Ngày soạn 20/12/2021
HỌC KỲ II
CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: THƠ MỚI
Thời lượng dạy học: 08 tiết (83-90)
A. CƠ SỞ LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ .
- Căn cứ khung phân phối chương trình cấp THCS của Bộ Giáo dục và Đào tạo .
- Căn cứ vào “Công văn 4040/BGD ĐT-GDTrH tháng 9 năm 2021 về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT“, để xây dựng chủ đề tích hợp văn bản - làm văn trong học kì II.
- Căn cứ thông tư Số: 26/2020/TT-BGDĐT, ngày 26 tháng 8 năm 2020 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Căn cứ sách giáo khoa và sách giáo viên theo nội dung chương trình hiện hành.
B. THỜI GIAN DỰ KIẾN :
Tiết | Bài dạy | Ghi chú |
83 |
|
|
84,85 |
| |
85, 86 | Ông đồ | |
87 | Câu nghi vấn | |
88 | Câu nghi vấn (tiếp) | |
89,90 | Luyện tập - đánh giá chủ đề |
C. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ:
I. MỤC TIÊU CHUNG
- Dạy học theo vấn đề hay chủ đề tích hợp là khai thác sự liên quan, gần gũi ở nội dung kiến thức và khả năng bổ sung cho nhau giữa các bài học cho mục tiêu giáo dục chung. Các tiết học chủ đề Gv không tổ chức thiết kế kiến thức, thông tin đơn lẻ, mà phải hình thành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lý, tổ chức sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa.
- Thông qua dạy học tích hợp, học sinh có thể vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập hàng ngày, đặt cơ sở nền móng cho quá trình học tập tiếp theo; cao hơn là có thể vận dụng để giải quyết những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày;
- Thông qua việc hiểu biết về thế giới tự nhiên bằng việc vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu giúp các em ý thức được hoạt động của bản thân, có trách nhiệm với chính mình, với gia đình, nhà trường và xã hội ngay trong cuộc sống hiện tại cũng như tương lai sau này của các em;
- Đem lại niềm vui, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Phát triển ở các em tính tích cực, tự lập, sáng tạo để vượt qua khó khăn, tạo hứng thú trong học tập.
- Thiết lập các mối quan hệ theo một logic nhất định những kiến thức, kỹ năng khác nhau để thực hiện một hoạt động phức hợp.
- Lựa chọn những thông tin, kiến thức, kỹ năng cần cho học sinh thực hiện được các hoạt động thiết thực trong các tình huống học tập, đời sống hàng ngày, làm cho học sinh hòa nhập vào thế giới cuộc sống.
II. MỤC TIÊU CỤ THỂ CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức.
- Thấy được sự đổi thay trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một.
- Nắm được chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do và hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng, Ông đồ.
- Nắm được đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lẫn.
2. Kĩ năng.
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. Đọc, phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm
- Sử dụng được câu nghi vấn phù hợp với tình huống giao tiếp.
3. Thái độ.
- Biết yêu quê hương đất nước.
4.Phát triển phẩm chất, năng lực
4.1.Phẩm chất chủ yếu:
- Nhân ái:Bồi dưỡng tình cảm tự hào và tôn vinh giá trị văn học dân tộc. Biết quan tâm đến số phận con người trong quá khứ đau thương và trân quí cuộc sống hạnh phúc hiện nay.
- Chăm học,chăm làm: HS có ý thức tìm hiểu, vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống. Chủ động trong mọi hoàn cảnh, biến thách thức thành cơ hội để vươn lên. Luôn có ý thức học hỏi không ngừng để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, trở thành công dân toàn cầu.
-Trách nhiệm: hành động có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với đất nước, quan tâm đến các vấn đề nóng trong cộng đồng. Biết suy nghĩ và hành động đúng với đạo lý dân tộc và qui định của pháp luật.