan này mang tế bào sinh sản

(hạt phấn hoặc noãn hoặc cả hai).

5. Bộ phận có chứa phôi, gặp điều kiện

thuận lợi sẽ phát triển thành cây con.

6. Bộ phận này bao lấy hạt, phát triển

từ bầu noãn, thường mang nhiều dinh

d

ưỡng.

2. THÂN

3. LÁ

4. HOA

5. HẠT

6. QUẢ

Sau đó, GV chiếu hình ảnh, giới thiệu

minh hoạ các bộ phận của cây ăn quả.

GV dẫn dắt vào bài: Vậy, cây con có thể

được hình thành từ những bộ phận nào

của cây mẹ? Nhân giống vô tính là gì?

Để trả lời các câu hỏi trên, chúng ta

cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.

Bài 2. Nhân giống vô tính cây ăn quả

Nhân giống vô tính là việc tạo ra cây mới từ

rễ, thân hoặc lá của cây “mẹ”.

Trong bài học này “Bài 2. Nhân giống

vô tính cây ăn quả” chúng ta sẽ cùng

nhau tạo ra các cây ăn quả mới từ cây

ban đầu bằng phương pháp nhân giống

vô tính.

Chúng ta thực hành 3 trong số 4 phương

pháp nhân giống vô tính phổ biến hiện

nay trừ phương pháp nuôi cấy mô – tế bào:

+ Giâm cành

+ Chiết cành

+ Ghép

I. Một số phương pháp nhân giống vô tính

cây ăn quả:

+ Giâm cành

+ Chiết cành

+ Ghép

17

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1. Tìm hiểu khái quát giâm cành, chiết cành và ghép

a) Mục tiêu

HS tìm hiểu và nắm được sơ bộ các thao tác giâm cành, chiết cành và ghép. Từ đó có

thể chuẩn bị cho thao tác thực hành trong những tiết học sau.

b) Nội dung

HS xem video, đọc SGK và hoàn thành phiếu học tập vào vở.

c) Sản phẩm

Phiếu học tập số 1 về giâm cành, chiết cành và ghép.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm: ............................................................

Nội dung

Giâm cành

Chiết cành

Ghép

Khái niệm

Tạo cây con từ đoạn

cành hoặc đoạn rễ đã

cắt rời khỏi cây mẹ

Kích thích cho cành ra

rễ trên cây mẹ rồi cắt

đoạn cành đã có sẵn rễ

từ cây mẹ để có cây

con

Dùng

bộ

phận

sinh

dưỡng

của

cây

này

ghép lên cây khác để

tạo cây mới

Thời vụ

Mùa xuân

Mùa mưa

Mùa xuân – thu

Mùa mưa

Vụ xuân, thu

Ưu điểm

Đơn giản, dễ làm, hệ

số nhân giống cao

Cây con khoẻ, nhanh

cho quả

Cây

ghép

khoẻ,

rễ

khoẻ, thích ứng cao

Hạn chế

Rễ

kém

hơn,

cây

dễ

mang bệnh từ cây mẹ

Rễ

kém

hơn,

hệ

số

nhân

giống

thấp,

dễ

mang bệnh

Đòi hỏi kĩ thuật cao.

Dụng cụ

Dao

Kéo

Bình tưới nước

Lọ thuỷ tinh

Túi bầu

Dao

Kéo

Dao

Kéo

Vật liệu

Đất

sạch,

tơi

xốp,

thoát nước tốt – đất

phù sa

Đất bó bầu: đất + mùn

ẩm độ 70 – 80%

Túi nylon

Dây buộc

18

Thuốc kích ra rễ

Nước

Dây

Thuốc kích rễ

Chọn cây

Cành bánh tẻ (chanh,

cam, khế,...)

Cành bánh tẻ (chanh,

cam, khế,...)

Cây

làm

gốc

ghép,

cành lấy để ghép cùng

họ. Ví dụ: đào – mai

hay cam– bưởi

d) Tổ chức thực hiện

– GV giao nội dung phiếu học tập.

– HS xem video mẫu về giâm cành, chiết cành và ghép.

– HS xem xong video thì hoàn thành Phiếu học tập số 1.

– Sau thời gian hoàn thành phiếu, GV để HS hoàn thiện phiếu học tập trên bảng.

– GV theo dõi và điều chỉnh nếu cần.

– GV giao bài tập về nhà cho HS chuẩn bị tiết học sau:

+ Nội dung: GV chia lớp thành các nhóm sao cho phù hợp với sĩ số. Các nhóm thực

hiện giâm cành, chiết cành, ghép ở nhà. Khi thực hành cần phải ghi lại hình ảnh,

video quá trình thực hiện. Các nhóm làm báo cáo thực hành theo mẫu.

+ Sản phẩm:

• Báo cáo thực hành: cần thể hiện đủ các nội dung: Tên bài, tên nhóm thực hiện, thời

gian, địa điểm; dụng cụ, vật liệu, cây sử dụng; các bước thực hiện, sản phẩm cuối

cùng; kết luận – đánh giá – bài học rút ra (nếu có).

• Bản phân công nhiệm vụ, kế hoạch thực hiện trong nhóm.

Hoạt động 2. Thực hành Giâm cành

(có thể làm tại nhà, ghi lại video, hình chụp và báo cáo trên lớp)

a) Mục tiêu

HS biết cách giâm cành. Có sản phẩm cành giâm thành công.

b) Nội dung

HS thực hành giâm cành (Nếu làm tại nhà cần ghi hình lại các thao tác. Nộp bài báo

cáo thực hành theo hướng dẫn).

c) Sản phẩm

– Bản phân công nhiệm vụ, kế hoạch thực hiện trong nhóm.

– Báo cáo thực hành, sản phẩm thực hành.

– Phiếu đánh giá thực hành:

19

PHIẾU ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH GIÂM CÀNH

Nhóm: ......................................................................................................................

Tiêu chí đánh giá

Điểm đánh giá

1

2

3

Đúng yêu cầu về nội dung

Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu đầy đủ

Thao tác đúng các bước, đúng kĩ thuật

Sản phẩm đạt yêu cầu kĩ thuật

Đảm bảo an toàn, vệ sinh

Đánh giá chung cuộc:

Lưu ý: Các tiêu chí được đánh giá từ 1 đến 3 điểm với điểm 3 là cao nhất.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động

Nội dung

HS làm bài, nộp và trình chiếu

kết quả tại lớp.

HS theo dõi bài báo cáo hoạt

động thực hành, đánh giá bài

làm của nhóm mình và nhóm

bạn theo phiếu đánh giá.

II. Nhân giống cây ăn quả:

1. Các bước giâm cành

Hoạt động 3. Thực hành Chiết cành (HS theo dõi GV làm mẫu, báo cáo theo mẫu)

a) Mục tiêu

HS nêu được các thao tác chiết cành. Phân biệt được giâm cành và chiết cành.

b) Nội dung

– HS chuẩn bị giá thể bọc bầu.

– HS báo cáo thực hành đã được giao từ tiết trước.

– HS đánh giá bài làm theo mẫu đánh giá đã giao.

– GV chuẩn bị cây chiết, các dụng cụ, vật liệu cần thiết. GV làm mẫu trên lớp.

1. Chọn một đoạn

cành

dài

20

cm,

đáy cắt xén 45

0

.

2. Cắt bỏ 1/2 số lá.

3. Nhúng đoạn cành

vào

hợp

chất

ra

rễ

khoảng 2 giây.

4. Để ráo trước

khi giâm.

CHUẨN BỊ KHAY GIÂM:

Trấu ngâm nước 2 – 3 ngày,

bọc nylon giữ ẩm.

5.

Giâm

cành

vào

khay trấu.

9. Kiểm tra sự ra

rễ của cành giâm.

8.

Đặt

khay

giâm nơi mát.

7. Trùm kín bao

nylon giữ ẩm.

6. Cành giâm đã được

giâm vào khay trấu

20

c) Sản phẩm

– Cành chiết GV làm mẫu với giá thể do HS chuẩn bị.

– Phiếu học tập số 2:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nhóm: .......................................................................................

1. Thao tác chiết cành gồm các bước như sau:

Bước 1: Chọn cành

Bước 2: Khoanh vỏ

Bước 3: Bó bầu

Bước 4: Cắt và giâm cành chiết

2. Khác nhau cơ bản giữa giâm cành và chiết cành là: Cây con được tạo từ đoạn cành/rễ

đã tách rời khỏi cây mẹ và cây con được tạo thành trên thân cây mẹ.

– Phiếu đánh giá thực hành của GV với các nhóm:

PHIẾU ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH CHIẾT CÀNH

Tiêu chí đánh giá

Kết quả đánh giá nhóm: .....................

Tốt

Khá

Đạt

Đúng yêu cầu về nội dung

Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu đầy đủ

Thao tác đúng các bước, đúng kĩ thuật

Sản phẩm đạt yêu cầu kĩ thuật

Đảm bảo an toàn, vệ sinh

Nhận xét chung:

d) Tổ chức thực hiện

– Thực hiện trên lớp với nội dung sau:

21

Hoạt động

Nội dung

– GV giới thiệu các dụng cụ, vật liệu,

cây đã chuẩn bị.

– HS giới thiệu giá thể nhóm mình

chuẩn bị, nhận xét phần chuẩn bị giá

thể đạt hay chưa đạt yêu cầu về độ

sạch, độ ẩm.

– GV thực hiện các thao tác chiết cành.

– HS ghi lại trình tự các thao tác trên

phiếu học tập.

2. Chiết cành

– GV giao bài tập về nhà cho HS chuẩn bị tiết học sau:

+ Nội dung: GV sử dụng các nhóm từ các tiết học trước. Các nhóm thực hiện ghép

cành ở nhà. Khi thực hành cần phải ghi lại hình ảnh, video quá trình thực hiện.

Các nhóm làm báo cáo thực hành theo mẫu.

+ Sản phẩm:

• Báo cáo thực hành: cần thể hiện đủ các nội dung: Tên bài, tên nhóm thực hiện, thời

gian, địa điểm; dụng cụ, vật liệu, cây sử dụng; các bước thực hiện, sản phẩm cuối

cùng; kết luận – đánh giá – bài học rút ra (nếu có).

• Bản phân công nhiệm vụ, kế hoạch thực hiện trong nhóm.

Hoạt động 4. Thực hành Ghép cành (HS theo dõi video ghép cành, ghép mắt)

a) Mục tiêu

– Nêu được các thao tác cơ bản của kĩ thuật ghép cành.

– HS nêu được điểm khác biệt của ghép với giâm, chiết.

b) Nội dung

– HS thực hành ghép cành tại nhà.

– Ghi hình lại các thao tác. Nộp bài báo cáo thực hành theo hướng dẫn.

c) Sản phẩm

– Bản phân công nhiệm vụ, kế hoạch thực hiện trong nhóm.

– Báo cáo thực hành, sản phẩm thực hành.

– Phiếu học tập số 3:

1. Chọn cành

– Khoanh vỏ (2 – 3 cm)

– Tách lớp vỏ bên ngoài

2. Cạo sạch đến phần gỗ

bên trong và để khô 3 –

4 ngày

3. Thấm bông gòn với

hợp chất ra rễ và thoa

lên phía trên vết cắt.

6. Cành chiết đã ra rễ

sau khi đã bó bầu 25

ngày.

4. Dùng xơ dừa hoặc rễ

lục bình để bó bầu. Bó

kín lại bằng bọc nylon.

5. Cành chiết đã bó bầu

bằng bọc nylon.

QUY

TRÌNH

CHIẾT

CÀNH

22

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Nhóm: .......................................................................................

1. Thao tác chiết cành gồm các bước như sau:

Bước 1: Lấy mắt ghép/cành ghép

Bước 2: Chọn vị trí ghép và tạo miệng ghép

Bước 3: Ghép mắt/cành

Bước 4: Chăm sóc cây ghép

2. Khác nhau giữa ghép với giâm cành, chiết cành: Có cây mới được tạo thành nhưng

số lượng cây không tăng lên.

– Phiếu đánh giá thực hành các nhóm của GV:

PHIẾU ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH GHÉP CÀNH

Nhóm: ...................................................................................................................................

Tiêu chí đánh giá

Kết quả đánh giá nhóm số: .............................

Tốt

Khá

Đạt

Đúng yêu cầu về nội dung

Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu đầy

đủ

Thao tác đúng các bước, đúng kĩ

thuật

Sản phẩm đạt yêu cầu kĩ thuật

Đảm bảo an toàn, vệ sinh

Nhận xét chung:

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động

Nội dung

– GV giới thiệu các dụng cụ, vật

liệu, cây đã chuẩn bị.

– HS giới thiệu giá thể nhóm mình

chuẩn bị, nhận xét phần chuẩn

bị giá thể đạt hay chưa đạt yêu

cầu về độ sạch, độ ẩm.

– GV chiếu nội dung bài báo cáo

ghép cành.

3. Ghép

23

– HS ghi lại trình tự các thao tác.

3. Hoạt động vận dụng

a) Mục tiêu

Vận dụng, thực hiện các kĩ thuật nhân giống vô tính với cây trồng ở địa phương.

b) Nội dung

Tìm hiểu thực tế nhân giống vô tính cây trồng ở địa phương.

c) Sản phẩm

Tên các cây trồng được nhân giống vô tính ở địa phương.

STT

TÊN CÂY

PHƯƠNG PHÁP

NHÂN GIỐNG

ĐỊA ĐIỂM

NHẬN XÉT

1

2

...

d) Tổ chức thực hiện

GV nêu yêu cầu của việc tìm hiểu nhân giống vô tính cây ăn quả tại địa phương.

HS trả bài bằng phiếu học tập, hình ảnh hoặc video.

CÂU HỎI ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỞ RỘNG

Câu 1. Mô tả các bước nhân giống một loài cây ăn quả đang được áp dụng tại địa

phương hay gia đình em.

Câu 2. Điền “Đ” vào câu đúng và “S” vào câu sai trong các nhận định sau đây.

IV

24

Nhận định

Đánh giá

1. Nhân giống vô tính là việc tạo ra cây con từ hạt giống

2. Giâm cành có cây con mọc rễ ngay trên cây mẹ

3. Mùa xuân là thời điểm thuận lợi cho các phương pháp nhân giống

vô tính cây ăn quả

4. Ưu điểm của ghép là lựa chọn được bộ rễ khoẻ cho cây mới

5. Ưu điểm của chiết là cây con sạch bệnh, có bộ rễ khoẻ

6. Nhược điểm của phương pháp ghép là đòi hỏi kĩ thuật cao

7. Phương pháp ghép đòi hỏi chuẩn bị giá thể làm bầu đất

8. Cây nhân giống vô tính có đặc điểm giống cây mẹ từ cả ưu điểm và

nhược điểm

PHỤ LỤC

PHIẾU 1. BẢNG ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN CHO CÁC NHÓM

Nhóm: .........................

STT

Tiêu chí đánh giá

Điểm

Nhóm

1

2

3

4

1.

Phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên.

Có báo cáo tiến trình hoạt động nhóm.

1

2.

Các thành viên trong nhóm tham gia đầy đủ, phối

hợp nhịp nhàng; đoàn kết, chủ động, tích cực trong

hoạt động nhóm.

2

3.

Báo cáo có nội dung chính xác, đầy đủ. Đáp án câu

hỏi của hộp chức năng Khám phá đúng, đủ ý.

2,5

4.

Báo cáo thu hút, đẹp mắt, sáng tạo và hiệu quả.

2,5

5.

Hoạt động tích cực trong giờ học. Có nhiều nhận

xét và câu hỏi đóng góp ý kiến cho nhóm bạn.

2

Tổng điểm

10

25

PHIẾU 2. BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

Nhóm: ........................ Tên thành viên: ..........................................................................

STT

Tiêu chí đánh giá

Thang điểm đánh giá

1

2

3

4

1.

Làm việc theo đúng kế hoạch, nhiệm

vụ được phân công.

2.

Hoàn thiện công việc được giao.

3.

Tích cực tham gia đóng góp ý kiến.

4.

Có ý tưởng mới, hay, sáng tạo đóng

góp cho sản phẩm của nhóm.

5.

Tôn trọng ý kiến của các thành viên

trong nhóm.

Tổng điểm

Ghi chú: Đánh giá mỗi tiêu chí theo thang điểm từ 1 đến 4 với 4 là cao nhất, tối đa

20 điểm/5 tiêu chí. HS đánh dấu

×

vào mức điểm hợp lí theo kết quả tự đánh giá.

PHIẾU 3. BẢNG ĐÁNH GIÁ GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

Nhóm: ..............................

Tiêu chí

Tên

thành

viên

Nhiệt tình

tham gia

công việc

Đưa ra ý

kiến và ý

tưởng mới

Hợp tác, thân

thiện, hỗ trợ các

thành viên

trong nhóm

Hoàn thành

nhiệm vụ

được phân

công

Tổng

điểm

1................

2................

3................

4................

5................

6................

7................

8................

9................

10..............

Ghi chú: Đánh giá mỗi tiêu chí theo thang điểm từ 1 đến 5 với điểm 5 là cao nhất, tối đa

20 điểm/4 tiêu chí.

26

KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI

MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

– Đặc điểm thực vật học (bộ rễ, thân, cành, lá, hoa, quả) và điều kiện ngoại cảnh

(nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm, ánh sáng, đất trồng, gió) của cây ăn quả có múi.

– Quy trình kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi.

– Kĩ thuật cắt tỉa, tạo tán.

– Kĩ thuật điều khiển ra hoa, tạo quả.

2. Năng lực

a) Năng lực công nghệ

– Phân tích được các đặc điểm thực vật học và điều kiện ngoại cảnh của cây ăn quả

có múi.

– Trình bày được quy trình trồng, chăm sóc, kĩ thuật tỉa cành, tạo tán; điều khiển ra

hoa, tạo quả cho cây ăn quả có múi.

– Đánh giá được khả năng và sở thích của bản thân với các công việc liên quan.

b) Năng lực chung

Lựa chọn nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về nội dung kiến thức bài học.

3. Phẩm chất

– Có ý thức trân trọng các sản phẩm cây ăn quả.

– Có ý thức trồng, chăm sóc cây ăn quả có múi trong thực tiễn.

THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– Tranh ảnh, tài liệu, video,... về các đặc điểm thực vật học; quy trình trồng, chăm

sóc; kĩ thuật tỉa cành, tạo tán; điều khiển ra hoa, đậu quả cho cây ăn quả có múi.

Ví dụ:

+ https://www.youtube.com/watch?v=c8xKX5rBZGc

+ https://www.youtube.com/watch?v=V2gSKJiqHH0

+ https://www.youtube.com/watch?v=iIJ9wRcUCyw

– Một số mẫu vật cây ăn quả/sản phẩm cây ăn quả có múi phổ biến của địa phương.

Ví dụ: Lá của một số cây ăn quả có múi như cam, chanh, bưởi, phật thủ, quất.

(Thời lượng: 4 tiết)

BÀI 3

I

II

27

– Phiếu học tập như sau:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC

Nhóm: ........................................................................................................................

Hãy điền thông tin phù hợp với từng nội dung:

Tên bộ phận

Đặc điểm

Đặc điểm

thực vật học

của cây ăn

quả có múi

Bộ rễ

Thân, cành

Hoa

Quả

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI

Nhóm: ........................................................................................................................

Hãy điền thông tin phù hợp với từng nội dung:

Ngoại cảnh

Yêu cầu

Nhiệt độ

Lượng mưa

Ánh sáng

Đất trồng

Gió

2. Học sinh

– Sưu tầm hình ảnh, thông tin,... giới thiệu cách tạo tán ở cây ăn quả có múi. Trả lời

cho câu hỏi “Tạo tán ở cây cảnh có điểm nào giống, điểm nào khác so với cách tạo

tán ở cây ăn quả có múi?”.

– Tìm hiểu về một số sâu, bệnh hại trên cây ăn quả có múi và cách phòng trừ.

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Mở đầu

a) Mục tiêu

Giúp HS tái hiện kiến thức, kinh nghiệm đã có liên quan đến cây ăn quả có múi, đồng

thời tạo hứng khởi, kích thích HS mong muốn tìm hiểu bài học mới.

III

28

b) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chia lớp thành các nhóm sao cho phù hợp với sĩ số

lớp, thực hiện nhanh trò chơi sau:

Trò chơi “Tôi là ai?”

Luật chơi: GV sẽ đưa lần lượt lá của các cây đã chuẩn bị

(hoặc chiếu hình ảnh) để HS quan sát và đoán xem đó là lá

của cây gì. Sau khi quan sát, các nhóm ra tín hiệu để trả lời.

Đoán đúng được 1 điểm, đoán sai chuyển quyền trả lời cho

nhóm tiếp theo. Lần lượt như vậy đến khi hết. Tính điểm

giữa các nhóm.

Một số hình ảnh như sau:

– Kết thúc trò chơi, GV dẫn dắt vào bài, giới thiệu các cây

ăn quả có múi và nội dung bài học.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu cụ thể của GV. Thảo

luận và trả lời câu hỏi.

– GV quan sát quá trình làm việc của HS.

Giới thiệu nội dung bài

học: Bài 3. Kĩ thuật trồng

và chăm sóc cây ăn quả

múi

gồm

4

nội

dung chính:

1. Các đặc điểm thực vật

học và điều kiện ngoại

cảnh của cây ăn quả có

múi

2. Quy trình trồng, chăm

sóc

3. Kĩ thuật cắt tỉa, tạo tán

4. Kĩ thuật điều khiển ra

hoa, đậu quả

29

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV mời đại diện HS của từng nội dung trả lời câu hỏi, trình

bày nội dung đã tìm hiểu.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Dựa trên câu trả lời của HS, GV chuẩn hoá kiến thức, tính

điểm giữa các nhóm, sau đó bắt đầu bài mới.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1. Tìm hiểu các đặc điểm thực vật học và điều kiện ngoại cảnh của cây ăn

quả có múi

a) Mục tiêu

HS nêu được các đặc điểm thực vật học và điều kiện ngoại cảnh của cây ăn quả có múi.

b) Nội dung

HS đọc nội dung mục I. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh, hoàn thành

phiếu học tập.

c) Sản phẩm

– HS ghi được vào phiếu học tập những đặc điểm của cây ăn quả có múi.

– HS liên hệ để vận dụng hiểu biết trên vào đời sống.

– Hoàn thiện Phiếu học tập số 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC

Nhóm: ................................................................................................................................

Hãy điền thông tin phù hợp với từng nội dung:

Tên bộ phận

Đặc điểm

Đặc

điểm

thực vật

học của

cây

ăn

quả

múi

Bộ rễ

Gồm rễ cái và rễ con. Rễ cái cắm sâu xuống đất để cây đứng

vững. Rễ bên phân bố nông, có chức năng chính lấy nước và

khoáng.

Thân, cành

Thân gỗ nhỏ. Nhiều cành, phân cành thấp.

Màu xanh, mọc so le, phiến lá hình trái xoan hoặc thuôn dài.

Hoa

Hoa lưỡng tính, mọc ở đầu cành hoặc nách lá.

Cánh hoa thường có màu trắng hoặc trắng ngả vàng.

Chủ yếu là tự thụ phấn, một số loại có thụ phấn chéo.

Quả

Quả hình cầu. Vỏ dày, màu xanh hoặc vàng khi chín. Vỏ quả

có tinh dầu.

30

– Hoàn thiện Phiếu học tập số 2:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI

Nhóm: ................................................................................................................................

Hãy điền thông tin phù hợp với từng nội dung:

Ngoại cảnh

Yêu cầu

Nhiệt độ

Khoảng nhiệt độ có thể sinh trưởng, phát triển: 12

o

C – 39

o

C và

thích hợp nhất là 23

o

C – 29

o

C.

Lượng mưa

Cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng ngập.

Lượng mưa tối ưu là 900 – 1200 mm.

Độ ẩm 70 – 80%.

Ánh sáng

Không ưa ánh sáng mạnh.Ưa ánh sáng tán xạ mùa hè 8h – 17h.

Đất trồng

Đa dạng: đất phù sa, đất cát pha, đất bazan,...

Yêu cầu: tầng đất dày trên 1 m, thoát nước tốt, pH 5,5 – 6,4 (chua

nhẹ).

Gió

Gió vừa phải: giúp lưu thông không khí, hạn chế sâu bệnh, điều hoà

độ ẩm.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV sử dụng nhóm từ hoạt động trước, yêu cầu HS đọc nội dung

mục I và quan sát hình ảnh trong SGK để hoàn thiện phiếu học

tập 1 và 2.

– HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập.

– GV hỏi lại các kiến thức về đặc điểm thực vật học của cây ăn quả

nói chung nhằm củng cố, tạo tư duy khoa học vận dụng kiến thức

cho HS, hệ thống câu hỏi như sau:

1. Cấu tạo bộ rễ của cây ăn quả có múi có cần tưới nước thường

xuyên không? Có cần làm đất tơi xốp không?

2. Thân phân nhánh thấp thường gặp những bất lợi gì trong quá

trình sinh trưởng và phát triển của cây?

3. Lá có vai trò thế nào với sự phát triển của cây?

4. Hoa của cây ăn quả có múi là hoa lưỡng tính, có thể tự thụ phấn

hoặc thụ phấn chéo. Đặc điểm này có ưu điểm gì và gây ra hạn chế

nào?

Phiếu học tập số

1 và 2.

31

5. Quả của cây ăn quả có múi ở vị trí cành cấp mấy? Vận dụng kiến

thức này trong cắt tỉa và chăm sóc cây như thế nào?

6. Quả của cây có múi thuộc loại quả nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu cụ thể của GV. Thảo luận

và trả lời câu hỏi.

– GV quan sát quá trình làm việc của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV mời đại diện HS của từng nhóm trình bày phiếu học tập của

nhóm mình về nội dung đã tìm hiểu.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Dựa trên câu trả lời của HS, GV chuẩn hoá kiến thức.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về quy trình kĩ thuật trồng cây ăn quả có múi

a) Mục tiêu

– HS biết cách trồng, nêu và giải thích một số biện pháp kĩ thuật trồng cây.

– Phân biệt thời kì kiến thiết cơ bản và thời kì kinh doanh ở cây trồng nói chung và

cây ăn quả có múi nói riêng.

b) Nội dung

– Phần tìm hiểu phân biệt các thời kì của cây.

– HS giải thích được các biện pháp trong quy trình trồng cây ăn quả có múi.

c) Sản phẩm

– Bài thuyết trình phân biệt thời kì thiết kế cơ bản và thời kì kinh doanh:

+ Tạo khung tán cho cây (3 năm đầu).

+ Cây bắt đầu cho quả ổn định (năm 3 trở đi).

– Giải thích một số kĩ thuật trong trồng cây ăn quả có múi.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS giải thích các kĩ thuật trồng cây ăn quả

có múi. GV sử dụng hệ thống câu hỏi gợi ý như sau:

+ Vì sao thời điểm trồng trong năm là vụ xuân (tháng 2

đến tháng 4) hoặc vụ thu (tháng 8 đến tháng 10)?

II.

Quy

trình

thuật

trồng và chăm sóc:

1. Kĩ thuật trồng:

– Thời vụ: mát mẻ, nhiều

ẩm.

32

+ Vì sao khoảng cách trồng tuỳ thuộc giống cây và điều

kiện thổ nhưỡng?

+ Vì sao nếu đất trồng xấu thì hố trồng cần đào rộng hơn

và dùng chủ yếu phân hữu cơ bón lót cho mỗi hố trồng?

+ Vì sao cần xé bỏ túi bầu, vun đất mặt quanh gốc, nén

chặt, cắm cọc chống, phủ xác thực vật quanh gốc cây?

– HS ghi lại các giải thích vào vở ghi chép.

– GV có thể cho HS xem video thao tác trồng cây ăn quả

để HS hình dung được quy trình kĩ thuật.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV. Thảo luận

và trả lời câu hỏi.

– GV quan sát quá trình làm việc của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV mời đại diện HS trả lời từng câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Dựa trên câu trả lời của HS, GV chuẩn hoá kiến thức.

– Khoảng cách trồng: để

lá cây phát triển không

che lấp nhau.

– Hố trồng: chuẩn bị cho

đất tơi xốp và bổ sung

phân bón lót.

– Trồng cây: trồng đủ sâu

để

cây

đứng

vững,

rễ

phát

triển,

dễ

chăm

tưới.

Hoạt động 3. Tìm hiểu về quy trình kĩ thuật chăm sóc cây ăn quả có múi

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS đọc sách, làm việc nhóm và trả lời các

câu hỏi sau:

+ Làm cỏ, vun xới có tác dụng gì cho cây?

+ Thời kì kiến thiết cơ bản và thời kì kinh doanh trong

trồng cây ăn quả có múi là gì?

+ Nhu cầu nước của cây khác nhau thế nào ở hai thời kì?

+ Vì sao sau khi bón phân cần thường xuyên tưới nước,

giữ ẩm?

+ Nêu các nguyên nhân gây sâu bệnh trên cây trong các hình

dưới dây. Nguyên tắc chung để phòng sâu, bệnh là gì?

Sâu vẽ bùa

Loét

2. Kĩ thuật chăm sóc:

– Làm cỏ, vun xới:

+ Loại bỏ nơi ẩn nấp của

sâu bệnh.

+ Vun xới đất tơi xốp cho

cây

lấy

nước

chất

dinh dưỡng.

– Bón phân thúc

+ Lượng

bón:

Bảng

3.1

SGK

(Tuỳ

thuộc

loại

cây, tuổi cây).

+ Thời

điểm

bón:

Bảng

3.2 SGK.

– Cách bón:

+ Tạo rãnh, rắc phân, lấp

đất.

33

Sâu đục thân

Bệnh ghẻ lồi

Bệnh vàng lá Greening

Rệp sáp bưởi

+ Kể tên các biện pháp sinh học được sử dụng trong phòng,

trừ sâu, bệnh hại. Nêu lợi ích và hạn chế khi sử dụng các

biện pháp kể trên.

+ Từ những thông tin kể trên, hãy dự đoán những điều kiện

về năng lực và phẩm chất nghề trồng cây ăn quả có múi

đòi hỏi ở người lao động.

– HS thảo luận, trả lời câu hỏi.

– Sau đó, GV tiếp tục yêu cầu HS làm việc nhóm để tìm

hiểu về sâu, bệnh hại cũng như các phòng trừ sâu, bệnh

hại.

– HS tham gia trò chơi nhận biết một số loại sâu, hại trên

cây ăn quả có múi.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV. Thảo luận

và trả lời câu hỏi.

– GV quan sát quá trình làm việc của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV mời đại diện HS trả lời từng câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Dựa trên câu trả lời của HS, GV chuẩn hoá kiến thức.

+ Hoà phân vào nước rồi

tưới.

+ Rắc

trên

gốc

rồi

tưới

nước.

* Lưu

ý

giữ

ẩm

thường

xuyên

– Tưới nước: Tuỳ thuộc

loại cây, tuổi cây.

– Một số sâu, bệnh hại và

biện pháp phòng, trừ:

Nguyên

tắc

chung

để

phòng sâu bệnh:

+ Sử dụng cây giống sạch.

+ Cắt tỉa cành yếu, bệnh.

+ Kiểm tra vườn thường

xuyên.

+ Bón phân hợp lí, đảm

bảo dinh dưỡng cho cây

khoẻ.

+ Sử dụng biện pháp trừ

sâu kịp thời, hợp lí.

Hoạt động 4. Tìm hiểu về quy trình kĩ thuật cắt tỉa, tạo tán và điều khiển cây ra hoa,

tạo quả

a) Mục tiêu

– HS giải thích được tại sao cần cắt tỉa, tạo tán. Nguyên tắc chung của cắt tỉa, tạo tán.

– Nêu được tên và tác dụng của một số loai thuốc điều khiển cây ra hoa, tạo quả.

34

b) Nội dung

– Vai trò việc cắt tỉa, tạo tán:

+ Duy trì đúng kích thước để cây không bị rậm rạp nhằm hạn chế các loại sâu, bệnh hại.

+ Tạo ra các chồi mới sinh trưởng mạnh.

+ Để ánh sáng truyền vào tán cây nhiều hơn.

– Kĩ thuật cắt tỉa, tạo tán:

+ Ở thời kì kiến thiết cơ bản: Trên một cây chỉ để từ 3 – 4 cành chính (cành cấp 1)

phân bố đều ra các hướng làm khung cho các cành cấp 2 phát triển về sau.

+ Thời kì kinh doanh: Cắt tỉa các chồi, cành cong queo, cành bị bẻ gãy, cành yếu vươn

ra xa tán, cành bị sâu bệnh. Các cành nhỏ mọc thẳng bên trong tán, không nhận

được ánh sáng.

+ Giai đoạn sau thu hoạch: tỉa cành yếu, hỏng, cành vô hiệu và cuống trái để thu nhỏ

tán cây, giúp cây đâm chồi mới đồng loạt.

– Điều khiển ra hoa, tạo quả:

+ Thúc ra hoa: hạn chế nước, dùng thuốc/chế phẩm thúc đẩy cây ra hoa.

+ Tăng khả năng đậu quả: dùng các chế phẩm GA3, Brassinolide,...

c) Sản phẩm

HS trình bày được các kĩ thuật cắt tỉa và điều khiển nói trên. Thực hành được trên

cây mẫu.

d) Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về kĩ thuật cắt tỉa, tạo tán cây ăn quả có múi

– GV yêu cầu HS tìm hiểu kĩ thuật tỉa cành, tạo tán cây ăn quả có múi, thuyết trình

kết quả tìm hiểu trước lớp.

– HS tìm hiểu theo yêu cầu của GV (tìm hiểu trong SGK, các tài liệu liên quan,

internet,...), ghi chép lại các nội dung tìm hiểu được và trình bày trước lớp.

35

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu ý nghĩa của việc cắt tỉa, tạo tán cây ăn quả có múi

– GV nêu các câu hỏi sau phần thuyết trình của nhóm HS:

1. Nêu ra 3 lợi ích của cắt tỉa, tạo tán.

2. Mục đích của việc cắt tỉa vào thời kì kiến thiết và thời kì kinh doanh khác nhau như

thế nào?

3. Sau thu hoạch, việc cắt tỉa nhằm mục đích gì?

– HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.

3. Hoạt động luyện tập

a) Mục tiêu

Giúp HS củng cố, khắc sâu nội dung của bài học phù hợp với yêu cầu cần đạt của

chương trình.

b) Nội dung

Hệ thống hoá nội dung bài học bằng sơ đồ.

c) Sản phẩm

Sơ đồ cành cây thể hiện đầy đủ các nội dung chính của bài học. Có thể vẽ sơ đồ một

cây có 6 cành, trong đó mỗi cành thể hiện một trong các nội dung sau: Đặc điểm thực

vật học; yêu cầu ngoại cảnh; kĩ thuật trồng; kĩ thuật chăm sóc; kĩ thuật tỉa cành, tạo

tán; điều khiển ra hoa, đậu quả.

d) Tổ chức thực hiện

– GV nêu yêu cầu các nhóm HS hệ thống hoá nội dung của bài dưới dạng sơ đồ (có

thể gợi ý dưới dạng sơ đồ cành cây).

– HS thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.

4. Hoạt động vận dụng

a) Mục tiêu

HS nâng cao hiểu biết của bản thân về nghề trồng cây ăn quả có múi và các ngành nghề

liên quan thông qua hoạt động tìm hiểu và chia sẻ kinh nghiệm với các bạn cùng lớp.

b) Nội dung

– Xác định đặc điểm của nghề.

– Các yêu cầu phẩm chất của người làm nghề.

– Khảo sát sự phù hợp, yêu thích với nghề.

c) Sản phẩm

HS thảo luận về nghề trồng cây ăn quả có múi ở địa phương và yêu cầu của nghề.

d) Tổ chức thực hiện:

GV đặt câu hỏi để HS thảo luận:

1. Địa phương trồng những loại cây ăn quả có múi nào?

2. Triển vọng của nghề như thế nào? Yêu cầu của nghề nghiệp đối với người lao động là gì?

3. Em có phù hợp với nghề này không? Theo em, người có những năng lực và phẩm chất

như thế nào sẽ phù hợp với nghề?

36

KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NHÃN

MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

– Đặc điểm thực vật học (bộ rễ, thân, cành, lá, hoa, quả) và điều kiện ngoại cảnh

(nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm, ánh sáng, đất trồng, gió) của cây nhãn.

– Quy trình kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn.

– Kĩ thuật cắt tỉa, tạo tán.

– Kĩ thuật điều khiển ra hoa, tạo quả.

2. Năng lực

a) Năng lực công nghệ

– Phân tích được các đặc điểm thực vật học và điều kiện ngoại cảnh của cây nhãn.

– Trình bày được quy trình trồng, chăm sóc, kĩ thuật tỉa cành tạo tán, điều khiển ra

hoa, tạo quả cho cây nhãn.

– Đánh giá được khả năng và sở thích của bản thân với các công việc liên quan.

b) Năng lực chung

Lựa chọn nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về nội dung kiến thức bài học: các

đặc điểm thực vật học và điều kiện ngoại cảnh của cây nhãn; quy trình trồng, chăm

sóc; kĩ thuật tỉa cành tạo tán, điều khiển ra hoa và tạo quả cho cây nhãn.

3. Phẩm chất

– Có ý thức trân trọng các sản phẩm cây ăn quả.

– Có ý thức vận dụng kiến thức trồng, chăm sóc cây nhãn vào thực tiễn.

THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– Tranh ảnh, tài liệu, video,... về các đặc điểm thực vật học; quy trình trồng, chăm

sóc; kĩ thuật tỉa cành, tạo tán; điều khiển ra hoa, đậu quả cho cây nhãn. Ví dụ:

+ https://www.youtube.com/watch?v=RDkmzhEURVU

+ https://www.youtube.com/watch?v=KoBXHDIjyU8

+ https://www.youtube.com/watch?v=f57IiSTD_Qw

+ https://www.youtube.com/watch?v=EPj4BpD0RMA

(Thời lượng: 4 tiết)

BÀI 4

I

II

37

– Phiếu học tập như sau:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC

Nhóm: ................................................................................................................................

Hãy điền thông tin phù hợp với từng nội dung:

Tên bộ phận

Đặc điểm

Đặc điểm

thực vật học

của cây nhãn

Bộ rễ

Thân, cành

Hoa

Quả

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY NHÃN

Nhóm: ................................................................................................................................

Hãy điền thông tin phù hợp với từng nội dung:

Ngoại cảnh

Yêu cầu

Nhiệt độ

Lượng mưa

Ánh sáng

Đất trồng

Gió

2. Học sinh

– Sưu tầm hình ảnh, thông tin,... giới thiệu cách tạo tán, các sản phẩm,... ở cây nhãn.

– Đọc trước bài học trong SGK để trả lời các câu hỏi trong hộp chức năng Khám phá.

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Mở đầu

a) Mục tiêu

Tạo hứng khởi, tái hiện các kiến thức đã có liên quan kĩ thuật trồng cây ăn quả và cây

nhãn.

III

38

b) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chia lớp thành các nhóm sao cho phù hợp với sĩ số lớp,

thực hiện nhanh trò chơi sau:

Trò chơi “Đoán xem?”

Luật chơi: GV trưng bày các sản phẩm được chế biến từ nghề

trồng nhãn đã chuẩn bị (hoặc chiếu hình ảnh) để HS quan sát

và đoán tên sản phẩm ứng với mỗi hình ảnh quan sát được.

Sau khi quan sát, các nhóm ra tín hiệu để trả lời. Đoán đúng

được 1 điểm, đoán sai chuyển quyền trả lời cho nhóm tiếp

theo. Lần lượt như vậy đến khi hết. Tính điểm giữa các nhóm.

Một số hình ảnh như sau:

Mứt nhãn

Sirô nhãn

Rau câu nhãn

Long nhãn

Chè sen nhãn dừa

Trà nhãn tươi

– Kết thúc trò chơi, GV dẫn dắt vào bài.

Giới thiệu nội dung

bài học:

Bài 4. KĨ THUẬT

TRỒNG VÀ CHĂM

SÓC CÂY NHÃN

I. Các đặc điểm thực

vật học và điều kiện

ngoại

cảnh

của

cây

nhãn

II.

Quy

trình

trồng,

chăm sóc

III. Kĩ thuật tỉa cành

tạo tán

IV. Điều khiển ra hoa,

tạo quả

39

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu cụ thể của GV. Thảo

luận và trả lời câu hỏi.

– GV quan sát quá trình làm việc của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV mời đại diện HS của từng nội dung trả lời câu hỏi, trình

bày nội dung đã tìm hiểu.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Dựa trên câu trả lời của HS, GV chuẩn hoá kiến thức, tính

điểm giữa các nhóm, sau đó bắt đầu bài mới.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

Hoạt động 1. Tìm hiểu các đặc điểm thực vật học và điều kiện ngoại cảnh của nhãn

a) Mục tiêu

HS nêu được các đặc điểm thực vật học và điều kiện ngoại cảnh của cây nhãn.

b) Nội dung

HS đọc nội dung mục I. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh, hoàn thành

phiếu học tập.

c) Sản phẩm

– HS ghi được vào phiếu học tập những đặc điểm của cây nhãn.

– HS liên hệ để vận dụng hiểu biết trên vào đời sống.

– Hoàn thiện Phiếu học tập số 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC

Nhóm: ................................................................................................................................

Hãy điền thông tin phù hợp với từng nội dung:

Tên bộ phận

Đặc điểm

Đặc

điểm

thực vật

học của

cây

nhãn

Bộ rễ

Rễ ăn sâu và rộng hơn so với tán vài lần. Rễ tơ tập trung ở

hình chiếu tán cây và sâu 0 – 50 cm.

Thân, cành

Thân gỗ nhiều cành. Thân trưởng thành cao 10 – 15 m, tán

rộng 8 – 10 m. Mỗi năm ra 3 – 5 đợt chủ yếu mùa xuân –

hè – thu.

Lá kép lông chim mọc so le. Lá non màu tím hoặc đỏ nâu.

Hoa

Hoa cái, hoa đực (nhiều nhất) và hoa lưỡng tính. Tự thụ

phấn hoặc thụ phấn chéo.

Quả

Quả mọc thành chùm, chủ yếu từ hoa cái.

40

Hoàn thiện Phiếu học tập số 2:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY NHÃN

Nhóm: ................................................................................................................................

Hãy điền thông tin phù hợp với từng nội dung:

Ngoại cảnh

Yêu cầu

Nhiệt độ

Ở miền Bắc, từ 21

o

C đến 27

o

C. Thời gian phân hoá mầm hoa cần

nhiệt độ khoảng 10

o

C trong 2 tháng, từ tháng 12 đến hết tháng 1

năm sau.

Ở miền Nam, cần 17

o

C đến 22

o

C.

Lượng mưa

Cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng ngập, lượng mưa tối ưu vào

khoảng 1 200 – 1 600 mm.

Độ ẩm 70 – 90%.

Thời kì ra hoa và sinh trưởng quả cần ẩm nhiều.

Thời kì nở hoa, đậu quả nếu mưa nhiều khiến khả năng đậu quả thấp.

Ánh sáng

Ưa sáng mạnh, đặc biệt là giống ở miền Nam.

Đất trồng

Đa dạng. Kể cả đất nhiễm mặn.

Đất thoát nước tốt, pH 5,5 – 6,4 (chua nhẹ).

Gió

Gió vừa phải giúp lưu thông không khí, thụ phấn cho cây, hạn chế

sâu bệnh, điều hoà độ ẩm.

Gió nhiều làm rụng hoa quả và gãy cành.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I và quan sát hình trong

SGK cùng với hình GV cung cấp để điền phiếu học tập.

Phiếu học tập số

1 và 2.

41

– HS hoàn thành phiếu học tập.

– HS nhớ lại về vị trí cây ra hoa, quả để vận dụng trong chăm sóc.

GV sử dụng một số câu hỏi như sau:

1. Vùng nào thích hợp để trồng cây nhãn? Hãy kể tên một số địa

phương trồng nhãn nổi tiếng ở nước ta.

2. Dựa vào đặc điểm rễ cây, cần bón phân, tưới nước vào vị trí nào?

3. Có cần làm đất tơi xốp không?

4. Vì sao dựa vào chiều cao thân và rộng tán để trồng cây với khoảng

cách phù hợp?

5. Lá có vai trò thế nào với sự phát triển của cây? Lá quá nhiều hoặc

quá ít sẽ ảnh hưởng như thế nào với cây?

6. Điều kiện trồng như thế nào để cây nhãn phát triển trong môi

trường vừa có gió vừa tránh được gió mạnh?

7. Mùa hoa nhãn cần điều kiện như thế nào để cây ra hoa tốt?

8. Quả được hình thành chủ yếu nhờ thụ phấn chéo hay tự thụ

phấn?

9. Quả nhãn thuộc loại quả nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV: đọc, thảo luận,

hoàn thiện phiếu học tập theo nhóm.

– GV quan sát quá trình làm việc của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV mời đại diện HS của từng nội dung trả lời câu hỏi, trình bày

nội dung đã tìm hiểu.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Dựa trên câu trả lời của HS, GV chuẩn hoá kiến thức.

Hoạt động 2. Tìm hiểu quy trình kĩ thuật trồng cây nhãn

a) Mục tiêu

HS biết cách trồng, nêu và giải thích quy trình kĩ thuật trồng cây.

42

b) Nội dung

HS giải thích các biện pháp trong quy trình trồng cây nhãn.

c) Sản phẩm

– HS nhắc lại phân biệt thời kì thiết kế cơ bản và thời kì kinh doanh.

+ Tạo khung tán cho cây (3 năm đầu).

+ Cây bắt đầu cho quả ổn định (năm 3 trở đi).

– Giải thích một số kĩ thuật trong trồng cây nhãn.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động

Nội dung

– GV cho HS trả lời các câu hỏi định hướng để giải

thích các kĩ thuật trong trồng cây. Một số câu hỏi

định hướng như sau:

+ Vì sao thời điểm trồng trong năm là vụ xuân (từ

tháng 2 đến tháng 4) ở miền Bắc hoặc vụ thu (từ

tháng 8 đến tháng 10) ở miền Nam?

+ Khoảng cách trồng như thế nào là phù hợp trồng

cây nhãn?

+ Vì sao hố trồng cần đào rộng hơn nếu đất xấu?

+ Vì sao cần xé bỏ túi bầu, vun đất mặt quanh gốc,

nén chặt, cắm cọc chống, phủ xác thực vật quanh

gốc cây?

– HS ghi lại các giải thích vào vở ghi chép.

– GV chiếu video/hình ảnh quy trình kĩ thuật trồng

cây nhãn để HS nắm được thao tác trồng cây trong

vườn.

II. Quy trình kĩ thuật trồng và

chăm sóc:

1. Kĩ thuật trồng:

– Thời vụ: mùa mưa.

– Khoảng cách trồng: để lá cây

phát

triển

không

che

lấp

nhau.

– Hố trồng: chuẩn bị cho đất

tơi xốp và bổ sung phân bón

lót.

– Trồng: trồng đủ sâu để cây

đứng vững, rễ phát triển, dễ

chăm tưới.

Hoạt động 3. Tìm hiểu quy trình kĩ thuật chăm sóc cây nhãn

a) Mục tiêu

HS biết cách chăm sóc, nêu và giải thích quy trình kĩ thuật chăm sóc cây nhãn.

b) Nội dung

HS giải thích các biện pháp trong quy trình chăm sóc cây nhãn.

c) Sản phẩm

Giải thích một số kĩ thuật trong trồng và chăm sóc cây nhãn.

43

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động

Nội dung

– GV cho HS trả lời các câu hỏi định hướng để giải

thích các kĩ thuật trong chăm sóc cây. Một số câu

hỏi định hướng như sau:

+ Làm cỏ, vun xới có tác dụng gì cho cây?

+ Vì sao sau khi bón phân cần thường xuyên tưới

nước, giữ ẩm?

+ Tại sao nên ưu tiên kĩ thuật tưới nước tiết kiệm?

+ Quan sát Hình 4.3 SGK, cho biết một số loại sâu

hại cây nhãn và cách phòng trừ sâu hại.

+ Quan sát Hình 4.4 SGK và nêu nguyên nhân gây

một số bệnh trên cây nhãn.

+ Nguyên tắc chung để phòng sâu bệnh ở cây nhãn

là gì?

– HS tự nghiên cứu SGK và đưa ra câu trả lời.

– GV yêu cầu HS làm việc nhóm và trả lời thêm

một số câu hỏi:

+ Kể các biện pháp sinh học được sử dụng trong

phòng, trừ sâu bệnh hại? Nêu lợi ích và hạn chế

khi sử dụng các biện pháp kể trên.

+ Nghề trồng nhãn đòi hỏi điều kiện, đức tính nào

ở người lao động? Những ai có thể làm được công

việc này?

– GV yêu cầu HS nhắc lại “Bốn nguyên tắc trong

sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

2. Kĩ thuật chăm sóc:

– Làm cỏ, vun xới: Loại bỏ nơi ẩn

nấp của sâu bệnh. Vun xới đất

tơi xốp cho cây lấy nước.

– Bón phân thúc:

+ Lượng bón: Bảng 4.2 SGK. Tuỳ

thuộc loại cây, tuổi cây.

+ Thời điểm bón: Bảng 4.3 SGK.

– Cách bón:

+ Lần 1: Tạo rãnh, rắc phân, lấp

đất. Hoà phân vào nước rồi

tưới. Rắc trên gốc rồi tưới nước.

+ Các lần sau: Hoà tan phân vào

nước hoặc rắc theo hình chiếu

tán cây rồi tưới nước.

– Tưới nước: Tuỳ thuộc tuổi cây.

– Nguyên tắc chung để phòng

sâu, bệnh ở cây nhãn:

+ Sử dụng cây giống sạch.

+ Cắt tỉa cành yếu, bệnh.

+ Kiểm tra vườn thường xuyên.

+ Bón phân hợp lí, đảm bảo dinh

dưỡng cho cây khoẻ.

+ Thu gom, tiêu huỷ cành bệnh.

+ Sử dụng biện pháp trừ sâu kịp

thời, hợp lí.

44

Hoạt động 4. Tìm hiểu kĩ thuật cắt tỉa, tạo tán và điều khiển cây ra hoa, tạo quả

a) Mục tiêu

– HS giải thích được tại sao cần cắt tỉa, tạo tán. Nguyên tắc chung của cắt tỉa, tạo tán.

– Nêu được tên và tác dụng của một số loai thuốc điều khiển cây ra hoa tạo quả.

b) Nội dung

– Vai trò việc cắt tỉa, tạo tán:

+ Duy trì đúng kích thước để cây không bị rậm rạp nhằm hạn chế các loại sâu,

bệnh hại.

+ Tạo ra các chồi mới sinh trưởng mạnh.

+ Để ánh sáng truyền vào tán cây nhiều hơn.

– Kĩ thuật cắt tỉa, tạo tán:

+ Ở thời kì kiến thiết cơ bản: khi cây cao 0,8 m đến 1 m thì bấm ngọn để tạo cành

cấp 1. Cành cấp 1 được 0,5 – 0,7 m thì cắt tỉa để tạo cành cấp 2 và cứ vậy đến khi có

khung tán phân bố đều.

+ Thời kì kinh doanh: Cắt tỉa các chồi, cành cong queo, cành bị bẻ gãy, cành yếu vươn

ra xa tán, cành bị sâu bệnh, các cành nhỏ mọc thẳng bên trong tán, không nhận

được ánh sáng.

+ Giai đoạn sau thu hoạch: cắt tỉa toàn bộ cành tăm, cành sâu bệnh hoặc bị che sáng

hoặc cành vượt tán.

+ Tỉa cành hoa, quả bị sâu, bệnh.

– Điều khiển ra hoa, tạo quả:

+ Thúc ra hoa: Biện pháp cơ giới (khoanh vỏ/chặn rễ), sử dụng hoá chất (KClO

3

giai

đoạn lộc thành thục).

+ Tăng khả năng đậu quả: dùng các chế phẩm GA3, Brassinolide,... bổ sung phân đa

lượng, vi lượng.

c) Sản phẩm

HS nêu được các kĩ thuật cắt tỉa và điều khiển nói trên. Xác định được biện pháp sử

dụng dựa vào hình ảnh.

d) Tổ chức thực hiện

– GV yêu cầu HS quan sát hình, nêu biện pháp được sử dụng.

45

3. Hoạt động luyện tập

a) Mục tiêu

Ôn tập kiến thức tổng thể bài học.

b) Nội dung

Hệ thống nội dung bài học bằng sơ đồ.

c) Sản phẩm

Nội dung chính của bài:

1. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn

2. Kĩ thuật trồng

3. Kĩ thuật chăm sóc cây: làm cỏ xới đất, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu hại

4. Kĩ thuật cắt tỉa ở từng thời kì

5. Điều khiển cây ra hoa, tạo quả

d) Tổ chức thực hiện

HS hệ thống lại nội dung bài bằng sơ đồ.

4. Hoạt động vận dụng

a) Mục tiêu

HS nâng cao hiểu biết của bản thân về nghề trồng nhãn và các ngành nghề liên quan

thông qua hoạt động tìm hiểu và chia sẻ kinh nghiệm với các bạn cùng lớp.

b) Nội dung

– Xác định đặc điểm của nghề.

– Các yêu cầu phẩm chất của người lao động.

– Khảo sát sự phù hợp, yêu thích với nghề.

c) Sản phẩm

HS thảo luận về nghề trồng cây nhãn ở địa phương và yêu cầu của nghề đối với người

lao động.

46

d) Tổ chức thực hiện

HS thảo luận trả lời câu hỏi:

1. Địa phương có nơi cụ thể nào trồng nhãn?

2. Triển vọng của nghề? Yêu cầu của nghề trồng nhãn đối với người lao động?

CÂU HỎI ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỞ RỘNG

Câu 1. Rễ của cây nhãn thuộc loại nào?

A. Rễ cọc.

B. Rễ chùm.

C. Có cả hai loại.

D. Đáp án khác.

Câu 2. Thân của cây nhãn thuộc loại nào?

A. Thân gỗ lớn nhiều cành.

B. Thân cỏ.

C. Thân cột.

D. Thân gỗ bụi gỗ nhỏ.

Câu 3. Vì sao cần chăm vườn thường xuyên?

A. Để ngắm cây.

B. Để kịp thời cắt tỉa cành sâu, bệnh.

C. Để theo dõi và kịp thời xử lí trừ sâu, cắt tỉa, bỏ phân, tưới nước phù hợp.

D. Để cây không bị trâu, bò ăn.

Câu 4. Muốn cây nhãn đậu quả cần đảm bảo các điều kiện nào về thời tiết?

A. Lượng mưa ít.

B. Gió lớn để thụ phấn.

C. Nhiệt độ trên 30

0

C.

D. Ánh sáng mạnh.

Câu 5. Quả nhãn hình thành chủ yếu từ loại hoa nào của cây?

A. Hoa đực.

B. Hoa cái.

C. Hoa hướng tính.

D. Hoa vô tính.

Câu 6. Vì sao miền Bắc vẫn là khu vực trồng chính của các loại nhãn truyền thống?

A. Vì có điều kiện ánh sáng phù hợp cho cây nhãn.

B. Vì có điều kiện nhiệt độ phù hợp cho cây nhãn.

C. Vì có điều kiện lượng mưa phù hợp.

D. Vì có điều kiện gió phù hợp.

Câu 7. Thời điểm nào trong năm không phù hợp để trồng cây nhãn?

A. Mùa xuân.

B. Mùa hè và mùa đông.

C. Mùa thu.

D. Mùa đông hoặc mùa hè.

IV

47

Câu 8. Khoảng cách trồng cây nhãn phù hợp là

A. cây cách cây và hàng cách hàng 6 đến 7 m.

B. cây cách cây và hàng cách hàng 4 đến 5 m.

C. cây cách cây và hàng cách hàng 2 đến 4 m.

D. cây cách cây và hàng cách hàng 8 đến 10 m.

Câu 9. Vì sao đất xấu thì cần đào hố trồng cây rộng hơn? Vì sao bỏ phân cho cây theo

hình chiếu tán cây?

A. Để hố trồng cải tạo đất tạo thêm điều kiện sống cho cây và vì rễ cây phát triển

theo hình chiếu tán cây chỗ khác không có.

B. Vì đất xấu mới đào hố rộng được và vì rễ cây phát triển theo hình chiếu tán cây.

C. Để hố trồng làm góc chắc thêm và vì rễ cây phát triển theo hình chiếu tán cây.

D. Để hố trồng cải tạo đất tạo thêm điều kiện sống cho cây và vì ở hình chiếu tán

cây có các rễ con là bộ phận chính hút nước và khoáng.

Câu 10. Nhược điểm của biện pháp hoá học trong việc trừ sâu hại là gì?

A. Diệt hết sâu.

B. Diệt không hết sâu.

C. Kĩ thuật khó.

D. Ô nhiễm môi trường.

Câu 11. Thời kì kinh doanh, việc cắt tỉa cành có vai trò gì?

A. Tạo tán.

B. Trừ sâu, bệnh hại tán.

C. Tạo cành cấp 1.

D. Tạo cành cấp 2.

Câu 12. Có thể làm gì để tăng khả năng ra hoa, tạo quả của cây nhãn?

A. Khoanh vỏ.

B. Chặn rễ.

C. Dùng hoá chất.

D. Tất cả các cách trên.

48

KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY XOÀI

MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

– Đặc điểm thực vật học (bộ rễ, thân, cành, lá, hoa, quả) và điều kiện ngoại cảnh

(nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm, ánh sáng, đất trồng, gió) của cây xoài.

– Quy trình kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xoài.

– Kĩ thuật cắt tỉa, tạo tán.

– Kĩ thuật điều khiển ra hoa, tạo quả.

2. Năng lực

a) Năng lực công nghệ

– Phân tích được các đặc điểm thực vật học và điều kiện ngoại cảnh của cây xoài

– Trình bày được quy trình trồng, chăm sóc, kĩ thuật tỉa cành tạo tán, điều khiển ra

hoa, tạo quả cho cây xoài.

– Đánh giá được khả năng và sở thích của bản thân với các công việc liên quan.

b) Năng lực chung

Lựa chọn nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về nội dung kiến thức bài học: các

đặc điểm thực vật học và điều kiện ngoại cảnh của cây xoài; quy trình trồng, chăm

sóc, kĩ thuật tỉa cành tạo tán, điều khiển ra hoa tạo quả cho cây xoài.

3. Phẩm chất

– Có ý thức trân trọng các sản phẩm cây ăn quả.

– Có ý thức trồng, chăm sóc cây trong thực tiễn.

– Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn

THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– Tranh ảnh, tài liệu, video,... về các đặc điểm thực vật học; quy trình trồng, chăm

sóc; kĩ thuật tỉa cành, tạo tán; điều khiển ra hoa, tạo quả cho cây xoài.

+ Video 1: Kĩ thuật trồng và chăm sóc xoài Cát chu

https://www.youtube.com/watch?v=ameTOyDGgvk

+ Video 2: Chăm sóc xoài giai đoạn bông và trái mùa mưa

https://www.youtube.com/watch?v=7WEWzndxq5U

(Thời lượng: 4 tiết)

BÀI 5

I

II

49

+ Video 3: Trồng xoài trong chậu ra quả

https://www.youtube.com/watch?v=ubdeLLLx4CU

– Một số mẫu vật sản phẩm cây xoài ở địa phương.

– Phiếu học tập:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC

Nhóm: ................................................................................................................................

Hãy điền thông tin phù hợp với từng nội dung:

Tên bộ phận

Đặc điểm

Đặc điểm

thực vật học

của cây xoài

Bộ rễ

Thân, cành

Hoa

Quả

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY XOÀI

Nhóm: ................................................................................................................................

Hãy điền thông tin phù hợp với từng nội dung:

Ngoại cảnh

Yêu cầu

Nhiệt độ

Lượng mưa

Ánh sáng

Đất trồng

Gió

2. Học sinh

– Sưu tầm hình ảnh, thông tin,... giới thiệu cách tạo tán, các sản phẩm,... ở cây xoài.

– Đọc SGK và vẽ sơ đồ mạch kiến thức chính của bài

50

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Mở đầu

a) Mục tiêu

Giúp HS tái hiện một số kiến thức, kinh nghiệm đã có liên quan đến cây xoài, đồng

thời tạo hứng khởi để bước vào bài học mới (giới thiệu giá trị kinh tế, dinh dưỡng của

cây xoài).

b) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành các nhóm sao cho phù hợp với sĩ số

lớp, thực hiện nhanh trò chơi sau:

Trò chơi “Đoán xem?”

Luật chơi: GV trưng bày các sản phẩm được chế biến từ

nghề trồng xoài đã chuẩn bị (hoặc chiếu hình ảnh) để HS

quan sát và đoán tên sản phẩm ứng với mỗi hình ảnh

quan sát được. Sau khi quan sát, các nhóm ra tín hiệu để

trả lời. Đoán đúng được 1 điểm, đoán sai chuyển quyền

trả lời cho nhóm tiếp theo. Lần lượt như vậy đến khi hết.

Tính điểm giữa các nhóm.

Một số hình ảnh như sau:

Xoài sấy dẻo

Trà xoài

Sinh tố xoài

Salad xoài

Giới

thiệu

nội

dung

bài

học:

Bài 5. KĨ THUẬT TRỒNG

CHĂM

SÓC

CÂY

XOÀI

I. Các đặc điểm thực vật

học

điều

kiện

ngoại

cảnh của cây xoài

II. Quy trình trồng, chăm

sóc

III. Kĩ thuật tỉa cành tạo

tán

IV. Điều khiển ra hoa, tạo

quả tạo quả

III

51

Xoài dầm

– Kết thúc trò chơi, GV dẫn dắt vào bài.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu cụ thể của GV.

Thảo luận và trả lời câu hỏi.

– GV quan sát quá trình làm việc của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV mời đại diện HS của từng nội dung trả lời câu hỏi,

trình bày nội dung đã tìm hiểu.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Dựa trên câu trả lời của HS, GV chuẩn hoá kiến thức,

tính điểm giữa các nhóm, sau đó bắt đầu bài mới.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1. Tìm hiểu các đặc điểm thực vật học và điều kiện ngoại cảnh của cây xoài

a) Mục tiêu

HS nêu được các đặc điểm thực vật học và điều kiện ngoại cảnh của cây xoài.

b) Nội dung

HS đọc nội dung mục I. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh, hoàn thành

phiếu học tập.

c) Sản phẩm

– HS ghi được vào phiếu học tập những đặc điểm của cây xoài.

– HS liên hệ để vận dụng hiểu biết trên vào đời sống.

– Hoàn thiện Phiếu học tập số 1:

52

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC

Nhóm: ................................................................................................................................

Hãy điền thông tin phù hợp với từng nội dung:

Tên bộ phận

Đặc điểm

Đặc

điểm

thực vật

học của

cây xoài

Bộ rễ

Rễ rất phát triển, ăn sâu và lan rộng.

Thân, cành

Thân gỗ lớn 5 – 10 m, tán rộng 8 – 10 m.

Mỗi năm ra 3 – 4 đợt lộc.

Lá đơn nguyên mọc so le.

Lá bản to có mùi thơm đặc trưng.

Hoa

Hoa đực (nhiều nhất) và hoa lưỡng tính. Hoa lưỡng tính

có mật thu hút côn trùng.

Quả

Quả mọc thành chùm có màu sắc, khối lượng tuỳ theo

giống xoài. Mỗi quả có một hạt.

Hoàn thiện Phiếu học tập số 2:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY XOÀI

Nhóm: ................................................................................................................................

Hãy điền thông tin phù hợp với từng nội dung:

Ngoại cảnh

Yêu cầu

Nhiệt độ

Chịu được nhiệt độ cao. Từ 24

0

C đến 27

0

C.

Lạnh kéo dài làm cây rụng lá, hoa, ảnh hưởng đến quả.

Lượng mưa

Lượng mưa 1 000 – 1 200 mm.

Độ ẩm không khí 55% – 70%.

Xoài đủ nước cho quả ngon, năng suất cao hơn.

Ánh sáng

Cây ưa sáng. Quả ở cành nhiều ánh sáng có chất lượng tốt hơn.

Đất trồng

Đa dạng. Thích hợp nhất đất phù sa, đất pha cát. Đất thoát nước

tốt, pH 5,5 – 7,0 (chua nhẹ).

Gió

Gió thường là nguyên nhân làm rụng hoa, quả, gãy cành ở cây xoài.

53

d) Tổ chức thực hiện:

Giao nhiệm vụ

Thực hiện nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu đặc điểm thực học của cây xoài

Yêu cầu HS đọc nội dung mục I.1 và quan

sát Hình 5.2 trong SGK, các mẫu vật về

cây xoài (nếu có) để hoàn thành phiếu học

tập số 1.

HS thảo luận nhóm, hoàn thành nhiệm vụ

theo yêu cầu của GV.

GV yêu cầu HS kể tên một số vùng trồng

xoài nổi tiếng ở nước ta.

HS tra cứu tài liệu và trả lời câu hỏi của

GV.

(Sơn La, Ðồng Tháp, An Giang, Ðồng

Nai, Tiền Gian

g,...)

GV yêu cầu HS liên hệ thực tiễn, mô tả

đặc điểm thực vật học của một số giống

xoài đang được trồng phổ biến ở gia đình,

địa phươn

g.

HS thảo luận nhóm và mô tả đặc điểm

thực học của một số giống xoài ở địa

phương (theo mẫu phiếu học tập số 1).

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu yêu cầu ngoại cảnh của cây xoài

Yêu cầu HS đọc nội dung mục I.2 và hoàn

thành phiếu học tập số 2.

HS thảo luận nhóm, hoàn thành nhiệm vụ

theo yêu cầu cả GV.

Yêu cầu một nhóm HS trình bày kết quả,

các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ

sung.

HS trình bày kết quả hoặc nhận xét, đánh

giá, bổ sung theo yêu cầu của GV.

Hoạt động 2. Tìm hiểu quy trình kĩ thuật trồng cây xoài

a) Mục tiêu

HS biết cách trồng, nêu và giải thích quy trình kĩ thuật trồng cây.

b) Nội dung

HS giải thích các biện pháp trong quy trình trồng cây xoài.

c) Sản phẩm

– HS nhắc lại kiến thức về phân biệt thời kì thiết kế cơ bản và thời kì kinh doanh.

+ Tạo khung tán cho cây (3 năm đầu).

+ Cây bắt đầu cho quả ổn định (năm 3 trở đi).

– Giải thích một số kĩ thuật trong trồng cây xoài.

54

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động

Nội dung

– GV cho HS trả lời các câu hỏi định hướng để giải

thích các kĩ thuật trong trồng cây. Một số câu

hỏi định hướng như sau:

+ Vì sao thời điểm trồng phù hợp trong năm là

xuân, thu?

+ Vì sao nói khoảng cách trồng tuỳ thuộc giống

xoài và kĩ thuật thâm canh?

+ Những vùng đất nào cần đào mương, đắp ụ cho

cây?

+ Tại sao cần xé bỏ túi bầu, vun đất mặt quanh

gốc, nén chặt, cắm cọc chống, phủ xác thực vật

quanh gốc cây?

– GV cho HS xem video kĩ thuật trồng cây xoài,

đặt câu hỏi: Cho biết các hướng dẫn trùng với bài

học và bổ sung cho bài học? Có hướng dẫn nào

trong video trái với nội dung bài không? Giải

thích (nếu có).

II. Quy trình kĩ thuật trồng và

chăm sóc:

2. Kĩ thuật trồng:

– Thời vụ: xuân, thu.

– Khoảng cách trồng: để lá cây

phát triển không che lấp nhau.

– Hố trồng: bổ sung phân bón lót

là lân (1 kg) và phân hữu cơ

khoảng 20 – 30 kg.

– Hố trồng: Tạo hố nhỏ giữa hố

trồng đã đào, trồng đủ sâu để

cây đứng vững, rễ phát triển, dễ

chăm tưới.

Hoạt động 3. Tìm hiểu quy trình kĩ thuật chăm sóc cây xoài

a) Mục tiêu

HS biết cách chăm sóc, nêu và giải thích quy trình kĩ thuật chăm sóc cây xoài.

b) Nội dung

HS giải thích các biện pháp trong quy trình chăm sóc cây xoài.

c) Sản phẩm

Giải thích một số kĩ thuật trong trồng và chăm sóc cây xoài.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động

Nội dung

– GV cho HS trả lời các câu hỏi định hướng để

giải thích các kĩ thuật trong chăm sóc cây.

Một số câu hỏi định hướng như sau:

+ Làm cỏ, vun xới có tác dụng gì cho cây?

+ Vì sao sau khi bón phân cần thường xuyên tưới

nước, giữ ẩm?

Lưu ý: cây xoài đủ nước cho trái ngon/ưu tiên

kĩ thuật tưới nước tiết kiệm.

2. Kĩ thuật chăm sóc:

– Làm cỏ, vun xới: Loại bỏ nơi ẩn

nấp của sâu bệnh, diệt cỏ dại. Vun

xới đất tơi xốp cho cây lấy nước.

– Bón phân thúc:

+ Lượng bón: Bảng 5.1 SGK.

55

+ Vì sao cần bón phân cho cây xoài mỗi khi cây

ra lộc mới ở thời kì kiến thiết cơ bản?

– GV giới thiệu một số loại sâu, bệnh trên cây

xoài:

– Thời điểm bón:

+ Thời kì kiến thiết: bón 4 – 5 lần/

năm khi xoài ra lộc mới.

+ Thời kì kinh doanh: chia 4 lần.

– Cách bón:

+ Lần 1: Tạo rãnh rộng 20 – 30 cm,

sâu khoảng 15 – 20 cm theo hình

chiếu tán cây. Rải phân hữu cơ

trước, vô cơ sau rồi lấp đất và tưới

giữ ẩm.

+ Các lần sau: hoà tan phân vào

nước hoặc rắc theo hình chiếu tán

cây rồi tưới nước.

– Tưới nước:

+ Thời kì kiến thiết cơ bản: 2 – 3

ngày tưới một lần, lượng tưới tuỳ

tuổi cây.

+ Thời kì kinh doanh: giảm nước

giai đoạn cây phân hoá mầm hoa

và chuẩn bị thu hoạch.

– Một số sâu, bệnh hại và biện pháp

phòng trừ sâu hại:

+ Chăm sóc, bón phân cân đối.

+ Cắt tỉa cành đặc biệt sau thu hoạch.

+ Tiêu huỷ bộ phận bị sâu.

+ Phát hiện tiêu diệt sâu thủ công.

+ Sử dụng thuốc trong danh mục.

– Một số biện pháp phòng trừ bệnh

hại:

+ Cắt tỉa, thu gom, tiêu huỷ.

+ Bón phân, bổ sung nấm đối kháng.

+ Bao kín quả bằng túi chuyên dụng.

+ Sử dụng thuốc gốc đồng hoặc các

loại trong danh mục cho phép.

56

– GV đặt câu hỏi:

+ Kể tên các biện pháp sinh học được sử dụng

trong phòng, trừ sâu bệnh hại. Nêu lợi ích và

hạn chế khi sử dụng các biện pháp kể trên.

+ Nghề trồng xoài đòi hỏi điều kiện, đức tính nào

ở người lao động? Em có thích công việc này

không?

– GV yêu cầu HS nhắc lại “Bốn nguyên tắc

tron

g sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Hoạt động 4. Tìm hiểu kĩ thuật cắt tỉa, tạo tán và điều khiển cây ra hoa, tạo quả

a) Mục tiêu

– HS giải thích được tại sao cần cắt tỉa, tạo tán. Nguyên tắc chung của cắt tỉa, tạo tán.

– Nêu được tên và tác dụng của một số loại thuốc điều khiển cây ra hoa, tạo quả.

b) Nội dung

– Vai trò việc cắt tỉa, tạo tán:

+ Duy trì đúng kích thước để cây không bị rậm rạp nhằm hạn chế các loại sâu, bệnh

hại.

+ Tạo ra các chồi mới sinh trưởng mạnh.

+ Để ánh sáng truyền vào tán cây nhiều hơn.

– Kĩ thuật cắt tỉa, tạo tán:

+ Thời kì kiến thiết cơ bản: khi cây cao 1 m đến 1,2 m thì bấm ngọn để độ cao thân

chính 0,6 đến 0,8 m. Chọn giữ 2, 3 chồi chấp 1. Cành cấp 1 được 1 – 1,2 m thì cắt

tỉa để tạo cành cấp 2 và cứ vậy đến khi có khung tán phân bố đều.

+ Thời kì kinh doanh: Cắt tỉa các chồi, cành cong queo, cành bị bẻ gãy, cành yếu vươn

ra xa tán, cành bị sâu bệnh, cành nhỏ mọc thẳng bên trong tán, không nhận được

ánh sáng. Xoài sinh trưởng mạnh cần cắt tỉa để khống chế tán cây.

+ Giai đoạn sau thu hoạch: cắt tỉa toàn bộ cành tăm, cành sâu bệnh, cành bị che sáng

hoặc cành vượt tán.

+ Tỉa cành hoa, quả bị sâu, bệnh.

– Điều khiển ra hoa đậu quả:

+ Thúc ra hoa: Biện pháp cơ giới (khoanh vỏ/chặn rễ), sử dụng hoá chất (kích thích

tạo mầm hoa với Paclobutrazol 10%, kích thích ra hoa bằng cách phun KNO

3).

+ Tăng khả năng đậu quả: dùng các chế phẩm GA3, H

3

BO

3

, Brassinolide,... bổ sung

phân đa lượng, vi lượng.

57

c) Sản phẩm

HS nêu được các kĩ thuật cắt tỉa và điều khiển nói trên. Xác định được biện pháp sử

dụng dựa vào hình ảnh.

d) Tổ chức thực hiện

* GV cho HS chơi trò chơi, sử dụng kĩ thật công não trong 1 phút: Nêu các lợi ích của

việc cắt tỉa, tạo tán với cây ăn quả nói chung.

– Vai trò việc cắt tỉa, tạo tán:

+ Duy trì đúng kích thước để cây không bị rậm rạp nhằm hạn chế các loại sâu,

bệnh hại.

+ Tạo ra các chồi mới sinh trưởng mạnh.

+ Để ánh sáng truyền vào tán cây nhiều hơn.

+ Hình thành tán cây.

Lưu ý: Các ý này HS đã học bài trước, không cần thiết ghi lại.

* Sử dụng các câu hỏi thông hiểu khi HS ghi chép bài:

Theo hướng dẫn trên, cần cắt tỉa cành bao nhiêu cm?

Khác nhau giữa tỉa cành giai đoạn kiến thiết cơ bản và tỉa cành ở giai đoạn thời kì

kinh doanh là gì?

Em hãy cho biết ý nghĩa của việc điều khiển được cây ra hoa, tạo quả?

3. Hoạt động luyện tập

a) Mục tiêu

Ôn tập kiến thức tổng thể bài học.

b) Sản phẩm

Sơ đồ hệ thống hoá nội dung bài học do HS thực hiện.

c) Tổ chức thực hiện

– GV yêu cầu các nhóm HS hệ thống hoá nội dung bài bằng sơ đồ tư duy.

– Trả lời các câu hỏi luyện tập trên phiếu trực tiếp hoặc online.

4. Hoạt động vận dụng

a) Mục tiêu

HS nâng cao hiểu biết của bản thân về nghề trồng xoài và các ngành nghề liên quan

thông qua hoạt động tìm hiểu và chia sẻ kinh nghiệm với các bạn cùng lớp.

b) Nội dung

– Xác định đặc điểm của nghề.

– Các yêu cầu phẩm chất của người làm nghề.

– Khảo sát phù hợp, yêu thích với nghề.

58

c) Sản phẩm

HS thảo luận về nghề trồng cây xoài ở địa phương và yêu cầu của nghề.

d) Tổ chức thực hiện

HS thảo luận trả lời câu hỏi:

1. Triển vọng của nghề trồng cây xoài ở địa phương như thế nào? Yêu cầu đối với người

lao động khi làm nghề là gì?

2. Em có phù hợp với nghề nào liên quan đến trồng và chế biến các sản phẩm từ cây

xoài không?

CÂU HỎI ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỞ RỘNG

Câu 1. Trình bày những nét chính về đặc điểm thực vật học của cây xoài.

Câu 2. Địa phương em có phù hợp để trồng cây xoài không? Vì sao?

Câu 3. Chăm sóc cây xoài gồm: dọn cỏ, tưới nước, bón phân, cắt tỉa, tạo tán, phòng

trừ sâu bệnh. Em hãy cho biết ý nghĩa của mỗi biện pháp chăm sóc trên.

Câu 4. Quả xoài được chế biến và sử dụng như thế nào? Lợi ích do cây xoài đem lại

là gì?

IV

59

KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC SẦU RIÊNG

MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

– Đặc điểm thực vật học (bộ rễ, thân, cành, lá, hoa, quả) và điều kiện ngoại cảnh

(nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm, ánh sáng, đất trồng, gió) của cây sầu riêng.

– Quy trình kĩ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng.

– Kĩ thuật cắt tỉa, tạo tán.

– Kĩ thuật điều khiển ra hoa, tạo quả.

2. Năng lực

a) Năng lực công nghệ

‒ Phân tích được đặc điểm thực vật học, yêu cầu ngoại cảnh của cây sầu riêng.

‒ Nêu được quy trình trồng, chăm sóc, kĩ thuật tỉa cành, tạo tán, điều khiển ra hoa,

tạo quả cho cây sầu riêng.

b) Năng lực chung

Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu về đặc điểm thực vật học, yêu cầu

ngoại cảnh của cây sầu riêng; quy trình trồng, chăm sóc, kĩ thuật tỉa cành, tạo tán cho

cây sầu riêng.

3. Phẩm chất

Có ý thức tìm hiểu và vận dụng kiến thức, kĩ năng về kĩ thuật trồng và chăm sóc cây

sầu riêng vào thực tiễn.

THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– Tranh ảnh, video về đặc điểm thực vật học và kĩ thuật trồng, chăm sóc cây sầu riêng.

+ Video 1: Những lưu ý khi trồng sầu riêng:

https://www.youtube.com/watch?v=BC1RWJ0PI3Q

+ Video 2: Tạo tán, tỉa cành sầu riêng:

https://www.youtube.com/watch?v=BXa3mgTK_Qg

– Máy chiếu, máy tính xách tay (nếu có).

– SGK và SGV Công nghệ 9 – Trải nghiệm nghề nghiệp – Mô đun Trồng cây ăn quả.

(Thời lượng: 4 tiết)

BÀI 6

I

II

60

– Phiếu học tập như sau:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CỦA CÂY SẦU RIÊNG

Họ và tên: ............................................................... Nhóm: ........................

Tên bộ phận

Đặc điểm

Tên khoa học

Bộ rễ

Thân, cành

Hoa

Quả

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY SẦU RIÊNG

Họ và tên: ............................................................... Nhóm: ........................

Điều kiện cầu ngoại cảnh

Yêu cầu

Nhiệt độ

Lượng mưa và độ ẩm

Ánh sáng

Đất trồng

Gió

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3. KĨ THUẬT TRỒNG CÂY SẦU RIÊNG

Họ và tên: ............................................................... Nhóm: ........................

Kĩ thuật

Yêu cầu

Thời vụ

Khoảng cách

Chuẩn bị hố trồng

Trồng cây

61

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4. MỘT SỐ LOẠI SÂU HẠI SẦU RIÊNG VÀ

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Họ và tên: ............................................................... Nhóm: ........................

Loại sâu hại

Đặc điểm gây hại

Biện pháp phòng

trừ

Sâu đục hoa, quả

(Conogethes punctiferalis

Guen)

Rầy phấn (Allocaridara

malayensis Crawford)

Bọ trĩ (Scirtothrips dorsalis)

Rệp sáp hại quả

(Planococcus sp.)

Sâu đục thân (Batocera

rufomaculata De Geer)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5. MỘT SỐ LOẠI BỆNH HẠI SẦU RIÊNG VÀ

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Họ và tên: ............................................................... Nhóm: ........................

Loại bệnh hại

Nguyên nhân

Đặc điểm gây hại

Biện pháp phòng trừ

Bệnh xì mủ chảy nhựa

Bệnh thán thư

Bệnh thối quả

2. Học sinh

– Sưu tầm hình ảnh, thông tin,... giới thiệu cách tạo tán, các sản phẩm,... ở cây

sầu riêng.

– Đọc trước bài học trong SGK để trả lời các câu hỏi trong hộp chức năng Khám phá.

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động mở đầu

a) Mục tiêu

Giúp HS tái hiện những kiến thức, kinh nghiệm đã có về đặc điểm thực vật học, yêu

cầu ngoại cảnh của cây sầu riêng, đồng thời gợi mở những vấn đề mới trong trồng và

chăm sóc cây sầu riêng để kích thích HS mong muốn tìm hiểu bài học.

III

62

b) Nội dung và cách thức tiến hành

Giao nhiệm vụ

Thực hiện nhiệm vụ

GV yêu cầu HS quan sát Hình 6.2 trong SGK (có

thể sử dụng thêm các hình ảnh về cây sầu riêng do

GV sưu tầm), yêu cầu HS thảo luận và nêu đặc

điểm thực vật học của cây sầu riêng.

Thảo luận nhóm và thực hiện

nhiệm vụ theo yêu cầu của GV

GV sử dụng các câu hỏi gợi mở những nội dung

mới về cây sầu riêng (Theo em, vì sao sầu riêng lại

không được trồng ở các tỉnh miền Bắc nước ta? Làm

thế nào để kích thích cây sầu riêng ra nhiều quả?)

để dẫn dắt, kích thích HS mong muốn tìm hiểu nội

dung bài học mới.

HS có thể trả lời câu hỏi hoặc

không.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1. Tìm hiểu về đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây sầu riêng

a) Mục tiêu

Hoạt động này giúp HS trình bày được các đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại

cảnh của cây sầu riêng.

b) Sản phẩm

Hoàn thành phiếu học tập số 1 và số 2.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CỦA CÂY SẦU RIÊNG

Tên bộ phận

Đặc điểm

Tên khoa học

Durio zibethinus Murr.

Bộ rễ

Có thể ăn sâu và lan rộng từ 6 m đến 8 m tuỳ vào cây giống

được tuyển chọn bằng hình thức nào (chiết cành, ghép cành,

trồng bằng hạt,...).

Thân, cành

Thân gỗ lớn, cây trưởng thành có thể cao từ 20 m đến 30 m.

Cành mọc ngang, phân cành thấp; tán cây phát triển mạnh,

rộng nhất ở phần gốc cây và thu hẹp dần lên phần ngọn cây

tạo thành dạng hình tháp.

Lá đơn, mọc so le, phiến lá dày hình trứng thuôn dài. Lá có màu

đồng khi còn non và chuyển sang màu xanh khi lá trưởng

thành.

63

Hoa

Hoa lưỡng tính, cánh hoa có màu trắng, hoa mọc thành chùm

trên những cành lớn và trên thân chính (Hình 6.2b). Hoa nở vào

ban đêm, thụ phấn nhờ côn trùng.

Quả

Quả có hình bầu dục hoặc tròn, vỏ cứng, có nhiều gai, thịt quả

(cơm) thường có màu vàng và có mùi đặc trưng.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY SẦU RIÊNG

Điều kiện cầu ngoại cảnh

Yêu cầu

Nhiệt độ

– Phù hợp từ 24

0

C đến 30

0

C.

– Thấp dưới 22

o

C hoặc vượt quá 40

o

C làm hạn chế sinh

trưởng của cây

miền Bắc nước ta không trồng

được sầu riêng.

Lượng mưa và độ ẩm

Thích hợp ở những nơi có lượng mưa từ 1 600 mm đến

4 000 mm/năm, độ ẩm không khí từ 75% đến 80%.

Ánh sáng

– Khi cây còn nhỏ, nhu cầu ánh sáng không cao

Cần

che bớt nắng cho cây.

– Khi cây đã trưởng thành thì cần nhiều ánh sáng.

Đất trồng

Thích nghi với nhiều loại đất như thịt pha cát, đất thịt,

đất phù sa, đất đỏ bazan,... nhưng thích hợp nhất là đất

thịt, thoát nước tốt, độ pH từ 5,0 đến 6,4.

c) Nội dung và cách thức tiến hành

Giao nhiệm vụ

Thực hiện nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu đặc điểm thực học của cây sầu riêng

Yêu cầu HS đọc nội dung mục I.1 và quan

sát Hình 6.2 trong SGK, các mẫu vật về

cây sầu riêng (nếu có) để mô tả đặc điểm

thực vật học của cây sầu riêng theo mẫu

phiếu học tập số 1.

HS thảo luận nhóm, hoàn thành nhiệm vụ

theo yêu cầu cả GV.

GV yêu cầu HS giải thích: Vì sao ở miền

Bắc nước ta không trồng được sầu riêng?

HS tra cứu tài liệu và trả lời câu hỏi của GV.

(Vì miền Bắc nước ta có mùa đông quá lạnh

và mùa hè quá nóng → ức chế quá trình sinh

trưởng và phát triển của cây sầu riêng).

GV yêu cầu HS liên hệ thực tiễn, mô tả đặc

điểm thực vật học của một số giống sầu

HS thảo luận nhóm và mô tả đặc điểm thực

học của một số giống sầu riêng ở địa phương.

64

riêng đang được trồng phổ biến ở gia

đình, địa phương (đối với địa phương có

trồng sầu riêng).

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu yêu cầu ngoại cảnh của cây sầu riêng

Yêu cầu HS đọc nội dung mục I.2 và hoàn

thành phiếu học tập số 2.

HS thảo luận nhóm, hoàn thành nhiệm vụ

theo yêu cầu của GV.

Yêu cầu một nhóm HS trình bày kết quả,

các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.

HS trình bày kết quả hoặc nhận xét, đánh

giá, bổ sung theo yêu cầu của GV.

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, phân tích

mức độ phù hợp của điều kiện ngoại cảnh

ở địa phương đối với cây sầu riêng.

HS phân tích điều kiện ngoại cảnh của địa

phương, nêu ra những điều kiện phù hợp

và không phù hợp với cây sầu riêng.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về quy trình trồng, chăm sóc cây sầu riêng

a) Mục tiêu

Hoạt động này giúp HS trình bày được kĩ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng.

b) Sản phẩm

– Phiếu học tập:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3. KĨ THUẬT TRỒNG CÂY SẦU RIÊNG

Kĩ thuật

Yêu cầu

Thời vụ

Thường được trồng vào đầu mùa mưa ở miền Nam (cuối tháng

4 đầu tháng 5).

Khoảng cách

Cây cách cây và hàng cách hàng từ 6 m đến 8 m, tương đương

với mật độ từ 125 cây đến 277 cây/ha.

Chuẩn bị hố trồng

– Đối với những vùng đất cao, đào hố tròn với đường kính

80 cm hoặc hố vuông với kích thước mỗi chiều từ 70 cm đến

80 cm, sâu khoảng 50 – 60 cm.

– Đối với những vùng trũng thấp, đào mương, lên liếp hoặc

đắp ụ cao để tránh ngập úng. Kích thước mặt ụ từ 70 cm đến

100 cm; đáy ụ từ 100 cm đến 150 cm.

– Bón phân lót: Mỗi hố hoặc mỗi ụ từ 20 kg đến 30 kg phân

hữu cơ; 0,7 kg đến 1,0 kg supe lân; 0,5 kg vôi bột.

Trồng cây

– Tạo một hố nhỏ giữa hố hoặc ụ đất đã chuẩn bị

xé bỏ túi

bầu

đặt cây con xuống

lấp đất cao hơn mặt bầu từ

2 cm đến 3 cm.

– Cắm cọc giữ cây khỏi đổ và che bớt ánh sáng cho cây con.

65

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4. MỘT SỐ LOẠI SÂU HẠI SẦU RIÊNG VÀ

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Loại sâu hại

Đặc điểm gây hại

Biện pháp phòng trừ

Sâu đục hoa, quả

(Conogethes

punctiferalis

Guen)

– Con trưởng thành thường đẻ trứng

trên các chùm hoa, quả non. Sâu

non nở ra ăn vào bên trong làm cho

hoa, quả bị hư hỏng, biến dạng và

rụng. – Vết sâu ăn còn tạo điều kiện

cho các loại nấm bệnh tấn công làm

thối

quả

hoặc

làm

giảm

giá

trị

thương phẩm.

– Vệ sinh vườn, cắt tỉa,

tạo độ thông thoáng

để

hạn

chế

nơi

trú

ngụ của các loài sâu

hại. Ngắt bỏ, thu gom

và tiêu huỷ những bộ

phận bị nhiễm sâu hại

nặng.

– Bảo vệ các loài thiên

địch như kiến sư tử,

chim sâu, bọ ngựa, bọ

rùa,...

– Kiểm

tra,

phát

hiện

sớm để bắt sâu bằng

biện

pháp

thủ

công

như ngắt bỏ ổ trứng,

sâu

non

hay

bắt

trưởng

thành.

Dùng

bẫy để bắt và diệt sâu

hại.

– Sử dụng thuốc bảo vệ

thực

vật

trong

danh

mục

được

phép

sử

dụng. Ưu tiên sử dụng

các

loại

thuốc

nguồn gốc sinh học.

Rầy phấn

(Allocaridara

malayensis

Crawford)

Con

trưởng

thành

ấu

trùng

thường sống ở mặt dưới lá và chích

hút các lá non.

– Lá bị hại thường có những chấm

màu nâu, khi bị hại nặng lá bị rụng

hàng loạt.

– Rầy phát triển với mật độ cao và số

lượng lớn trong các tháng mùa nắng.

Bọ trĩ (Scirtothrips

dorsalis)

Tấn công, gây hại chủ yếu trong mùa

nắng, trên lộc non, hoa và quả non

làm cho lá non rụng, không phát triển

được,

hoa

phát

triển

không

bình

thường hoặc rụng.

Rệp sáp hại quả

(Planococcus sp.)

Gây hại từ khi còn nhỏ cho đến lúc

chín. Chúng chích hút làm cho quả bị

rụng sớm.

Sâu đục thân

(Batocera

rufomaculata De

Geer)

– Con

trưởng

thành

(xén

tóc)

đẻ

trứng

trong

các

vết

nứt

hay

vết

thương ở trên thân cây.

– Sâu non sau khi nở sẽ ăn vỏ cây

thành những đường ngoằn ngoèo.

Sau đó, chúng đục vào phần gỗ làm

thành

những

đường

hầm

ngoằn

ngoèo bên trong thân cây. Cành bị

sâu đục có thể bị gẫy hoặc chết.

66

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5. MỘT SỐ LOẠI BỆNH HẠI SẦU RIÊNG VÀ

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Loại

bệnh hại

Nguyên nhân

Đặc điểm gây hại

Biện pháp phòng trừ

Bệnh xì

mủ chảy

nhựa

Nấm

Phytophthora

palmivora

– Phát triển mạnh trong điều

kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm

cao,

mưa

nhiều,

mật

độ

trồng cây quá dày.

– Bệnh gây hại trên hầu hết

bộ phận của cây (rễ, thân,

cành, lá và quả).

– Ban đầu vết bệnh thường

có màu nâu đen, về sau có

hiện

tượng

chảy

nhựa

(trên thân) hay trên quả có

thể bị thối.

– Sử dụng giống kháng

bệnh.

– Cắt

tỉa

cho

tán

cây

thông thoáng. Tỉa bỏ

tiêu

huỷ

những

cành

bị

bệnh

nặng.

Quét vôi vào phần gốc

cây.

– Bón phân cân đối kết

hợp sử dụng các chế

phẩm vi sinh vật đối

kháng.

– Sử dụng các loại thuốc

bảo vệ thực vật có gốc

đồng

hay

một

số

thuốc

hoạt

chất

metalaxyl,

ancozeb,...

phun

phòng

khi

cây

bắt đầu ra các đợt lộc

non, khi cây ra hoa, khi

đậu

quả

non.

Dừng

phun, đảm bảo cách li

an toàn trước khi thu

hoạch quả.

Bệnh

thán thư

Nấm

Colletotrichum

zibethinum

– Vết bệnh có màu nâu đậm,

xuất hiện từ mép lá hay

chóp lá, sau đó lan dần vào

trong phiến lá.

– Vết

bệnh

lâu

ngày

những vòng đen đồng tâm.

Bệnh

thối quả

Nấm

Sclerotium

rolfsii

Phytophthora

sp.

– Vết bệnh khởi đầu là một

vài

chấm

nhỏ

màu

nâu

đen, sau đó lan rộng và ăn

sâu làm quả bị thối.

– HS ghi vào vở tóm tắt kĩ thuật chăm sóc cây sầu riêng.

c) Nội dung và cách thức tiến hành

Giao nhiệm vụ

Thực hiện nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu kĩ thuật trồng cây sầu riêng

– GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục II.1

và quan sát Hình 6.3 trong SGK, nêu kĩ

thuật trồng cây sầu riêng bằng cách

hoàn thành phiếu học tập số 3.

– HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của

GV và nêu các yêu cầu về kĩ thuật trồng

sầu riêng (yêu cầu về thời vụ, khoảng

cách và mật độ trồng, chuẩn bị hố,

trồng cây) vào ô tương ứng trong phiếu

học tập số 3 (như phần sản phẩm).

67

GV có thể giải thích thêm cho HS về ý

nghĩa của từng kĩ thuật trồng cây sầu

riêng. Ví dụ, giải thích lí do tại sao

khoảng cách cây sầu riêng là cây cách

cây, hàng cách hàng từ 6 m đến 8 m.

Hay tại sao cần đào mương, lên liếp

hoặc đắp ụ cao cho vùng đất trũng, thấp.

HS lắng nghe và nêu câu hỏi về những

vấn đề chưa rõ.

GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung phần

i+ và chia sẻ với các bạn loại sầu riêng em

biết hay loại sầu riêng mình thích ăn?

HS chia sẻ với bạn (cặp đôi) về một loại

sầu riêng yêu thích hoặc biết rõ.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu kĩ thuật làm cỏ, bón phân, tưới nước cho cây sầu riêng

GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục II.2

(a-c) trong SGK và trình bày kĩ thuật

chăm sóc cây sầu riêng (gồm các kĩ thuật

làm

cỏ,

vun

xới;

bón

phân

thúc;

tưới

nước).

HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi, ghi

câu trả lời thống nhất vào vở và trả lời câu

hỏi.

GV yêu cầu HS nghiên cứu Bảng 6.1 và 6.2

trong SGK và giải thích kĩ thuật bón phân

cho cây sầu riêng (thời kì bón, loại phân

bón, liệu lượng bón, cách bón, mục đích

bón).

HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi, ghi

câu trả lời thống nhất vào vở và trả lời câu

hỏi.

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu một số loại sâu, bệnh hại sầu riêng và biện pháp phòng trừ

GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung “Một

số sâu hại sầu riêng” trong SGK, quan sát

các Hình 6.4 – 6.8 và hoàn thành phiếu

học tập số 4.

HS thảo luận nhóm, thống nhất về tên sâu

hại, đặc điểm gây hại, biện pháp phòng

trừ. Ghi kết quả thảo luận vào ô tương ứng

trong phiếu học tập số 4.

GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung “Một

số bệnh hại sầu riêng” trong SGK, quan

sát các Hình 6.9 – 6.11 và hoàn thành

phiếu học tập số 5.

HS thảo luận nhóm, thống nhất về tên

bạnh hại, nguyên nhân gây hại, đặc điểm

gây hại, biện pháp phòng trừ. Ghi kết quả

thảo luận vào ô tương ứng trong phiếu

học tập số 5.

GV tổ chức cho HS thảo luận, chia sẻ một

số hình ảnh, thông tin về một số sâu bệnh

phổ biến trên cây sầu riêng trồng tại địa

phương và biện pháp phòng trừ.

HS chia sẻ hiểu biết của bản thân về sâu

bệnh hại sầu riêng tại địa phương.

68

Hoạt động 3. Tìm hiểu kĩ thuật tỉa cành, tạo tán cây sầu riêng

a) Mục tiêu

Hoạt động này giúp HS trình bày được các kĩ thuật tỉa cành, tạo tán cây sầu riêng.

b) Sản phẩm

HS ghi vào vở tóm tắt kĩ thuật tỉa cành, tạo tán cây sầu riêng.

c) Nội dung và cách thức tiến hành

– GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục III trong SGK và nêu kĩ thuật tỉa cành, tạo tán

cây sầu riêng ở hai thời kì: Thời kì kiến thiết cơ bản và Thời kì kinh doanh.

– GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học ở môn Khoa học tự nhiên để giải thích

ý nghĩa của các kĩ thuật tỉa cành, tạo tán ở các giai đoạn khác nhau.

– GV yêu cầu HS so sánh kĩ thuật tỉa cành, tạo tán cây sầu riêng với kĩ thuật tỉa cành,

tạo tán một số loại cây ăn quả khác đã học.

– HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV, ghi kết quả vào vở.

Hoạt động 4. Tìm hiểu về kĩ thuật điều khiển ra hoa, tạo quả cây sầu riêng

a) Mục tiêu

Giúp HS nhận biết được các các kĩ thuật điều khiển ra hoa, tạo quả cây sầu riêng và ý

nghĩa của từng kĩ thuật đối với quá trình hoa, đậu quả.

b) Sản phẩm

HS ghi được vào vở các các kĩ thuật điều khiển ra hoa, tạo quả cây sầu riêng.

c) Nội dung và cách thức tiến hành

– GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục IV trong SGK và nêu các câu hỏi gợi ý

liên quan đến kĩ thuật điều khiển ra hoa, tạo quả cây sầu riêng để HS suy nghĩ trả lời.

– HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV, tự rút ra các yêu cầu kĩ thuật điều

khiển ra hoa, tạo quả cây sầu riêng và ý nghĩa của từng kĩ thuật.

– GV yêu cầu HS liên hệ thực tiễn để nêu kĩ thuật điều khiển ra hoa, tạo quả cây sầu

riêng đang được áp dụng ở gia đình, địa phương.

– HS thảo luận nhóm, nêu một số kĩ thuật điều khiển ra hoa, tạo quả cây sầu riêng

đang được áp dụng ở gia đình, địa phương.

3. Hoạt động luyện tập

a) Mục tiêu

Giúp HS củng cố, khắc sâu những nội chính của bài học.

b) Sản phẩm

Câu trả lời của HS cho các câu hỏi trong phần luyện tập của SGK.

c) Nội dung và cách tiến hành

– GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức của bài học kết hợp với kinh nghiệm của bản

thân để trả lời các câu hỏi trong phần luyện tập của SGK.

69

– HS vận dụng kiến thức đã học và kinh nghiệm của bản thân trả lời câu hỏi trong

phần luyện tập của SGK. Cụ thể:

Câu 1. Phân tích đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây sầu riêng.

Gợi ý trả lời: GV gợi ý cho HS tự phân tích đặc điểm thực vật học (rễ, thân, lá, hoa,

quả và hạt) và yêu cầu ngoại cảnh (nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm, ánh sáng, đất trồng,

gió) của cây sầu riêng theo các nội dung trong SGK và kinh nghiệm thực tiễn của HS.

Từ các đặc điểm phân tích được, HS đề xuất kĩ thuật trồng và chăm sóc phù hợp.

Câu 2. Trình bày kĩ thuật trồng, chăm sóc, cắt tỉa, tạo tán, điều khiển ra hoa, đậu quả

cho cây sầu riêng.

Gợi ý trả lời: Trả lời dựa vào nội dung trong SGK. Có thể trả lời bằng cách lập bảng

hoặc sơ đồ tư duy.

4. Hoạt động vận dụng

a) Mục tiêu

Hoạt động này giúp HS vận dụng kiến thức đã học để tham gia vào hoạt động trồng

và chăm sóc cây sầu riêng phù hợp với điều kiện thực tiễn của gia đình và địa phương.

b) Sản phẩm

Hình ảnh hoặc video HS tham gia trồng, chăm sóc cây sầu riêng ở gia đình, địa

phương.

c) Nội dung và cách thức tiến hành

– GV hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu hoạt động trồng và chăm sóc cây sầu riêng ở gia

đình, địa phương, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện các hoạt động trồng,

chăm sóc phù hợp. Chụp ảnh hoặc quay video quá trình tham gia trồng, chăm sóc.

– HS về nhà thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV, chụp ảnh hoặc quay video quá

trình tham gia trồng, chăm sóc cây sầu riêng tại gia đình. Nộp lại kết quả cho GV

vào buổi học tiếp theo.

Ghi chú: GV có thể cho HS thực hiện trên một loài cây ăn quả khác phù hợp với thực

tiễn của địa phương.

CÂU HỎI ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỞ RỘNG

Câu 1. Nêu một số vùng trồng sầu riêng chủ yếu ở nước ta.

Câu 2. So sánh đặc điểm thực vật học của một số giống sầu riêng đang được trồng

phổ biến ở nước ta.

Câu 3. Tìm hiểu và giới thiệu với bạn bè một sản phẩm được làm từ quả sầu riêng mà

em yêu thích.

IV

70

KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CHUỐI

MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

– Đặc điểm thực vật học (bộ rễ, thân, cành, lá, hoa, quả) và điều kiện ngoại cảnh

(nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm, ánh sáng, đất trồng, gió) của cây chuối.

– Quy trình kĩ thuật trồng và chăm sóc cây chuối.

– Kĩ thuật cắt tỉa, tạo tán.

– Kĩ thuật điều khiển ra hoa, tạo quả.

2. Năng lực

a) Năng lực công nghệ

‒ Phân tích được đặc điểm thực vật học, yêu cầu ngoại cảnh của cây chuối.

‒ Nêu được quy trình trồng, chăm sóc, điều khiển ra hoa, đậu quả cho cây chuối.

b) Năng lực chung

Lựa chọn được các nguồn tài liệu phù hợp để phân tích được đặc điểm thực vật học,

yêu cầu ngoại cảnh của cây chuối và và chăm sóc một số giống chuối đang được trồng

ở phổ biến ở Việt Nam.

3. Phẩm chất

Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn trồng và chăm sóc cây chuối.

THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– Tranh ảnh, video về cây chuối.

– Máy chiếu, máy tính xách tay (nếu có).

– SGK và SGV Công nghệ lớp 9.

– Phiếu học tập như sau:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CỦA CÂY CHUỐI

Họ và tên: ............................................................... Nhóm: ........................

Đặc điểm thực vật học

Giải thích

Tên khoa học

Bộ rễ

(Thời lượng: 4 tiết)

BÀI 7

I

II

71

Thân, cành

Hoa

Quả

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CHO CÂY CHUỐI

Họ và tên: ............................................................... Nhóm: ........................

Điều kiện cầu ngoại cảnh

Yêu cầu

Nhiệt độ

Lượng mưa và độ ẩm

Ánh sáng

Đất trồng

Gió

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3. KĨ THUẬT TRỒNG CÂY CHUỐI

Họ và tên: ............................................................... Nhóm: ........................

Kĩ thuật

Nội dung chính

Thời vụ

Khoảng cách

Chuẩn bị hố trồng

Trồng cây

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4. KĨ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CHUỐI

Họ và tên: ............................................................... Nhóm: ........................

Kĩ thuật chăm sóc

Nội dung chính

Làm cỏ, vun xới

Bón

phân

thúc

Lượng bón

Vụ 1

Vụ 2

Thời điểm

bón

Vụ 1

Vụ 2

Cách bón

72

2. Học sinh

– Sưu tầm hình ảnh, thông tin,... giới thiệu cách tạo tán, các sản phẩm,... ở cây chuối.

– Đọc trước bài học trong SGK để trả lời các câu hỏi trong hộp chức năng Khám phá.

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động mở đầu

a) Mục tiêu

Thông qua các câu hỏi gần gũi với thực tiễn đời sống, giúp HS tái hiện những kiến

thức, kinh nghiệm đã có về đặc điểm thực vật học, yêu cầu ngoại cảnh của cây chuối,

đồng thời sử dụng những câu hỏi, hình ảnh, video về vấn đề mới trong trồng và chăm

sóc cây chuối để kích thích HS mong muốn tìm hiểu bài học.

b) Nội dung và cách thức tiến hành

Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Thực hiện nhiệm vụ (HS)

– Nhiệm vụ 1: GV Nêu câu hỏi giúp HS tái

hiện kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

Một số câu hỏi có thể sử dụng:

1. Kể tên các giống chuối mà em biết/đang

được trồng ở gia đình, địa phương em. Mô

tả đặc điểm thực vật học của giống chuối

mà em biết.

2. Theo em, cây chuối thường được trồng ở

những vùng miền nào của nước ta? Cây

chuối trồng bao lâu có thể cho quả?

– Suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV:

– Câu 1:

+ Chuối tiêu quả dài cong khi chưa

chín, vỏ có màu xanh đậm và khi chín,

vỏ chuyển sang màu vàng bắt mắt,...

+ Chuối tây là một loại chuối có chiều

dài ngắn, có phần giữa to, hai đầu

thon nhỏ, khi chuối chín, vỏ có màu

vàng nhạt.

– Câu 2: Cây chuối thường được trồng

ở khắp nơi của nước ta. Cây chuối

trồng khoảng vài tháng có thể cho quả.

– Nhiệm vụ 2: GV nêu câu hỏi để kích thích

HS mong muốn tìm hiểu bài học mới, yêu

cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

3. Theo em, việc trồng cây chuối đem lại

hiệu quả kinh tế như thế nào?

4. Việt Nam có những thuận lợi, khó khăn

gì để phát triển cho việc trồng cây chuối?

Thảo luận nhóm, đưa ra các câu trả lời

theo suy luận hoặc không có câu trả lời.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1. Tìm hiểu các đặc điểm thực vật học của cây chuối

a) Mục tiêu

Giúp HS phân tích được một số đặc điểm thực vật học chính của cây chuối.

III

73

b) Sản phẩm

HS ghi được vào phiếu học tập số 1 các đặc điểm thực vật học chính của cây chuối.

c) Nội dung và cách thức tiến hành

Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Thực hiện nhiệm vụ (HS)

Nhiệm vụ 1: GV tổ chức cho HS đọc nội dung mục

I.1, kết hợp quan sát Hình 7.2 trong SGK, nêu các

câu hỏi gợi ý liên quan đến đặc điểm thực vật học

của cây chuối để HS trả lời:

Cây chuối có tên khoa học là gì?

Rễ chuối thuộc loại rễ gì?

Thân chuối là dạng thân gì? Thân chuối phía trên

mặt đất gọi là gì, có đặc điểm như thế nào?

Lá chuối có đặc điểm như thế nào?

Hoa chuối dạng đơn hay chùm? Loại hoa nào phát

triển thành quả?

Quả chuối có

đặc điểm như thế nào?

HS đọc nội dung mục I.1, kết

hợp quan sát Hình 7.2 trong

SGK, trả lời GV các câu hỏi gợi

ý liên quan đến đặc điểm thực

vật học của cây chuối (nội dung

câu trả lời như SGK) vào vào

phiếu học tập số 1

Nhiệm vụ 2 (củng cố nội dung I): GV tổ chức cho

HS liên hệ thực tiễn (hoặc quan sát mẫu vật thật,

hoặc hình ảnh, video) để nêu thêm các đặc điểm

thực vật học đặc biệt của cây chuối.

– GV cần chú ý giúp HS phân biệt thân thật (thân

củ nằm dưới mặt đất hay còn gọi là củ chuối) và

thân giả do bẹ lá tạo thành (phần thân trên mặt

đất) của cây chuối.

– Quả chuối ra thành nải trên trục hoa tạo thành

buồn

g chuối.

HS liên hệ thực tiễn (hoặc quan

sát mẫu vật thật, hoặc hình ảnh,

video)

để

nêu

thêm

các

đặc

điểm thực vật học đặc biệt của

cây chuối qua các gợi ý của GV.

Nhiệm vụ 3: GV có thể tổ chức cho HS thảo luận để

phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm thực vật học

của cây chuối với kĩ thuật trồng, chăm sóc, nhân

giống (rễ ăn nông nên cây dễ đổ, lá chuối to nên dễ

bị mất nước do thoát hơi nước qua lá, dễ bị rách khi

gặp gió to,...).

Quan

sát

hình

ảnh/video

do

GV cung cấp, kết hợp với vận

dụng kiến thức vừa được hình

thành ở nhiệm vụ 1 và 2 để trả

lời câu hỏi.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về yêu cầu ngoại cảnh của cây chuối

a) Mục tiêu

Hoạt động này giúp HS nhận biết được một số yêu cầu ngoại cảnh của cây chuối làm

cơ sở cho việc đề xuất biện pháp kĩ thuật trồng, chăm sóc cây chuối.

74

b) Sản phẩm

HS ghi được vào phiếu học tập số 2 các yêu cầu ngoại cảnh của cây chuối (nhiệt độ,

lượng mưa và độ ẩm, ánh sáng, đất trồng, gió).

c) Nội dung và cách thức tiến hành

Chuyển giao nhiệm vụ

Thực hiện nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: GV hướng dẫn HS nghiên cứu nội dung

mục I.2 và nêu các câu hỏi gợi ý liên quan đến yêu cầu

ngoại cảnh của cây chuối:

Nhiệt độ phù hợp cho cây chuối sinh trưởng, phát

triển tốt là bao nhiêu?

Vùng trồng chuối thích hợp là nơi có lượng mưa

khoảng bao nhiêu?

Các nhà khoa học cho rằng “cây chuối có khả năng

thích ứng trong phạm vi cường độ ánh sáng rộng” có

nghĩa là gì?

Tại sao nhiều loại đất có thể phù hợp với việc trồng

chuối, đó là loại đất nào? Đặc điểm nào là phù hợp

nhất cho cây chuối sinh trưởng, phát triển tốt?

Tại sao có thể nói rằng “Cây chuối rất dễ bị ảnh hưởng

b

ởi gió”?

Từ việc nghiên cứu nội dung

trong SGK, kết hợp với việc

trả lời các câu hỏi gợi ý của

GV, HS tự rút ra được các

yêu cầu ngoại cảnh của cây

chuối (yêu cầu về nhiệt độ,

độ ẩm, ánh sáng, đất, gió) và

điền vào phiếu học tập số 2.

Nhiệm vụ 2: GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục

I.2 trong SGK, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: Tại

sao khi trồng chuối phải chú ý đến các yêu cầu ngoại

cảnh của cây chuối? Nêu ví dụ minh họa.

Nghiên cứu nội dung mục

I.2

trong

SGK,

thảo

luận

nhóm và trả lời câu hỏi của

GV.

Hoạt động 3. Tìm hiểu về quy trình kĩ thuật trồng chuối

a) Mục tiêu

Giúp HS xác định được các yêu cầu kĩ thuật cơ bản trong quy trình trồng chuối.

b) Sản phẩm

HS ghi được vào phiếu học tập số 3 các yêu cầu kĩ thuật cơ bản trong quy trình trồng

chuối (thời vụ, khoảng cách, chuẩn bị hố trồng, trồng cây).

c) Nội dung và cách thức tiến hành

Chuyển giao nhiệm vụ

Thực hiện nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục

II.1 trong SGK và nêu các câu hỏi gợi ý liên quan đến

kĩ thuật trồng chuối.

Nghiên cứu nội dung mục

II.1

trong

SGK,

thảo

luận

nhóm và trả lời các câu hỏi

75

Thời vụ trồng phù hợp cho chuối ở các tỉnh phía nam

và phía bắc có giống nhau hay khác nhau? Cụ thể

giống (khác) nhau như thế nào?

So sánh khoảng cách trồng khi trồng chuối cho chuối

tiêu và chuối tây.

Cần chú ý gì khi chuẩn bị hố trồng cho chuối?

Nêu các b

ước để trồng một cây chuối.

của GV, và hoàn thành phiếu

học tập số 3.

Nhiệm vụ 2: GV yêu cầu HS liên hệ thực tiễn để nêu kĩ

thuật trồng chuối ở gia đình, địa phương, hoặc nêu một

số chú ý đặc biệt khi trồng chuối ở địa phương.

Thảo luận nhóm, đưa ra các

câu trả lời theo suy luận hoặc

không có câu trả lời.

Nhiệm vụ 3: GV có thể tổ chức cho HS thảo luận để

tìm hiểu nhiệm vụ trong mục “Thông tin bổ sung” về

các loại chuối trồng ở Việt Nam.

HS

đọc

thảo

luận

mục

“Thông tin bổ sung” về các

loại chuối trồng ở Việt Nam.

Hoạt động 4. Tìm hiểu về kĩ thuật chăm sóc cây chuối

a) Mục tiêu

Giúp HS xác định được các kĩ thuật cơ bản trong chăm sóc cây chuối.

b) Sản phẩm

HS ghi được vào phiếu học tập số 4 các kĩ thuật cơ bản trong chăm sóc cây chuối (bao

gồm các công việc: làm cỏ, bón phân thúc, tưới nước, nêu một số sâu, bệnh hại, biện

pháp phòng, trừ) và một số kĩ thuật khác trong chăm sóc cây chuối.

c) Nội dung và cách thức tiến hành

Chuyển giao nhiệm vụ

Thực hiện nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục

II.2, kết hợp với quan sát từ Hình 7.4 đến Hình 7.7 trong

SGK và nêu các câu hỏi gợi ý liên quan đến kĩ thuật chăm

sóc cây chuối, ví dụ:

Tại sao phải tiến hành làm cỏ, vun xới quanh gốc

chuối?

So sánh lượng phân bón cho chuối theo các vụ khác

nhau.

Giải thích cách bón phân khác nhau theo độ tuổi của

cây, theo độ dốc của đất trồng chuối.

Tại sao cần cắt tỉa lá, chằng chống đổ ngã cho cây

chuối? Thực hiện kĩ thuật cắt tỉa lá, chằng chống đổ ngã

cho câ

y chuối như thế nào?

– HS nghiên cứu nội dung

mục

II.2,

kết

hợp

với

quan sát từ Hình 7.4 đến

Hình 7.7 trong SGK và

trả lời GV khi GV đặt các

câu hỏi gợi ý liên quan

đến kĩ thuật chăm sóc cây

chuối.

– HS hoàn thành phiếu học

tập số 4.

– HS giải thích ý nghĩa của

từng công việc chăm sóc.

76

Nhiệm vụ 2: GV yêu cầu HS liên hệ thực tiễn để thực

hiện một số yêu cầu:

Nêu kĩ thuật chăm sóc cho một giống chuối đang được

trồng ở gia đình, địa phương.

Nêu kĩ thuật cắt tỉa lá, chằng chống đổ ngã cho cây

chuối đang được áp dụng ở gia đình, địa phương.

HS thực hiện các nhiệm vụ

của GV giao cho.

Nhiệm vụ 3: GV tổ chức cho HS thảo luận và chia sẻ

những hiểu biết về một số sâu, bệnh hại trên cây chuối

mà HS biết và nêu các biện pháp phòng, trừ bệnh phù

hợp (có thể thông qua tìm hiểu tài liệu và liên hệ thực

tiễn).

HS

thảo

luận

chia

sẻ

những hiểu biết về một số

sâu, bệnh hại trên cây chuối

mà HS biết và nêu các biện

pháp phòng, trừ bệnh phù

hợp

Hoạt động 5. Tìm hiểu về kĩ thuật điều khiển ra hoa, tạo quả cây chuối

a) Mục tiêu

Giúp HS nhận biết được các kĩ thuật điều khiển ra hoa, tạo quả cây chuối và ý nghĩa

của kĩ thuật đối với quá trình ra hoa, tạo quả.

b) Sản phẩm

HS ghi được vào vở các các kĩ thuật điều khiển ra hoa, tạo quả trên cây chuối và ý

nghĩa của kĩ thuật đối với quá trình ra hoa, tạo quả.

c) Nội dung và cách thức tiến hành

Chuyển giao nhiệm vụ

Thực hiện nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục

III trong SGK và nêu các câu hỏi gợi ý liên quan đến kĩ

thuật điều khiển ra hoa, đậu quả cây chuối, ví dụ:

1. Để kích thích cây chuối trổ buồng, cần thực hiện kĩ

thuật gì?

2. Khi cây chuối đã trổ buồng, cần làm gì để kích thích

quả lớn, đồng đều về kích thước?

HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV, tự rút ra

các yêu cầu kĩ thuật điều khiển ra hoa, đậu quả cây chuối

và ý nghĩa của từng kĩ thuật.

HS

thực

hiện

nhiệm

vụ

theo yêu cầu của GV, tự rút

ra các yêu cầu kĩ thuật điều

khiển ra hoa, đậu quả cây

chuối và ý nghĩa của từng kĩ

thuật.

Nhiệm vụ 2: GV có thể yêu cầu HS liên hệ thực tiễn để

nêu kĩ thuật điều khiển ra hoa, đậu quả cây chuối (hoặc

một loại cây trồng khác) đang được áp dụng ở gia đình,

địa phương.

HS thực hiện nhiệm vụ của

GV giao cho.

77

3. Hoạt động luyện tập

a) Mục tiêu

Giúp HS củng cố, khắc sâu những nội chính của bài học.

b) Sản phẩm

Câu trả lời của HS cho các câu hỏi trong phần luyện tập của SGK.

c) Nội dung và cách tiến hành

– Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức của bài học kết hợp với

kinh nghiệm của bản thân để trả lời các câu hỏi trong phần luyện tập của SGK.

– Thực hiện nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học và kinh nghiệm của bản thân

trả lời câu hỏi trong phần luyện tập của SGK. Cụ thể:

Câu 1. Phân tích đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây chuối.

Gợi ý trả lời: GV gợi ý cho HS tự phân tích đặc điểm thực vật học (rễ, thân, lá, hoa,

quả) và yêu cầu ngoại cảnh (nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm, ánh sáng, đất trồng, gió)

của cây chuối theo các nội dung trong SGK và kinh nghiệm thực tiễn. Từ các đặc điểm

phân tích được, đề xuất kĩ thuật trồng và chăm sóc phù hợp. Có thể trả lời từng ý nhỏ

trong câu hỏi bằng cách lập bảng hoặc sơ đồ tư duy.

Câu 2. Trình bày kĩ thuật trồng và chăm sóc cây chuối. Liên hệ với thực tiễn ở địa

phương em.

Gợi ý trả lời: Trả lời dựa vào nội dung trong SGK. Có thể trả lời bằng cách lập bảng

hoặc sơ đồ tư duy.

4. Hoạt động vận dụng

a) Mục tiêu

Hoạt động này giúp HS vận dụng kiến thức đã học để tham gia vào hoạt động trồng

và chăm sóc cây chuối phù hợp với điều kiện thực tiễn của gia đình, địa phương.

b) Sản phẩm

Hình ảnh hoặc video HS tham gia trồng, chăm sóc cây chuối ở gia đình, địa phương.

c) Nội dung và cách thức tiến hành

– Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu hoạt động trồng và chăm sóc cây chuối ở gia

đình, địa phương, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện các hoạt động trồng,

chăm sóc phù hợp.

+ GV đề nghị HS chụp ảnh hoặc quay video quá trình tham gia trồng, chăm sóc cây

chuối và nộp lại kết quả cho GV vào buổi học tiếp theo.

– Thực hiện hiện nhiệm vụ:

+ HS về nhà tìm hiểu hoạt động trồng và chăm sóc cây chuối ở gia đình, địa phương.

78

+ HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện các hoạt động trồng, chăm sóc phù hợp.

+ HS chụp ảnh hoặc quay video quá trình tham gia trồng, chăm sóc cây chuối và nộp

lại kết quả cho GV vào buổi học tiếp theo.

CÂU HỎI ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỞ RỘNG

Câu 1. Hãy sắp xếp các kĩ thuật chăm sóc chuối phù hợp với từng ảnh trong hình.

1. Tưới nước

2. Chống đổ cây

3. Cắt tỉa lá

4. Phun thuốc trừ sâu

(a)

(b)

(c)

(d)

Câu 2. Trong các nhận định sau, nhận định nào là đúng? Nhận định nào là sai:

1.

Khi nhiệt độ xuống dưới 16

o

C, cây chuối sẽ sinh trưởng chậm và ngừng sinh

trưởng khi nhiệt độ dưới 12

o

C.

2.

Cây chuối chỉ phù hợp với một số loại đất trồng.

3.

Cây chuối không bị ảnh hưởng nhiều bởi gió.

4.

Tiến hành làm cỏ, vun xới quanh gốc cây để trừ cỏ dại, hạn chế nơi ẩn nấp của

sâu, bệnh và làm cho đất tơi xốp.

5.

Trên đất dốc, bắt buộc phải xới rãnh nông ở phía trên của cây rồi mới rải phân

bón, lấp đất và tưới giữ ẩm.

IV

79

6.

Không được dùng tay bắt các loại sâu hại trên chuối hoặc bẫy bả để diệt trưởng

thành.

7.

Sử dụng giống chống chịu, tiêu thoát nước, bón phân cân đối, vệ sinh vườn, bao

buồng quả,.. hay sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có gốc đồng hay gốc lưu

huỳnh,.... (ưu tiên sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học) để phòng trừ

một số bệnh trên chuối.

8.

Không được cắt tỉa lá già, sâu bệnh thường xuyên.

9.

Khi cây ra buồng, dùng một hoặc hai cọc để đỡ lấy cổ buồng chuối.

10. Khi chuối đã trổ buồng, sử dụng cytokinin với liều lượng thích hợp để kích thích

quả lớn, giúp quả đồng đều về kích thước và tránh những dị tật của quả.

80

DỰ ÁN: TRỒNG CÂY ĂN QUẢ

MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức và năng lực công nghệ

– Tính toán được chi phí và hiệu quả kinh tế khi trồng cây ăn quả.

– Trồng và chăm sóc được một loại cây ăn quả.

– Có ý thức bảo vệ môi trường và an toàn lao động trong quá trình thực hiện dự án.

2. Năng lực chung

– Thu thập được được các thông tin cần thiết cho việc lựa chọn loại cây ăn quả và các

dụng cụ, thiết bị phù hợp với thực tiễn nhà trường, địa phương.

– Lập kế hoạch, dự tính chi phí và hiệu quả kinh tế của dự án. Hợp tác hiệu quả với

các bạn trong nhóm và tuân thủ các quy định trong quá trình thực hiện dự án.

– Có khả năng phát hiện và giải quyết hiệu quả các vấn đề phát sinh trong quá trình

thực hiện dự án.

3. Phẩm chất

– Tuân thủ nội quy, có ý thức đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong

quá trình thực hiện dự án.

– Trung thực trong quá trình thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện dự án.

THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– Tranh ảnh, video liên quan đến quy trình kĩ thuật trồng cây ăn quả.

+ https://www.youtube.com/watch?v=HzmDcRLurDU

+ https://www.youtube.com/watch?v=_7aHKuoXiAE

+ https://www.youtube.com/watch?v=jxDfiLxo2_A

– Chuẩn bị phiếu học tập theo mẫu trong SGK hoặc thiết kế phiếu học tập mới phù

hợp với thực tiễn của nhà trường, địa phương.

(Thời lượng: 4 tiết)

BÀI 8

I

II

81

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1. BẢNG DỰ TÍNH CHI PHÍ CHO

DỰ ÁN TRỒNG CÂY ĂN QUẢ HẰNG NĂM

Họ và tên:........................................................... Nhóm: ...............................

STT

Nội dung

Đơn vị

tính

Số lượng

Đơn giá

(nghìn đồng)

Thành tiền

(nghìn đồng)

1

Cây giống

cây

2

Phân hữu cơ

kg

3

Phân đạm

kg

4

Phân lân

kg

5

Phân kali

kg

6

Thuốc

bảo

vệ

thực vật

7

Công lao động

8

Chi khác

Tổng chi phí (A1)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2. DỰ TÍNH NGUỒN THU CỦA

DỰ ÁN TRỒNG CÂY ĂN QUẢ HẰNG NĂM

Họ và tên:........................................................... Nhóm: ...............................

Năng suất quả

(kg/...)

Tổng sản lượng

(kg)

Đơn giá

(nghìn đồng)

Thành tiền

(nghìn đồng)

(B1)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3. DỰ TÍNH CHI PHÍ

THỜI KÌ KIẾN THIẾT CƠ BẢN

Họ và tên:........................................................... Nhóm: ...............................

STT

Nội dung

chi phí

Đơn vị

tính

Số lượng

Đơn giá

(nghìn đồng)

Thành tiền

(nghìn đồng)

1

Cây giống

cây

2

Phân hữu cơ

kg

82

3

Phân đạm

kg

4

Phân lân

kg

5

Phân kali

kg

6

Thuốc bảo vệ

thực vật

7

Công lao động

8

Chi khác

Tổng chi phí (A2)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4. DỰ TÍNH CHI PHÍ CỦA 3 NĂM ĐẦU Ở THỜI KÌ KINH DOANH

Họ và tên: ........................................................... Nhóm: ...............................

STT

Nội dung chi phí

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

Phân hữu cơ

kg

2

Phân đạm

kg

3

Phân lân

kg

4

Phân kali

kg

5

Thuốc bảo vệ thực vật

6

Công lao động

7

Chi khác

Tổng chi phí (B2)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5. DỰ TÍNH NGUỒN THU 3 NĂM ĐẦU

CỦA THỜI KÌ KINH DOANH

Họ và tên: ........................................................... Nhóm: ...............................

STT

Năm

Sản lượng (kg)

Đơn giá

Thành tiền

1

Năm thứ nhất

kg

2

Năm thứ hai

kg

3

Năm thứ ba

kg

Tổng thu trong 3 năm (C2)

83

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6. PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH

DỰ ÁN TRỒNG CÂY ĂN QUẢ

Ngày ........ tháng ......... năm ................

Lớp: ...................... Nhóm thực hành: .....................................................

Thời gian thực hành:

Địa điểm thực hành:

GV hướng dẫn:

STT

Tiêu chí đánh giá

Tốt

Đạt

Chưa đạt

Ghi chú

1

Thực hành đúng

quy trình, kĩ thuật

2

Thực hiện nội quy

thực hành

3

Hiệu quả kinh tế so với

dự tính

4

An toàn lao động và

vệ sinh môi trường

2. Học sinh

Đọc trước bài học trong SGK; tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến kĩ thuật

trồng cây ăn quả.

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động giới thiệu dự án

a) Mục tiêu

Giúp HS hiểu rõ mục đích, yêu cầu của dự án và nhiệm vụ của bản thân trong việc

thực hiện dự án.

b) Nội dung và các tiến hành

– GV phổ biến mục đích, yêu cầu của dự án; hướng dẫn HS chia nhóm và phân công

nhiệm vụ trong nhóm.

– HS thảo luận nhóm và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm.

2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1. Lập kế hoạch, dự tính chi phí và hiệu quả kinh tế của dự án

a) Mục tiêu

– Giúp HS lựa chọn được loại cây ăn quả phù hợp để thực hiện dự án.

III

84

– Giúp HS trau dồi:

+ Kĩ năng thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (internet, sách, báo, người

thân, cửa hàng bán vật tư nông nghiệp,...).

+ Khả năng lựa chọn và ra quyết định.

+ Kiến thức về giáo dục tài chính phù hợp với lứa tuổi.

+ Kĩ năng làm một bài thuyết trình và thuyết trình trước đám đông.

– Giúp HS có khả năng lập kế hoạch, tính toán chi phí và hiệu quả kinh tế cho một

dự án (ý tưởng sản xuất, kinh doanh) phù hợp với lứa tuổi.

b) Sản phẩm

Bản kế hoạch dự án trồng cây ăn quả (nêu rõ ý tưởng, các thông tin đã thu thập được,

lập luận để đưa ra các lựa chọn về loại cây ăn qủa, dụng cụ, thiết bị, cách tính toán chi

phí, hiệu quả kinh tế,...).

c) Nội dung và cách thức tiến hành

Chuyển giao nhiệm vụ

Thực hiện nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Thu thập thông tin

GV yêu cầu HS tra cứu trên internet kết hợp khảo sát

thực tế tại các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp để thu

thập thông tin theo các nội dung gợi ý sau:

– Đối tượng cây ăn quả: chủng loại cây giống, giá cây

giống, yêu cầu ngoại cảnh, năng suất, giá sản phẩm,...

– Dụng cụ trồng và chăm sóc: chủng loại, mục đích

sử dụng, giá cả,...

– Phân bón: chủng loại, thành phần, giá cả,...

– Kĩ thuật trồng và chăm sóc.

HS tra cứu interenet, khảo sát

thực tế,...thu thập và tổng hợp

các thông tin theo yêu cầu của

GV.

Nhiệm vụ 2: Lựa chọn đối tượng, dụng cụ và thiết bị

– Yêu cầu HS phân tích kết quả thu thập, lựa chọn đối

tượng, dụng cụ và thiết bị cho dự án (khuyến khích

HS trồng những loại cây ăn quả ngắn ngày, phù

hợp với thực tiễn của nhà trường, địa phương (dâu

tây, chanh, đu đủ, khế,...).

– Khuyến khích HS tận dụng các thùng xốp đã qua

sử dụng hoặc các vật dụng sẵn có, phù hợp để trồng

cây ăn qu

ả giúp giảm chi phí và bảo vệ môi trường.

– Thảo luận nhóm, lựa chọn

đối tượng, dụng cụ và thiết

bị phù hợp với thực tiễn.

– Tổng hợp kết quả thảo luận

vào

phiếu

để

làm

căn

cứ

thực hiện nhiệm vụ 3 và nộp

lại cho GV.

85

Nhiệm vụ 3: Dự tính chi phí và hiệu quả kinh tế

Yêu cầu HS dự tính chi phí và hiệu quả kinh tế của

dự án theo hướng dẫn trong SGK.

Tính chi phí và hiệu quả kinh

tế của dự án theo hướng dẫn

(sử

dụng

Bảng

8.1

đến

8.5

trong SGK).

Nhiệm vụ 4: Báo cáo sản phẩm

– Yêu cầu HS trình bày, thảo luận kế hoạch của dự án

các nhóm đã thống nhất.

– Thảo luận, góp ý những vấn đề chưa hợp lí của bản

kế hoạch. Đề xuất phương án thay thế.

– Báo cáo trước lớp (có thể

bằng hình thức Powerpoit

hoặc poster,...) kế hoạch dự

án của nhóm.

– Thảo

luận,

góp

ý

cho

kế

hoạch dự án của nhóm bạn.

– Hoàn thiện dự án (sau các ý

kiến góp ý) đảm bảo tính

khả thi.

Hoạt động 2. Thực hành trồng cây ăn quả

a) Mục tiêu

Hoạt động này giúp HS thực hiện được việc trồng và chăm sóc được một loại cây ăn

quả phù hợp với thực tiễn nhà trường, địa phương.

b) Sản phẩm

Cây ăn quả đã được trồng, sản phẩm của cây ăn quả.

c) Nội dung và cách thức tiến hành

Giao nhiệm vụ

Thực hiện nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ

– GV phổ biến, giải đáp nội quy thực hành

(nhấn mạnh những vấn đề cần lưu ý

trước, trong và sau quá trình thực hành).

– GV yêu cầu các nhóm HS chuẩn bị

nguyên vật liệu, dụng cụ cần thiết cho

thực hành (Kiểm tra công tác chuẩn bị).

– Lắng nghe, hỏi những vấn đề chưa rõ.

– Chuẩn bị theo yêu cầu của GV:

+ Cây giống: khoẻ mạnh, không có mầm

bệnh, số lượng và kích thước phù hợp

với kế hoạch.

+ Dụng cụ: Xẻng, cuốc, cọc giữ cây, dây

buộc,

bình

tưới

nước,

găng

tay

làm

vườn,...

86

+ Đất trồng: Làm đất (chuẩn bị đất, hố

trồng) theo đúng quy trình kĩ thuật và

phù hợp với loại cây ăn quả đã lựa chọn.

+ Phân bón: đầy đủ về chủng loại, lượng

(ưu tiên sử dụng sử dụng phân bón hữu

cơ và phân bón vi sinh).

Nhiệm vụ 2: Thực hành trồng và chăm sóc cây ăn quả

– Yêu cầu HS quan sát quy trình trồng,

chăm sóc cây ăn quả (GV thao tác mẫu

hoặc sử dụng video).

– Yêu cầu HS thực hành đúng quy trình,

đảm bảo an toàn lao động

Lưu ý:

– Trong quá trình HS thực hành, GV cần

thường xuyên theo dõi và phát hiện

những khó khăn, vướng mắc của HS để

đưa ra những tư vấn, giúp đỡ kịp thời.

Sau khi kết thúc tiết thực hành, GV cần

hướng dẫn, giao nhiệm vụ để các nhóm

tiếp tục chăm sóc cây ăn quả cho đến

khi thu hoạch.

– Mỗi nhóm có thể trồng một loại cây

khác nhau.

– Quan sát thao tác của GV (hoặc video).

– Thực hành trồng, chăm sóc cây ăn quả

theo quy trình, đảm bảo an toàn lao

động và vệ sinh môi trường.

Nhiệm vụ 3: Đánh giá kết quả thực hành

– Yêu cầu các nhóm tự đánh giá kết quả

thực hành của nhóm mình và nhận xét,

đánh giá kết quả thực hành của các

nhóm

khác

theo

các

tiêu

chí

trong

phiếu đánh giá.

– Nhận xét, đánh giá công khai kết quả

thực hành của các nhóm HS.

Tự đánh giá kết quả thực hành của nhóm

mình và nhận xét, đánh giá kết quả thực

hành của các nhóm khác theo các tiêu chí

trong phiếu học tập số 6.

3. Hoạt động vận dụng

a) Mục tiêu

Giúp HS vận dụng kiến thức trồng và chăm sóc cây ăn quả vào thực tiễn ở gia đình,

địa phương.

87

b) Sản phẩm

Hình ảnh, video hoạt động trồng, chăm sóc cây ăn quả của HS.

c) Nội dung và cách thức tiến hành

– GV hướng dẫn HS về nhà vận dụng kiến thức đã học để thực hiện việc trồng và

chăm sóc một loại cây ăn quả phù hợp với thực tiễn ở gia đình, địa phương.

– GV hướng dẫn HS cách chụp ảnh, quay video sự tham gia của HS vào các hoạt động

trồng và chăm sóc cây ăn quả ở gia đình, địa phương.

– HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. Nộp lại cho GV ở buổi học tiếp

theo.

88

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xin trân trọng cảm ơn

các tác giả có tác phẩm, tư liệu được sử dụng, trích dẫn trong cuốn sách này.

Chịu trách nhiệm xuất bản:

Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc NGUYỄN TIẾN THANH

Chịu trách nhiệm nội dung:

Tổng biên tập PHẠM VĨNH THÁI

Biên tập nội dung: TRẦN THỊ CẨM ANH

Thiết kế sách: NGUYỄN NAM THÀNH

Trình bày bìa: ĐINH THANH LIÊM

Sửa bản in: TRẦN THỊ CẨM ANH

Chế bản: CÔNG TY CP DỊCH VỤ XUẤT BẢN GIÁO DỤC HÀ NỘI

Bản quyền thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Tất cả các phần của nội dung cuốn sách này đều không được sao chép, lưu trữ,

chuyển thể dưới bất kì hình thức nào khi chưa có sự cho phép bằng văn bản

của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN CÔNG NGHỆ 9

TRẢI NGHIỆM NGHỀ NGHIỆP – MÔ ĐUN TRỒNG CÂY ĂN QUẢ

LỚP 9

Mã số:

In .......... cuốn (QĐ ...............), khổ 19 x 26,5cm.

In tại Công ty cổ phần in ......................................................

Số ĐKXB: .............../CXBIPH/.........................../GD

Số QĐXB: ................. / QĐ-GD ngày ... tháng ... năm ....

In xong và nộp lưu chiểu tháng ........ năm .......

Mã số ISBN: 978-604-

Tài liệu cùng danh mục Tài liệu

Chuyên đề 38. Xác suất - câu hỏi

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Trong bài viết này CLB HSG Hà nội xin giới thiệu Chuyên đề 38. Xác suất - câu hỏi. Chuyên đề được biên soạn giúp các thầy cô thuận tiện trong quá trình chuẩn bị bài giảng luyện tập học sinh đạt điểm cao. Hãy tải ngay Chuyên đề 38. Xác suất - câu hỏi. CLB HSG Hà nội luôn cập nhật các kiến thức mới nhất. Hãy chia sẻ tài liệu hay của các Thày cô lên trang. Chúc các bạn thành công!!


Chuyên đề 38. Xác suất - đáp án

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Trong bài viết này CLB HSG Hà nội xin giới thiệu Chuyên đề 38. Xác suất - đáp án. Chuyên đề được biên soạn giúp các thầy cô thuận tiện trong quá trình chuẩn bị bài giảng luyện tập học sinh đạt điểm cao. Hãy tải ngay Chuyên đề 38. Xác suất - đáp án. CLB HSG Hà nội luôn cập nhật các kiến thức mới nhất. Hãy chia sẻ tài liệu hay của các Thày cô lên trang. Chúc các bạn thành công!!


Kiến thức văn bản lớp 9

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Trong bài viết này xin giới thiệu Kiến thức văn bản lớp 9 có đáp án. 10 Kiến thức văn bản lớp 9 có đáp án giúp các em ôn luyện và thi HSG môn Văn đạt kết quả cao, đồng thời đề thi cũng là tài liệu tốt giúp các thầy cô tham khảo trong quá trình dạy HSG. Hãy tải ngayKiến thức văn bản lớp 9 có đáp án. CLB HSG Hà nội nơi luôn cập nhật các kiến thức mới nhất. Chúc các bạn thành công!!


Tuyển tập văn nghị luận xã hội 200 chữ Hay

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.70 đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ - Luyện tập viết đoạn văn Nghị luận xã hội ngắn


Tuyển tập bài tập chất béo bám sát cấu trúc đề thi TN ThPT năm 2021

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Trong bài viết này xin giới thiệu Tuyển tập bài tập chất béo bám sát cấu trúc đề thi TN ThPT năm 2021 giúp các em ôn luyện và thi HSG môn Hóa đạt kết quả cao, đồng thời đề thi cũng là tài liệu tốt giúp các thầy cô tham khảo trong quá trình dạy HSG. Hãy tải ngay Tuyển tập bài tập chất béo bám sát cấu trúc đề thi TN ThPT năm 2021 .CLB HSG Hà nội nơi luôn cập nhật các kiến thức mới nhất. Chúc các bạn thành công!!


10 DẪN CHỨNG MỚI CHO NLXH.docx

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Các cậu có hay đọc báo, đọc tin tức hoặc xem thời sự không nè??? Nếu chưa thì hãy làm quen đi nhé, nó sẽ giúp các cậu rất nhiều trong việc chọn dẫn chứng đónhaaa


Tổng hợp hơn 300 câu đố vui dân gian hay nhất từ dễ đến khó

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Dưới đây là hơn 300 câu đố CLB sưu tầm được trên mạng, chia sẻ lại với các bạn nào thích chơi trò giải câu đố. Bên cạnh mỗi câu đố là đáp án cho các bạn tiện theo dõi.


Ý nghĩa nhan đề Nói với con (Y Phương) SGK Ngữ Văn lớp 9

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Phân tích nhan đề Nói với con - Ngữ Văn 9 được biên soạn bám sát SGK giúp các em làm bài tốt hơn dạng phân tích nhan đề cũng như đạt điểm cao trong kì thi chuyển cấp sắp tới


Ý nghĩa nhan đề sang thu (7 mẫu) phân tích đặc sắc nhất

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Tổng hợp 5 mẫu bài phân tích nhan đề Sang Thu - Hữu Thỉnh hay nhất sẽ giúp các em nắm chắc được những kiến thức cơ bản của bài học biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa, giúp các bạn học sinh dễ hiểu và tiếp thu bài giảng nhanh hơn


Cảm nhận về nhân vật người vợ nhặt _Top 5 bài văn mẫu hay nhất

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Tuyển tập các dạng bài văn mẫu cảm nhận vợt nhặt bám sát nội dung chương trình học giúp các em có nguồn tài liệu tham khảo chất lượng nhất cũng như hình dung ra cách làm bài dạng cảm nhận thơ, tác phẩm


Tả cây mai lớp 4 - 10 bài văn mẫu hay nhất (chọn lọc)

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Mỗi khi dịp tết đến xuân về hoa mai vàng nở để chào đón một mùa xuân mới. Với 10 bài văn mẫu tả cây hoa mai lớp 4 hay nhất của các bạn học sinh trên toàn quốc này, hy vọng sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng để hoàn thiện bài văn của riêng mình


Bài văn tả mẹ lớp 6 hay nhất _Top 10 bài văn mẫu tả chọn lọc

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.10 mẫu bài văn tả về mẹ lớp 6 của em ngắn gọn sẽ giúp các em nắm chắc được những kiến thức cơ bản của bài học biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa, giúp các bạn học sinh dễ hiểu và tiếp thu bài giảng nhanh hơn


Soạn Tiếng Anh unit 15 lớp 7 : Going out - Ra ngoài

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Soạn unit 15 Tiếng Anh lớp 7 bao gồm các từ vựng tiếng anh kèm công thức chi tiết sẽ giúp các em học tập tốt và hiệu quả hơn, đồng thời giúp các em đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới


Tả cơn mưa mùa hạ lớp 6_ Top 5 bài văn mẫu miêu tả hay nhất

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Tuyển tập các dạng bài văn tả cơn mưa rào vào mùa hạ lớp 6 bám sát nội dung chương trình học giúp các em nắm chắc được những kiến thức cơ bản của bài học, dễ hiểu và tiếp thu bài giảng hiệu quả nhất


Soạn bài Ôn tập văn nghị luận SGK lớp 7 tập 2 đầy đủ nhất

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Soạn bài Ôn tập phần văn lớp 7 nghị luận hệ thống toàn bộ các bài tập cũng như kiến thức để giúp các em học tập môn Văn và làm bài một cách tốt hơn


Tập đọc Út Vịnh SGK Tiếng Việt lớp 5 trang 136 tập 2

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Soạn bài Út Vịnh lớp 5 hướng dẫn các em cách trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa cũng như tham khảo thêm các cách làm bài, trình bày bài khoa học giúp các em dễ dàng đạt điểm cao hơn


Phân tích khổ 4 5 bài Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Cảm nhận khổ 4 5 bài Mùa xuân nho nhỏ Ngữ văn 9 tập 2 sẽ giúp các em có thêm những gợi ý cách làm bài cũng như những ngôn từ hay làm cho văn phong thêm phần phong phú hơn


Giải vở bài tập Toán lớp 5 bài 148 trang 86, 87 đầy đủ nhất

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Giải vở bài tập Toán lớp 5 tập 2 bài 148 trang 86 là nguồn tài liệu tham khảo giúp các em học sinh ghi nhớ những kiến thức đã được học trên lớp cùng với việc luyện tập thêm các bài tập tại nhà


Toán lớp 4 thực hành trang 158: Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Giải Toán lớp 4 trang 158 thực hành là nguồn tài liệu tham khảo đầy đủ và chính xác nhất mà chúng tôi đã chọn lọc và tổng hợp giúp các em học sinh học môn Toán hiệu quả


Giải sinh 9 bài 60 ngắn nhất: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Tổng hợp lý thuyết, trắc nghiệm và trả lời các câu hỏi trong SGK sinh 9 bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái trang 181 đến 183 chính xác, chi tiết và đầy đủ nhất dành cho học sinh lớp 9 tham khảo


Tài liệu mới download

Family and friends 1
  • 07/12/2022
  • 949
  • 57

Từ khóa được quan tâm

Danh mục tài liệu