(Hỗ trợ giáo viên thiết kế kế hoạch bài dạy
theo sách giáo khoa HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 9
Bộ sách CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)
HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM,
HƯỚNG NGHIỆP
Kế hoạch bài dạy
L Ớ P
Bản 2
ĐINH THỊ KIM THOA (Chủ biên)
ĐẶNG XUÂN ĐIỀU – VŨ PHƯƠNG LIÊN – TRẦN BẢO NGỌC
MAI THỊ PHƯƠNG – ĐỒNG VĂN TOÀN – HUỲNH MỘNG TUYỀN
1
(Hỗ trợ giáo viên thiết kế kế hoạch bài dạy
theo sách giáo khoa HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 9 –
Bộ sách CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
L Ớ P
HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM,
HƯỚNG NGHIỆP
Bản 2
Kế hoạch bài dạy
ĐINH THỊ KIM THOA (Chủ biên)
ĐẶNG XUÂN ĐIỀU – VŨ PHƯƠNG LIÊN – TRẦN BẢO NGỌC
MAI THỊ PHƯƠNG – ĐỒNG VĂN TOÀN – HUỲNH MỘNG TUYỀN
2
3
Quý thầy cô giáo thân mến!
Khi thực hiện chương trình sách giáo khoa mới theo định hướng phát triển phẩm
chất, năng lực đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12, câu hỏi được đặt ra là xây dựng kế hoạch
bài dạy như thế nào để có thể đáp ứng được mục tiêu phát triển phẩm chất và năng
lực cho học sinh.
Đồng hành với quý thầy cô trong quá trình dạy học triển khai theo Chương trình
Giáo dục phổ thông 2018, chúng tôi biên soạn tài liệu Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp lớp 9 (Hỗ trợ giáo viên thiết kế kế hoạch bài dạy theo sách giáo
khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 – Bản 2 – Bộ sách Chân trời sáng tạo) nhằm
góp phần giúp thầy cô thực hiện nhiệm vụ trên với những gợi mở và tham vấn một
cách tích cực.
Chúng tôi thiết kế các kế hoạch bài dạy tương ứng với 105 tiết và 8 chủ đề trong
sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 – Bản 2 – Bộ sách Chân trời sáng
tạo. Đặc điểm của các kế hoạch bài dạy này là đều xác định rõ mục tiêu hay còn gọi là
kết quả đầu ra mà học sinh cần đạt được sau mỗi bài học. Các mục tiêu đó được triển
khai thành những hoạt động, sản phẩm cụ thể. Điều này sẽ hỗ trợ giáo viên kiểm soát
được bài học đã đạt mục tiêu như thế nào, qua các hoạt động và sản phẩm nào.
Chúng tôi hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho quý thầy cô khi dạy học theo sách
giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 – Bản 2 – Bộ sách Chân trời sáng tạo.
LỜI NÓI ĐẦU
4
MỤC LỤC
Lời nói đầu ..................................................................................................................................................... 3
Danh mục chữ viết tắt ............................................................................................................................... 4
Chủ đề 1. Thể hiện kĩ năng giao tiếp, ứng xử và sống hài hoà ................................................... 5
Chủ đề 2. Thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống ........................................................11
Chủ đề 3. Thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường ............................................. 18
Chủ đề 4. Góp phần chăm lo hạnh phúc và phát triển kinh tế gia đình ...............................27
Chủ đề 5. Xây dựng mạng lưới quan hệ và tham gia các hoạt động cộng đồng
ở địa phương .............................................................................................................................................. 37
Chủ đề 6. Phòng chống ô nhiễm môi trường và bảo vệ cảnh quan ...................................... 43
Chủ đề 7. Tìm hiểu nghề và rèn luyện bản thân theo định hướng nghề ..............................50
Chủ đề 8. Định hướng cho bản thân sau trung học cơ sở ..........................................................57
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
SGK
Sách giáo khoa
SBT
Sách bài tập
THCS
Trung học cơ sở
5
THỂ HIỆN KĨ NĂNG GIAO TIẾP,
ỨNG XỬ VÀ SỐNG HÀI HOÀ
CHỦ ĐỀ
1
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
– Nhận diện được điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của
bản thân;
– Tôn trọng sự khác biệt và sống hài hoà với bạn bè, thầy cô;
– Thực hiện được đề tài khảo sát về thực trạng giao tiếp của HS trên mạng xã hội.
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH CHỦ ĐỀ 1
Tiết
Cấu trúc
Hoạt động
1
I.
Tìm
hiểu
nội
dung,
phương pháp, hình thức
trải nghiệm
Giới thiệu ý nghĩa, nội dung cơ bản của chủ đề; các
phương thức, loại hình trải nghiệm và những nhiệm vụ
HS cần chuẩn bị.
2
II. Thực hành – trải nghiệm
1.
Hoạt động theo chủ đề
quy mô lớp
Nhận diện điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong
hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân.
3
Thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt với các bạn và
thầy cô.
4
Sống hài hoà với các bạn và thầy cô.
5
– Khảo sát thực trạng giao tiếp của HS trên mạng xã hội.
– Báo cáo kết quả khảo sát.
6
7
2.
Sinh hoạt theo chủ đề
quy mô lớp
Xây dựng lớp học hạnh phúc.
8
3.
Sinh hoạt theo chủ đề
quy mô trường
Xây dựng trường học hạnh phúc.
9
III.
Báo
cáo/
thảo
luận/
đánh giá
Báo cáo sản phẩm trải nghiệm.
Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.
I. TÌM HIỂU NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TRẢI NGHIỆM
1. Giới thiệu nội dung
– Hoạt động khởi động.
– GV giới thiệu ý nghĩa của chủ đề.
– GV tổ chức cho HS tìm hiểu điểm tích cực và chưa tích cực trong giao tiếp, ứng xử; biết cách
sống hài hoà và tôn trọng sự khác biệt; biết cách khảo sát về thực trạng giao tiếp của HS trên
mạng xã hội.
6
2. Cách thức tổ chức
Hoạt động quy mô lớp,
nhóm
Thực hành các biện pháp rèn luyện hành vi, thái độ tích cực
trong giao tiếp, ứng xử, xử lí tình huống, giải quyết các trường
hợp; báo cáo kết quả khảo sát, việc rèn luyện; trình diễn thể
hiện kĩ năng của bản thân để thực hiện các mục tiêu;… (dựa
theo các hoạt động được thiết kế trong SGK từ Hoạt động 1
đến Hoạt động 3).
Hoạt động tự rèn luyện
quy mô cá nhân, nhóm
Vận dụng các biện pháp thực hiện nhiệm vụ rèn luyện trong
không gian ngoài lớp học; thực hiện khảo sát thực trạng giao
tiếp của HS trên mạng xã hội theo quy mô cá nhân hoặc nhóm
(Hoạt động 4).
Sinh hoạt quy mô lớp
Xây dựng lớp học hạnh phúc; tập trung vào việc củng cố
cho HS biết cách xây dựng hạnh phúc từ những hành vi
giao tiếp, ứng xử phù hợp và văn minh trên mạng xã hội
(lựa chọn những tình huống có tính cá nhân của HS trong
lớp và chuyển thành nội dung giáo dục tập thể) – củng cố và
mở rộng chủ đề, dựa trên vấn đề nảy sinh trong lớp học.
Sinh hoạt quy mô trường
Toạ đàm “Xây dựng trường học hạnh phúc”.
3. Kết quả/ sản phẩm
– Nêu được các nội dung đã trải nghiệm trong chủ đề để bảo đảm yêu cầu cần đạt.
– Xác định được các hoạt động và loại hình mà cá nhân đã rèn luyện về sống hài hoà với
mọi người, giao tiếp, ứng xử văn minh trong cuộc sống và trên mạng xã hội.
II. THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM
1. Hoạt động theo chủ đề quy mô lớp
1.1. Nội dung và cách thức tổ chức
Nội dung
Cách thức tổ chức
Luyện tập
Hoạt động 1: Nhận diện điểm tích cực và điểm
chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử
của bản thân
1. Chia sẻ những điểm tích cực và chưa tích cực
trong hành vi giao tiếp, ứng xử.
– Làm việc nhóm và ghi kết quả vào giấy
A0 hoặc bảng nhóm.
2. Nhận diện điểm tích cực và chưa tích cực
trong hành vi giao tiếp, ứng xử của các nhân
vật ở tình huống.
– Quan sát tranh tình huống, chỉ ra điểm
tích cực và chưa tích cực trong hành vi
giao tiếp, ứng xử của các nhân vật.
7
3. Xác định những điểm tích cực và chưa tích
cực trong các hành vi giao tiếp, ứng xử của em.
4. Đề xuất cách khắc phục những điểm chưa
tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của em.
– Chia sẻ trong nhóm và góp ý cho các
hành vi chưa tích cực ở bạn.
– Thảo luận về các biện pháp khắc phục.
Hoạt động 2: Thể hiện thái độ tôn trọng sự
khác biệt với các bạn và thầy cô
1. Kể những câu chuyện về tôn trọng sự khác
biệt mà em đã gặp.
2. Chia sẻ ý nghĩa của tôn trọng sự khác biệt.
3. Trao đổi về cách thể hiện tôn trọng sự khác biệt.
4. Thể hiện tôn trọng sự khác biệt trong trường hợp.
– Kể chuyện trong nhóm và các nhóm
cử đại diện chia sẻ trước lớp.
– Phỏng vấn nhanh HS cả lớp.
– Thảo luận theo nhóm và minh hoạ
bằng hành vi.
– Đóng vai thể hiện tôn trọng sự khác biệt.
Hoạt động 3: Sống hài hoà với các bạn và
thầy cô
1. Trao đổi về những việc làm thể hiện sống hài
hoà với các bạn và thầy cô.
2. Chia sẻ những câu chuyện về sống hài hoà
với các bạn và thầy cô.
3. Thể hiện sống hài hoà với các bạn và thầy cô
nếu em là nhân vật trong những tình huống.
– Thảo luận nhóm.
– Kể chuyện trong nhóm.
– Đóng vai thể hiện hành vi nên làm
trong mỗi tình huống.
Hoạt động 4: Khảo sát thực trạng giao tiếp của
HS trên mạng xã hội
1. Chia sẻ những hiểu biết của em về thực trạng
giao tiếp của HS trên mạng xã hội hiện nay.
2. Thảo luận đề cương khảo sát thực trạng giao
tiếp của HS trên mạng xã hội.
3. Xây dựng công cụ khảo sát.
– Trao đổi trong nhóm.
– Làm việc nhóm để xây dựng đề cương.
– Xây dựng và nhận xét về các phiếu
khảo sát.
Vận dụng
1. Thực hiện khảo sát.
2. Viết báo cáo thực trạng giao tiếp của HS trên
mạng xã hội.
3. Báo cáo kết quả khảo sát.
(Tiếp tục Hoạt động 4)
– Đi khảo sát thực tế ngoài lớp học.
– Làm việc nhóm ngoài giờ học.
– Tổ chức hội thảo báo cáo khoa học.
8
1.2. Kết quả/ sản phẩm
1.2.1. Luyện tập
– Thể hiện được kĩ năng giao tiếp và ứng xử trong các tình huống.
– Thể hiện được những biểu hiện của sống hài hoà với thầy cô và các bạn.
1.2.2. Vận dụng
– Xây dựng được kế hoạch rèn luyện.
– Vận dụng các biện pháp rèn luyện để có các kĩ năng giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống và
sống hài hoà với thầy cô, các bạn.
2. Sinh hoạt theo chủ đề quy mô lớp
2.1. Nội dung và cách thức tổ chức
Nội dung
Cách thức tổ chức
Luyện tập củng cố và mở rộng
1. Tìm hiểu những yếu tố tạo nên lớp học hạnh phúc.
– Thảo luận về kĩ năng giao tiếp, ứng xử đúng góp
phần tạo nên niềm vui, hạnh phúc cho mọi người.
– Sự hài hoà trong quan hệ là yếu tố góp phần tạo
nên hạnh phúc.
– …
2. Xây dựng bảng “Nguyên tắc hành vi xây dựng
hạnh phúc”.
– Lời nói nhẹ nhàng, không làm tổn thương nhau.
– Khi xảy ra mâu thuẫn, sử dụng biện pháp đàm phán
thay vì dùng vũ lực.
– …
– Thảo luận nhóm.
– Làm việc theo nhóm.
– Làm việc cả lớp và thống nhất
hành vi chung.
Vận dụng
Thực hiện các nguyên tắc hành vi mà lớp đã xây dựng
vào cuộc sống của mỗi cá nhân.
GV căn dặn HS thường xuyên vận
dụng
những
điều
học
được
vào
cuộc sống.
2.2. Kết quả/ sản phẩm
2.2.1. Luyện tập củng cố và mở rộng
– Biết cách xây dựng lớp học hạnh phúc từ những hành vi giao tiếp, ứng xử hài hoà,
cân bằng,…
– Lập được bảng nguyên tắc hành vi.
9
2.2.2. Vận dụng
Vận dụng được các biện pháp, hành vi vào việc xây dựng lớp học hạnh phúc.
3. Sinh hoạt theo chủ đề quy mô trường
3.1. Nội dung và cách thức tổ chức
Nội dung
Cách thức tổ chức
Luyện tập củng cố và mở rộng
1. Tham gia toạ đàm về trường học hạnh phúc.
– Diễn giả chia sẻ về những yếu tố tạo nên trường
học hạnh phúc.
– Đại diện HS đặt ra những câu hỏi.
– HS nói về mong muốn, nguyện vọng của mình.
– …
2. Thực hiện các tiết mục múa hát tập thể, dân vũ
toàn trường.
– Lớp 6: Múa hát.
– Lớp 7: Hát về thầy cô.
– Lớp 8: Hoạt cảnh.
– Lớp 9: Hát về tình bạn.
– Toàn trường: Dân vũ.
– Toạ đàm cùng thầy cô.
– Các nhóm, lớp chuẩn bị câu hỏi để
đặt ra trong buổi toạ đàm.
– Làm việc theo nhóm, lớp để luyện
tập tiết mục văn nghệ.
Vận dụng
Thực hiện các hành vi giúp mọi người luôn vui vẻ,
hạnh phúc.
GV căn dặn HS thường xuyên vận
dụng
những
điều
học
được
vào
cuộc sống.
3.2. Kết quả/ sản phẩm
3.2.1. Luyện tập củng cố và mở rộng
– Thực hiện xây dựng trường học hạnh phúc từ những hành vi giao tiếp, ứng xử hài hoà,
cân bằng,…
– Tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể, văn hoá, văn nghệ để tạo niềm vui,
hạnh phúc.
3.2.2. Vận dụng
Thực hiện các hành vi xây dựng hạnh phúc với mọi người trong trường học.
10
III. BÁO CÁO/ THẢO LUẬN/ ĐÁNH GIÁ
1. Nội dung và cách thức tổ chức
Nội dung
Cách thức tổ chức
Báo cáo
Chia sẻ những điều mỗi cá nhân đạt được sau tất
cả các hoạt động khác nhau liên quan đến chủ đề.
Chia sẻ trong nhóm và trước lớp.
Đánh giá
– Tự đánh giá:
+ HS xem lại kết quả tự đánh giá (đã thực hiện
ở nhà);
+ Điều chỉnh lại kết quả nếu thấy mình có
những thay đổi so với kết quả đã tự đánh giá.
– Đánh giá đồng đẳng:
+ Ghi nhận những điểm tốt ở bạn;
+ Chia sẻ điều mong bạn thay đổi.
– Khảo sát, đánh giá cuối chủ đề:
+ Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn;
+ Tổng kết số liệu khảo sát.
– Làm việc cá nhân.
– Tổ chức đánh giá đồng đẳng theo nhóm.
– GV khảo sát nhanh cả lớp bằng phiếu
hoặc giơ tay.
– Trao đổi, chia sẻ trước lớp.
2. Kết quả/ sản phẩm
– Bảng tự đánh giá kết quả rèn luyện trong SBT.
– Viết lời nhận xét của bạn về mình vào SBT.
– Viết nhận xét của GV về bản thân hoặc nhóm, tập thể lớp vào SBT.
11
THÍCH NGHI VỚI NHỮNG
THAY ĐỔI TRONG CUỘC SỐNG
CHỦ ĐỀ
2
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
– Ứng phó được với những căng thẳng trong quá trình học tập và trước các áp lực của
cuộc sống;
– Khám phá được khả năng thích nghi của bản thân với sự thay đổi trong một số tình huống
của cuộc sống;
– Thực hiện có trách nhiệm các nhiệm vụ được giao;
– Biết cách tạo động lực cho bản thân để thực hiện hoạt động.
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH CHỦ ĐỀ 2
Tiết
Cấu trúc
Hoạt động
12
I.
Tìm
hiểu
nội
dung,
phương
pháp,
hình
thức
trải nghiệm
Giới thiệu ý nghĩa, nội dung cơ bản của chủ đề; các
phương thức, loại hình trải nghiệm và những nhiệm
vụ HS cần chuẩn bị.
13
II. Thực hành – trải nghiệm
14
1. Hoạt động theo chủ đề
quy mô lớp
Tìm hiểu về những căng thẳng trong quá trình học
tập và trước các áp lực của cuộc sống.
15
Rèn luyện cách ứng phó với những căng thẳng trong
quá trình học tập và trước các áp lực của cuộc sống.
16
17
Thích nghi với sự thay đổi trong một số tình huống
của cuộc sống.
18
Thực hiện có trách nhiệm các nhiệm vụ được giao.
19
Tạo động lực thực hiện hoạt động.
20
2.
Sinh
hoạt
theo
chủ
đề
quy mô lớp
Tranh biện về chủ đề “Có nên tự tạo áp lực cho
bản thân?”.
21
3.
Sinh
hoạt
theo
chủ
đề
quy mô trường
Nói chuyện chuyên đề về “Những thay đổi trong
tâm sinh lí của lứa tuổi HS THCS và những điều cần
chuẩn bị”.
22
III.
Báo
cáo/thảo
luận/
đánh giá
Báo cáo sản phẩm trải nghiệm.
Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.
12
I. TÌM HIỂU NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TRẢI NGHIỆM CỦA CHỦ ĐỀ
1. Giới thiệu nội dung
– Hoạt động khởi động.
– GV giới thiệu ý nghĩa của chủ đề.
– GV tổ chức cho HS tìm hiểu những căng thẳng, áp lực có thể xảy ra trong cuộc sống và cách
chuẩn bị cho bản thân để ứng phó với áp lực này để thích nghi với sự thay đổi. Bên cạnh đó,
chủ đề giúp HS biết cách thực hiện có trách nhiệm các nhiệm vụ được giao và biết tạo động
lực cho bản thân thực hiện hoạt động.
2. Tìm hiểu phương pháp và hình thức tổ chức trải nghiệm
Hoạt động quy mô
lớp, nhóm
Thực hành các biện pháp rèn luyện kĩ năng ứng phó với căng thẳng
và áp lực trong cuộc sống; rèn luyện, trình diễn thể hiện kĩ năng của
bản thân để thực hiện các mục tiêu về phát triển tính trách nhiệm
và tạo động lực thực hiện hoạt động;… (dựa theo các hoạt động
được thiết kế trong SGK từ Hoạt động 1 đến Hoạt động 5).
Hoạt
động
tự
rèn
luyện quy mô nhóm,
cá nhân
Vận dụng các biện pháp thực hiện các nhiệm vụ rèn luyện trong
không gian ngoài lớp học; thực hiện công việc nhà, nhiệm vụ
học tập theo cá nhân hoặc nhóm (các nhiệm vụ liên quan từ
Hoạt động 1 đến Hoạt động 5).
Sinh hoạt quy mô lớp
Tranh biện về các vấn đề: “Có nên tự tạo áp lực cho bản thân?”,
“Cần làm gì để chuẩn bị cho bản thân sau THCS”, “Chia sẻ kinh
nghiệm vượt qua sự căng thẳng” (lựa chọn những tình huống có
tính cá nhân của HS trong lớp và chuyển thành nội dung giáo dục
tập thể) – củng cố và mở rộng chủ đề dựa trên vấn đề nảy sinh
trong lớp học.
Sinh
hoạt
quy
mô
trường
Trao đổi cùng chuyên gia về “Thay đổi tâm sinh lí của lứa tuổi HS
THCS và những điều cần chuẩn bị”.
3. Kết quả/ sản phẩm
– Nêu được các nội dung đã trải nghiệm trong chủ đề để đạt được yêu cầu cần đạt.
– Xác định được các hoạt động và loại hình mà cá nhân tham gia rèn luyện về ứng phó với
căng thẳng, áp lực và thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống.
13
II. THỰC HÀNH – TRẢI NGHIỆM
1. Hoạt động theo chủ đề quy mô lớp
1.1. Nội dung và cách thức tổ chức
Nội dung
Cách thức tổ chức
Luyện tập
Hoạt động 1: Tìm hiểu về những căng thẳng
trong quá trình học tập và trước các áp lực
của cuộc sống
1. Chỉ ra những biểu hiện của căng thẳng trong
học tập và trước các áp lực của cuộc sống.
– Làm việc cá nhân và ghi kết quả vào thẻ
cá nhân.
– Từng cá nhân đính thẻ của mình vào bảng
chung của nhóm/ lớp.
– GV và HS cùng tổng hợp kết quả.
2. Thảo luận những nguyên nhân dẫn đến
căng thẳng trong học tập và trước các áp
lực của cuộc sống.
– Thảo luận nhóm và ghi kết quả vào bảng
nhóm.
– GV và HS cùng phân tích các nguyên nhân
(cả chủ quan và khách quan).
Hoạt động 2: Rèn luyện cách ứng phó với
những căng thẳng trong học tập và trước
các áp lực của cuộc sống
1. Chia sẻ một số kinh nghiệm ứng phó của
em khi gặp những căng thẳng trong học
tập và trước các áp lực của cuộc sống.
– Chia sẻ theo nhóm về những kinh nghiệm
của cá nhân; sắp xếp thành hai nhóm: ứng
phó với căng thẳng trong học tập và áp lực
của cuộc sống.
2. Thảo luận cách ứng phó với căng thẳng
trong học tập và trước các áp lực của cuộc
sống.
– Thảo luận theo nhóm và minh hoạ bằng
ví dụ cụ thể.
3. Thể hiện khả năng ứng phó với những
căng thẳng trong học tập và trước các áp
lực của cuộc sống nếu em là nhân vật trong
những tình huống.
– Đóng vai thể hiện khả năng ứng phó trong
các tình huống.
Hoạt động 3: Thích nghi với sự thay đổi
trong một số tình huống của cuộc sống
1. Kể lại những thay đổi trong một số
tình
huống
của
cuộc
sống
mà
em
đã
từng trải qua.
– Chia sẻ theo nhóm về những kinh nghiệm
của cá nhân.
14
2. Chia sẻ khả năng thích nghi của em với sự
thay đổi trong một số tình huống của cuộc
sống.
– Thảo luận nhóm.
– Chia sẻ trong nhóm những tình huống thể
hiện khả năng thích nghi của em.
3. Đề xuất cách thích nghi với những thay
đổi của cuộc sống nếu em là nhân vật trong
các tình huống.
– Thảo luận nhóm và đề xuất cách thích
nghi trong từng tình huống.
– Đóng vai thể hiện cách thích nghi với tình
huống.
Hoạt động 4: Thực hiện có trách nhiệm các
nhiệm vụ được giao
1.
Chia
sẻ
những
nhiệm
vụ
em
thường
được giao.
– Chia sẻ trong nhóm các nhiệm vụ HS
thường được giao.
2. Trao đổi về cách thực hiện có trách nhiệm
các nhiệm vụ được giao.
– Làm việc nhóm trao đổi về cách thực
hiện có trách nhiệm các nhiệm vụ được
giao.
3. Đề xuất cách thực hiện có trách nhiệm
các nhiệm vụ được giao nếu em là nhân vật
trong các tình huống.
– Đóng vai nhân vật trong tình huống để
đề xuất cách thực hiện có trách nhiệm các
nhiệm vụ được giao.
4. Chia sẻ bài học rút ra sau khi em thực hiện
có trách nhiệm các nhiệm vụ được giao.
– Chia sẻ bài học theo nhóm và trước lớp.
Hoạt
động
5:
Tạo
động
lực
thực
hiện
hoạt động
1. Chia sẻ những nguyên nhân khiến em
thiếu động lực thực hiện hoạt động.
– Chia sẻ trong nhóm về những nguyên
nhân khiến em thiếu động lực.
2. Thảo luận cách tạo động lực cho bản thân
để thực hiện hoạt động.
– Trao đổi theo nhóm về cách tạo động lực.
3. Đề xuất cách tạo động lực để thực hiện
hoạt động trong các tình huống.
– Đóng vai nhân vật trong các tình huống
để đề xuất cách tạo động lực.
Vận dụng
1. Thực hiện các nhiệm vụ được giao trong
công việc ở nhà, cũng như ở trường.
– Trình diễn kết quả theo nhóm.
2. Vận dụng các cách tạo động lực cho bản
thân trong hoạt động hằng ngày.
– Báo cáo kết quả rèn luyện trước lớp.
3. Vận dụng các cách rèn luyện bản thân để
ứng phó với căng thẳng, áp lực trong học
tập và cuộc sống.
15
1.2. Kết quả/ sản phẩm
1.2.1. Luyện tập
– Thể hiện được kĩ năng ứng phó với căng thẳng trong các tình huống.
– Thể hiện được những biểu hiện của tính trách nhiệm khi thực hiện các công việc
được giao.
1.2.2. Vận dụng
– Thực hiện được các biện pháp rèn luyện kĩ năng ứng phó với căng thẳng đã được học vào
các tình huống khác nhau trong cuộc sống.
– Vận dụng các biện pháp rèn luyện để ứng phó với những căng thẳng, áp lực và thích nghi
với những thay đổi trong cuộc sống.
2. Sinh hoạt theo chủ đề quy mô lớp
2.1. Nội dung và cách thức tổ chức
Nội dung
Cách thức tổ chức
Luyện tập củng cố và mở rộng
1. Vai trò của những áp lực trong cuộc sống.
– Thảo luận về những áp lực mà mỗi cá nhân
có thể gặp và nguyên nhân của những áp lực
đó.
– Thảo luận về mối quan hệ giữa áp lực và đặc
điểm tính cách cá nhân.
– …
– Thảo luận nhóm.
– Trình bày trước nhóm/ lớp.
2. Biến áp lực thành động lực.
– Rèn luyện sự bền bỉ, nghị lực để ứng phó
với áp lực.
– Trao đổi về cách biến áp lực thành động lực
hoặc tạo áp lực vừa đủ để có thể hoàn thành
tốt công việc.
– …
– Làm việc theo nhóm.
– Làm việc cả lớp và thống nhất hành vi
chung.
Vận dụng
Vận dụng kết quả học tập để giải quyết các
vấn đề của bản thân liên quan đến áp lực và
chia sẻ kết quả.
GV căn dặn HS thường xuyên vận dụng
những điều học được vào cuộc sống.
2.2. Kết quả/ sản phẩm
2.2.1. Luyện tập củng cố và mở rộng:
Biết cách biến áp lực thành động lực.
16
2.2.2. Vận dụng
Vận dụng được các biện pháp vào việc tạo động cho bản thân trong hoạt động.
3. Sinh hoạt theo chủ đề quy mô trường
3.1. Nội dung và cách thức tổ chức
Nội dung
Cách thức tổ chức
Luyện tập củng cố và mở rộng
1. Toạ đàm về những thay đổi tâm sinh lí của
lứa tuổi HS THCS.
– Người nói chuyện nói về những thay đổi của
HS ở tuổi dậy thì.
– Đại diện HS đặt ra những câu hỏi.
– HS nói về mong muốn, nguyện vọng của
mình.
– …
– Toạ đàm cùng thầy cô.
– Các nhóm, lớp chuẩn bị câu hỏi để đặt ra
trong buổi toạ đàm.
2. Trao đổi về cách ứng phó với những thay
đổi ở bản thân.
– Nhận diện những thay đổi ở bản thân và
cách ứng phó với những thay đổi đó.
– Nghe thầy cô hướng dẫn cách ứng phó
hiệu quả.
– Trò chơi “Nhận diện thay đổi ở tuổi dậy
thì”.
– HS lắng nghe, ghi chép và đặt câu hỏi.
3. Thực hiện một số tiết mục múa hát tập thể,
dân vũ toàn trường.
– Lớp 6: Múa hát
– Lớp 7: Hát về lứa tuổi em.
– Lớp 8: Hoạt cảnh.
– Lớp 9: Hát về lứa tuổi em.
– Toàn trường: Dân vũ.
– Làm việc theo nhóm, lớp để luyện tập
các tiết mục.
Vận dụng
Thực hiện các hành vi giúp bản thân thích
ứng với sự thay đổi.
Căn
dặn
HS
thường
xuyên
vận
dụng
những điều học được vào cuộc sống.
3.2. Kết quả/ sản phẩm
3.2.1. Luyện tập củng cố và mở rộng
– Thực hiện những hành vi ứng xử hài hoà, cân bằng giúp thích ứng với sự thay đổi của
lứa tuổi,…
– Tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể, văn hoá, văn nghệ tạo niềm vui, hạnh phúc.
17
3.2.2. Vận dụng
Rèn luyện hằng ngày với mọi người ở trường và tại nhà.
III. BÁO CÁO/ THẢO LUẬN/ ĐÁNH GIÁ
1. Nội dung và cách thức tổ chức
Nội dung
Cách thức tổ chức
Báo cáo
Chia sẻ những điều mỗi cá nhân đạt được sau
tất cả các hoạt động khác nhau liên quan đến
chủ đề.
– Chia sẻ trong nhóm và trước lớp.
Đánh giá
– Tự đánh giá:
+ HS xem lại kết quả tự đánh giá (thực hiện
ở nhà);
+ Điều chỉnh lại kết quả nếu thấy mình
có những thay đổi so với kết quả đã tự
đánh giá.
– Làm việc cá nhân.
– Đánh giá đồng đẳng:
+ Ghi nhận, khen bạn điểm nào;
+ Mong bạn thay đổi điều gì.
– Tổ chức đánh giá đồng đẳng theo nhóm.
– Khảo sát đánh giá cuối chủ đề:
+ Chia sẻ thuận lợi và khó khăn;
+ Tổng kết số liệu khảo sát.
– GV khảo sát nhanh trên lớp bằng phiếu
hoặc giơ tay.
– Trao đổi, chia sẻ trước lớp.
2. Kết quả/ sản phẩm
– Bảng tự đánh giá kết quả rèn luyện trong SBT.
– Viết lời nhận xét của bạn về bản thân vào SBT.
– Viết nhận xét của GV về bản thân hoặc nhóm, tập thể lớp vào SBT.
18
THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG
CHỦ ĐỀ
3
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
– Tham gia các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
– Xây dựng được kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường; tham gia thực
hiện và đánh giá được hiệu quả của hoạt động này;
– Xác định được mục tiêu và xây dựng được kế hoạch cho các buổi lao động công ích ở trường;
– Làm được các sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường.
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH CHỦ ĐỀ 3
Tiết
Cấu trúc
Hoạt động
28
I. Tìm hiểu nội dung, phương
pháp, hình thức trải nghiệm
Giới thiệu ý nghĩa, nội dung cơ bản của chủ đề;
các phương thức, loại hình trải nghiệm và những
nhiệm vụ HS cần chuẩn bị.
29
II. Thực hành – trải nghiệm
30
1. Hoạt động theo chủ đề
quy mô lớp
Tham gia các hoạt động của Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh.
31
Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phòng
chống bắt nạt học đường.
32
Tham gia thực hiện và đánh giá kết quả của hoạt
động giáo dục phòng chống bắt nạt học đường.
33
Xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch cho các
buổi lao động công ích ở trường.
34
Làm các sản phẩm góp phần xây dựng truyền thống
nhà trường.
36
2. Sinh hoạt theo chủ đề quy
mô lớp
Trao đổi về phòng chống bắt nạt học đường.
37
3. Sinh hoạt theo chủ đề quy
mô trường
Vệ sinh vườn trường, sân trường, lớp học.
38
III.
Báo
cáo/
thảo
luận/
đánh giá
Báo cáo sản phẩm trải nghiệm.
Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.
19
I. TÌM HIỂU NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TRẢI NGHIỆM CỦA CHỦ ĐỀ
1. Giới thiệu nội dung
– Hoạt động khởi động.
– GV giới thiệu ý nghĩa của chủ đề.
– GV tổ chức cho HS tìm hiểu về những hoạt động/ nhiệm vụ sẽ thực hiện: Xác định và tham
gia hoạt động phù hợp do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức; biết cách lập kế
hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường; xác
định mục tiêu và biết cách xây dựng kế hoạch tham gia hoạt động lao động công ích của lớp,
trường; thiết kế sản phẩm để góp phần phát huy truyền thống nhà trường.
2. Tìm hiểu phương pháp và hình thức tổ chức trải nghiệm
Hoạt động quy mô lớp,
nhóm
Thực hành các biện pháp rèn luyện hành vi, thái độ tích cực
trong giao tiếp, ứng xử; xử lí tình huống phát sinh trong làm
việc nhóm; xây dựng kế hoạch tham gia tích cực vào các hoạt
động giáo dục do Đoàn Thanh niên và nhà trường tổ chức;
thảo luận để xây dựng kế hoạch tổ chức một số hoạt động giáo
dục như hoạt động phòng chống bắt nạt học đường, lao động
công ích; thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động đó; sáng
tạo, thiết kế và trình bày sản phẩm góp phần xây dựng truyền
thống nhà trường (dựa theo các hoạt động được thiết kế trong
SGK từ Hoạt động 1 đến Hoạt động 5).
Hoạt động tự rèn luyện
quy mô cá nhân, nhóm
Vận dụng các kiến thức, nội dung, kĩ năng được rèn luyện vào
thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt
học đường; thực hiện kế hoạch lao động công ích theo quy
mô lớp; sáng tạo sản phẩm góp phần xây dựng truyền thống
nhà trường.
Sinh hoạt quy mô lớp
Trao đổi về phòng chống bắt nạt học đường: Tổ chức chia sẻ
ý kiến về cách xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè: thảo
luận nhóm về những hành vi giao tiếp, ứng xử phù hợp; đề
xuất tình huống mâu thuẫn có tính cá nhân của HS và thảo
luận cách giải quyết; chia sẻ những tình huống bắt nạt học
đường được đăng tải trên báo hoặc mạng xã hội trong thời
gian gần đây và đề xuất những biện pháp để giúp phòng
tránh những hành vi đó.
Sinh hoạt quy mô trường
Tham gia hoạt động vệ sinh vườn trường, sân trường, lớp học.
20
3. Kết quả/ sản phẩm
– Nêu được các nội dung HS sẽ trải nghiệm trong chủ đề để bảo đảm yêu cầu cần đạt.
– Xác định được các hoạt động và loại hình mà cá nhân tham gia rèn luyện để hợp tác hiệu
quả với thầy cô, các bạn trong tổ chức, tham gia và đánh giá các hoạt động giáo dục, hoạt
động lao động do Đoàn Thanh niên và nhà trường tổ chức theo quy mô lớp; rèn luyện khả
năng sáng tạo và nuôi dưỡng tình yêu với trường/ lớp thông qua các sản phẩm thiết kế.
II. THỰC HÀNH – TRẢI NGHIỆM
1. Hoạt động theo chủ đề quy mô lớp
1.1. Nội dung và cách thức tổ chức
Nội dung
Cách thức tổ chức
Luyện tập
Hoạt động 1: Tham gia các hoạt động giáo dục
do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
tổ chức
1. Kể về các hoạt động do nhà trường phối hợp
với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
tổ chức mà em biết.
– Làm việc theo nhóm đôi: Liệt kê những
hoạt động do nhà trường và Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức mà HS
biết.
2. Lựa chọn những hoạt động em muốn tham
gia và xác định những việc em làm khi tham
gia các hoạt động đó.
– Làm việc cá nhân: Chọn ra một số hoạt
động từ các hoạt động đã chia sẻ, lập kế
hoạch tham gia hoạt động của bản thân.
3. Chia sẻ kết quả sau khi tham gia các hoạt
động do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh tổ chức.
– Trải nghiệm ngoài giờ học: HS tham gia
hoạt động theo kế hoạch, tự ghi nhận quá
trình tham gia và kết quả đạt được.
Hoạt
động
2:
Xây
dựng
và
thực
hiện
kế
hoạch hoạt động phòng chống bắt nạt học
đường
1. Chia sẻ về các hoạt động phòng chống bắt
nạt học đường trong nhà trường.
– GV hỏi nhanh cả lớp về những kiến thức
mà HS đã biết về bắt nạt học đường.
– Tổ chức phỏng vấn theo nhóm về hiểu biết
của HS đối với hoạt động phòng chống bắt
nạt học đường được nhà trường/ tổ chức
xã hội tổ chức.
21
2. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động
phòng chống bắt nạt học đường.
– GV yêu cầu ban cán sự lớp điều phối
buổi thảo luận để xây dựng kế hoạch cho
một hoạt động phòng chống bắt nạt học
đường.
3. Thực hiện hoạt động phòng chống bắt nạt
học đường theo kế hoạch.
– Cá nhân/ nhóm được phân công thực hiện
theo kế hoạch. Các thành viên lớp đôn đốc,
hỗ trợ nhau. GV theo sát và hỗ trợ cho HS.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả hoạt động
giáo dục phòng chống bắt nạt học đường
1. Thảo luận nội dung và phương pháp đánh
giá kết quả hoạt động giáo dục phòng chống
bắt nạt học đường.
–
GV
hỏi
đáp
để
hướng
dẫn
HS
chọn
phương pháp đánh giá và xây dựng nội
dung đánh giá phù hợp với kế hoạch hoạt
động.
2. Thực hiện đánh giá kết quả các hoạt động
phòng chống bắt nạt học đường.
– Cá nhân/ nhóm được phân công thực
hiện ghi nhận những biểu hiện, thu thập
ý kiến của những người tổ chức và người
tham gia hoạt động.
– Chia sẻ theo nhóm về biểu hiện của các
thành viên trong quá trình chuẩn bị cho
hoạt động.
3. Chia sẻ kết quả đánh giá các hoạt động
phòng chống bắt nạt học đường.
– Trình bày thông tin được thu thập và tổng
hợp, sau đó đưa ra đánh giá tổng quát về
kết quả hoạt động.
Hoạt động 4: Xác định mục tiêu và xây dựng
kế hoạch cho các buổi lao động công ích ở
trường
1. Chia sẻ về các hoạt động lao động công ích
ở trường mà em đã tham gia.
– Kể tên các hoạt động lao động công ích
của lớp/ trường mà HS từng tham gia.
2. Xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch
hoạt động lao động công ích ở trường.
– GV yêu cầu ban cán sự điều phối buổi
thảo luận để lập kế hoạch cho hoạt động
lao động công ích của lớp.
3. Thực hiện và chia sẻ kết quả các hoạt động
lao động công ích.
– Cá nhân/ nhóm được phân công thực hiện
theo kế hoạch. Các thành viên lớp đôn đốc,
hỗ trợ nhau. GV quan sát và hỗ trợ cho HS.
22
Hoạt động 5: Làm các sản phẩm đóng góp
xây dựng truyền thống nhà trường
1. Lựa chọn sản phẩm thể hiện truyền thống
nhà trường.
– HS làm việc theo nhóm đôi, dùng bản đồ
tư duy để chia sẻ về ý tưởng thiết kế sản
phẩm.
2. Tạo sản phẩm thể hiện truyền thống nhà
trường.
– Cá nhân/ nhóm xác định hình thức, chất
liệu thiết kế; phân công công việc và thiết
kế sản phẩm.
3. Trưng bày và giới thiệu sản phẩm thể hiện
truyền thống nhà trường.
– Cả lớp xác định ngày nộp sản phẩm, cách
thức và địa điểm trưng bày sản phẩm, cách
đánh giá sản phẩm trưng bày.
Vận dụng
1. Tham gia và chia sẻ kết quả sau khi tham
gia các hoạt động do Đoàn Thanh niên và
nhà trường tổ chức.
2. Tiếp tục thực hiện những kĩ năng để phòng
chống bắt nạt học đường
3. Giới thiệu sản phẩm thể hiện truyền thống
nhà trường.
– Trải nghiệm ngoài giờ học: HS tham gia
hoạt động theo kế hoạch, tự ghi nhận và
chia sẻ về quá trình tham gia và kết quả đạt
được sau khi tham gia với các bạn.
– GV phối hợp với cán bộ Đoàn, GV bộ môn
khác để cùng quan sát, đánh giá thái độ khi
tham gia của HS.
– GV khuyến khích HS thực hiện những việc
làm, lời nói để xây dựng và giữ gìn mối quan
hệ bạn bè tốt đẹp; tuyên truyền đến các
bạn khác về tác hại và cách phòng chống
bắt nạt học đường; tự trang bị những kiến
thức, kĩ năng tự bảo vệ bản thân.
– Trưng bày các sản phẩm ở nơi phù hợp
(trong lớp, hành lang lớp học, vườn hoa,
bảng thông báo, thư viện, phòng truyền
thống, trên website của trường) để nâng
cao hiểu biết và nuôi dưỡng tình yêu đối
với trường lớp của HS toàn trường.
1.2. Kết quả/ sản phẩm
1.2.1. Luyện tập
– Thể hiện kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng hợp tác với bạn bè khi thực hiện các nhiệm vụ chung.
– Thể hiện được thái độ tích cực và thực hiện được các việc làm cụ thể để tham gia các hoạt
động giáo dục do Đoàn Thanh niên và nhà trường tổ chức.
23
– Xây dựng được kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường theo quy
mô lớp.
– Xác định được nội dung, phương pháp đánh giá kết quả của hoạt động phòng chống
bắt nạt học đường.
– Xác định được mục tiêu và xây dựng kế hoạch cho buổi lao động công ích của lớp.
– Thiết kế sản phẩm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
1.2.2. Vận dụng
– Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục do Đoàn Thanh niên và nhà trường
tổ chức trong mỗi học kì.
– Đánh giá kết quả sau khi tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường, rút ra kinh
nghiệm để tổ chức các hoạt động tiếp theo tốt hơn.
– Tham gia và hỗ trợ các bạn trong buổi lao động công ích.
– Giới thiệu về truyền thống nhà trường bằng cách sử dụng sản phẩm đã thiết kế.
2. Sinh hoạt theo chủ đề quy mô lớp
2.1. Nội dung và cách thức tổ chức
Nội dung
Cách thức tổ chức
Luyện tập củng cố và mở rộng
1. Nêu thực trạng bắt nạt học đường và
đề xuất cách ứng phó.
– Trao đổi về các tình huống mâu thuẫn cá
nhân đã gặp trong mối quan hệ với các bạn;
những khó khăn khi giải quyết tình huống
và lắng nghe ý kiến về cách giải quyết.
– Phân tích về các trường hợp bắt nạt học
đường được đăng tải trên báo và mạng xã
hội trong thời gian gần đây và thảo luận
cách ứng phó, phòng chống.
– …
– Thảo luận theo nhóm.
2. Thảo luận về những nguyên tắc xây dựng
và giữ gìn mối quan hệ bạn bè tốt đẹp.
– Khoan dung và cảm thông cho suy nghĩ,
cảm xúc của bạn khi có mâu thuẫn xảy ra.
– Tránh không làm cho cuộc tranh cãi trở
nên căng thẳng.
– Cố gắng không sử dụng hành vi bạo lực
để giải quyết mâu thuẫn.
– …
– Động não, nêu nhanh ý kiến cá nhân và
lắng nghe ý kiến của các bạn.
24
Vận dụng
Tiếp tục thực hiện các nguyên tắc đã thảo
luận để giữ gìn mối quan hệ bạn bè tốt đẹp.
Căn dặn HS thường xuyên vận dụng những
nguyên tắc, thực hiện hành vi, lời nói phù
hợp để xây dựng và giữ gìn mối quan hệ với
các bạn. Ghi lại những điều bản thân đã làm
tốt và bài học bản thân có thể rút ra khi thực
hiện những việc làm đó.
2.2. Kết quả/ sản phẩm
2.2.1. Luyện tập củng cố và mở rộng
– Đề xuất biện pháp để giải quyết tình huống mâu thuẫn với các bạn.
– Hiểu được thực trạng bắt nạt học đường và biết những cách để phòng chống hành vi này
xảy ra trong trường, lớp.
– Xây dựng các nguyên tắc giúp xây dựng và giữ gìn mối quan hệ bạn bè tốt đẹp.
2.2.2. Vận dụng
Tiếp tục thực hiện các nguyên tắc, hành vi, lời nói phù hợp để xây dựng và giữ gìn mối
quan hệ với các bạn, góp phần tạo môi trường học tập an toàn, lành mạnh.
3. Sinh hoạt theo chủ đề quy mô trường
3.1. Nội dung và cách thức tổ chức
Nội dung
Cách thức tổ chức
Luyện tập củng cố và mở rộng
1. Xây dựng kế hoạch tham gia hoạt động vệ
sinh vườn trường, sân trường, lớp học.
– Xác định các công việc cần thực hiện.
– Phân công cá nhân/ nhóm thực hiện từng công
việc.
– Chuẩn bị phương tiện, công cụ cần thiết.
– Thống nhất thời gian thực hiện.
– Các lớp xây dựng kế hoạch tham
gia hoạt động vệ sinh do trường phát
động.
2. Thực hiện và chia sẻ kết quả sau khi tham gia
hoạt động.
– Lớp 6: Vệ sinh và trang trí thư viện.
– Lớp 7: Vệ sinh sân trường.
– Lớp 8: Dọn dẹp, trồng cây trang trí vườn trường.
– Lớp 9: Dọn dẹp khu vực xung quanh trường.
– Toàn trường: Mỗi lớp phụ trách dọn vệ sinh lớp học.
– Các lớp/ nhóm HS thực hiện theo kế
hoạch đề ra. HS đôn đốc, hỗ trợ lẫn
nhau. GV cùng tham gia và hỗ trợ HS.
25
Vận dụng
Tiếp tục thực hiện những việc làm phù hợp với
khả năng để góp phần xây dựng trường học sạch
đẹp, an toàn, lành mạnh.
– Khen ngợi sự sẵn sàng, tích cực của
HS
trong
các
hoạt
động
lao
động
công ích.
– Động viên HS chủ động, tích cực
tham gia các hoạt động góp phần xây
dựng trường học sạch đẹp, an toàn,
lành mạnh.
3.2. Kết quả/ sản phẩm
3.2.1. Luyện tập củng cố và mở rộng
Lập và thực hiện kế hoạch dọn dẹp vệ sinh của lớp; chuẩn bị các phương tiện, công cụ
cần thiết.
3.2.2. Vận dụng
Tiếp tục tham gia các hoạt động góp phần xây dựng trường học sạch đẹp, an toàn,
lành mạnh.
III. BÁO CÁO/ THẢO LUẬN/ ĐÁNH GIÁ
1. Nội dung và cách thức tổ chức
Nội dung
Cách thức tổ chức
Báo cáo
Chia sẻ những điều mỗi cá nhân đạt được sau
tất cả các hoạt động khác nhau liên quan đến
chủ đề:
– Kết quả sau khi tham gia các hoạt động do
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức.
– Kết quả đánh giá hoạt động phòng chống bắt
nạt học đường.
– Kết quả các hoạt động lao động công ích.
– Ý tưởng thiết kế của sản phẩm thể hiện truyền
thống nhà trường.
Chia sẻ trong nhóm và trước lớp.
Đánh giá
– Tự đánh giá:
+ HS xem lại kết quả tự đánh giá trong chủ đề
(đã thực hiện ở nhà);
+ Điều chỉnh lại kết quả nếu thấy mình có những
thay đổi so với kết quả đã tự đánh giá.
– GV hướng dẫn HS tự đánh giá.
26
– Đánh giá đồng đẳng:
+ Ghi nhận những điểm tốt ở bạn;
+ Chia sẻ điều mong bạn thay đổi.
– GV tổ chức cho HS đánh giá đồng
đẳng theo nhóm.
– Khảo sát, đánh giá cuối chủ đề:
+ Tổng kết số liệu khảo sát;
+ Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn.
– GV khảo sát nhanh trên lớp bằng
cách dùng phiếu hoặc giơ tay.
– HS trao đổi trong nhóm, chia sẻ
trước lớp.
2. Kết quả/ sản phẩm
– Bảng tự đánh giá kết quả rèn luyện trong SBT.
– Viết lời nhận xét của bạn về mình vào SBT.
– Viết nhận xét của GV về bản thân hoặc nhóm, tập thể lớp vào SBT.
27
GÓP PHẦN CHĂM LO HẠNH PHÚC
VÀ PHÁT TIỂN KINH TẾ GIA ĐÌNH
CHỦ ĐỀ
4
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
– Tạo được bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng
gia đình hạnh phúc;
– Biết giải quyết bất đồng trong quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình hoặc
giữa các thành viên;
– Tổ chức, sắp xếp được các công việc trong gia đình một cách khoa học;
– Đề xuất được một số biện pháp phát triển kinh tế gia đình;
– Xây dựng được ngân sách cá nhân hợp lí, trong đó tính đên các khoản thu, chi, tiết kiệm,
cho, tặng.
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH CHỦ ĐỀ 4
Tiết
Cấu trúc
Hoạt động
39
I.
Tìm
hiểu
nội
dung,
phương
pháp,
hình
thức
trải nghiệm
Giới thiệu ý nghĩa, nội dung cơ bản của chủ đề; các
phương thức, loại hình trải nghiệm và những nhiệm
vụ HS cần chuẩn bị.
40
II. Thực hành – trải nghiệm
41
1. Hoạt động theo chủ đề
quy mô lớp
Chung tay xây dựng gia đình hạnh phúc.
42
Giải quyết bất đồng trong mối quan hệ gia đình.
43
Tổ chức và sắp xếp các công việc trong gia đình một
cách khoa học.
44
Đề xuất một số biện pháp phát triển kinh tế gia đình.
45
Xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí.
46
2. Sinh hoạt quy mô lớp
Thảo luận về những khó khăn khi tham gia giải quyết
bất đồng trong gia đình.
47
3. Sinh hoạt quy mô trường
Toạ đàm về vai trò của mỗi cá nhân trong việc góp
phần xây dựng hạnh phúc gia đình.
48
III.
Báo
cáo/
thảo
luận/
đánh giá
Báo cáo sản phẩm trải nghiệm.
49
Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.
28
I. TÌM HIỂU NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TRẢI NGHIỆM CỦA CHỦ ĐỀ
1. Giới thiệu nội dung
– Hoạt động khởi động.
– GV giới thiệu ý nghĩa của chủ đề.
– GV tổ chức cho HS luyện tập cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình; tìm
hiểu và thực hành cách giải quyết bất đồng giữa HS với các thành viên gia đình hoặc cách để
tham gia giải quyết bất đồng trong gia đình; biết cách tổ chức, sắp xếp các công việc trong
gia đình một cách khoa học; tìm hiểu và đề xuất những cách phù hợp giúp phát triển kinh tế
gia đình; biết cách xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí.
2. Tìm hiểu phương pháp và hình thức tổ chức trải nghiệm
Hoạt động quy mô lớp,
nhóm
Thực hành các biện pháp rèn luyện hành vi, lời nói để tạo bầu
không khí gia đình hạnh phúc; thể hiện kĩ năng giải quyết bất
đồng trong mối quan hệ gia đình thông qua xử lí tình huống;
tìm hiểu và trao đổi với các bạn về các biện pháp phát triển kinh
tế gia đình phù hợp; đề xuất cách sắp xếp, tổ chức một cách
khoa học các công việc trong gia đình; thực hành xây dựng
ngân sách cá nhân (dựa theo các hoạt động được thiết kế trong
SGK từ Hoạt động 1 đến Hoạt động 6).
Hoạt động tự rèn luyện
quy mô cá nhân, nhóm
Vận dụng các biện pháp được thực hành trước lớp để thực hiện
các nhiệm vụ rèn luyện tại gia đình (Hoạt động 1 đến Hoạt động 6).
Sinh hoạt quy mô lớp
Thảo luận về những khó khăn khi tham gia giải quyết bất đồng
trong gia đình; tập trung vào củng cố kĩ năng giải quyết những
mâu thuẫn, bất hoà có thể nảy sinh trong mối quan hệ giữa các
thành viên gia đình, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc (HS
chia sẻ những vấn đề xảy ra trong gia đình mình, cách HS vận
dụng những cách đã thảo luận trước lớp để giải quyết vấn đề,
những khó khăn HS gặp phải khi vận dụng những cách đó. Từ
đó, HS rút ra những kinh nghiệm/ nguyên tắc giúp xây dựng gia
đình hạnh phúc).
Sinh hoạt quy mô trường
Tổ chức toạ đàm về vai trò của mỗi cá nhân trong việc góp phần
xây dựng hạnh phúc gia đình.
3. Kết quả/ sản phẩm
– Nêu được các nội dung HS sẽ trải nghiệm trong chủ đề để đảm bảo yêu cầu cần đạt.
– Xác định được các hoạt động và loại hình hoạt động mà cá nhân đã thực hiện và cần tiếp
tục rèn luyện để nuôi dưỡng tình cảm gia đình, giải quyết các mâu thuẫn, phát triển kinh tế
gia đình và kiểm soát chi tiêu cá nhân.
29
II. THỰC HÀNH – TRẢI NGHIỆM
1. Hoạt động theo chủ đề quy mô lớp
1.1. Nội dung và cách thức tổ chức
Nội dung
Cách thức tổ chức
Luyện tập
Hoạt động 1: Chung tay xây dựng gia đình
hạnh phúc
1. Chia sẻ về những biểu hiện của gia đình
hạnh phúc.
– Chia sẻ theo nhóm đôi về những biểu
hiện của gia đình hạnh phúc.
2. Thảo luận về những lời nói, việc làm tạo
bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia
đình.
– Trao đổi trong nhóm và minh hoạ bằng ví
dụ về những lời nói, việc làm tạo bầu không
khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình.
3. Thực hành tạo bầu không khí vui vẻ, yêu
thương trong các tình huống.
– Đóng vai thể hiện lời nói, hành vi nên làm
trong một số tình huống.
4. Thực hiện tạo bầu không khí vui vẻ, yêu
thương trong gia đình em và chia sẻ kết quả.
– Trải nghiệm tại nhà: Thực hiện những
việc làm, lời nói tạo không khí vui vẻ, yêu
thương trong gia đình; ghi nhận lại cảm
nhận của người thân; chia sẻ kết quả thực
hiện trước lớp.
Hoạt
động
2:
Giải
quyết
bất
đồng
trong
quan hệ giữa bản thân với các thành viên
trong gia đình
1. Chia sẻ về những bất đồng có thể nảy sinh
giữa em với các thành viên trong gia đình.
– Phỏng vấn nhanh trong nhóm về những
bất đồng có thể xảy ra trong mối quan hệ
với người thân.
2. Thảo luận về cách giải quyết bất đồng giữa
em và các thành viên trong gia đình.
– Thảo luận nhóm và tổng hợp ý kiến vào
phiếu học tập về những bất đồng có thể
xảy ra giữa HS với người thân và hành động
nên làm để giải quyết bất đồng.
3. Đóng vai nhân vật trong các tình huống để
thực hiện cách giải quyết những bất đồng.
– Thảo luận về cách giải quyết bất đồng
trong các tình huống, lần lượt đóng vai các
nhân vật để thực hành cách giải quyết.
Hoạt động 3: Giải quyết bất đồng giữa các
thành viên khác trong gia đình
1. Chia sẻ những bất đồng giữa các thành
viên trong gia đình.
– Khảo sát nhanh ý kiến của HS về những
bất đồng có thể xảy ra trong mối quan hệ
giữa các thành viên khác trong gia đình.
30
2. Thảo luận về cách giải quyết bất đồng giữa
các thành viên trong gia đình.
– Thảo luận nhóm và tổng hợp ý kiến vào
giấy A3 về những hành động nên làm để
tham gia giải quyết các bất đồng vừa nêu.
3. Đóng vai nhân vật trong các tình huống để
tham gia giải quyết bất đồng giữa các thành
viên trong gia đình.
– Phân tích những tình huống bất đồng
(bất đồng về việc gì, nguyên nhân bất
đồng), soạn kịch bản và trình diễn cách
giải quyết phù hợp với tình huống.
Hoạt động 4: Tổ chức và sắp xếp các công
việc trong gia đình một cách khoa học
1. Chia sẻ những việc làm giúp tổ chức, sắp
xếp công việc một cách khoa học trong gia
đình của em.
– Kể tên các công việc trong gia đình mà
HS làm mỗi tuần; HS chia sẻ theo nhóm đôi
về cách HS đã làm để tổ chức, sắp xếp khoa
học các công việc trong gia đình.
2. Thảo luận về cách tổ chức, sắp xếp các
công việc trong gia đình một cách khoa học.
– Thảo luận nhóm về những cách cụ thể để
tổ chức, sắp xếp công việc trong gia đình
một cách khoa học và giải thích lí do cách
làm đó hiệu quả.
3. Thực hiện tổ chức, sắp xếp các công việc
trong gia đình một cách khoa học và chia sẻ
kết quả.
– Trải nghiệm tại nhà: HS về nhà và thực hiện
tổ chức, sắp xếp công việc trong gia đình.
HS tự theo dõi, ghi nhận quá trình thực hiện
và chia sẻ kết quả thực hiện trước lớp.
Hoạt động 5: Đề xuất một số biện pháp phát
triển kinh tế gia đình
1. Chia sẻ về những biện pháp phát triển kinh
tế phù hợp với gia đình em và giải thích lí do.
– Làm việc cá nhân: HS suy nghĩ một số
biện pháp phát triển kinh tế phù hợp với
gia đình mình và lí do lựa chọn biện pháp
đó bằng cách dùng bản đồ tư duy.
– Chia sẻ trong nhóm và lắng nghe ý kiến
đóng góp từ các thành viên về biện pháp
phát triển kinh tế gia đình.
2. Trao đổi với người thân về một số biện
pháp phát triển kinh tế gia đình của em.
– Thực hành tại nhà: Trình bày với người
thân về biện pháp giúp phát triển kinh
tế gia đình, lắng nghe tích cực ý kiến của
người thân và ghi nhận kết quả.
31
Hoạt động 6: Xây dựng ngân sách cá nhân
hợp lí
1. Thảo luận về cách xây dựng ngân sách cá
nhân.
– Làm việc theo nhóm đôi: Phân tích sự
hợp lí của bảng ngân sách cá nhân ở ví dụ
trong SGK. Sau đó, thảo luận theo nhóm về
cách xây dựng ngân sách cá nhân và giải
thích.
2. Thực hành lập ngân sách cá nhân trong
tình huống.
–
Làm
việc
theo
nhóm:
Phân
tích
tình
huống và sử dụng những cách vừa thảo
luận để xây dựng ngân sách cá nhân cho
nhân vật trong tình huống.
– Làm việc cá nhân tại nhà: HS tự xây dựng
ngân sách cá nhân bằng cách vận dụng
những cách đã thảo luận và rèn luyện ở
nhà (HS viết vào SBT).
3. Chia sẻ về cách em lập ngân sách cá nhân
phù hợp với bản thân và cho biết ý nghĩa của
việc làm đó.
– Chia sẻ trước lớp về cách xây dựng bảng
ngân sách cá nhân và ý nghĩa của việc làm
đó.
Vận dụng
1. Thực hiện tạo bầu không khí vui vẻ, yêu
thương trong gia đình em và chia sẻ kết quả.
– Trải nghiệm tại nhà: HS ghi những việc
dự định làm, thực hiện những việc làm đó,
quan sát và ghi nhận cảm xúc của người
thân.
– GV phối hợp với phụ huynh HS để cùng
quan sát và khen ngợi, động viên khi HS
thực hiện những việc làm, lời nói giúp tạo
bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia
đình.
2. Vận dụng cách giải quyết bất đồng xảy ra
trong gia đình em.
(Tiếp tục Hoạt động 2, 3)
– Trải nghiệm tại nhà: Vận dụng cách giải
quyết bất đồng trong mối quan hệ, tự
nhận xét hiệu quả của hành, lời nói của
bản thân khi giải quyết bất đồng (sử dụng
mẫu trong SGV), rút ra những kinh nghiệm
cho bản thân trong việc xây dựng gia đình
hoà thuận, hạnh phúc.
32
3. Thực hiện tổ chức và sắp xếp các công việc
trong gia đình một cách khoa học và chia sẻ
kết quả.
– Trải nghiệm tại nhà: Thực hiện tổ chức,
sắp xếp một cách khoa học các công việc
gia đình, tự theo dõi và đánh giá kết quả
thực hiện của bản thân.
– GV phối hợp với phụ huynh HS để giúp
HS rèn luyện, củng cố thói quen tổ chức,
sắp xếp khoa học công việc nhà và công
việc khác của bản thân.
4. Vận dụng bảng ngân sách cá nhân đã lập
để kiểm soát các khoản chi tiêu của bản thân.
(Tiếp tục Hoạt động 6)
– Trải nghiệm tại nhà: Xây dựng ngân sách
cá nhân trong một tháng, sử dụng bảng
ngân sách để kiểm soát các khoản chi tiêu
của bản thân, tự đánh giá và rút kinh ng-
hiệm khi xây dựng ngân sách cá nhân.
1.2. Kết quả/ sản phẩm
1.2.1. Luyện tập
– Thực hành được một số việc làm, lời nói giúp tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong
gia đình.
– Xác định được những bất đồng và đề xuất cách phù hợp để giải quyết một số tình huống
bất đồng có thể xảy ra trong mối quan hệ gia đình.
– Nêu được một số biện pháp phát triển kinh tế gia đình phù hợp với gia đình mình.
– Biết cách xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí.
1.2.2. Vận dụng
– Tiếp tục thực hiện được những việc làm để tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong
gia đình mình.
– Vận dụng những cách làm đã thảo luận và thực hành để giải quyết các bất đồng xảy ra
trong gia đình.
– Trao đổi với người thân về một số biện pháp phát triển kinh tế gia đình và thống nhất
biện pháp phù hợp nhất.
– Xây dựng được ngân sách cá nhân và sử dụng bảng ngân sách để kiểm soát chi tiêu của
bản thân.
33
2. Sinh hoạt theo chủ đề quy mô lớp
2.1. Nội dung và cách tổ chức
Nội dung
Cách thức tổ chức
Luyện tập củng cố và mở rộng
1. Nêu ra những khó khăn khi giải quyết
bất đồng trong mối quan hệ gia đình và
cách em có thể khắc phục.
– Chưa thực sự suy nghĩ về nhu cầu, mong
muốn của người thân.
– Dễ trở nên cáu giận và lỡ làm những
hành vi khiến người thân buồn khi xảy ra
bất hoà.
– …
– Thảo luận theo nhóm.
2. Thảo luận về những nguyên tắc xây dựng
và giữ gìn mối quan hệ trong gia đình.
– Xưng hô chuẩn mực dù đang tranh cãi
với người thân.
– Không sử dụng điện thoại khi trò chuyện
với người thân.
– …
– Suy nghĩ, nêu ý kiến cá nhân và lắng nghe ý
kiến của các bạn.
Vận dụng
Tiếp tục thực hiện các nguyên tắc đã thảo
luận tại nhà để giữ mối quan hệ gia đình
vui vẻ, hạnh phúc.
Căn dặn HS thường xuyên vận dụng những
nguyên tắc, hành vi, lời nói phù hợp để xây
dựng và giữ gìn mối quan hệ trong gia đình.
Thường xuyên viết nhật kí để ghi lại những
điều bản thân đã làm tốt và bài học rút ra.
2.2. Kết quả/ sản phẩm
2.2.1. Luyện tập củng cố và mở rộng
– Xác định được những khó khăn và đề xuất cách khắc phục khó khăn khi giải quyết bất
đồng trong gia đình.
– Xây dựng được các nguyên tắc để xây dựng, giữ gìn mối quan hệ gia đình tốt đẹp.
2.2.2. Vận dụng
Tiếp tục thực hiện những việc làm để góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc.
34
3. Sinh hoạt theo chủ đề quy mô trường
3.1. Nội dung và cách tổ chức
Nội dung
Cách thức tổ chức
Luyện tập củng cố và mở rộng
1. Tham gia toạ đàm về vai trò của mỗi cá
nhân trong việc góp phần xây dựng hạnh
phúc gia đình.
– Diễn giả chia sẻ về những vấn đề trong
văn hoá ứng xử của gia đình hiện nay và
trách nhiệm, vai trò của cá nhân đối với vấn
đề này.
– HS chia sẻ về những khó khăn của bản
thân và đặt câu hỏi.
– HS nói lên mong muốn, nguyện vọng của
mình với bố mẹ và cam kết của bản thân đối
với việc thực hiện trách nhiệm xây dựng gia
đình hạnh phúc.
– …
– Các cá nhân, nhóm, lớp chuẩn bị câu
chuyện muốn chia sẻ và câu hỏi để đặt ra
trong buổi toạ đàm.
– Trong buổi toạ đàm, HS lắng nghe, đặt câu
hỏi và trao đổi với diễn giả, trình bày ý kiến,
suy nghĩ của mình về nội dung được chia sẻ
trong toạ đàm.
2. Thực hiện các tiết mục diễn kịch, múa
hát tập thể.
– Lớp 6 và 7: Múa hát về chủ đề tình cảm gia
đình.
– Lớp 8: Hoạt cảnh về nét đẹp ứng xử trong
gia đình Việt Nam.
– Lớp 9: Tiểu phẩm ngắn về gia đình.
Làm việc theo nhóm, lớp để luyện tập cho
các tiết mục: Chọn hình thức thể hiện, xây
dựng kịch bản/ lựa chọn vũ đạo, diễn tập,…
Vận dụng
Thực hiện những hành vi, lời nói để giữ gìn
giá trị tốt đẹp trong giao tiếp ứng xử giữa
các thành viên gia đình.
– Khen ngợi sự tham gia tích cực của HS.
– Khẳng định trách nhiệm, vai trò của HS
trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc.
– Động viên HS thường xuyên thực hiện
những hành vi, lời nói phù hợp để giữ gìn
nét đẹp trong văn hoá ứng xử của gia đình.
3.2. Kết quả/ sản phẩm
3.2.1. Luyện tập củng cố và mở rộng
– Hiểu được vấn đề và nguyên nhân gây ra những vấn đề khi giao tiếp ứng xử trong
gia đình hiện nay.
35
– Nêu được những việc cần làm để thể hiện trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn
giá trị tốt đẹp trong giao tiếp ứng xử giữa các thành viên gia đình, góp phần xây dựng gia
đình hạnh phúc.
– Tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể, hoạt động văn nghệ do nhà trường tổ chức.
3.2.2. Vận dụng
Có hành vi ứng xử phù hợp trong đời sống hằng ngày để góp phần xây dựng gia đình
hạnh phúc.
III. BÁO CÁO/ THẢO LUẬN/ ĐÁNH GIÁ
1. Nội dung và cách thức tổ chức
Nội dung
Cách thức tổ chức
Báo cáo
Chia sẻ những điều mỗi cá nhân đạt được
sau tất cả các hoạt động khác nhau liên
quan đến chủ đề:
– Những việc cá nhân đã làm giúp tạo bầu
không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình
và những thay đổi tích cực của người thân.
– Những cách giải quyết bất đồng mà cá
nhân đã thực hiện và kết quả.
– Kết quả thảo luận trong gia đình về biện
pháp phát triển kinh tế gia đình.
– Cách lập ngân sách cá nhân phù hợp với
bản thân và cách sử dụng bảng ngân sách
để kiểm soát chi tiêu, chi tiêu tiết kiệm.
Chia sẻ trong nhóm và trước lớp.
Đánh giá
– Tự đánh giá:
+ HS xem lại kết quả tự đánh giá trong
chủ đề (đã thực hiện ở nhà);
+ Điều chỉnh lại kết quả nếu thấy mình
có những thay đổi so với kết quả đã tự
đánh giá.
– HS làm việc cá nhân.
– Đánh giá đồng đẳng:
+ Ghi nhận những điểm tốt ở bạn;
+ Chia sẻ điều mong bạn thay đổi.
– GV tổ chức cho HS đánh giá đồng đẳng
theo nhóm.
36
– Khảo sát, đánh giá cuối chủ đề:
+ Tổng kết số liệu khảo sát;
+ Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn.
– GV khảo sát nhanh trước lớp bằng cách
dùng phiếu hoặc giơ tay.
– HS trao đổi trong nhóm, chia sẻ trước lớp.
2. Kết quả/ sản phẩm
– Kết quả quá trình vận dụng những điều đã thực hành trước lớp tại nhà và kinh nghiệm
bản thân rút ra để góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc.
– Bảng tự đánh giá kết quả rèn luyện trong SBT.
– Viết lời nhận xét của bạn về mình vào SBT.
– Viết nhận xét của GV về bản thân hoặc nhóm, tập thể lớp vào SBT.
37
XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI QUAN HỆ
VÀ THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG
CỘNG ĐỒNG Ở DỊA PHƯƠNG
CHỦ ĐỀ
5
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
– Biết cách xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng;
– Tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương;
– Xây dựng và thực hiện được kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường.
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH CHỦ ĐỀ 5
Tiết
Cấu trúc
Hoạt động
55
I.
Tìm
hiểu
nội
dung,
phương
pháp,
hình
thức
trải nghiệm
Giới thiệu ý nghĩa, nội dung cơ bản của chủ đề;
các phương thức, loại hình trải nghiệm và những
nhiệm vụ HS cần chuẩn bị.
56
II. Thực hành – trải nghiệm
1. Hoạt động theo chủ đề
quy mô lớp
Xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng.
57
Tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng ở địa
phương.
58
Tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống ở địa
phương.
59
Xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông trong
cộng đồng về những vấn đề học đường.
60
Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch truyền thông.
61
Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch truyền thông
(tiếp theo).
62
2. Sinh hoạt theo chủ đề
quy mô lớp
Tham gia hoạt động tương thân tương ái.
63
3. Sinh hoạt theo chủ đề
quy mô trường
Tham gia buổi giới thiệu về một số hoạt động giáo dục
truyền thống, phát triển cộng đồng tại địa phương
và
văn
nghệ
theo
chủ
đề “Tự
hào
truyền
thống
quê hương”.
38
64
III.
Báo
cáo/
thảo
luận/
đánh giá
Báo cáo sản phẩm trải nghiệm.
65
Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.
I. TÌM HIỂU NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TRẢI NGHIỆM CỦA CHỦ ĐỀ
1. Giới thiệu nội dung
– Hoạt động khởi động.
– GV giới thiệu ý nghĩa của chủ đề.
– GV tổ chức cho HS xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng; tham gia các hoạt động giáo
dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương; xây dựng và thực hiện kế hoạch
truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường.
2. Tìm hiểu phương pháp và hình thức tổ chức trải nghiệm
Hoạt
động
quy
mô
lớp, nhóm
Thực hành các cách xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng trong
các trường hợp cụ thể; tham gia và báo cáo kết quả tham gia các
hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa
phương; xác định, xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông
trong cộng đồng về vấn đề học đường để thực hiện các mục tiêu
(dựa theo các hoạt động được thiết kế trong SGK từ Hoạt động 1
đến Hoạt động 4).
Hoạt
động
tự
rèn
luyện
quy
mô
cá
nhân, nhóm
Vận dụng các cách thực hiện nhiệm vụ rèn luyện trong không
gian ngoài lớp học; tham gia thực hiện kế hoạch truyền thông
trong cộng đồng về vấn đề học đường theo quy mô cá nhân hoặc
nhóm (Hoạt động 4).
Sinh hoạt quy mô lớp
Tham gia hoạt động tương thân tương ái, tập trung vào việc củng
cố cho HS biết cách tham gia hoạt động một cách tự nguyện, biết
lựa chọn hình thức tham gia phù hợp với hoàn cảnh cá nhân và
đúng đối tượng; củng cố và mở rộng chủ đề, dựa trên vấn đề nảy
sinh của lớp học.
Sinh
hoạt
quy
mô
trường
Tham gia buổi giới thiệu về một số hoạt động văn nghệ, giáo dục
truyền thống và phát triển cộng đồng tại địa phương theo chủ đề
“Tự hào truyền thống quê hương”.
3. Kết quả/ sản phẩm
– Nêu được các nội dung đã trải nghiệm trong chủ đề để bảo đảm yêu cầu cần đạt.
– Xác định được các cách xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng; các hoạt động phát triển
cộng đồng, giáo dục truyền thống ở địa phương ở địa phương và các hoạt động truyền thông
trong cộng đồng về vấn đề học đường mà bản thân đã tham gia.
39
– Thực hiện được các nhiệm vụ được phân công trong chương trình văn nghệ chủ đề “Tự hào
truyền thống quê hương”.
II. THỰC HÀNH – TRẢI NGHIỆM
1. Hoạt động theo chủ đề quy mô lớp
1.1. Nội dung và cách thức tổ chức
Nội dung
Cách thức tổ chức
Luyện tập
Hoạt động 1: Xây dựng mạng lưới quan hệ
cộng đồng
1. Xác định các tổ chức, cá nhân tham gia
mạng lưới quan hệ cộng đồng trong trường
hợp.
– Làm việc nhóm, thảo luận các tổ chức,
cá nhân tham gia mạng lưới quan hệ cộng
đồng trong trường hợp cụ thể và ghi kết
quả vào giấy A0 hoặc bảng nhóm.
2. Thảo luận cách xây dựng mạng lưới quan
hệ cộng đồng.
3. Thực hành xây dựng mạng lưới quan hệ
cộng đồng trong các trường hợp.
– Thảo luận trong nhóm về nội dung của
mỗi cách.
– Thảo luận, phân tích từng trường hợp để
thống nhất cách xây dựng mạng lưới quan
hệ cộng đồng phù hợp.
Hoạt động 2: Tham gia các hoạt động phát
triển cộng đồng ở địa phương
1. Chia sẻ về các hoạt động phát triển cộng
đồng ở địa phương mà em đã tham gia.
2. Lựa chọn và lập kế hoạch tham gia một hoạt
động phát triển cộng đồng ở địa phương.
3. Chia sẻ cách em duy trì việc tham gia
các hoạt động phát triển cộng đồng ở địa
phương.
– Trao đổi trong nhóm, tổng hợp và chia sẻ
về các hoạt động đã tham gia.
– Làm việc nhóm để đựa chọn và lập kế
hoạch tham gia.
– Mỗi cá nhân chia sẻ kinh nghiệm trước lớp.
Hoạt động 3: Tham gia các hoạt động giáo
dục truyền thống ở địa phương
1. Chia sẻ các hoạt động giáo dục truyền
thống ở địa phương mà em đã tham gia.
2. Đề xuất các việc có thể làm khi tham gia hoạt
động giáo dục truyền thống ở địa phương nếu
em là nhân vật trong các trường hợp.
– Trao đổi trong nhóm, tổng hợp và báo
cáo tất cả các hoạt động đã tham gia.
– Thảo luận, phân tích các trường hợp cụ
thể và thống nhất trong nhóm các việc
làm cho từng trường hợp.
40
Hoạt động 4: Xây dựng và thực hiện kế hoạch
truyền thông trong cộng đồng về những vấn
đề học đường
1. Chia sẻ về những vấn đề học đường hiện
nay.
2. Xây dựng kế hoạch truyền thông trong
cộng đồng về vấn đề học đường.
– Trao đổi trong nhóm.
– Làm việc nhóm để xây dựng kế hoạch.
Vận dụng:
1. Tiếp tục tham gia các hoạt động giáo dục
truyền thống ở địa phương và chia sẻ kết quả.
(Tiếp tục Hoạt động 3)
2. Thực hiện kế hoạch truyền thông.
3. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch truyền
thông.
(Tiếp tục Hoạt động 4)
– Cá nhân tham gia ngoài giờ học và báo
cáo kết quả.
– Cá nhân tham gia ngoài giờ học.
– Tổ chức báo cáo kết quả thực hiện kế
hoạch.
1.2. Kết quả/ sản phẩm
1.2.1. Luyện tập
– Xác định được hệ thống các hoạt động cộng đồng và các vấn đề học đường.
– Thể hiện được kĩ năng giải quyết vấn đề qua các trường hợp, tình huống cụ thể.
– Thể hiện được kĩ năng xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng.
1.2.2. Vận dụng
– Xây dựng được các kế hoạch tham gia hoạt động cộng đồng và truyền thông.
– Vận dụng các biện pháp, cách thức để tham gia hiệu quả vào các hoạt động cộng đồng
và truyền thông.
2. Sinh hoạt theo chủ đề quy mô lớp
2.1. Nội dung và cách thức tổ chức
Nội dung
Cách thức tổ chức
Luyện tập củng cố và mở rộng
1.
Xác
định
cách
tham
gia
hoạt
động
“Tương thân tương ái”.
– Chia sẻ về các hoàn cảnh khó khăn trong
lớp học.
– Thảo luận về các cách tham gia hoạt động.
– Thảo luận nhóm.
41
2. Xây dựng kế hoạch hành động để tham
gia hoạt động “Tương thân tương ái”.
– Thống nhất kế hoạch.
– Phân công thực hiện kế hoạch.
– Làm việc cả lớp và thống nhất kế hoạch.
Vận dụng
Thực hiện kế hoạch hành động để tham gia
hoạt động “Tương thân tương ái”.
Làm việc theo kế hoạch đã phân công.
2.2. Kết quả/ sản phẩm
2.2.1. Luyện tập củng cố và mở rộng
– Biết cách tham gia hoạt động.
– Xây dựng được kế hoạch hành động để tham gia hoạt động “Tương thân tương ái”.
2.2.2. Vận dụng
Thực hiện được kế hoạch hoạt động đã xây dựng.
3. Sinh hoạt theo chủ đề quy mô trường
3.1. Nội dung và cách thức tổ chức
Nội dung
Cách thức tổ chức
Luyện tập củng cố và mở rộng
1. Tham gia buổi giới thiệu về một số
hoạt động giáo dục truyền thống và
phát triển cộng đồng tại địa phương.
– Khách mời báo cáo về tình hình hoạt
động giáo dục truyền thống và phát triển
cộng đồng tại địa phương.
– HS lắng nghe và đặt những câu hỏi để
tìm hiểu rõ hơn vấn đề.
– Trả lời một số câu hỏi liên quan đến chủ
đề báo cáo của khách mời và nhận quà
thưởng.
2.
Thực
hiện
các
tiết
mục
văn
nghệ
với chủ đề “Tự hào truyền thống quê
hương”.
– Khối 6: Múa hát.
– Khối 7: Diễn kịch, hoạt cảnh.
– Khối 8: Đọc thơ.
– Khối 9: Kể chuyện.
– Tham gia buổi giới thiệu.
– Các nhóm, lớp chuẩn bị câu hỏi để đặt ra
trong buổi giới thiệu.
– Làm việc theo lớp và thống nhất kế hoạch.
– Làm việc theo nhóm, lớp để luyện tập tiết
mục văn nghệ đã được phân công.
42
Vận dụng
Xây dựng kế hoạch tham gia và duy trì hoạt
động phát triển cộng đồng ở địa phương.
Xác định rõ đặc điểm riêng của địa phương
để xây dựng kế hoạch tham gia và duy trì
hoạt động phù hợp.
3.2. Kết quả/ sản phẩm
3.2.1. Luyện tập củng cố và mở rộng
– Biết được tình hình hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương.
– Phát triển ý thức trách nhiệm cá nhân đối với cộng đồng.
3.2.2. Vận dụng
Có những kế hoạch tham gia và duy trì hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương cụ
thể, phù hợp với bản thân và tình hình địa phương.
43
PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
VÀ BẢO VỆ CẢNH QUAN
CHỦ ĐỀ
6
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
– Thực hiện được đề tài khảo sát về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường (đất, nước, không
khí) tại địa bàn sinh sống;
– Tham gia tuyên truyền đến người dân địa phương các biện pháp phòng chống ô nhiễm và
bảo vệ môi trường;
– Thiết kế được sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh của đất nước;
– Xây dựng và thực hiện được kế hoạch quảng bá về cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng
cảnh của đất nước.
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH CHỦ ĐỀ 6
Tiết
Cấu trúc
Hoạt động
66
I.
Tìm
hiểu
nội
dung,
phương
pháp,
hình
thức
trải nghiệm
Giới thiệu ý nghĩa, nội dung cơ bản của chủ đề;
các phương thức, loại hình trải nghiệm và những
nhiệm vụ HS cần chuẩn bị.
67
II. Thực hành – trải nghiệm
1. Hoạt động theo chủ đề
quy mô lớp
Thực hiện đề tài khảo sát về nguyên nhân gây
ô nhiễm môi trường tại địa bàn sinh sống.
68
Thiết kế công cụ khảo sát về nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trường tại địa bàn sinh sống.
69
Tuyên truyền đến người dân địa phương các biện
pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường.
70
Thiết kế sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng
cảnh của đất nước.
71
Xây dựng và thực hiện kế hoạch quảng bá về cảnh
quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của đất nước.
72
Báo cáo về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
tại địa bàn sinh sống.
73
2. Sinh hoạt theo chủ đề
quy mô lớp
Tham gia hoạt động thiết kế sản phẩm thể hiện vẻ
đẹp danh lam thắng cảnh của đất nước.
44
74
3. Sinh hoạt theo chủ đề
quy mô trường
Tham gia buổi toạ đàm về các biện pháp phòng
chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường và chương trình
trình diễn thời trang chủ đề “Thời trang tái chế”.
75
III.
Báo
cáo/
thảo
luận/
đánh giá
Báo cáo sản phẩm trải nghiệm.
76
Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.
I. TÌM HIỂU NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TRẢI NGHIỆM CỦA CHỦ ĐỀ
1. Giới thiệu nội dung
– Hoạt động khởi động.
– GV giới thiệu ý nghĩa của chủ đề.
– GV tổ chức cho HS tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa bàn sinh sống,
lựa chọn các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường phù hợp. Tổ chức cho
HS thiết kế sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh và thực hiện kế hoạch quảng bá
về cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của đất nước.
2. Tìm hiểu phương pháp và hình thức tổ chức trải nghiệm
Hoạt động quy mô lớp,
nhóm
Thực hành thiết kế công cụ khảo sát nguyên nhân gây ô nhiễm
môi trường tại địa bàn sinh sống; thảo luận các bước thực hiện
đề tài, các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi
trường; xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền quảng bá về
cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của đất nước;...
để thực hiện các mục tiêu (dựa theo các hoạt động được thiết
kế trong SGK từ Hoạt động 1 đến Hoạt động 4).
Hoạt động tự rèn luyện
quy mô cá nhân, nhóm
Vận dụng các biện pháp được trang bị vào thực hiện các nhiệm
vụ rèn luyện trong các không gian ngoài lớp học; thực hiện đề
tài khảo sát về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa bàn
sinh sống theo quy mô cá nhân hoặc nhóm.
Sinh hoạt quy mô lớp
Tham gia hoạt động thiết kế sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam
thắng cảnh của đất nước (Hoạt động 3). Củng cố và mở rộng chủ
đề dựa trên vấn đề nảy sinh trong lớp học.
Sinh
hoạt
quy
mô
trường
Tham gia buổi toạ đàm về các biện pháp phòng chống ô nhiễm,
bảo vệ môi trường và chương trình trình diễn thời trang chủ đề
“Thời trang tái chế”.
45
3. Kết quả/ sản phẩm
– Nêu được các nội dung đã trải nghiệm trong chủ đề để đảm bảo yêu cầu cần đạt.
– Xác định được các hoạt động và biện pháp mà bản thân đã thực hiện để phòng chống
ô nhiễm, bảo vệ môi trường; các hoạt động quảng bá về cảnh quan thiên nhiên, danh lam
thắng cảnh của đất nước.
– Thực hiện được các nhiệm vụ được phân công trong chương trình trình diễn thời trang
chủ đề “Thời trang tái chế”.
II. THỰC HÀNH – TRẢI NGHIỆM
1. Hoạt động theo chủ đề quy mô lớp
1.1. Nội dung và cách thức tổ chức
Nội dung
Cách thức tổ chức
Luyện tập
Hoạt động 1: Thực hiện đề tài khảo sát về
nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại
địa bàn sinh sống
1. Chia sẻ thực trạng và nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trường trên địa bàn em sinh sống.
2. Thảo luận về các bước thực hiện đề tài khảo
sát nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại
địa bàn sinh sống.
3.
Thiết
kế
công
cụ
khảo
sát
về
nguyên
nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa bàn
sinh sống
– Làm việc nhóm và ghi kết quả theo sơ đồ
tư duy vào giấy A0 hoặc bảng nhóm.
– Thảo luận nhóm và ghi kết quả vào giấy
A0 hoặc bảng nhóm.
– Chia sẻ trong nhóm về các bước thiết kế
công cụ khảo sát (có thể thiết kế phiếu hỏi,
phiếu phỏng vấn sâu/ toạ đàm,…).
– Chia sẻ trong nhóm và góp ý về các bước
khảo sát.
– Nhận xét và góp ý phiếu khảo sát.
– Hoàn thiện phiếu khảo sát.
Hoạt động 2: Tuyên truyền đến người dân
địa phương các biện pháp phòng chống ô
nhiễm và bảo vệ môi trường
1. Chia sẻ hoạt động tuyên truyền về bảo vệ
môi trường mà em biết.
2.
Thảo
luận
các
biện
pháp,
hình
thức
tuyên truyền về phòng chống ô nhiễm và
bảo vệ môi trường.
– Chia sẻ trong nhóm.
– Lần lượt từng cá nhân trong nhóm chia
sẻ và viết tên loại các hoạt động tuyên
truyền về bảo vệ môi trường trên giấy A0.
46
3. Tham gia tuyên truyền đến người dân địa
phương về các biện pháp phòng chống ô
nhiễm, bảo vệ môi trường và chia sẻ kinh
nghiệm khi tham gia.
– Đại diện của từng nhóm lên chia sẻ kết
quả của nhóm.
Hoạt động 3: Thiết kế sản phẩm thể hiện vẻ
đẹp danh lam thắng cảnh của đất nước
1. Lựa chọn nội dung và hình thức sản phẩm
thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh của đất
nước.
2. Thực hiện thiết kế sản phẩm thể hiện vẻ
đẹp danh lam thắng cảnh của đất nước.
– Các nhóm thảo luận lựa chọn nội dung
và hình thức để thiết kế sản phẩm thể hiện
vẻ của danh lam thắng cảnh của đất nước.
– Các nhóm thiết kế và hoàn thiện sản
phẩm.
Hoạt
động
4:
Xây
dựng
và
thực
hiện
kế
hoạch quảng bá về cảnh quan thiên nhiên,
danh lam thắng cảnh của đất nước
1. Xác định nội dung và hình thức quảng bá
các cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng
cảnh của đất nước.
– Thảo luận nhóm xác định nội dung và
hình thức quảng bá về cảnh quan thiên
nhiên, danh lam thắng cảnh của đất nước.
2. Xây dựng kế hoạch quảng bá về cảnh quan
thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của đất
nước.
– Các nhóm thực hiện xây dựng kế hoạch
quảng bá và cử đại diện trình bày trước
lớp.
Vận dụng:
1. Thực hiện khảo sát về nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trường tại địa bàn sinh sống.
2. Báo cáo về nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường tại địa bàn sinh sống.
(Tiếp tục Hoạt động 1)
3. Trưng bày và giới thiệu sản phẩm.
(Tiếp tục Hoạt động 3)
4. Thực hiện kế hoạch quảng bá về cảnh quan
thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của đất
nước.
5. Chia sẻ cảm nghĩ của em về kết quả thực
hiện kế hoạch.
(Tiếp tục Hoạt động 4)
– Đi khảo sát thực tế tại địa bàn.
– Tổ chức báo cáo kết quả khảo sát.
– Làm việc nhóm theo kế hoạch đã phân
công.
– Làm việc theo các nhóm nhỏ và thực
hiện kế hoạch quảng bá đã xây dựng.
– Tổ chức báo cáo kết quả thực hiện kế
hoạch.
47
1.2. Kết quả/ sản phẩm
1.2.1. Luyện tập
– Xác định được các bước thực hiện đề tài và thiết kế được công cụ khảo sát về nguyên
nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa bàn sinh sống.
– Thể hiện được kĩ năng tuyên truyền, vận động để lan toả đến người thân, cộng động về
việc bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên.
1.2.2. Vận dụng
– Xây dựng được kế hoạch để tham gia hoạt động tuyên truyền và quảng bá.
– Vận dụng các biện pháp, cách thức để tham gia hiệu quả các hoạt động tuyên truyền về
bảo vệ môi trường.
2. Sinh hoạt theo chủ đề quy mô lớp
2.1. Nội dung và cách thức tổ chức
Nội dung
Cách thức tổ chức
Luyện tập củng cố và mở rộng
1. Xác định cách lựa chọn thiết kế sản
phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng
cảnh của đất nước.
– Thảo luận để lựa chọn nội dung và hình
thức sản phẩm.
– Thiết kế sản phẩm.
– Giới thiệu sản phẩm.
2. Xây dựng tiêu chí yêu cầu của sản
phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng
cảnh của đất nước.
– Sử dụng vật liệu thiết kế thân thiện với
môi trường (nếu sản phẩm có sử dụng vật
liệu, phụ liệu,…).
– Đảm bảo tính thẩm mĩ, khoa học.
– …
– Thảo luận nhóm và thực hiện.
– Làm việc cả lớp và thống nhất kế hoạch.
– Làm việc theo kế hoạch đã phân công.
Vận dụng
Sử dụng các sản phẩm đã thiết kế để giới
thiệu về vẻ đẹp danh lam thắng cảnh của đất
nước đến khách du lịch trong và ngoài nước.
Làm việc theo nhóm có cùng sở thích và
khả năng.
48
2.2. Kết quả/ sản phẩm
2.2.1. Luyện tập củng cố và mở rộng
– Biết cách lựa chọn sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh của đất nước.
– Xây dựng được yêu cầu về sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh của đất nước.
2.2.2. Vận dụng
Vận dụng được các thao tác kĩ thuật, kĩ năng, kinh nghiệm để thiết kế được đa dạng các sản
phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh của đất nước.
3. Sinh hoạt theo chủ đề quy mô trường
3.1. Nội dung và cách thức tổ chức
Nội dung
Cách thức tổ chức
Luyện tập củng cố và mở rộng
1. Tham gia toạ đàm về phòng chống ô nhiễm
và bảo vệ môi trường.
– Chuyên gia chia sẻ về các biện pháp phòng
chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường.
– Đại diện HS đặt ra những câu hỏi.
– HS nói về mong muốn, ý tưởng, các dự án
của mình về phòng chống ô nhiễm và bảo vệ
môi trường.
– …
2.
Thực
hiện
chương
trình
trình
diễn
thời
trang với chủ đề “Thời trang tái chế”.
– Lớp 6: Trình diễn bộ sưu tập làm từ giấy.
– Lớp 7: Trình diễn bộ sưu tập làm rác thải nhựa.
– Lớp 8: Trình diễn bộ sưu tập làm từ lá cây.
– Lớp 9: Trình diễn bộ sưu tập làm từ các loại
chai lọ.
– Tham gia buổi toạ đàm.
– Các nhóm, lớp chuẩn bị câu hỏi để đặt ra
trong buổi toạ đàm.
– Làm việc cả lớp và thống nhất kế hoạch.
– Làm việc theo nhóm, lớp để luyện tập tiết
mục đã được phân công.
Vận dụng
Thực hiện các hoạt động về phòng chống ô
nhiễm và bảo vệ môi trường, vận động tuyên
truyền mọi người chung tay bảo vệ môi trường
ở địa phương.
Xác định rõ những đặc điểm môi trường
riêng của địa phương để có các hoạt động
tuyên truyền phù hợp.
49
3.2. Kết quả/ sản phẩm
3.2.1. Luyện tập củng cố và mở rộng
– Tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể để kết nối và chung tay bảo vệ
môi trường.
–
Phát triển ý thức trách nhiệm cá nhân đối với vấn để bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên
nhiên và danh lam thắng cảnh.
3.2.2. Vận dụng
Có kế hoạch tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường và quảng bá cảnh
quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương phù hợp với năng lực, điều kiện của
bản thân.
III. BÁO CÁO/ THẢO LUẬN/ ĐÁNH GIÁ
1. Nội dung và cách thức tổ chức
Nội dung
Cách thức tổ chức
Báo cáo
Chia sẻ những điều mỗi cá nhân đạt được sau
tất cả các hoạt động khác nhau liên quan đến
chủ đề.
Chia sẻ trong nhóm và trước lớp.
Đánh giá
– Tự đánh giá:
+ HS xem lại kết quả tự đánh giá trong chủ
đề (đã thực hiện ở nhà);
+ Điều chỉnh lại kết quả nếu thấy mình có
những thay đổi so với kết quả đã tự đánh giá.
– Đánh giá đồng đẳng:
+ Ghi nhận những điểm tốt ở bạn;
+ Chia sẻ điều mong bạn thay đổi.
– Khảo sát, đánh giá cuối chủ đề:
+ Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn;
+ Tổng kết số liệu khảo sát.
– Làm việc cá nhân.
– Tổ chức đánh giá đồng đẳng theo nhóm.
–
GV
khảo
sát
nhanh
trên
lớp
bằng
phiếu hoặc giơ tay.
– Trao đổi, chia sẻ trước lớp.
2. Kết quả/ sản phẩm
– Bảng tự đánh giá kết quả rèn luyện trong SBT.
– Viết lời nhận xét của bạn về mình vào SBT.
– Viết nhận xét của GV về bản thân hoặc nhóm, tập thể lớp vào SBT.
50
TÌM HIỂU NGHỀ VÀ RÈN LUYỆN
BẢN THÂN THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ
CHỦ ĐỀ
7
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
– Kể tên được những nghề mà mình quan tâm;
– Nêu được hoạt động đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động của những nghề mà mình
quan tâm;
– Nhận diện được những nguy hiểm có thể có và cách giữ an toàn khi làm những nghề mà
mình quan tâm;
– Nêu được những phẩm chất và năng lực cần có của người làm những nghề mà mình quan tâm;
– Đánh giá và rèn luyện phẩm chất và năng lực liên quan đến nghề mình quan tâm.
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH CHỦ ĐỀ 7
Tiết
Cấu trúc
Hoạt động
82
I.
Tìm
hiểu
nội
dung,
phương
pháp,
hình
thức
trải nghiệm
Giới thiệu ý nghĩa, nội dung cơ bản của chủ đề;
các phương thức, loại hình trải nghiệm và những
nhiệm vụ HS cần chuẩn bị.
83
II. Thực hành – trải nghiệm
1. Hoạt động theo chủ đề
quy mô lớp
Tìm hiểu những nghề mà mình quan tâm.
84
Tìm hiểu phẩm chất và năng lực cần có của người làm
những nghề mà mình quan tâm.
85
Đánh giá và rèn luyện phẩm chất, năng lực liên quan
đến nghề mà mình quan tâm.
86
Đánh giá và rèn luyện phẩm chất, năng lực liên quan
đến nghề mà mình quan tâm (tiếp theo).
87
Báo cáo tổng hợp thông tin về nghề mà mình quan tâm.
88
Báo cáo tổng hợp thông tin về nghề mà mình quan
tâm (tiếp theo).
89
2. Sinh hoạt theo chủ đề
quy mô lớp
Giới thiệu trang thiết bị, dụng cụ lao động phù
hợp với các hoạt động đặc trưng của nghề mà em
quan tâm.
90
3. Sinh hoạt theo chủ đề
quy mô trường
Nghe nói chuyện về chủ đề “Người lao động trong
thời đại công nghệ thông tin”.
51
91
III.
Báo
cáo/
thảo
luận/
đánh giá
Báo cáo sản phẩm trải nghiệm.
92
Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.
I. TÌM HIỂU NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TRẢI NGHIỆM CỦA CHỦ ĐỀ
1. Giới thiệu nội dung
– Hoạt động khởi động.
– GV giới thiệu ý nghĩa của chủ đề.
– GV tổ chức cho HS tìm hiểu những nghề mà mình quan tâm; những hoạt động đặc trưng,
trang thiết bị, dụng cụ lao động; nhận diện được những nguy hiểm có thể có và cách giữ an
toàn khi làm những nghề đó; tìm hiểu và đánh giá những phẩm chất và năng lực liên quan
đến nghề mà mình quan tâm.
2. Tìm hiểu phương pháp và hình thức tổ chức trải nghiệm
Hoạt động quy mô
lớp, nhóm
Thực hành xác định nghề mà mình quan tâm và cách xác định hoạt
động đặc trưng của những nghề đó; Thảo luận kế hoạch rèn luyện
các phẩm chất và năng lực liên quan đến những nghề mà mình
quan tâm; báo cáo kết quả rèn luyện và giới thiệu sản phẩm tổng
hợp thông tin về nghề mà em quan tâm (dựa theo các hoạt động
được thiết kế trong SGK từ Hoạt động 1 đến Hoạt động 4).
Hoạt
động
tự
rèn
luyện
quy
mô
cá
nhân, nhóm
Vận dụng các cách thực hiện nhiệm vụ rèn luyện trong không gian
ngoài lớp học; tham gia thảo luận về bản tổng hợp thông tin; thiết
kế và trình bày bảng tổng hợp thông tin về nghề mà bản thân quan
tâm. (Hoạt động 4).
Sinh
hoạt
quy
mô
lớp
Tham gia giới thiệu trang thiết bị, dụng cụ lao động phù hợp với
các hoạt động đặc trưng của nghề mà bản thân quan tâm; biết tìm
kiếm, sưu tầm và nhận biết tác dụng của trang thiết bị, dụng cụ lao
động đó; củng cố và mở rộng chủ đề, dựa trên vấn đề nảy sinh trong
lớp học.
Sinh
hoạt
quy
mô
trường
Tham gia buổi chuyện về chủ đề “Người lao động trong thời đại
công nghệ thông tin”.
3. Kết quả/ sản phẩm
– Nêu được các nội dung đã trải nghiệm trong chủ đề để bảo đảm yêu cầu cần đạt.
– Kể tên được những nghề mà mình quan tâm, những hoạt động đặc trưng, trang thiết bị,
dụng cụ lao động; nhận diện được những nguy hiểm có thể có và cách giữ an toàn khi làm
những nghề đó; nêu và đánh giá được những phẩm chất và năng lực liên quan đến nghề mà
mình quan tâm.
52
– Thực hiện được các nhiệm vụ giới thiệu trang thiết bị, dụng cụ lao động phù hợp với các
hoạt động đặc trưng của nghề mà em quan tâm và tham gia tích cực, có hiệu quả tại buổi nói
chuyện về chủ đề “Người lao động trong thời đại công nghệ thông tin”.
II. THỰC HÀNH – TRẢI NGHIỆM
1. Hoạt động theo chủ đề quy mô lớp
1.1. Nội dung và cách thức tổ chức
Nội dung
Cách thức tổ chức
Luyện tập
Hoạt động 1: Tìm hiểu những nghề mà mình
quan tâm
1. Kể tên một số nghề và lí do mà em quan
tâm đến những nghề đó.
2. Xác định các hoạt động đặc trưng của
những nghề mà em quan tâm.
3. Lựa chọn và giới thiệu trang thiết bị, dụng
cụ lao động cơ bản của những nghề
mà em quan tâm.
4. Trình bày về những nguy hiểm có thể có và
cách giữ an toàn khi làm những nghề mà em
quan tâm.
– Làm việc nhóm để chia sẻ về một số
nghề và lí do mà em quan tâm đến những
nghề đó.
– Chọn một số nghề tiêu biểu trong nhóm
để tiếp tục sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn
trao đổi về các nội dung gồm:
+ Hoạt động đặc trưng của nghề;
+ Trang thiết bị, dụng cụ lao động;
+ Những nguy hiểm có thể có và cách
giữ an toàn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu phẩm chất và năng
lực cần có của người làm những nghề mà
mình quan tâm
1. Phỏng vấn người làm nghề mà em quan
tâm về yêu cầu của nghề đó đối với người lao
động.
2. Lập bảng những phẩm chất và năng lực
cần có của người làm nghề mà em quan tâm.
– Trao đổi trong nhóm về hệ thống câu hỏi
phỏng vấn người làm nghề mà em quan
tâm về yêu cầu của nghề đó đối với người
lao động.
– Làm việc theo nhóm để thảo luận và
thống nhất về những phẩm chất và năng
lực cần có của người làm nghề mà em
quan tâm.
– Mỗi cá nhân hoặc nhóm nhỏ tiến hành
chia sẻ kết quả có được từ hoạt động
phỏng vấn để phục vụ cho việc tổng hợp
và chia sẻ kết quả trước lớp.
53
Hoạt động 3: Đánh giá và rèn luyện phẩm
chất, năng lực liên quan đến nghề mà mình
quan tâm
1. Xác định những điểm mạnh, điểm hạn chế
về phẩm chất và năng lực của bản thân đối
với nghề mà mình quan tâm.
2. Thảo luận kế hoạch rèn luyện các phẩm
chất và năng lực liên quan đến những nghề
mà mình quan tâm.
– Làm việc cá nhân để tự xác định những
điểm mạnh, điểm hạn chế về phẩm chất
và năng lực của bản thân đối với nghề mà
mình quan tâm. Đem kết quả làm việc cá
nhân so sánh, đối chiếu với kết quả của
các thành viên khác trong nhóm có ngành
nghề giống tương tự để tiếp tục thảo luận.
– Tiếp tục làm việc theo nhóm để thảo
luận kế hoạch rèn luyện các phẩm chất và
năng lực liên quan đến những nghề mà
mình quan tâm.
– Tham gia hoạt động tự đánh giá kết quả
rèn luyện của bản thân trước lớp.
Hoạt động 4: Báo cáo tổng hợp thông tin về
nghề mà mình quan tâm
Xây dựng bảng tổng hợp thông tin về nghề
mà em quan tâm.
– Thống nhất trong nhóm về những nội
dung cần tổng hợp.
– Làm việc nhóm với các bạn có cùng hoặc
gần ngành nghề quan tâm và tiến hành
thiết kế, giới thiệu sản phẩm tổng hợp
thông tin về nghề mà em quan tâm.
Vận dụng:
1. Chia sẻ kết quả phỏng vấn về những phẩm
chất và năng lực cần có của người làm nghề
mà em quan tâm.
(Tiếp tục Hoạt động 2)
2. Đánh giá kết quả rèn luyện.
(Tiếp tục Hoạt động 3)
3. Thiết kế sản phẩm báo cáo theo hình thức
đã lựa chọn.
4. Giới thiệu sản phẩm tổng hợp thông tin về
nghề mà em quan tâm.
(Tiếp tục Hoạt động 4)
– Cá nhân tham gia phỏng vấn người làm
nghề ngoài giờ học và báo cáo kết quả
trước lớp.
– Thực hiện kế hoạch rèn luyện các phẩm
chất và năng lực liên quan đến những
nghề mà mình quan tâm và báo cáo kết
quả trước lớp.
– Cùng thiết kế và giới thiệu sản phẩm
tổng hợp thông tin về nghề mà em quan
tâm.
54
1.2. Kết quả/ sản phẩm
1.2.1. Luyện tập
– Xác định được một số nghề, lí do quan tâm, hoạt động đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ
lao động cơ bản, những nguy hiểm có thể có và cách giữ an toàn khi làm những nghề đó.
– Xác định được những điểm mạnh, điểm hạn chế về phẩm chất và năng lực của bản thân
đối với nghề mà mình quan tâm.
– Kế hoạch rèn luyện các phẩm chất và năng lực liên quan đến những nghề mà mình
quan tâm.
– Bảng tổng hợp thông tin về nghề mà em quan tâm.
1.2.2. Vận dụng
– Vận dụng được các kĩ năng để phỏng vấn người làm nghề ngoài giờ học và báo cáo kết
quả trước lớp.
– Có kết quả rèn luyện các phẩm chất và năng lực liên quan đến những nghề mà mình
quan tâm để báo cáo kết quả trước lớp.
– Thiết kế được một sản phẩm tổng hợp thông tin về nghề mà em quan tâm để báo cáo
kết quả trước lớp.
2. Sinh hoạt theo chủ đề quy mô lớp
2.1. Nội dung và cách thức tổ chức
Nội dung
Cách thức tổ chức
Luyện tập củng cố và mở rộng
1. Thảo luận về danh mục trang thiết bị,
dụng cụ lao động của nghề mà em quan tâm.
– Xác định thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản
của những nghề mà em quan tâm.
– Xác định những nguy hiểm có thể có và
cách giữ an toàn khi làm những nghề mà em
quan tâm.
2. Xây dựng kế hoạch sưu tầm thiết bị,
dụng cụ lao động cơ bản của những nghề
mà em quan tâm.
– Thống nhất kế hoạch.
– Phân công thực hiện kế hoạch
– Tạo nhóm HS có cùng nghề quan tâm và
tiến hành làm việc theo nhóm.
– HS xây dựng kế hoạch theo nhóm
Vận dụng
Tiến hành sưu tầm và giới thiệu thiết bị, dụng
cụ lao động trước lớp.
Phân công phối hợp nhịp nhàng trong
quá trình sưu tầm và giới thiệu trước lớp.
55
2.2. Kết quả/ sản phẩm
2.2.1. Luyện tập củng cố và mở rộng
– Lập được danh mục trang thiết bị, dụng cụ lao động của nghề nghiệp quan tâm.
– Xây dựng được kế hoạch sưu tầm thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản.
2.2.2. Vận dụng
Thực hiện được kế hoạch và có sản phẩm để giới thiệu trước lớp.
3. Sinh hoạt theo chủ đề quy mô trường
3.1. Nội dung và cách thức tổ chức
Nội dung
Cách thức tổ chức
Luyện tập củng cố và mở rộng
Tham gia buổi chuyện về chủ đề “Người lao
động trong thời đại công nghệ thông tin”.
– Khách mời báo cáo về những thách thức đặt
ra cho người lao động trong bối cảnh của thời
đại công nghệ thông tin.
– HS lắng nghe và đặt câu hỏi để tìm hiểu rõ
hơn các vấn đề:
+ Những ngành nghề nào phù hợp trong
thời đại công nghệ thông tin?
+ Công nghệ thông tin sức mạnh và sự
ảnh hưởng như thế nào đối với nghề ng-
hiệp hiện nay?
+ HS THCS có thể cần chuẩn bị tâm thế
gì để trở thành người lao động giỏi trong
thời đại công nghệ thông tin?
– Trả lời một số câu hỏi của khách mời và
nhận quà thưởng.
– HS tham gia buổi giới thiệu.
– Các nhóm, lớp chuẩn bị câu hỏi để đặt
trong buổi giới thiệu.
Vận dụng
Xây dựng kế hoạch rèn luyện những phẩm
chất, năng lực để đáp ứng với bối cảnh của
thời đại công nghệ thông tin.
– HS làm việc cá nhân.
3.2. Kết quả/ sản phẩm
3.2.1. Luyện tập củng cố và mở rộng
– Biết được sức mạnh và sự ảnh hưởng to lớn của công nghệ thông tin đối với người lao
động hiện nay và trong tương lai.
– Có kế hoạch rèn luyện những phẩm chất, năng lực phù hợp để đáp ứng với sự thay đổi đó.
56
3.2.2. Vận dụng
Có kết quả cụ thể trong việc rèn luyện những phẩm chất, năng lực để đáp ứng với thời đại
công nghệ thông tin.
III. BÁO CÁO/ THẢO LUẬN/ ĐÁNH GIÁ
1. Nội dung và cách thức tổ chức
Nội dung
Cách thức tổ chức
Báo cáo
Chia sẻ những điều mỗi cá nhân đạt được
sau tất cả các hoạt động khác nhau liên
quan đến chủ đề.
Chia sẻ trong nhóm và trước lớp.
Đánh giá
– Tự đánh giá:
+ HS xem lại kết quả tự đánh giá (đã thực
hiện ở nhà);
+ Điều chỉnh lại kết quả nếu thấy mình
có những thay đổi so với kết quả đã tự
đánh giá.
– Đánh giá đồng đẳng:
+ Ghi nhận những điểm tốt ở bạn;
+ Chia sẻ điều mong bạn thay đổi.
– Khảo sát, đánh giá cuối chủ đề:
+ Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn;
+ Tổng kết số liệu khảo sát.
– Làm việc cá nhân.
– Tổ chức đánh giá đồng đẳng theo nhóm.
– GV khảo sát nhanh trên lớp bằng phiếu
hoặc giơ tay.
– Trao đổi, chia sẻ trước lớp.
2. Kết quả/ sản phẩm
– Bảng tự đánh giá kết quả rèn luyện trong SBT.
– Viết lời nhận xét của bạn về mình vào SBT.
– Viết nhận xét của GV về bản thân hoặc nhóm, tập thể lớp vào SBT.
57
ĐỊNH HƯỚNG CHO BẢN THÂN
SAU TRUNG HỌC CƠ SỞ
CHỦ ĐỀ
8
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
– Tìm hiểu được hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Trung ương và địa phương;
– Tham vấn được ý kiến của người thân, thầy cô về con đường tiếp theo sau THCS;
– Ra quyết định lựa chọn con đường học tập, làm việc sau THCS;
– Thực hiện được kế hoạch phát triển bản thân để đạt được yêu cầu của định hướng nghề
nghiệp;
– Tự đánh giá được hiệu quả của việc rèn luyện phẩm chất và năng lực cần có của người lao
động.
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH CHỦ ĐỀ 8
Tiết
Cấu trúc
Hoạt động
93
1.
Tìm
hiểu
nội
dung,
phương
pháp,
hình
thức
trải nghiệm
Giới thiệu ý nghĩa, nội dung cơ bản của chủ đề; các
phương thức, loại hình trải nghiệm và những nhiệm
vụ HS cần chuẩn bị.
94
2. Thực hành – trải nghiệm
95
1. Hoạt động theo chủ đề
quy mô lớp
Tìm hiểu hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
96
Tham vấn ý kiến của người thân, thầy cô về con
đường học tập và làm việc sau THCS.
97
Ra quyết định lựa chọn con đường học tập và làm
việc sau THCS.
98
Thực hiện kế hoạch phát triển bản thân để đạt được
yêu cầu của định hướng nghề nghiệp.
99
Tự đánh giá hiệu quả của việc tự rèn luyện phẩm
chất và năng lực cần có của người lao động.
100
2. Sinh hoạt theo chủ đề quy
mô lớp
Thảo luận về yêu cầu tuyển sinh của các trường
trung học phổ thông và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
101
3. Sinh hoạt theo chủ đề quy
mô trường
Tham gia buổi tư vấn về con đường tiếp theo sau
THCS.
58
102
3.
Báo
cáo/
thảo
luận/
đánh giá
Báo cáo sản phẩm trải nghiệm.
103
Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.
I. TÌM HIỂU NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TRẢI NGHIỆM CỦA CHỦ ĐỀ
1. Giới thiệu nội dung
– Hoạt động khởi động.
– GV giới thiệu ý nghĩa của chủ đề.
– GV tổ chức cho HS tìm hiểu hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa
phương, tham vấn ý kiến của mọi người và ra quyết định lựa chọn con đường phù hợp với
bản thân.
2. Tìm hiểu phương pháp và hình thức tổ chức trải nghiệm
Hoạt động quy mô lớp,
nhóm
Thực hành các biện pháp rèn luyện hành vi, thái độ tích cực
trong việc ra quyết định lựa chọn dựa trên thông tin đầy đủ
về điều kiện khách quan và chủ quan; HS được rèn luyện,
trình diễn thể hiện kĩ năng của bản thân để thực hiện các mục
tiêu;… (dựa theo các hoạt động được thiết kế trong SGK từ
Hoạt động 1 đến Hoạt động 5).
Hoạt động tự rèn luyện
quy mô nhóm, cá nhân
Vận dụng các biện pháp được trang bị vào thực hiện các nhiệm
vụ rèn luyện trong các không gian ngoài lớp học; tham vấn ý
kiến người thân (Hoạt động 4).
Sinh hoạt quy mô lớp
Thảo luận về yêu cầu tuyển sinh của các trường THPT và cơ sở
giáo dục nghề nghiệp; lựa chọn những tình huống có tính cá
nhân của HS trong lớp và chuyển thành nội dung giáo dục tập
thể; củng cố và mở rộng chủ đề, dựa trên vấn đề nảy sinh của
lớp học.
Sinh hoạt quy mô trường
Tham gia buổi tư vấn về con đường tiếp theo sau THCS.
3. Kết quả/ sản phẩm
– Nêu được các nội dung được trải nghiệm trong chủ đề để đạt được yêu cầu cần đạt.
– Xác định được các hoạt động và loại hình mà cá nhân tham gia rèn luyện để có thể lựa chọn
con đường phát triển bản thân sau THCS.
59
II. THỰC HÀNH – TRẢI NGHIỆM
1. Hoạt động theo chủ đề quy mô lớp
1.1. Nội dung và cách thức tổ chức
Nội dung
Cách thức tổ chức
Luyện tập
Hoạt động 1: Tìm hiểu hệ thống cơ sở giáo
dục nghề nghiệp
1. Kể tên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp mà
em biết.
– Cho HS viết tên các cơ sở nghề nghiệp
vào từng thẻ giấy, sau đó chia sẻ trong
nhóm. Những em chọn cùng một trường
có thể vào chung nhóm để chuẩn bị cho
nhiệm vụ 2.
2. Thiết kế sản phẩm giới thiệu về cơ sở giáo
dục nghề nghiệp.
3. Giới thiệu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
– Làm việc nhóm.
– Giới thiệu trước lớp.
Hoạt động 2: Tham vấn ý kiến của người
thân, thầy cô về con đường học tập và làm
việc sau THCS
1. Trao đổi về nội dung cần tham vấn ý kiến
của người thân, thầy cô về con đường tiếp
theo sau THCS.
2. Thực hành tham vấn người thân, thầy cô
về con đường tiếp theo sau THCS và chia sẻ
kết quả.
– Thảo luận nhóm về những nội dung cần
tham vấn.
– Tham vấn người thân thầy cô về con
đường sau THCS.
Hoạt động 3: Ra quyết định lựa chọn con
đường học tập và làm việc sau THCS
1. Chia sẻ các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra
quyết định lựa chọn con đường học tập và
làm việc sau THCS.
2. Ra quyết định lựa chọn con đường học tập
và làm việc sau THCS.
– Thảo luận nhóm.
– Đóng vai ra quyết định lựa chọn con
đường học tập và làm việc sau THCS.
Hoạt động 4: Thực hiện kế hoạch phát triển
bản
thân
để
đạt
được
yêu
cầu
của
định
hướng nghề nghiệp
60
1. Xây dựng kế hoạch phát triển bản thân
theo định hướng nghề nghiệp.
– Trao đổi trong nhóm.
2. Thực hiện kế hoạch phát triển bản thân
theo định hướng nghề nghiệp.
– Thực hiện cá nhân và chuẩn bị báo cáo
kết quả rèn luyện.
3. Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn của
em khi thực hiện kế hoạch phát triển bản
thân để đạt được yêu cầu của định hướng
nghề nghiệp.
– Chia sẻ trong nhóm và trước lớp.
Hoạt động 5: Tự đánh giá hiệu quả của việc
tự rèn luyện phẩm chất và năng lực cần có
của người lao động
1. Thực hiện tự đánh giá hiệu quả của việc
rèn luyện phẩm chất, năng lực cần có của
người lao động.
– Làm việc cá nhân.
2. Tiếp tục rèn luyện phẩm chất và năng lực
cần có của người lao động và chia sẻ kết quả.
– Chia sẻ cách tiếp tục rèn luyện của bản
thân trong nhóm.
Vận dụng
1. Tham vấn người thân về con đường cho
bản thân sau THCS.
2. Chia sẻ kết quả lựa chọn con đường học
tập sau THCS.
3. Thực hiện kế hoạch phát triển bản thân
theo định hướng nghề nghiệp.
– Đi khảo sát thực tế ngoài lớp học.
– Làm việc nhóm ngoài giờ học.
– Hội thảo báo cáo khoa học.
1.2. Kết quả/ sản phẩm
1.2.1. Luyện tập
– Thể hiện được kĩ năng tham vấn người thân, thầy cô về hướng nghiệp.
– Xây dựng kế hoạch phát triển bản thân.
1.2.2. Vận dụng
– Tham vấn người thân về hướng nghiệp.
– Vận dụng các biện pháp rèn luyện để có được các kĩ năng định hướng cho bản thân sau
THCS.
2. Sinh hoạt theo chủ đề quy mô lớp
2.1. Nội dung và cách thức tổ chức
61
Nội dung
Cách thức tổ chức
Luyện tập củng cố và mở rộng
1. Thảo luận về yêu cầu tuyển sinh của các
trường THPT và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
– Thảo luận về các thông tin mà các thành viên
trong nhóm tìm được về các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp.
– Thảo luận nhóm.
– Trình bày thông tin về các trường trung học
phổ thông.
– …
– Trình bày trước nhóm/ lớp.
2. Thuyết trình về chủ đề “Con đường em chọn
sau THCS”.
– Mỗi cá nhân thuyết trình về định hướng lựa
chọn của mình.
– Trả lời các câu hỏi mà các bạn đặt ra.
– Thuyết trình trong nhóm.
– Trao đổi và trả lời câu hỏi.
Vận dụng
Vận dụng những điều học được, tham vấn được
vào việc ra quyết định lựa chọn của mình.
Căn dặn HS thường xuyên vận dụng
những điều học được vào cuộc sống.
2.2. Kết quả/ sản phẩm
2.2.1. Luyện tập củng cố và mở rộng
– Tham vấn người thân về con đường sau THCS.
– Ra quyết định lựa chọn.
2.2.2. Vận dụng
Vận dụng được các biện pháp hành vi vào việc ra quyết định lựa chọn con đường cho
bản thân.
3. Sinh hoạt theo chủ đề quy mô trường
3.1. Nội dung và cách thức tổ chức
Nội dung
Cách thức tổ chức
Luyện tập củng cố và mở rộng
1. Tham gia buổi nói chuyện – tư vấn về con
đường tiếp theo sau THCS.
– Chuẩn bị các nội dung cần tư vấn để tham
gia trao đổi với chuyên gia.
– Phát biểu suy nghĩ của em sau buổi nói
chuyện.
– …
– Trao đổi cùng chuyên gia hoặc thầy cô.
– Các nhóm, lớp chuẩn bị câu hỏi để trao đổi.
– Phát biểu suy nghĩ.
62
2. Thực hiện chương trình văn nghệ “tạm biệt
mái trường”.
– Lớp 6: Múa hát về mái trường.
– Lớp 7: Hát về thầy cô.
– Lớp 8: Hát về tình bạn.
– Lớp 9: Tiết mục tạm biệt mái trường.
– Toàn trường: Dân vũ.
– Trình diễn trước toàn trường.
Vận dụng
Thực hiện các hành vi giúp mọi người luôn vui
vẻ, hạnh phúc.
Căn
dặn
HS
thường
xuyên
vận
dụng
những điều học được vào cuộc sống.
3.2. Kết quả/ sản phẩm
3.2.1. Luyện tập củng cố và mở rộng
– Tham vấn ý kiến và phát biểu suy nghĩ.
– Tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể, văn hoá, văn nghệ tạo niềm vui, hạnh phúc.
3.2.2. Vận dụng
Vận dụng những thông tin thu được từ buổi nói chuyện vào quyết định lựa chọn con
đường sau THCS.
III. BÁO CÁO/ THẢO LUẬN/ ĐÁNH GIÁ
1. Nội dung và cách thức tổ chức
Nội dung
Cách thức tổ chức
Báo cáo
Chia sẻ những điều mỗi cá nhân đạt được sau
tất cả các hoạt động khác nhau liên quan đến
chủ đề.
Chia sẻ trong nhóm và trước lớp.
Đánh giá
– Tự đánh giá:
+ HS xem lại kết quả tự đánh giá (thực hiện
ở nhà);
+ Điều chỉnh lại kết quả nếu thấy mình
có những thay đổi so với kết quả đã tự
đánh giá.
– Làm việc cá nhân.
63
– Đánh giá đồng đẳng:
+ Ghi nhận, khen bạn điểm nào;
+ Mong bạn thay đổi điều gì.
– Khảo sát đánh giá cuối chủ đề
+ Chia sẻ thuận lợi và khó khăn;
+ Tổng kết số liệu khảo sát.
– Tổ chức đánh giá đồng đẳng theo nhóm.
– GV khảo sát nhanh trên lớp bằng phiếu
hoặc giơ tay.
– Trao đổi, chia sẻ trước lớp.
2. Kết quả/ sản phẩm
– Bảng tự đánh giá kết quả rèn luyện trong SBT.
– Viết lời nhận xét của bạn về bản thân vào SBT.
– Viết nhận xét của GV về bản thân mình hoặc nhóm, tập thể lớp vào SBT.
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc NGUYỄN TIẾN THANH
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập PHẠM VĨNH THÁI
Tổ chức và chịu trách nhiệm bản thảo:
Phó Tổng biên tập NGUYỄN THỊ THANH THUỶ
Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ xuất bản giáo dục Gia Định TRẦN THỊ KIM NHUNG
Biên tập nội dung: TRẦN LÊ NHẤT TÚ
Thiết kế sách LÂM NGUYỄN LAN TRINH
Trình bày bìa: ĐẶNG NGỌC HÀ
Sửa bản in: TRẦN LÊ NHẤT TÚ
Chế bản: CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ XUẤT BẢN GIÁO DỤC GIA ĐỊNH
Bản quyền thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
và Công ty Cổ phần Dịch vụ Xuất bản Giáo dục Gia Định.
Tất cả các phần của nội dung cuốn sách này đều không được sao chép, lưu trữ, chuyển thể dưới
bất kì hình thức nào khi chưa có sự cho phép bằng văn bản của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
và Công ty Cổ phần Dịch vụ Xuất bản Giáo dục Gia Định.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 9 (Bản 2)
(Hỗ trợ giáo viên thiết kế kế hoạch bài dạy theo sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9
(Bản 2) – Bộ sách Chân trời sáng tạo)
Mã số:
In ... bản, (QĐ ... - NXBGDHN) khổ 19 x 26,5 cm.
Đơn vị in:
Cơ sở in:
Số ĐKXB:
Số QĐXB: .../QĐ-GD-HN ngày ... tháng ... năm ...
In xong và nộp lưu chiểu quý ... năm 202...
Mã số ISBN: