LỊCH SỬ
VÀ
ĐỊA LÍ
(HỖ TRỢ GIÁO VIÊN THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI DẠY
THEO SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 9 –
BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG)
LỚP 9 (PHẦN ĐỊA LÍ)
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN
NGUYỄN TRỌNG ĐỨC – NGUYỄN TÚ LINH
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
2
MỤ C LỤ C
Chương 1. ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM ...................................................................................................... 3
Bài 1. Dân tộc và dân số ..........................................................................................................................3
Bài 2. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư .............................................................................8
Bài 3. Thực hành: Tìm hiểu vấn đề việc làm ở địa phương và phân hoá
thu nhập theo vùng .............................................................................................................................. 12
Chương 2. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ ...............................................................................................15
Bài 4. Nông nghiệp ................................................................................................................................ 15
Bài 5. Lâm nghiệp và thuỷ sản .......................................................................................................... 21
Bài 6. Thực hành: Viết báo cáo về một mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả .........25
Bài 7. Công nghiệp ................................................................................................................................ 27
Bài 8. Thực hành: Xác định các trung tâm công nghiệp chính ở nước ta .......................... 35
Bài 9. Dịch vụ ........................................................................................................................................... 37
Bài 10. Thực hành: Tìm hiểu xu hướng phát triển ngành thương mại, du lịch ................ 43
Chương 3. SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ ...................................................................................................45
Bài 11. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ................................................................................... 45
Bài 12. Vùng Đồng bằng sông Hồng .............................................................................................. 56
Bài 13. Thực hành: Tìm hiểu về Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ......................................... 69
Bài 14. Bắc Trung Bộ .............................................................................................................................. 72
Bài 15. Duyên hải Nam Trung Bộ ...................................................................................................... 82
Bài 16. Thực hành: Phân tích ảnh hưởng của hạn hán và sa mạc hoá đối với
phát triển kinh tế – xã hội ở vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận ............................... 92
Bài 17. Vùng Tây Nguyên ..................................................................................................................... 95
Bài 18. Vùng Đông Nam Bộ ..............................................................................................................104
Bài 19. Thực hành: Tìm hiểu Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam .......................................114
Bài 20. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long ....................................................................................117
Bài 21. Thực hành: Tìm hiểu về tác động của biến đổi khí hậu đối với
Đồng bằng sông Cửu Long ..............................................................................................................127
Bài 22. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo .........130
CHỦ ĐỀ CHUNG .......................................................................................................................................... 139
Chủ đề 1. Đô thị: Lịch sử và hiện tại (2) ........................................................................................139
Chủ đề 2. Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long (2) ........................................143
QUY ƯỚC VIẾT TẮT:
GV: giáo viên HS: học sinh SGK: sách giáo khoa
3
CHƯƠNG 1
ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM
BÀI 1. DÂN TỘC VÀ DÂN SỐ
Thời gian thực hiện dự kiến: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Trình bày được đặc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam.
– Phân tích được sự thay đổi cơ cấu tuổi và giới tính của dân cư.
– Vẽ và nhận xét được biểu đồ về gia tăng dân số.
2. Năng lực
– Năng lực chung:
+ Giao tiếp và hợp tác: trao đổi, thảo luận với các bạn để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ Tự chủ và tự học: tự lực thực hiện được những nhiệm vụ học tập trên lớp và ở nhà.
– Năng lực đặc thù:
+ Nhận thức khoa học Địa lí: mô tả được đặc điểm phân bố của các dân tộc Việt Nam;
phân tích được sự thay đổi cơ cấu tuổi và giới tính của dân cư.
+ Tìm hiểu địa lí: sử dụng bảng số liệu để vẽ biểu đồ và nhận xét sự gia tăng dân số
nước ta.
3. Phẩm chất
– Đồng tình, ủng hộ các chính sách dân số của Nhà nước và địa phương.
– Tôn trọng, bảo tồn sự đa dạng văn hoá các dân tộc Việt Nam.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Máy tính, máy chiếu, thiết bị điện tử kết nối internet (nếu có),...
– Hình ảnh về các dân tộc Việt Nam, dân cư Việt Nam.
– Bảng số liệu cơ cấu tuổi, giới tính của dân số nước ta; bảng số liệu số dân, gia tăng
dân số.
– Phiếu học tập.
– SGK Lịch sử và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
4
2. Học sinh
SGK Lịch sử và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu
a) Mục tiêu
– Gợi mở nội dung bài học mới.
– Khơi gợi hứng thú học tập cho HS.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV sử dụng kĩ thuật KWL, yêu cầu HS kẻ bảng KWL vào vở.
– Bước 2: HS tự viết những điều em đã biết về dân tộc, dân số Việt Nam vào ô K,
những điều em muốn biết vào ô W.
– Bước 3: Một số HS trả lời.
– Bước 4: GV dẫn vào bài.
2. Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới
2.1. Nội dung 1: Tìm hiểu đặc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam
a) Mục tiêu
Trình bày được đặc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông tin mục 1 trang 116 SGK thực
hiện nhiệm vụ: Trình bày đặc điểm phân bố dân tộc của nước ta.
– Bước 2: HS đọc thông tin trong SGK và hiểu biết của bản thân, viết câu trả lời vào ô
L trong bảng KWL.
– Bước 3: Một số HS trả lời. Các HS khác bổ sung.
5
– Bước 4: GV đánh giá câu trả lời của HS và chuẩn hoá kiến thức.
1. Dân tộc
– Nước ta có 54 dân tộc, người Kinh chiếm khoảng 85% tổng số dân.
– Các dân tộc ở Việt Nam sinh sống trên toàn lãnh thổ.
– Các dân tộc ngày càng phân bố đan xen với nhau. Ví dụ: Tây Nguyên có 53 dân
tộc cùng sinh sống.
– Người Việt Nam ở nước ngoài là 1 bộ phận của dân tộc Việt Nam.
2. Nội dung 2: Tìm hiểu một số vấn đề dân số nước ta
a) Mục tiêu
– Xác định được quy mô, gia tăng dân số nước ta qua các bảng số liệu.
– Phân tích được sự thay đổi cơ cấu tuổi và giới tính của dân cư.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS đọc bảng số liệu 1.1, 1.2, biểu đồ hình 1 trang 117, 118 SGK,
hoàn thành phiếu học tập sau.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Họ và tên: .................................... Lớp: .........................
Yêu cầu: HS làm việc cá nhân, đọc bảng số liệu 1.1, 1.2, biểu đồ hình 1 trang 117,
118 SGK, trả lời câu hỏi sau:
1. Nhận xét quy mô dân số và gia tăng dân số của nước ta, giai đoạn 1989 – 2021:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
2. Cơ cấu dân số theo tuổi và giới nước ta thay đổi theo xu hướng nào?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
– Bước 2: HS làm việc cá nhân, đọc thông tin và hoàn thành phiếu học tập.
– Bước 3: HS trao đổi bài, nhận xét, góp ý cho nhau.
– Bước 4: GV đưa ra đáp án, đánh giá, chuẩn hoá kiến thức.
6
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Họ tên HS: ..................................................... Lớp: ........................
Yêu cầu: HS làm việc cá nhân, đọc bảng số liệu 1.1, 1.2, biểu đồ hình 1 trang 117,
118 SGK, trả lời câu hỏi sau:
1. Nhận xét quy mô dân số và gia tăng dân số của nước ta, giai đoạn 1989 – 2021:
– Quy mô dân số đông, tăng nhanh.
– Tỉ lệ gia tăng dân số khá thấp và có xu hướng giảm.
2. Cơ cấu dân số theo tuổi và giới nước ta thay đổi theo xu hướng nào?
– Cơ cấu theo tuổi có xu hướng già hoá.
– Cơ cấu dân số theo giới tính khá cân bằng.
3. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu
Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS vẽ biểu đồ theo yêu cầu bài luyện tập. GV có thể hướng dẫn
nếu kĩ năng của HS chưa tốt.
– Bước 2: HS làm việc cá nhân, vẽ biểu đồ vào vở.
– Bước 3: GV đưa ra biểu đồ đáp án. HS cùng bàn trao đổi bài, chấm bài cho nhau theo
đáp án GV đã cho.
– Bước 4: GV nhận xét quá trình làm việc của HS.
4. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu
Vận dụng kiến thức đã học để trình bày một nội dung về dân tộc, dân số mà em
quan tâm.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện ở nhà. Gợi ý nội dung: già hoá dân số,
cơ cấu theo giới, phân bố dân tộc.
– Bước 2: HS thu thập thông tin, tự thực hiện
– Bước 3: HS nộp trên trang Padlet hoặc nhóm lớp.
– Bước 4: GV nhận xét, góp ý cho HS vào buổi học sau.
7
IV. CÂU HỎI ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỞ RỘNG
Câu 1. Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm phân bố dân tộc Việt Nam?
A. Dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ cao nhất, 85%.
B. Các dân tộc sinh sống trên toàn lãnh thổ.
C. Phân bố dân tộc ở Việt Nam có sự thay đổi.
D. Người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận của dân tộc Việt Nam.
Câu 2. Nhận định nào sau đây thể hiện sự thay đổi không gian phân bố của các dân
tộc ở Việt Nam?
A. Các dân tộc sinh sống trên toàn lãnh thổ.
B. Các dân tộc thiểu số sinh sống ở miền núi.
C. Các dân tộc ngày càng phân bố đan xen với nhau.
D. Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ có nhiều dân tộc.
Câu 3. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống (...).
thay đổ đan xen đồng bằng và ven biển 54
Tây Nguyên và Trung du và miền núi Bắc Bộ 85
1. Nước ta có ............... dân tộc, trong đó người Kinh chiếm đa số, với ................%.
2. Quá trình phát triển kinh tế trên cả nước, chính sách chuyển cư làm cho phân bố
dân tộc ở Việt Nam ..........................
3. Các dân tộc ở Việt Nam ngày càng phân bố ........................ trên lãnh thổ.
4. Người Kinh cư trú rộng khắp cả nước nhưng tập trung nhiều hơn ở ........................
5. Các vùng ....................................................... có nhiều dân tộc cùng sinh sống.
8
BÀI 2. PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
Thời gian thực hiện dự kiến: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Đọc bản đồ dân số Việt Nam để rút ra được đặc điểm phân bố dân cư.
– Trình bày được sự khác biệt giữa quần cư thành thị và quần cư nông thôn.
2. Năng lực
– Năng lực chung: phát triển năng lực tự chủ và tự học thông qua việc chủ động tìm
kiếm thông tin từ văn bản, bản đồ để tìm hiểu về dân cư Việt Nam.
– Năng lực đặc thù:
+ Nhận thức khoa học Địa lí: trình bày được đặc trưng của quần cư thành thị và quần
cư nông thôn.
+ Tìm hiểu địa lí: sử dụng bản đồ để tìm kiếm thông tin về đặc điểm phân bố dân cư
Việt Nam.
3. Phẩm chất
Tôn trọng các đặc điểm cư trú, tập quán sinh hoạt khác nhau của người dân ở mọi
vùng, miền.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Máy tính, máy chiếu, thiết bị điện tử kết nối internet (nếu có),...
– Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam.
– Các hình ảnh về quần cư thành thị, nông thôn.
– Lược đồ trống lãnh thổ Việt Nam.
– Giấy A3, bút chì, bút màu.
– Phiếu học tập, phiếu đánh giá.
– SGK Lịch sử và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
2. Học sinh
SGK Lịch sử và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu
a) Mục tiêu
– Gợi mở nội dung bài học mới.
– Khơi gợi hứng thú học tập cho HS.
9
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV sử dụng một số hình ảnh về dân cư nước ta (có hình ảnh về dân số ở đô
thị, dân số ở nông thôn,...). GV yêu cầu HS tìm các từ khoá mô tả sự phân bố dân cư
trong các hình ảnh đó.
– Bước 2: HS quan sát hình ảnh, tìm câu trả lời.
– Bước 3: Một số HS trả lời. HS có các từ khoá đúng nhất, trả lời nhanh nhất nhận
được phần thưởng của GV.
– Bước 4: Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới
2.1. Nội dung 1: Tìm hiểu phân bố dân cư
a) Mục tiêu
Đọc được bản đồ dân số Việt Nam và rút ra nhận xét về phân bố dân cư Việt Nam.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, thực hiện nhiệm vụ sau:
+ Điền thông tin về phân bố dân cư Việt Nam vào lược đồ trống theo hiểu biết của mình.
GV gợi ý HS sử dụng màu sắc để thể hiện mức độ tập trung dân cư.
+ Đối chiếu với bản đồ phân bố dân cư trong SGK, chỉnh sửa lại bài làm của mình.
+ Nhận xét sự phân bố dân cư nước ta.
– Bước 2: HS trao đổi với bạn, hoàn thành nhiệm vụ.
– Bước 3: Một số HS nêu nhận xét. Các HS khác góp ý và bổ sung.
– Bước 4: GV đánh giá và chuẩn hoá kiến thức.
1. Phân bố dân cư
– Nước ta có mật độ dân số cao.
– Phân bố dân cư nước ta khác nhau giữa nông thôn, thành thị, giữa miền núi,
đồng bằng.
– Phân bố dân cư đang thay đổi theo hướng ngày càng hợp lí hơn.
2.2. Nội dung 2: Tìm hiểu các loại hình quần cư
a) Mục tiêu
Trình bày được sự khác biệt giữa quần cư thành thị và quần cư nông thôn.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1:
+ GV giới thiệu khái niệm quần cư.
10
+ GV nêu câu hỏi để cả lớp thảo luận: Có ý kiến cho rằng “quần cư thành thị trái ngược
hoàn toàn với quần cư nông thôn”. Em có đồng ý không? Tại sao?
– Bước 2: HS tự ghi ý kiến của mình ra nháp.
– Bước 3: HS trình bày ý kiến. Các HS khác nêu ý kiến đồng tình hoặc phản đối.
– Bước 4: GV tổng kết các ý chính lên bảng.
3. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu
– Củng cố kiến thức đã học.
– Rèn luyện kĩ năng khai thác bản đồ.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ luyện tập trang 121 SGK.
– Bước 2: HS làm việc cá nhân, tự thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: Một số HS trình bày kết quả, các HS khác nhận xét và bổ sung.
– Bước 4: GV nhận xét, tổng kết.
4. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu
Vận dụng kiến thức đã học để mô tả sự phân bố dân cư tại nơi em sinh sống.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV đặt câu hỏi: Nơi em sinh sống có mật độ dân số như thế nào? Hãy mô tả
sự phân bố dân cư tại địa phương em.
– Bước 2: HS tự suy nghĩ, sưu tầm thông tin tìm ra cách mô tả sự phân bố dân cư tại
địa phương.
– Bước 3: HS báo cáo trước cả lớp vào buổi học sau.
– Bước 4: GV nhận xét và đánh giá sản phẩm.
IV. CÂU HỎI ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỞ RỘNG
Câu 1. Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm phân bố dân cư nước ta?
A. Mật độ dân số nước ta cao.
B. Cư trú theo làng, xã, xóm, bản.
C. Phân bố thay đổi theo thời gian.
D. Phân bố khác nhau giữa các khu vực.
11
Câu 2. Nhận định nào sau đây thể hiện dân cư nước ta phân bố khác nhau giữa các
khu vực?
A. Số dân thành thị còn thấp nhưng đang tăng lên.
B. Đồng bằng, ven biển có dân cư đông đúc nhất.
C. Dân cư nước ta chủ yếu sinh sống ở nông thôn.
D. Đồng bằng, nông thôn tập trung nhiều dân cư hơn.
Câu 3. Dựa vào hình 2 trang 120 SGK, trả lời các câu hỏi sau:
1. Nêu 2 nhận định về mật độ dân số nước ta: ..............................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
2. Vùng nào có mật độ dân số cao nhất nước ta? .........................................................
...................................................................................................................................................
3. Kể tên các đô thị có quy mô dân số trên 1 000 000 người: .....................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
4. Em có nhận xét gì về các khu vực mật độ dân số cao của nước ta? .......................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
12
BÀI 3. THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VẤN ĐỀ VIỆC LÀM Ở ĐỊA PHƯƠNG
VÀ PHÂN HOÁ THU NHẬP THEO VÙNG
Thời gian thực hiện dự kiến: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Tìm hiểu và viết báo cáo phân tích vấn đề việc làm ở địa phương.
– Sử dụng số liệu để nhận xét sự phân hoá thu nhập theo vùng ở nước ta.
2. Năng lực
– Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học thông qua việc tự tìm hiểu vấn đề việc làm và thu nhập ở địa phương.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc tìm hiểu thực tế tại địa phương và trình
bày bài tìm hiểu của mình.
– Năng lực đặc thù:
+ Tìm hiểu địa lí: tìm kiếm và phân tích số liệu để thấy sự phân hoá thu nhập theo
vùng ở nước ta.
+ Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: tìm kiếm các thông tin từ các nguồn tin cậy để
thực hiện chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn.
3. Phẩm chất
Nhận thức đúng đắn và có hành động thiết thực giúp đỡ người có mức thu nhập thấp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Tranh ảnh, liên quan đến chất lượng cuộc sống người dân.
– Niên giám thống kê địa phương.
– Thông tin từ các trang web của địa phương, các ngành,...
– Bảng số liệu: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành phân theo
vùng ở nước ta, thời kì 2010 – 2021.
– SGK Lịch sử và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu
a) Mục tiêu
– Gợi mở nội dung bài học mới.
– Khơi gợi hứng thú học tập cho HS.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV đặt vấn đề: Lao động, việc làm và chất lượng cuộc sống là vấn đề địa lí
13
kinh tế – xã hội quan trọng, liên quan mật thiết đến đời sống mỗi cá nhân. Vậy, vấn đề
việc làm ở địa phương hiện nay, sự phân hoá thu nhập theo vùng diễn ra như thế nào?
– Bước 2: HS trả lời, GV dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động 2: Hoạt động thực hành
2.1. Nội dung 1: Báo cáo vấn đề việc làm tại địa phương
a) Mục tiêu
Tìm hiểu và viết báo cáo phân tích vấn đề việc làm ở địa phương.
b) Tổ chức thực hiện
GV giao nhiệm vụ HS tìm hiểu từ tiết trước. HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà. Trên
lớp, GV tổ chức cho HS báo cáo sản phẩm.
– Bước 1:
+ GV giao nhiệm vụ: HS tìm hiểu và viết báo cáo phân tích vấn đề việc làm ở địa phương.
+ GV chia nhóm: mỗi nhóm 4 – 5 HS. Mỗi nhóm có HS có năng lực tìm kiếm thông
tin, viết báo cáo, có phương tiện như điện thoại thông minh,...
– Bước 2: HS làm việc theo nhóm, quan sát thực tế, phỏng vấn người dân, tìm kiếm số
liệu, chụp ảnh,... về vấn đề lao động, việc làm ở địa phương.
HS tự chọn hình thức trình bày: bài viết, bài trình chiếu, sách ảnh, tờ báo,...
– Bước 3: Trên lớp, giờ thực hành, các nhóm HS lên báo cáo. Các nhóm khác nhận
xét, góp ý.
– Bước 4:
+ GV tổng kết, đánh giá sản phẩm và quá trình làm việc của HS.
+ GV tổ chức cho HS tự đánh giá.
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ
Nhóm:.................................................
Nội dung đánh giá
Điểm
tối đa
Điểm đạt
được
Xác định được chính xác vấn đề việc làm tại địa phương
2
Nêu đúng thực trạng, có số liệu chứng minh rõ ràng
5
Đề xuất biện pháp hợp lí, có lí giải tại sao
2
Nêu được ý nghĩa của việc giải quyết việc làm
1
Đánh giá chung:
10
Tổng:
14
2.2. Nội dung 2: Thực hành nhận xét bảng số liệu
a) Mục tiêu
Sử dụng số liệu để nhận xét sự phân hoá thu nhập theo vùng ở nước ta.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào bảng 3 trang 122 SGK, nhận xét sự phân hoá thu
nhập theo vùng ở nước ta.
– Bước 2: HS làm việc cá nhân, viết bài ra giấy.
– Bước 3: Một số HS đọc bài làm của mình. Các HS khác góp ý.
– Bước 4: GV đọc đáp án. HS tự chữa bài.
2. Phân hoá thu nhập theo vùng ở nước ta
– Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng ở nước ta còn thấp.
– Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng ở nước ta có sự chênh lệch.
– Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng ở nước ta đang thay đổi: Mức trung bình
tăng lên, mức độ chênh lệch giảm xuống.
3. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu
Củng cố kĩ năng đã thực hành.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS trao đổi về cách phân tích bảng số liệu.
– Bước 2: HS trình bày cách làm của bản thân và trao đổi, thảo luận với bạn.
– Bước 3: HS thảo luận cả lớp, tìm ra cách thức phù hợp nhất.
– Bước 4: GV kết luận.
4. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu
Liên hệ được kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu mức thu nhập bình quân đầu người 1
tháng của gia đình mình. So sánh với mức thu nhập trung bình của cả nước và của
vùng nơi em sinh sống
– Bước 2: HS thu thập thông tin, tính toán và xác định mức thu nhập của gia đình mình.
– Bước 3: HS báo cáo kết quả vào tiết học sau.
– Bước 4: GV nhận xét.
15
CHƯƠNG 2
ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ
BÀI 4. NÔNG NGHIỆP
Thời gian thực hiện dự kiến: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Phân tích được một trong các nhân tố chính ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố
nông nghiệp.
– Trình bày được sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
– Trình bày được ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp xanh.
2. Năng lực
– Năng lực chung: phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc trao đổi,
thảo luận, trình bày ý tưởng, phản hồi, lắng nghe tích cực giữa các HS trong nhóm.
– Năng lực đặc thù:
+ Nhận thức khoa học Địa lí: phân tích vai trò của các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát
triển và phân bố nông nghiệp.
+ Tìm hiểu địa lí: sử dụng bản đồ, bảng số liệu, biểu đồ để phân tích sự phát triển và
phân bố nông nghiệp.
3. Phẩm chất
– Trung thực, trách nhiệm với những thành tựu và hoạt động sản xuất nông nghiệp
của cả nước và địa phương.
– Ủng hộ các hoạt động nông nghiệp xanh ở địa phương.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Máy tính, máy chiếu, thiết bị điện tử kết nối internet (nếu có),...
– Bản đồ phân bố nông nghiệp.
– Bảng số liệu, biểu đồ, tranh ảnh, video,... liên quan đến nội dung.
– Phiếu học tập
– Phiếu đánh giá (phụ lục).
– SGK Lịch sử và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
16
2. Học sinh
SGK Lịch sử và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu
a) Mục tiêu
– Gợi mở nội dung chủ đề mới.
– Khơi gợi hứng thú học tập cho HS.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV sử dụng các câu ca dao, tục ngữ và hỏi HS: Các câu ca dao, tục ngữ sau
nói đến vấn đề gì trong sản xuất nông nghiệp?
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên”
***
“Đất màu trồng đậu trồng ngô
Đất lầy cấy lúa, đất khô làm vườn”
***
“Muốn cho lúa nảy bông to
Cày sâu, bừa kĩ, phân tro cho nhiều,...”
– Bước 2: HS tự suy nghĩ, tìm câu trả lời.
– Bước 3: HS trả lời.
– Bước 4: GV căn cứ vào câu trả lời của HS, dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới
2.1. Nội dung 1: Tìm hiểu các nhân tố chính ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố
nông nghiệp
a) Mục tiêu
Phân tích được một trong các nhân tố chính ảnh hưởng tới sự phát triển và phân
bố nông nghiệp.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1:
+ GV giảng giải về mối quan hệ giữa các nhân tố và ảnh hưởng đến sự phát triển, phân
bố nông nghiệp.
+ GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc kĩ thông tin mục 1 trong SGK, thực hiện nhiệm
vụ: Lập sơ đồ về ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển, phân bố nông nghiệp.
17
– Bước 2: HS đọc thông tin trong SGK, trao đổi với bạn và vẽ sơ đồ ra nháp.
– Bước 3: Các cặp HS trao đổi với nhau, tự chỉnh sửa bài làm.
– Bước 4: GV chính xác hoá thông tin, nhận xét quá trình làm việc của HS.
Nhân tố
Ảnh hưởng
Địa hình và
đất
– Phát triển cây công nghiệp, quy hoạch vùng chuyên canh cây
công nghiệp, cây ăn quả; chăn nuôi gia súc lớn.
– Phát triển các vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm (rau,
đậu,...),...
Khí hậu
– Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
– Năng suất cao.
– Cơ cấu mùa vụ.
Nguồn nước
Cung cấp nước cho sản xuất.
Sinh vật
Cơ sở để lai tạo nên nhiều giống cây trồng, vật nuôi.
Dân cư và lao
động
– Thị trường tiêu thụ lớn.
– Áp dụng các biện pháp kĩ thuật tiên tiến và công nghệ hiện đại
vào sản xuất.
Chính sách
Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, thu hút đầu tư.
Khoa học
công nghệ và
cơ sở vật chất
kĩ thuật
– Tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới, nâng cao năng suất
và chất lượng.
– Chế biến nông sản, sản xuất nông nghiệp quy mô lớn.
Thị trường
Thúc đẩy sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp.
2.2. Nội dung 2: Tìm hiểu sự phát triển và phân bố nông nghiệp
a) Mục tiêu
Trình bày được sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
b) Tổ chức thực hiện
Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép:
– Vòng 1 – nhóm chuyên gia:
+ GV yêu cầu HS làm việc nhóm, thảo luận và trình bày theo các nhiệm vụ sau:
Nhóm 1: Tìm hiểu sự phát triển và phân bố ngành trồng cây lương thực.
Nhóm 2: Tìm hiểu sự phát triển và phân bố ngành trồng cây thực phẩm, cây ăn quả.
Nhóm 3: Tìm hiểu sự phát triển và phân bố ngành trồng cây công nghiệp.
Nhóm 4: Tìm hiểu sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi trâu bò.
18
Nhóm 5: Tìm hiểu sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi lợn.
Nhóm 6: Tìm hiểu sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi gia cầm.
+ Nội dung tìm hiểu của từng nhóm: điều kiện phát triển, hiện trạng phát triển (thành
tựu, từng phân ngành), phân bố, hướng phát triển.
+ Từng thành viên của nhóm phải ghi được nội dung tìm hiểu vào phiếu học tập số 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
HS:...............................................................Lớp ........................
Ngành: .......................................................................................
1. Điều kiện phát triển
........................................................................................................................................
2. Hiện trạng phát triển:
– Thành tựu:
– Từng phân ngành:
– Phân bố:
3. Hướng phát triển
........................................................................................................................................
– Vòng 2 – nhóm mảnh ghép:
+ GV chia lại nhóm mảnh ghép sao cho nhóm mới này có đủ các thành viên từ các
nhóm chuyên gia 1, 2, 3, 4, 5, 6.
+ Nhiệm vụ nhóm mảnh ghép: Từng HS trong nhóm trình bày nội dung đã tìm hiểu ở
vòng chuyên gia. Các thành viên khác đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn nội dung. Cả nhóm
thống nhất nội dung và điền vào phiếu học tập số 2.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Cây lương
thực
Cây rau
đậu, cây
ăn quả
Cây
công
nghiệp
Trâu, bò
Lợn
Gia cầm
Điều kiện
phát triển
Hiện trạng
phát triển
Phân bố
Hướng
phát triển
19
+ Đại diện 1 nhóm mảnh ghép báo cáo. Các nhóm khác góp ý bổ sung.
+ GV nhận xét, đánh giá.
2.3. Nội dung 3: Tìm hiểu ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp xanh
a) Mục tiêu
Trình bày được ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp xanh.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1:
+ GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, tạo ra một sản phẩm tuyên truyền phát
triển nông nghiệp xanh ở nước ta.
+ GV gợi ý sản phẩm của HS có thể là 1 bức tranh, poster, đoạn rap, bài thơ,...
– Bước 2: HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin trong SGK và hoàn thành nhiệm vụ.
– Bước 3: HS chuyển sản phẩm của mình cho các nhóm khác xem. Lần lượt di chuyển
sản phẩm đến hết cả lớp. Nếu sản phẩm có dạng âm thanh, GV tổ chức cho HS trình
bày ngay tại lớp.
– Bước 4:
+ GV nhận xét, đánh giá.
+ GV cho HS chấm điểm sản phẩm của các nhóm bằng cách giơ tay hoặc dán sticker.
3. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu
Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS thực hiện bài luyện tập trong SGK: nhắc lại cách nhận dạng
biểu đồ, cách vẽ biểu đồ, cách nhận xét.
– Bước 2: HS làm việc cá nhân, vẽ biểu đồ và nhận xét.
– Bước 3: GV đưa ra đáp án, những lưu ý khi vẽ biểu đồ và cách nhận xét. HS trao đổi
bài, để chấm, chữa cho nhau.
– Bước 4: GV đánh giá và tổng kết.
4. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu
Liên hệ được kiến thức đã học để giới thiệu về tình hình sản xuất và phân bố một
cây trồng hoặc vật nuôi quan trọng ở địa phương.
20
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu và giới thiệu về tình hình sản xuất và
phân bố một cây trồng hoặc vật nuôi quan trọng ở địa phương.
– Bước 2: HS thu thập thông tin, viết bài.
– Bước 3: HS gửi lên nhóm lớp hoặc Padlet hoặc Google Drive.
– Bước 4: GV góp ý bài làm của HS vào buổi học sau.
IV. CÂU HỎI ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỞ RỘNG
Câu 1. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ chấm (...) để hoàn thành đoạn thông tin
về sự phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta.
cây lương thực khoa học công nghệ sản xuất hàng hoá
giảm tăng cây công nghiệp
Nông nghiệp nước ta đẩy mạnh sản xuất theo hướng (1)............................, tăng
cường (2) ............................. Cơ cấu nông nghiệp đang có xu hướng (3) ............................
tỉ trọng của trồng trọt, (4) ............................ tỉ trọng của chăn nuôi và dịch vụ nông
nghiệp. Hai vùng trọng điểm trồng (5) ............................ của nước ta là Đồng bằng sông
Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long; (6) ............................ được trồng chủ yếu ở vùng
Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.
Câu 2. Nối thông tin ở cột A với cột B cho phù hợp về ngành chăn nuôi của nước ta.
1. Chăn nuôi trâu, bò
2. Chăn nuôi lợn
3. Chăn nuôi gia cầm
a) Phát triển mô hình trang trại tập trung.
b) Quy mô hộ gia đình và quy mô trang trại.
c) Phát triển theo hướng nuôi thịt.
d) Chăn nuôi khép kín từ nhân giống, sản xuất thức
ăn, chế biến thành phẩm.
e) Phát triển trên cả nước, nhiều nhất ở Đồng bằng
sông Hồng.
g) Phân bố chủ yếu ở vùng Trung du và miền núi
Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
A
B
21
BÀI 5. LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN
Thời gian thực hiện dự kiến: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Phân tích được đặc điểm phân bố tài nguyên rừng và nguồn lợi thuỷ sản.
– Trình bày được sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thuỷ sản.
2. Năng lực
– Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập, tự lực thực hiện
được những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ỏ nhà.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế,
tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ.
– Năng lực đặc thù:
+ Nhận thức khoa học Địa lí: phân tích được đặc điểm phân bố tài nguyên rừng và
nguồn lợi thuỷ sản; trình bày được sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thuỷ sản.
+ Tìm hiểu địa lí: sử dụng bản đồ, bảng số liệu, biểu đồ để phân tích sự phát triển và
phân bố lâm nghiệp, thuỷ sản.
3. Phẩm chất
Có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên rừng và nguồn lợi thuỷ sản của đất nước và của
địa phương.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Máy tính, máy chiếu, thiết bị điện tử kết nối internet (nếu có),...
– Bản đồ phân bố ngành lâm nghiệp và thuỷ sản.
– Bảng số liệu, biểu đồ, tranh ảnh, video,... có nội dung liên quan.
– SGK Lịch sử và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
2. Học sinh
SGK Lịch sử và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu
a) Mục tiêu
– Tạo kết nối giữa kiến thức, hiểu biết của HS với nội dung bài học.
– Khơi gợi hứng thú học tập cho HS.
22
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV tổ chức trò chơi “Nhanh mắt tìm ý” để mở đầu bài học.
+ GV chiếu 2 hình ảnh: 1 ảnh về ngành lâm nghiệp, 1 ảnh về ngành thuỷ sản.
+ GV đặt câu hỏi: 2 hình ảnh trên giúp em liên tưởng đến ngành kinh tế nào?
– Bước 2: HS nhìn ảnh, giơ tay nhanh để trả lời.
– Bước 3: GV gọi HS giơ tay nhanh nhất trả lời.
– Bước 4: Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu
– Phân tích được đặc điểm phân bố tài nguyên rừng và nguồn lợi thuỷ sản.
– Trình bày được sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thuỷ sản.
b) Tổ chức thực hiện
Tiết 1: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
Tiết 2: HS báo cáo sản phẩm. GV và HS đánh giá sản phẩm của nhóm bạn.
– Bước 1:
+ GV chia nhóm: Mỗi nhóm 4 – 5 HS, trình độ HS trong các nhóm tương đồng nhau.
+ GV giao nhiệm vụ: Các nhóm tìm hiểu ngành lâm nghiệp hoặc ngành thuỷ sản. Các
nhóm tự chọn tìm hiểu 1 ngành mà các em quan tâm.
Hình thức bài tìm hiểu: tự chọn: Power Point, poster, báo cáo,...
Nội dung các nhóm tìm hiểu:
Ngành lâm nghiệp: đặc điểm phân bố tài nguyên rừng; sự phát triển và phân bố
lâm nghiệp
Ngành thuỷ sản: đặc điểm phân bố tài nguyên thuỷ sản; sự phát triển và phân bố
thuỷ sản.
– Bước 2: HS đọc thông tin trong SGK, tìm kiếm các nguồn thông tin khác và hoàn
thành sản phẩm.
– Bước 3:
+ Từng nhóm lên báo cáo sản phẩm của nhóm mình. Khi nhóm bạn báo cáo, tất cả các
nhóm còn lại phải đặt câu hỏi cho nhóm báo cáo và viết câu hỏi ra vở.
+ HS về nhà sửa chữa lại bài theo thông tin GV chuẩn hoá và tập hợp lại thành tài liệu
học tập.
– Bước 4:
23
+ GV chính xác hoá thông tin, nhận xét quá trình làm việc của HS và đánh giá.
+ GV hướng dẫn HS đánh giá nhóm bạn bằng phiếu PMI.
HS ghi những điểm tốt của nhóm bạn vào cột Plus, những điểm chưa tốt vào cột
Minus và những điểm em thấy thú vị hoặc học được vào cột Interesting.
Plus
Minus
Interesting
3. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu
Rèn luyện kĩ năng tính toán và nhận xét biểu đồ.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào biểu đồ hình 5.2 trong SGK, tính cơ cấu sản lượng
thuỷ sản theo khai thác và nuôi trồng của nước ta. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu sản
lượng thuỷ sản của nước ta giai đoạn 2010 – 2021.
– Bước 2: HS làm việc cá nhân, tự viết kết quả vào vở.
– Bước 3: Các HS ngồi cùng bàn, trao đổi chéo và chữa cho nhau.
– Bước 4: GV đánh giá và tổng kết.
4. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu
Liên hệ được kiến thức đã học để tìm hiểu mô hình nuôi trồng thuỷ sản công nghệ
cao ở nước ta.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu và giới thiệu về mô hình nuôi trồng thuỷ
sản công nghệ cao ở nước ta.
– Bước 2: HS thu thập thông tin, viết bài và gửi lên nhóm lớp hoặc Padlet hoặc
Google Drive.
24
– Bước 3: HS trong lớp cùng xem bài của bạn và đánh giá.
– Bước 4: GV góp ý cho HS.
IV. CÂU HỎI ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỞ RỘNG
Dựa vào bản đồ phân bố ngành lâm nghiệp, thuỷ sản Việt Nam năm 2021, hãy
xác định:
a) Vùng có tài nguyên rừng nhiều nhất: .........................................................................
...................................................................................................................................................
b) Vùng nông lâm kết hợp: ...............................................................................................
...................................................................................................................................................
c) Vùng trồng trọt: ............................................................................................................
...................................................................................................................................................
c) Vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung: ..........................................................................
...................................................................................................................................................
d) Nhận xét chung về phân bố tài nguyên rừng, nguồn lợi thuỷ sản của Việt Nam:
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
25
BÀI 6. THỰC HÀNH: VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT MÔ HÌNH SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP CÓ HIỆU QUẢ
Thời gian thực hiện dự kiến: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Tìm kiếm thông tin, viết báo cáo ngắn về một số mô hình sản xuất nông nghiệp có
hiệu quả.
2. Năng lực
– Năng lực chung: phát triển năng lực tự chủ và tự học thông qua tìm kiếm thông tin
về mô hình nông nghiệp tại địa phương.
– Năng lực tìm hiểu địa lí: tìm kiếm thông tin, viết báo cáo ngắn về một số mô hình
sản xuất nông nghiệp có hiệu quả.
3. Phẩm chất
Có trách nhiệm phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả tại địa phương
hoặc em biết.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Sách báo, tạp chí.
– SGK Lịch sử và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu
a) Mục tiêu
– Gợi mở nội dung chủ đề mới.
– Khơi gợi hứng thú học tập cho HS.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: tổ chức cho HS làm việc cá nhân, dựa vào hiểu biết của mình, trả lời câu
hỏi sau: Em hãy kể tên một số mô hình nông nghiệp mà em biết.
– Bước 2: HS trả lời theo hiểu biết của mình.
– Bước 3: Một số HS trả lời.
– Bước 4: Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động 2: Hoạt động thực hành
a) Mục tiêu
Tìm kiếm thông tin, viết báo cáo ngắn về một số mô hình sản xuất nông nghiệp có
hiệu quả.
26
b) Tổ chức thực hiện
Tiết 2 của bài lâm nghiệp và thuỷ sản: GV giao nhiệm vụ, HS tập hợp thông tin,
dữ liệu.
Tiết thực hành: HS báo cáo.
– Bước 1:
+ GV chia nhóm: Mỗi nhóm 4 – 5 HS tương đồng nhau về trình độ, điều kiện học tập
(có máy tính kết nối internet, sách báo, tài liệu tham khảo,...).
+ GV giao nhiệm vụ: Các nhóm tìm hiểu một số mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu
quả mà các em quan tâm.
Hình thức báo cáo: tự chọn: power point, poster, bài viết,...
Nội dung báo cáo: Theo gợi ý trong SGK.
– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
+ HS đọc thông tin trong SGK, lập dàn ý cấu trúc báo cáo. HS có thể tự lựa chọn mô
hình sản xuất nông nghiệp hoặc theo các chủ đề gợi ý trong SGK.
+ HS tìm kiếm thông tin, lựa chọn hình thức báo cáo và hoàn thành sản phẩm.
– Bước 3 (Giờ thực hành trên lớp): Từng nhóm lên báo cáo sản phẩm của nhóm mình.
Khi nhóm bạn báo cáo, tất cả các nhóm còn lại tự xây dựng phiếu đánh giá và đánh
giá nhóm bạn.
– Bước 4:
+ GV chính xác hoá thông tin, nhận xét quá trình làm việc của HS và đánh giá.
+ GV tổng hợp các phiếu đánh giá của các nhóm, tuyên dương nhóm được đánh giá
cao nhất; góp ý cho nhóm còn nhiều hạn chế.
3. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập, vận dụng
a) Mục tiêu
Rèn luyện kĩ năng tìm kiếm thông tin.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS nêu lại quá trình tìm kiếm thông tin của mình, tự xác định
điểm hợp lí và chưa hợp lí.
– Bước 2: HS nhớ lại quá trình làm việc của mình, tự viết ra nháp các bước đã thực hiện.
– Bước 3: HS trình bày cách làm của mình. Các HS khác cùng góp ý.
– Bước 4: GV tổng kết cách làm phù hợp và yêu cầu HS vận dụng cách làm đó để thực
hiện nhiệm vụ tìm kiếm thông tin về vấn đề nông nghiệp mà các em quan tâm.
27
BÀI 7. CÔNG NGHIỆP
Thời gian thực hiện dự kiến: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Phân tích được vai trò của một trong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát
triển và phân bố công nghiệp.
– Trình bày được sự phát triển và phân bố của một trong các ngành công nghiệp chủ yếu.
– Giải thích được tại sao cần phát triển công nghiệp xanh.
2. Năng lực
– Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: tự thực hiện các nhiệm vụ học tập trên lớp và ở nhà.
+ Giao tiếp và hợp tác: hợp tác với bạn trong thực hiện nhiệm vụ học tập.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua việc vận dụng kiến thức đã học, liên hệ thực
tế, giải thích tại sao cần phát triển công nghiệp xanh.
– Năng lực đặc thù:
+ Nhận thức khoa học Địa lí: mô tả được đặc điểm phân bố của các ngành công nghiệp
Việt Nam; đánh giá được tác động của các điều kiện đến sự phát triển các ngành công
nghiệp nước ta.
+ Tìm hiểu địa lí: sử dụng được bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ phân tích sự phát triển
và phân bố công nghiệp; khai thác internet phục vụ môn học.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: cập nhật tri thức, số liệu về ngành công nghiệp,
liên hệ thực tế địa phương để làm sâu sắc hơn kiến thức bài học.
3. Phẩm chất
– Tích cực ủng hộ chính sách phát triển công nghiệp của Nhà nước và ở địa phương.
– Có ý thức học tập và hành động để tham gia bảo vệ môi trường và phát triển công
nghiệp xanh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Máy tính, máy chiếu, thiết bị điện tử kết nối internet (nếu có),...
– Bản đồ phân bố công nghiệp Việt Nam.
– Bảng số liệu, biểu đồ, tranh ảnh, video,... có liên quan đến nội dung.
– Phiếu học tập.
– SGK Lịch sử và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
28
2. Học sinh
SGK Lịch sử và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1. Hoạt động mở đầu
a) Mục tiêu
– Gợi mở nội dung bài học mới.
– Khơi gợi hứng thú học tập cho HS.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV sử dụng một số dụng cụ học tập, thiết bị trong lớp học và đặt câu hỏi
cho HS: Đây là sản phẩm của ngành kinh tế nào? Những ngành kinh tế đó đang phát
triển ra sao?
– Bước 2: HS quan sát kĩ đồ vật, xác định là sản phẩm của ngành công nghiệp nào.
– Bước 3: HS trả lời.
– Bước 4: Từ câu trả lời của HS, GV dẫn vào bài.
Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
2.1. Nội dung 1: Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố
công nghiệp
a) Mục tiêu
Phân tích được vai trò của một trong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự
phát triển và phân bố công nghiệp Việt Nam.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, làm việc theo cặp đôi thực hiện
nhiệm vụ: Hệ thống hoá đặc điểm và vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển
và phân bố công nghiệp nước ta.
– Bước 2: HS tìm hiểu thông tin, lựa chọn dạng biểu đồ phù hợp, viết ra nháp.
– Bước 3: Một số HS trình bày sản phẩm. Các HS khác bổ sung, góp ý thêm.
– Bước 4: GV đánh giá và chuẩn hoá kiến thức (bằng bảng hoặc sơ đồ).
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
Nhân tố
Đặc điểm
Ảnh hưởng
Vị trí địa lí
Nước ta nằm ở khu vực phát triển
năng động trên thế giới.
Thuận lợi thu hút đầu tư nước
ngoài, phát triển công nghiệp.
29
Khoáng
sản
– Khoáng sản đa dạng, trong đó một
số loại có trữ lượng lớn.
– Phần lớn các mỏ khoáng sản nước
ta có quy mô nhỏ, phân bố không tập
trung, nhiều loại có nguy cơ cạn kiệt.
– Là cơ sở để phát triển các ngành
công
nghiệp
khai
khoáng,
sản
xuất kim loại,...
– Chi phí khai thác cao.
Nguồn
nước
–
Mạng
lưới
sông
ngòi
dày
đặc,
nguồn nước ngầm dồi dào.
– Sông chảy qua địa hình dốc nên có
trữ năng thuỷ điện lớn.
– Nhiều mỏ nước khoáng có trữ
lượng lớn.
– Cung cấp nước cho các ngành
công nghiệp.
– Phát triển thuỷ điện.
– Phát triển ngành công nghiệp
sản xuất đồ uống.
Sinh vật
Nguồn tài nguyên sinh vật phong
phú, đa dạng, nhiều loài có giá trị
kinh tế và giá trị dược liệu cao; nguồn
hải sản dồi dào.
Cung cấp nguyên liệu cho ngành
công nghiệp sản xuất, chế biến
thực phẩm, dược phẩm.
Khí hậu
– Khí hậu nhiệt đới ẩm.
– Số giờ nắng cao, lượng bức xạ lớn,
gió quanh năm.
– Phát triển nông nghiệp, cung
cấp nguyên liệu cho công nghiệp;
phát triển điện gió, điện mặt trời.
– Chi phí làm mát, bảo quản máy
móc,...
Dân cư và
lao động
– Dân số đông.
– Lực lượng lao động dồi dào, trình
độ người lao động ngày càng được
nâng lên.
– Tạo thị trường tiêu thụ lớn.
– Tiếp thu và ứng dụng công nghệ
tiên tiến vào sản xuất.
Chính
sách
Nhà nước ban hành nhiều các chính
sách công nghiệp.
Tạo
môi
trường
thuận
lợi
cho
phát triển và phân bố hợp lí các
ngành công nghiệp.
Thị
trường
Thị trường trong nước và quốc tế
ngày càng được mở rộng.
– Góp phần mở rộng, nâng cao
sản lượng các ngành công nghiệp.
– Thị trường ngày càng cạnh tranh.
Khoa
học công
nghệ, vốn
và cơ sở
vật chất kĩ
thuật
– Nước ta tăng cường đầu tư cho
nghiên
cứu
và
chuyển
giao
công
nghệ, áp dụng nhiều công nghệ tiên
tiến vào sản xuất.
– Cơ sở vật chất kĩ thuật được đầu tư
phát triển hiện đại. Tuy nhiên, ở một
số ngành đã lạc hậu,...
– Vốn đầu tư cho công nghiệp ngày
càng tăng.
Góp phần nâng cao năng suất,
chất lượng và giá trị của các sản
phẩm công nghiệp.
30
2.2. Nội dung 2: Tìm hiểu sự phát triển và phân bố các ngành công nghiệp Việt Nam
a) Mục tiêu
Trình bày được sự phát triển và phân bố của một trong các ngành công nghiệp
chủ yếu.
b) Tổ chức thực hiện
Sử dụng hoạt động trải nghiệm trong lớp học:
– Bước 1:
+ GV đưa ra tình huống: Lớp sẽ tổ chức Hội chợ triển lãm thành tựu công nghiệp Việt
Nam. GV giao nhiệm vụ: Các nhóm chuẩn bị sản phẩm của 1 ngành công nghiệp và
những thông tin cơ bản về ngành công nghiệp đó.
+ GV chia nhóm theo chủ định, đảm bảo trình độ HS giữa các nhóm tương
đương nhau.
Nhóm 1: Tìm hiểu về ngành công nghiệp khai khoáng.
Nhóm 2: Tìm hiểu về ngành công nghiệp sản xuất điện.
Nhóm 3: Tìm hiểu về ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm.
Nhóm 4: Tìm hiểu về ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính.
Nhóm 5: Tìm hiểu về ngành công nghiệp dệt và sản xuất trang phục; sản xuất
giày, dép.
Mỗi ngành công nghiệp, HS tìm hiểu theo cấu trúc: vai trò, hiện trạng sản xuất,
phân bố. Bài tìm hiểu được viết ra giấy. Mỗi HS đều phải có bài viết của cá nhân.
+ GV yêu cầu HS chuẩn bị từ nhà và mang đến lớp các sản phẩm của các ngành công
nghiệp (nếu không có sản phẩm thì HS chuẩn bị hình ảnh).
– Bước 2:
+ HS ghi ra giấy nháp nội dung tìm hiểu của mình. Sau đó, các thành viên trong nhóm
thảo luận và thống nhất nội dung của nhóm. Cả nhóm hoàn thành phần nội dung.
+ HS chuẩn bị sản phẩm hoặc ảnh về sản phẩm công nghiệp.
– Bước 3: GV tổ chức báo cáo giống như buổi triển lãm công nghiệp Việt Nam.
+ GV sắp xếp thành các gian hàng trưng bày sản phẩm của mỗi nhóm.
+ Mỗi gian hàng có 1 HS đứng giới thiệu về ngành công nghiệp của nhóm tìm hiểu
(thành viên của nhóm luân phiên đứng tại gian hàng). Các HS khác lần lượt đi đến
các gian hàng ghi chép thông tin tìm hiểu được và gắn sao hoặc chấm điểm cho nhóm
báo cáo.
– Bước 4: GV đánh giá và tổng kết nội dung của mỗi nhóm.
31
SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Ngành
Vai trò
Hiện trạng
Phân bố
Công nghiệp
khai khoáng
Đóng
góp
vào
giá trị sản xuất
ngành
công
nghiệp
– Sản lượng khai thác
biến động.
– Đang áp dụng nhiều
công nghệ mới trong
sản xuất.
Than: Quảng Ninh, dầu
thô và khí tự nhiên: thềm
lục địa phía Nam, ti-tan:
Duyên
hải
Nam
Trung
Bộ,...
Công nghiệp
sản
xuất
điện
–
Phát
triển
kinh
tế
đất
nước.
– Nâng cao đời
sống nhân dân.
– Sản lượng điện tăng.
– Áp dụng khoa học
công
nghệ
hiện
đại,
phát
triển
nguồn
điện,
vận
hành
và
quản lí hệ thống lưới
điện thông minh.
– Cơ cấu sản lượng
điện đa dạng, tăng tỉ
trọng
điện
gió,
điện
mặt
trời
và
các
loại
điện tái tạo khác.
– Thuỷ điện tập trung chủ
yếu ở khu vực miền núi.
–
Nhiệt
điện
phân
bố
khắp cả nước.
– Điện gió và điện mặt
trời tập trung chủ yếu ở
Duyên
hải
Nam
Trung
Bộ, Tây Nguyên và Đồng
bằng sông Cửu Long.
Công nghiệp
sản xuất, chế
biến
thực
phẩm
Chiếm tỉ trọng
cao trong cơ cấu
giá trị sản xuất
công nghiệp.
– Sản lượng các sản
phẩm ngày càng tăng.
– Áp dụng công nghệ
mới:
đông
khô,
sấy
khô,
sấy
lạnh,
công
nghệ sinh học.
Phân
bố
rộng
khắp
cả
nước,
phát
triển
mạnh
ở các đô thị như: Thành
phố
Hồ
Chí
Minh,
Hà
Nội, Hải Phòng,...
Công nghiệp
sản xuất sản
phẩm
điện
tử,
máy
vi
tính
– Vai trò ngày
càng
quan
trọng.
– Tỉ trọng trong
giá trị sản xuất
ngành
công
nghiệp tăng.
– Sản lượng các sản
phẩm tăng nhanh, cơ
cấu ngành đa dạng.
–
Ngành
có
hàm
lượng công nghệ cao,
áp dụng nhiều công
nghệ hiện đại: trí tuệ
nhân tạo, dữ liệu lớn,
tự động hoá.
Tập trung ở những nơi
có nguồn lao động trẻ, có
trình độ như vùng Đông
Nam
Bộ,
Đồng
bằng
sông Hồng.
32
Công nghiệp
dệt
và
sản
xuất
trang
phục;
sản
xuất
giày,
dép
Là
ngành
sản
xuất tiêu dùng
quan trọng của
đất nước.
–
Sản
lượng
sản
phẩm của ngành tăng
nhanh.
– Sản phẩm của ngành
là mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của nước ta.
– Đang áp dụng công
nghệ
hiện
đại:
tự
động hoá, in 3D, trí
tuệ nhân tạo vào sản
xuất.
Thành phố Hồ Chí Minh,
Hà Nội, Đà Nẵng,...
2.3. Nội dung 3: Tìm hiểu vấn đề phát triển công nghiệp xanh
a) Mục tiêu
Giải thích tại sao cần phát triển công nghiệp xanh.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV đưa ra mô hình sản xuất công nghiệp xanh (mô tả bằng lời hoặc hình
ảnh) và yêu cầu HS phân tích ý nghĩa của việc phát triển công nghiệp theo hướng đó?
– Bước 2: HS quan sát hình ảnh hoặc nghe mô tả, viết ra giấy những ý nghĩa của việc
phát triển công nghiệp theo mô hình trên.
– Bước 3: HS trình bày câu trả lời, các HS khác bổ sung. Nếu câu trả lời của HS khác
nhau nhiều, GV có thể tổ chức cho HS thảo luận cả lớp.
– Bước 4: GV đánh giá và tổng kết.
– Khái niệm: Công nghiệp xanh là nền công nghiệp thân thiện với môi trường,
sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trường và giúp cho các điều kiện tự
nhiên của môi trường tốt hơn.
– Ý nghĩa:
+ Giảm thiểu chất thải công nghiệp.
+ Tạo ra sản phẩm công nghiệp chất lượng cao.
+ Tiết kiệm chi phí đầu vào, nhiên liệu, nguyên liệu và năng lượng.
– Ví dụ: điện mặt trời, công nghiệp xử lí nước thải,...
Hoạt động 3. Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu
Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận xét bảng số liệu.
33
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS làm việc trên lớp, hoàn thành phần luyện tập.
+ Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện các nhân tố ảnh hướng đến sự phát triển và phân bố công
nghiệp ở nước ta.
+ Dựa vào bảng 7.3, nhận xét sự thay đổi về sản lượng một số sản phẩm của ngành
công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính ở nước ta.
– Bước 2: HS làm việc cá nhân, trình bày vào vở.
– Bước 3: Các cặp HS trao đổi bài, góp ý cho nhau
– Bước 4: GV đánh giá và tổng kết.
– Sơ đồ tư duy thể hiện các nhân tố tự nhiên và kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến
sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta.
– Nhận xét: Nhìn chung, sản phẩm của ngành trong giai đoạn 2010 – 2021 đều
tăng, phản ánh vai trò và sự phát triển của ngành này ở nước ta.
Hoạt động 4. Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu
Liên hệ được kiến thức đã học để tìm hiểu, giải quyết vấn đề thực tế liên quan đến
phát triển công nghiệp xanh ở Việt Nam.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện ở nhà, gợi ý những nguồn thông tin để
HS tham khảo.
– Bước 2: HS thu thập thông tin, hình ảnh và thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: HS nộp bài trên Padlet hoặc Google drive.
– Bước 4: GV góp ý.
IV. CÂU HỎI ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỞ RỘNG
Câu 1. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào bảng sau để thể hiện vai trò của các nhân tố
kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
Nhân tố
Đặc điểm
Ảnh hưởng
Dân cư, lao động
Chính sách
Thị trường
Khoa học công nghệ,
vốn
34
Câu 2. Dựa vào bảng 7.2. Sản lượng một số sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất,
chế biến thực phẩm ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021, hãy:
a) Tính tốc độ tăng trưởng sản lượng các sản phẩm từ năm 2010 đến 2021: ..........
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
b) Nhận xét tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm của ngành công nghiệp
sản xuất, chế biến thực phẩm ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021: .....................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
Câu 3. Dựa vào hình 7.1. Bản đồ phân bố công nghiệp Việt Nam năm 2021, hãy nhận xét:
a) Sự phân bố công nghiệp Việt Nam: ...........................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
b) Sự phân bố ngành sản xuất, chế biến thực phẩm: ....................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
c) Sự phân bố các nhà máy thuỷ điện: ............................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
d) Cơ cấu ngành của các trung tâm công nghiệp lớn và rất lớn: ................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
35
BÀI 8. THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH CÁC
TRUNG TÂM CÔNG NGHIỆP CHÍNH Ở NƯỚC TA
Thời gian thực hiện dự kiến: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Xác định được trên bản đồ các trung tâm công nghiệp chính.
2. Năng lực
– Năng lực chung: tự chủ và tự học thông qua tập trung rèn luyện kĩ năng làm việc với
bản đồ.
– Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng bản đồ để xác định các trung tâm công nghiệp
chính của nước ta.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ, có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ học tập với kết quả tốt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Máy tính, máy chiếu, thiết bị điện tử kết nối internet (nếu có),...
– Bản đồ phân bố công nghiệp Việt Nam năm 2021.
– SGK Lịch sử và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu
a) Mục tiêu
Kết nối bài học mới, khơi gợi tính tích cực học tập của HS.
b) Tổ chức thực hiện
GV giới thiệu về hình thức tổ chức lãnh thổ trung tâm công nghiệp ở nước ta,
khẳng định vai trò của các trung tâm công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế địa
phương và đất nước. Sau đó, GV dẫn vào bài.
2. Hoạt động 2: Hoạt động thực hành
a) Mục tiêu
Xác định được trên bản đồ các trung tâm công nghiệp chính.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ thực hành trong SGK. GV tổ chức cho
HS làm việc cá nhân, tự kẻ bảng gợi ý vào vở và làm bài.
– Bước 2: HS đọc bản đồ, điền thông tin vào bảng gợi ý.
36
– Bước 3: Các HS trao đổi bài, chấm chéo cho nhau.
– Bước 4: GV đánh giá, tổng kết.
3. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu
Vận dụng kĩ năng đã học để thực hiện nhiệm vụ học tập.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS làm tại lớp, thực hiện nhiệm vụ cá nhân: Xác định tất cả
trung tâm công nghiệp của 1 vùng kinh tế.
– Bước 2: HS kết hợp các bản đồ trong SGK, xác định ranh giới 1 vùng kinh tế, xác
định tất cả trung tâm công nghiệp của vùng kinh tế đó.
– Bước 3: Một số HS nêu kết quả. Các HS khác bổ sung, nếu cùng lựa chọn vùng giống nhau.
– Bước 4: GV nhận xét.
4. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết nhiệm vụ liên quan đến thực tiễn.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS kể tên trung tâm công nghiệp tại nơi em sinh sống hoặc ở gần
nơi em sống.
– Bước 2: HS tìm hiểu ở nhà.
– Bước 3: GV hỏi HS kết quả vào giờ học sau.
37
BÀI 9. DỊCH VỤ
Thời gian thực hiện dự kiến: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Phân tích được vai trò của một trong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát
triển và phân bố các ngành dịch vụ.
– Trình bày được sự phát triển ngành bưu chính viễn thông.
– Xác định được trên bản đồ các tuyến đường bộ huyết mạch, các tuyến đường sắt, các
cảng biển lớn và các sân bay quốc tế chính.
2. Năng lực
– Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: tự thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ Giao tiếp và hợp tác: hợp tác và giao tiếp với bạn trong thực hiện nhiệm vụ học tập.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế,
tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong học tập.
– Năng lực đặc thù:
+ Nhận thức khoa học Địa lí: phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố đến đến sự
phát triển và phân bố các ngành dịch vụ. Mô tả được đặc điểm phát triển và phân bố
ngành bưu chính viễn thông.
+ Tìm hiểu địa lí: đọc bản đồ để rút ra các thông tin theo yêu cầu.
3. Phẩm chất
Có trách nhiệm với các điều kiện tác động đến sự phát triển và phân bố các ngành
dịch vụ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Máy tính, máy chiếu, thiết bị điện tử kết nối internet (nếu có),...
– Bản đồ mạng lưới giao thông Việt Nam.
– Bảng số liệu, biểu đồ, tranh ảnh,... có nội dung liên quan.
– Giấy A0, bút dạ.
– SGK Lịch sử và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
38
2. Học sinh
SGK Lịch sử và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu
a) Mục tiêu
– Gợi mở nội dung bài học mới.
– Khơi gợi hứng thú học tập cho HS.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV sử dụng sản phẩm hoặc hình ảnh sản phẩm nhập về từ nước ngoài, đặt
câu hỏi: Sản phẩm này xuất xứ từ đâu? Theo em, để đến được tay người tiêu dùng, sản
phẩm này đã trải qua những hoạt động kinh tế nào?
– Bước 2: HS vận dụng hiểu biết thực tế của mình để trả lời, có thể viết ra giấy.
– Bước 3: HS trả lời nhanh. HS nào kể được nhiều hoạt động kinh tế nhất và đúng nhất
sẽ nhận được phần thưởng của GV.
– Bước 4: GV chính xác hoá thông tin và dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới
2.1. Nội dung 1: Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các
ngành dịch vụ
a) Mục tiêu
Phân tích được vai trò của một trong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự
phát triển và phân bố các ngành dịch vụ.
b) Tổ chức thực hiện:
– Bước 1:
+ GV yêu cầu HS đọc thông tin mục Em có biết? để biết dịch vụ gồm những ngành
kinh tế nào.
+ GV phát tài liệu cho HS theo từng bàn. Bàn 1 sử dụng tài liệu 1 xong chuyển cho
bàn 2, bàn 2 sử dụng xong chuyển cho bàn 3,... bàn cuối sử dụng xong chuyển lên cho
bàn trên. Liên tục như vậy, đảm bảo luôn luôn có tài liệu để HS tìm hiểu (phụ lục 1).
+ GV giao nhiệm vụ: HS đọc tài liệu, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dịch vụ,
nêu vai trò của nhân tố đó.
– Bước 2: HS đọc tài liệu, tự viết ra vở vai trò của các nhân tố mà em tìm hiểu được.
– Bước 3: Một số HS trình bày phần tìm hiểu của mình. HS khác bổ sung.
– Bước 4: GV chính xác hoá thông tin, lưu ý HS sử dụng đúng tên các nhân tố. GV
đánh giá quá trình làm việc của HS.
39
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ
– Sự phát triển kinh tế có ảnh hưởng quyết định.
– Dân cư, lao động tạo thị trường, cung cấp lao động.
– Vốn góp phần nâng cao chất lượng, hiện đại hoá.
– Cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng.
– Chính sách giúp định hướng, tạo cơ hội phát triển.
– Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên tạo tiền đề phát triển dịch vụ.
2.2. Nội dung 2: Tìm hiểu ngành giao thông vận tải
a) Mục tiêu
Xác định được trên bản đồ các tuyến đường bộ huyết mạch, các tuyến đường sắt,
các cảng biển lớn và các sân bay quốc tế chính.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát kĩ bản đồ mạng lưới đường giao thông và thực hiện
nhiệm vụ: Xác định các tuyến đường ô tô, đường sắt, cảng biển, cảng hàng không.
– Bước 2: HS làm việc cá nhân, tự tìm hiểu và viết vào vở.
– Bước 3: Một số HS lên chỉ trên bản đồ. HS khác bổ sung, góp ý.
– Bước 4: GV tổng kết, đánh giá.
2. Giao thông vận tải
– Đường ô tô: quốc lộ 1 chạy theo hướng bắc – nam, dọc theo chiều dài đất nước.
Quốc lộ 1 kéo dài từ Lạng Sơn đến Cà Mau.
– Đường sắt: Đường sắt Thống Nhất chạy gần như song song với quốc lộ 1, kéo
dài từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh.
– Cảng biển: Hải Phòng (thành phố Hải Phòng), Đà Nẵng (thành phố Đà Nẵng),
Bà Rịa – Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu),...
– Cảng hàng không: Nội Bài (Hà Nội), Đà Nẵng (Đà Nẵng), Tân Sơn Nhất (Thành
phố Hồ Chí Minh).
2.3. Nội dung 3: Tìm hiểu hoạt động bưu chính viễn thông
a) Mục tiêu
Trình bày được sự phát triển ngành bưu chính viễn thông.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: tổ chức cho HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ: Đọc thông tin mục 2.b,
nêu những thành tựu, hiện trạng phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông.
– Bước 2: HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong SGK kết hợp với hiểu biết của bản
thân, trả lời câu hỏi.
40
– Bước 3: Một số HS trả lời. HS khác bổ sung, góp ý.
– Bước 4: GV tổng kết, đánh giá.
3. Bưu chính viễn thông
– Thành tựu: phát triển nhanh, liên tục.
– Hiện trạng phát triển: hoạt động hiệu quả hơn, mang lại giá trị kinh tế – xã hội
lớn; dẫn đầu xu hướng số hoá và hiện đại hoá trên cả nước.
– Phân bố: mạng lưới bưu chính viễn thông phủ khắp cả nước; hình thành 2
trung tâm bưu chính viễn thông lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu
Sử dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ học tập.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, làm bài luyện tập trong SGK.
– Bước 2: HS làm việc cá nhân, hoàn thành bài vào vở.
– Bước 3: HS cùng bàn trao đổi bài, góp ý cho nhau.
– Bước 4: GV nhận xét, tổng kết.
4. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thông tin về hai vệ tinh viễn thông đang hoạt
động của Việt Nam.
– Bước 2: HS thu thập thông tin, tự tìm hiểu và trao đổi với GV.
– Bước 3: HS nộp bài làm lên nhóm lớp hoặc Padlet hoặc link Google Drive.
– Bước 4: GV nhận xét, góp ý bài cho HS vào buổi học thích hợp.
Phụ lục 1:
Đồng bào vùng cao Y Tý (Lào Cai) thoát nghèo nhờ làm du lịch
Vùng cao Y Tý mang vẻ đẹp độc đáo, cảnh quan tuyệt đẹp, khí hậu mát mẻ
và bản sắc văn hoá truyền thống độc đáo: nhà trình tường bằng đất, mái lợp cỏ
gianh, các bản làng người Hà Nhì,...
41
Được sự khích lệ của chính quyền địa phương và tạo điều kiện của Ngân hàng
Chính sách xã hội, một số gia đình ở Y Tý đã đầu tư, cải tạo nhà tường đất truyền
thống làm dịch vụ homestay. Người dân đã chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả
sang trồng lê vừa cho thu hoạch sản phẩm, vừa tạo cảnh quan thu hút khách du
lịch. Vì vậy, thay vì trồng manh mún nhỏ lẻ mỗi hộ dăm chục gốc lê quanh nhà,
người dân đã trồng tập trung với tổng diện tích toàn xã lên tới 20 ha.
Mấy năm trước đường khó đi, vào mùa này xe thường bị sa lầy do mưa và bùn
đất. Nay đường đã được trải nhựa, đổ bê tông dễ đi hơn rất nhiều. Dịch vụ ăn
nghỉ cũng được xây dựng khá nhiều, phục vụ khách du lịch. Nhờ phát triển du
lịch, xã Y Tý đã thay đổi diện mạo, đời sống bà con ngày càng được cải thiện và
phát triển bền vững.
(Nguồn: https://baodantoc.vn/)
Ưu tiên phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước
Sự phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ, nhu cầu lưu thông và phân phối
hàng hoá, phục vụ sản xuất, tiêu dùng, yêu cầu của quá trình hội nhập và giao lưu
kinh tế của đất nước đã thúc đẩy xây dựng hệ thống trung tâm logistics.
Nhiều tỉnh, thành phố đã đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông, tăng khả
năng tiếp cận tuyến vận tải quốc tế, áp dụng công nghệ thông tin trong logistics
và đảm bảo giao hàng đúng hạn,... Các địa phương cũng đang mở rộng và đa dạng
hoá các hình thức đầu tư; vận dụng linh hoạt các chính sách hỗ trợ, ưu đãi về tín
dụng, thuế, giá, phí, lệ phí, chuyển giao công nghệ, nhượng quyền,... để xây dựng
và phát triển các trung tâm logistics.
Các doanh nghiệp phối hợp với đơn vị đào tạo để đào tạo lao động có trình
độ chuyên môn và tính chuyên nghiệp. Nhân lực là yếu tố quyết định giúp doanh
nghiệp logistics Việt Nam nâng cao tính cạnh tranh, mở rộng thị trường trong
nước và quốc tế. Nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ đột phá như trí tuệ
nhân tạo (AI), tự động hoá, Big data và internet vạn vật để mở rộng quy mô, cung
cấp các dịch vụ giao hàng an toàn, đồng thời tối ưu hoá chi phí và có thêm các
nguồn thu mới.
(Nguồn: https://mof.gov.vn/)
IV. CÂU HỎI ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỞ RỘNG
Câu 1. Dựa vào hình 9.1 trang 146 SGK, trả lời các câu hỏi sau:
1. Tuyến đường ô tô huyết mạch, chạy theo hướng bắc – nam, kết nối các vùng kinh
tế, các trung tâm kinh tế dọc phía đông đất nước là ........................................................
42
2. Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, các tuyến đường ô tô có dạng hướng tâm với tâm
là ...............................................................................................................................................
3. Ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, các tuyến đường ô tô
quan trọng có hướng ....................................................................., như 7, 8, 9, 19, 24,...
4. Tuyến đường ô tô huyết mạch, chạy theo hướng bắc – nam, góp phần phát triển
kinh tế – xã hội ở phía tây đất nước là .................................................................................
5. Tuyến đường sắt dài nhất nước ta, từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh, chạy
gần như song song với quốc lộ 1 là ......................................................................................
6. Kể tên 3 tuyến đường biển, 3 tuyến đường bay quốc tế quan trọng của nước ta:...
....................................................................................................................................................
Câu 2. Đọc kĩ đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Hoạt động chuyển đổi số, đầu tư có chiều sâu cho công nghệ và phát triển
các loại hình dịch vụ mới được ưu tiên hàng đầu. Năm 2021, hơn 1 triệu km
cáp quang được triển khai đến tận thôn bản, xã phường trên cả nước. Vùng
phủ 4G phục vụ 99,5% dân số, Việt Nam là 1 trong 5 nước triển khai thương
mại mạng di động 5G và sản xuất thiết bị 5G đầu tiên trên thế giới, tỉ lệ hộ gia
đình có kết nối internet đạt 74,8% (năm 2021), cao hơn mức trung bình của
thế giới 1,4 lần. Các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài và đạt được
kết quả tốt. Các thị trường nhận đầu tư chủ yếu ở châu Phi, Đông Nam Á và
Nam Á
.
1. Đoạn văn bản trên đề cập đến hoạt động dịch vụ nào? ...........................................
2. Việc phủ internet đến tận thôn bản, xã phường tác động như thế nào đến các
hoạt động dịch vụ ở nước ta? ...............................................................................................
....................................................................................................................................................
3. Đoạn văn bản cho thấy hoạt động dịch vụ trên phát triển theo hướng nào? .........
....................................................................................................................................................
4. Thông tin từ đoạn văn bản trên em có suy nghĩ gì về định hướng nghề nghiệp của
mình? .......................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
43
BÀI 10. THỰC HÀNH: TÌM HIỂU XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NGÀNH THƯƠNG MẠI, DU LỊCH
Thời gian thực hiện dự kiến: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Phân tích được một số xu hướng phát triển mới trong ngành thương mại và du lịch.
2. Năng lực
– Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học khi tìm hiểu tài liệu, sách báo để xác định xu hướng phát triển
trong ngành thương mại và du lịch.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc viết bài tìm hiểu.
– Năng lực đặc thù:
+ Tìm hiểu địa lí: tìm kiếm tài liệu địa lí để phân tích một số xu hướng phát triển mới
trong ngành thương mại và du lịch.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: tìm kiếm các thông tin từ các nguồn tin cậy để
cập nhật một số xu hướng phát triển mới trong ngành thương mại và du lịch.
3. Phẩm chất
Đồng tình và ủng hộ xu thế phát triển tích cực trong ngành thương mại và du lịch
của cả nước và địa phương.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Máy tính, máy chiếu, thiết bị điện tử kết nối internet (nếu có),...
– Thông tin từ sách, báo, tạp chí,... về ngành thương mại, du lịch.
– Một số Quyết định của Chính phủ về chiến lược phát triển ngành thương mại và du lịch.
– SGK Lịch sử và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu
a) Mục tiêu
– Gợi mở nội dung bài học mới.
– Khơi gợi hứng thú học tập cho HS.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV tổ chức trò chơi “Ai hiểu biết”. GV chia lớp thành 2 hoặc 3 đội, theo
dãy bàn.
44
– Bước 2: Các đội lần lượt nêu những mặt hàng xuất khẩu nổi tiếng của Việt Nam. Đội
nào nêu được nhiều nhất giành chiến thắng.
– Bước 3: GV từ câu trả lời của HS dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động 2: Hoạt động thực hành
a) Mục tiêu
Phân tích được một số xu hướng phát triển mới trong ngành thương mại và du lịch.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1:
+ GV chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm 3, 4 HS.
+ GV giao nhiệm vụ: phân tích xu hướng phát triển mới trong ngành thương mại và
du lịch của nước ta.
– Bước 2:
+ HS làm việc theo nhóm: tìm hiểu và lựa chọn xu hướng phát triển mới trong ngành
thương mại hoặc du lịch của nước ta. HS tìm kiếm thông tin để viết bài.
+ GV kiểm tra và góp ý để HS lựa chọn đúng xu hướng. GV có thể gợi ý HS tìm hiểu
các xu hướng theo gợi ý trong SGK.
– Bước 3: HS nộp bài vào cuối giờ.
– Bước 4: GV nhận xét, tổng kết.
3. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu
Rèn luyện kĩ năng viết báo cáo.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS nêu cách tiến hành viết báo cáo.
– Bước 2: HS tự viết ra nháp cách làm của mình
– Bước 3: HS cả lớp thảo luận và thống nhất cách viết hợp lí.
– Bước 4: GV nhận xét, tổng kết.
4. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu
Vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV gợi ý HS nêu những thay đổi về hoạt động buôn bán tại địa phương. Ví
dụ: xây dựng thêm cửa hàng tiện ích, mở rộng chợ truyền thống,...
– Bước 2: HS suy nghĩ, trả lời.
– Bước 3: Một vài HS nêu câu trả lời. Các HS khác trong lớp cùng thảo luận, thống
nhất về những thay đổi đó.
45
– Bước 4: GV đánh giá những mặt tích cực và tiêu cực của sự thay đổi đó.
CHƯƠNG 3
SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ
BÀI 11. VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
Thời gian thực hiện dự kiến: 3 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng.
– Trình bày được đặc điểm phân hoá thiên nhiên giữa Đông Bắc và Tây Bắc; thế mạnh
để phát triển công nghiệp, lâm – nông – thuỷ sản, du lịch.
– Nhận xét được đặc điểm nổi bật về thành phần dân tộc, phân bố dân cư và chất
lượng cuộc sống dân cư.
– Trình bày được sự phát triển và phân bố một trong các ngành kinh tế của vùng.
– Vẽ được sơ đồ tư duy thể hiện các thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế – xã hội
của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
2. Năng lực
– Năng lực chung: phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động của
các nhóm HS; giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua xác định và làm rõ thông tin, ý
tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau, phân tích các nguồn thông
tin độc lập để thấy được sự phát triển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
– Năng lực đặc thù:
+ Nhận thức khoa học Địa lí: nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích
các hiện tượng và quá trình địa lí vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Tìm hiểu địa lí: khai thác kênh chữ, kênh hình trong SGK và các tài liệu khác có liên
quan đến bài học.
3. Phẩm chất
Có ý thức và hành động trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ
môi trường. Tôn trọng những giá trị nhân văn khác nhau giữa các vùng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Máy tính, máy chiếu, thiết bị điện tử kết nối internet (nếu có),...
– Bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ,
bản đồ kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
– Các thiết bị và học liệu khác có liên quan đến nội dung bài học (tranh ảnh, video,
bảng số liệu,...).
46
– SGK Lịch sử và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
2. Học sinh
SGK Lịch sử và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu
a) Mục tiêu
Gợi mở, tạo hứng thú cho HS trước khi tìm hiểu nội dung bài học.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1:
+ Phương án 1: GV yêu cầu HS thực hiện tình huống mở đầu như trong SGK.
+ Phương án 2: GV cho HS xem video, tranh ảnh về tự nhiên, dân cư,... vùng Trung
du và miền núi Bắc Bộ. Nêu những hiểu biết về vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
– Bước 2: HS suy nghĩ, trả lời tình huống.
– Bước 3: GV gọi một số HS trả lời.
– Bước 4: GV tóm lược và dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới
2.1. Nội dung 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
a) Mục tiêu
Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu cá nhân HS đọc thông tin mục 1, quan sát hình 11.1 và bản đồ
hành chính Việt Nam hãy:
+ Cho biết Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm ở phía nào của đất nước. Vùng có bao
nhiêu tỉnh, tiếp giáp với các vùng và các nước nào?
+ Trình bày ý nghĩa vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng.
– Bước 2: GV dành một thời gian nhất định để HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi.
– Bước 3: GV gọi một vài HS trả lời, các HS khác nhận xét.
– Bước 4: GV đánh giá và chuẩn hoá kiến thức.
– Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm ở phía Bắc nước ta, bao gồm 14 tỉnh,
chia thành 2 khu vực: Đông Bắc (10 tỉnh) và Tây Bắc (4 tỉnh).
– Phía bắc giáp Trung Quốc, phía nam giáp Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung
Bộ, phía tây giáp Lào.
– Vùng có vị trí thuận lợi trong việc thúc đẩy giao thương quốc tế và kết nối với
các vùng khác, có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng an ninh.
47
2.2. Nội dung 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.2.1. Phân hoá thiên nhiên giữa Đông Bắc và Tây Bắc
a) Mục tiêu
Trình bày được đặc điểm phân hoá thiên nhiên giữa Đông Bắc và Tây Bắc.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS (có thể theo cặp hoặc nhóm) tìm hiểu thông tin mục a, quan
sát hình 11.1 trong SGK. GV trình chiếu hoặc treo bản đồ Tự nhiên vùng Trung du
và miền núi Bắc Bộ, xác định ranh giới của Đông Bắc và Tây Bắc để HS dễ hình dung
không gian hai khu vực này.
GV yêu cầu các cặp hoặc nhóm thực hiện nhiệm vụ: Trình bày đặc điểm phân hoá
thiên nhiên giữa Đông Bắc và Tây Bắc.
– Bước 2: Các cặp hoặc nhóm chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao.
– Bước 3: Sau khi HS thực hiện xong, GV mời đại diện một số cặp đôi hay nhóm trình
bày. Các HS khác nhận xét và bổ sung.
– Bước 4: GV đánh giá và chuẩn hoá kiến thức bằng cách lập bảng để HS dễ so sánh
(GV diễn giảng về sự phân hoá thiên nhiên giữa Đông Bắc và Tây Bắc, sử dụng bản đồ
để minh hoạ khi chuẩn hoá kiến thức).
Thiên nhiên
Đông Bắc
Tây Bắc
Địa hình
Núi trung bình và thấp; trung
du có đồi bát úp, có địa hình
các-xtơ phổ biến.
Núi cao, địa hình chia cắt và hiểm
trở; xen kẽ là các cao nguyên.
Khí hậu
Có mùa đông lạnh nhất nước
ta.
Có mùa đông lạnh, có sự phân hoá
theo độ cao rõ rệt, đầu mùa hạ chịu
ảnh hưởng mạnh của gió Tây khô
nóng.
Thuỷ văn
Sông ngòi dày đặc, có giá trị
về giao thông và thuỷ lợi.
Sông ngòi có độ dốc lớn, lưu lượng
nước
dồi
dào,
có
tiềm
năng
về
thuỷ điện.
Khoáng sản
Phong phú chủng loại, bao
gồm a-pa-tít, sắt, chì – kẽm,
đá vôi, than,...
Ít chủng loại hơn nhưng trữ lượng
lớn như: đất hiếm, đồng,...
Sinh vật
Phong
phú,
gồm
sinh
vật
nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Sinh vật nhiệt đới, cận nhiệt đới và
ôn đới núi cao.
48
2.2.2. Thế mạnh để phát triển kinh tế
a) Mục tiêu
Trình bày được thế mạnh để phát triển công nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp, thuỷ
sản, du lịch.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát hình 11.1 và nghiên cứu nội dung mục b, trình bày
thế mạnh để phát triển công nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản và du lịch của
vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ theo gợi ý ở phiếu học tập sau:
Tự nhiên
Đặc điểm
Thế mạnh
...........
......................
.......................................
Hình thức tổ chức theo nhóm, các nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ. GV gợi
ý các nhóm tư duy địa lí về mối quan hệ nhân quả (điều kiện tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên như thế này thì có ảnh hưởng (thuận lợi, khó khăn) như thế nào đến phát
triển các ngành kinh tế: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, du lịch,... (ở
đây chủ yếu phân tích thế mạnh).
– Bước 2: HS làm việc cá nhân, sau đó trao đổi, thống nhất kết quả chung của cả nhóm.
– Bước 3: Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
– Bước 4: Các nhóm đánh giá chéo nhau, GV chuẩn hoá kiến thức.
Tự nhiên
Đặc điểm
Thế mạnh
Địa hình
Địa hình chủ yếu là đồi núi.
Thuận
lợi
cho
phát
triển
lâm
nghiệp.
Địa hình cao nguyên xen các
đồi núi thấp với đất feralit.
Thuận lợi phát triển vùng chuyên
canh cây công nghiệp, cây ăn quả
và chăn nuôi đại gia súc.
Nhiều hang động các-xtơ.
Thuận lợi cho phát triển du lịch.
Khí hậu
Có mùa đông lạnh, phân hoá
theo độ cao.
– Phát triển cây công nghiệp cận
nhiệt và ôn đới.
– Phát triển du lịch.
Nguồn nước
Sông
ngòi
dày
đặc
trên
địa
hình chia cắt.
Trữ năng thuỷ điện lớn có thể phát
triển thuỷ điện.
Nhiều hồ tự nhiên và nhân tạo.
Phát triển nuôi trồng, đánh bắt
thuỷ sản; phát triển du lịch.
Nước khoáng phong phú.
Phát triển du lịch.
49
Khoáng sản
Đa dạng, một số loại có trữ
lượng đáng kể.
Cơ sở để phát triển công nghiệp
khai khoáng, chế biến khoáng sản
và nhiều ngành công nghiệp khác.
Sinh vật
Tài nguyên rừng rồi dào; nhiều
vườn quốc gia, khu bảo tồn.
Phát triển lâm nghiệp, công nghiệp
khai thác và chế biến gỗ; phát triển
du lịch.
2.3. Nội dung 3: Tìm hiểu về dân cư, xã hội
2.3.1. Thành phân dân tộc
a) Mục tiêu
Nhận xét được đặc điểm nổi bật về thành phần dân tộc của vùng.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS đọc nội dung mục a trong SGK và nêu đặc điểm nổi bật về
thành phần dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ theo gợi ý về:
+ Số lượng dân tộc khoảng bao nhiêu?
+ Địa bàn cư trú như thế nào?
+ Kinh nghiệm sản xuất ra sao?
– Bước 2: Cá nhân HS nghiên cứu và trả lời câu hỏi.
– Bước 3: GV mời HS trình bày kết quả; nhận xét, bổ sung.
– Bước 4: GV đánh giá và chuẩn hoá kiến thức.
– Thành phần dân tộc đa dạng (như Kinh, Thái, Mường, Dao, HMông, Tày,
Nùng,...). Dân tộc thiểu số chiếm hơn 50% tổng số dân toàn vùng.
– Địa bàn cư trú của các dân tộc đã có sự thay đổi và đan xen.
+ Khu vực Tây Bắc có nhiều người Thái, Mường, HMông,...
+ Khu vực Đông Bắc có nhiều người Tày, Nùng,...
– Người dân có nhiều kinh nghiệm canh tác trên đất dốc, kết hợp sản xuất nông
lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, trồng cây dược liệu và rau quả ôn đới.
2.3.2. Phân bố dân cư
a) Mục tiêu
Nhận xét được đặc điểm nổi bật về phân bố dân cư của vùng.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS đọc nội dung mục b trong SGK, bản đồ dân số Việt Nam
năm 2021 (trang 120 SGK), nhận xét đặc điểm phân bố dân cư vùng Trung du và miền
núi Bắc Bộ thông qua các gợi ý:
50
+ Mật độ dân số của vùng so với cả nước.
+ Sự phân bố dân cư giữa Đông Bắc với Tây Bắc.
+ Sự phân bố giữa trung du với miền núi.
+ Sự phân bố dân cư giữa nông thôn và thành thị.
– Bước 2: Các cặp đôi trao đổi, thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: GV mời HS trình bày kết quả; nhận xét, bổ sung.
– Bước 4: GV đánh giá và cuẩn hoá kiến thức.
– Mật độ dân số toàn vùng thấp hơn so với trung bình cả nước.
– Phân bố dân cư có sự khác nhau:
+ Đông Bắc dân cư đông đúc hơn Tây Bắc.
+ Các tỉnh khu vực trung du đông đúc hơn các tỉnh khu vực miền núi.
+ Dân cư sinh sống chủ yếu ở nông thôn.
2.3.3. Chất lượng cuộc sống
a) Mục tiêu
Nhận xét được đặc điểm nổi bật chất lượng cuộc sống dân cư.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS đọc nội dung c trong SGK và nêu nhận xét về chất lượng
cuộc sống của người dân vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Yêu cầu HS khai thác
kiến thức từ bảng số liệu để thấy được sự thay đổi về chất lượng cuộc sống của người
dân vùng này.
– Bước 2: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ được giao.
– Bước 3: GV mời HS trình bày kết quả, góp ý và bổ sung.
– Bước 4: GV đánh giá và chuẩn hoá kiến thức.
– Đời sống của người dân vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ được cải thiện, trình
độ dân trí được nâng lên.
– Nguyên nhân là do thành tựu của công cuộc Đổi mới và các chương trình phát
triển kinh tế – xã hội.
2.4. Nội dung 4: Tìm hiểu sự phát triển và phân bố kinh tế
Trước khi tìm hiểu sự phát triển và phân bố từng ngành, GV cho HS biết khái quát
về kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
2.4.1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
a) Mục tiêu
Trình bày được sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.
51
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu cá nhân HS đọc thông tin trong SGK và những hiểu biết của
mình, trao đổi cùng nhóm, hoàn thành phiếu học tập sau vào vở.
– Nông nghiệp
Sự phát triển và phân bố
+ Trồng trọt (lúa, ngô, cây công
nghiệp, cây ăn quả,...)
+ Chăn nuôi (trâu, bò, lợn,...)
– Lâm nghiệp
+ Khai thác, chế biến lâm sản
+ Trồng rừng, khoanh nuôi và
bảo vệ rừng
– Thuỷ sản
– Bước 2: Các nhóm cùng trao đổi để hoàn thành phiếu học tập.
– Bước 3: Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức.
– Nông nghiệp
Sự phát triển và phân bố
+ Trồng trọt (lúa, ngô, cây
công nghiệp, cây ăn quả,...)
Trồng trọt là thế mạnh nông nghiệp với các nhóm cây
lương thực (ngô, lúa), cây công nghiệp (chè, hồi, quế),
cây ăn quả (vải, na, cam, xoài, mận,...).
– Các cây lương thực chính của vùng là lúa và ngô. Lúa
được trồng nhiều ở các cánh đồng thung lũng như:
Mường Thanh (Điện Biên), Mường Lò (Yên Bái),...
nhiều vùng đất dốc được cải tạo thành ruộng bậc
thang để trồng lúa. Ngô có diện tích lớn nhất cả nước,
được trồng nhiều ở Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng,...
– Các cây công nghiệp thế mạnh là chè có diện tích
lớn nhất cả nước, được trồng nhiều ở Thái Nguyên,
Phú Thọ, Tuyên Quang,...; hồi ở Lạng Sơn, quế ở
Yên Bái,...
– Vùng có diện tích cây ăn quả đứng thứ hai cả
nước, sau Đồng bằng sông Cửu Long, được trồng
nhiều ở Bắc Giang (vải), Sơn La (nhãn, xoài, mận,...),
Hoà Bình (cam, bưởi,...), Lạng Sơn (na, mận, hồng,...).
52
+
Chăn
nuôi
(trâu,
bò,
lợn,...)
Chăn nuôi đang phát triển theo hình thức trang trại,
ứng dụng công nghệ cao. Các vật nuôi chính là bò,
trâu, lợn; chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh, nhất là ở
Sơn La.
– Lâm nghiệp
+ Khai thác, chế biến lâm
sản
Sản lượng gỗ khai thác ngày càng tăng; các lâm sản
khác như măng, mộc nhĩ, dược liệu,... cũng được khai
thác nhiều; các cơ sở chế biến ngày càng hiện đại.
+ Trồng rừng, khoanh nuôi
và bảo vệ rừng
Thực hiện chính sách giao đất, giao rừng; chú trọng
khoanh nuôi bảo vệ rừng.
– Thuỷ sản
Khai thác và nuôi trồng trên sông, hồ được phát triển.
Nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao được đưa vào nuôi
trồng như cá tầm, cá lăng, cá hồi,...
2.4.2. Công nghiệp
a) Mục tiêu
Trình bày được sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi: 2 HS ngồi cạnh nhau tạo thành
1 cặp. GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã có và nội dung và hình 11.2 trong SGK, hãy:
+ Cho biết các ngành công nghiệp thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Trình bày sự phát triển và phân bố các ngành đó (Đối với lớp HS khá giỏi GV có thể
đặt câu hỏi tại sao có Trung du và miền núi Bắc Bộ lại có điều kiện phát triển những
ngành đó?).
+ Cho biết các trung tâm công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
– Bước 2: HS trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi.
– Bước 3: Đại diện một số cặp trả lời, nhận xét, bổ sung.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức, sử dụng bản đồ để HS thấy được sự phân bố các
ngành công nghiệp ở các trung tâm.
– Công nghiệp khai khoáng có ở hầu hết các tỉnh, các sản phẩm chủ yếu là quặng
sắt (Yên Bái, Hà Giang,...), a-pa-tít (Lào Cai), đá vôi (Lạng Sơn, Hà Giang,...),
nước khoáng (Hoà Bình, Tuyên Quang,...), than (Thái Nguyên, Lạng Sơn),...
– Sản xuất điện là ngành công nghiệp đóng góp quan trọng cho phát triển kinh
tế – xã hội của vùng. Trong vùng phát triển cả thuỷ điện và nhiệt điện.
53
+ Các nhà máy thuỷ điện lớn như Hoà Bình (1 920 MW), Sơn La (2 400 MW), Lai
Châu (1 200 MW), Tuyên Quang (342 MW),....
+ Một số nhà máy nhiệt điện trong vùng là An Khánh (Thái Nguyên), Sơn Động
(Bắc Giang), Na Dương (Lạng Sơn),...
– Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm phát triển, gồm chế biến sữa, chế
biến hoa quả, chế biến chè,... dựa trên nguồn nguyên liệu dồi dào trong vùng.
Phát triển mạnh ở Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên,...
– Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính, dệt và sản xuất trang
phục,... phát triển nhanh tại các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ,... nhờ thu
hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
– Các trung tâm công nghiệp là Bắc Giang, Thái Nguyên, Việt Trì, Hoà Bình.
2.4.3. Dịch vụ
a) Mục tiêu
Trình bày được sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân. GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục
c và hình 11.2, hãy:
+ Trình bày sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Kể tên một số điểm du lịch nổi tiếng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
– Bước 2: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ được giao.
– Bước 3: GV gọi một vài HS báo cáo, các HS khác nhận xét và bổ sung.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức. GV đề dẫn một số ngành dịch vụ thế mạnh của
vùng, sau đó hỏi đáp, diễn giảng về từng ngành dịch vụ thế mạnh đó. Kết hợp bản đồ
để chỉ các tuyến đường giao thông, khu kinh tế cửa khẩu, các điểm du lịch nổi tiếng.
– Giao thông vận tải:
+ Vùng có vị trí thuận lợi kết nối với vùng Đồng bằng sông Hồng, với nước láng
giềng Trung Quốc.
+ Đường quốc lộ, cao tốc được nâng cấp và xây dựng, tạo động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế như cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn, cao tốc Hà Nội – Lào Cai, quốc lộ 6,...
– Thương mại:
+ Hoạt động nội thương ngày càng phát triển và đa dạng với nhiều hình thức.
+ Hoạt động ngoại thương chú trọng khai thác thế mạnh kinh tế cửa khẩu, với
các khu kinh tế cửa khẩu: Đồng Đăng – Lạng Sơn (Lạng Sơn), Thanh Thuỷ (Hà
Giang), Lào Cai (Lào Cai), Tây Trang (Điện Biên),..., Đẩy mạnh giao thương với
các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc) và các tỉnh khu vực Thượng Lào.
54
– Du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng, với nhiều loại hình và điểm du lịch
nổi tiếng.
+ Du lịch sinh thái phát triển ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên,
các danh lam thắng cảnh như hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc, hồ Thác Bà, thác Bản Giốc,
Sa Pa,...
+ Du lịch văn hoá gắn với các điểm di tích như hang Pác Bó (Cao Bằng), cây đa
Tân Trào và An toàn khu (Tuyên Quang), Đền Hùng (Phú Thọ), di tích Điện Biên Phủ
(Điện Biên),...
3. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu
– Hệ thống hoá kiến thức bài học.
– Rèn luyện kĩ năng vẽ sơ đồ tư duy.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV cho HS làm việc cá nhân: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện các thế mạnh về tự
nhiên để phát triển kinh tế – xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
– Bước 2: HS dựa vào các thế mạnh về tự nhiên đã học, vẽ sơ đồ tư duy (mỗi HS sẽ có
cách vẽ, suy luận khác nhau).
– Bước 3: GV gọi một vài HS báo cáo.
– Bước 4: GV nhận xét, đánh giá việc tiếp thu bài học của HS.
4. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tế liên quan.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện ở nhà. Những nguồn thông tin để HS
tham khảo từ internet: thác Bản Giốc, hang Pác Bó, lễ hội Đền Hùng,...
– Bước 2: HS thu thập thông tin, tự thực hiện.
– Bước 3: HS nộp bài trên nhóm zalo hoặc Google Drive.
– Bước 4: GV nhận xét, đánh giá.
IV. CÂU HỎI ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỞ RỘNG
Câu 1. Trung du và miền núi Bắc Bộ không tiếp giáp với
A. Trung Quốc và Lào.
B. Đồng bằng sông Hồng.
55
C. Bắc Trung Bộ.
D. vịnh Bắc Bộ.
Câu 2. Khu vực Đông Bắc có đặc điểm khí hậu nổi bật nào sau đây?
A. Có mùa đông lạnh nhất nước ta.
B. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
C. Có sự phân hoá theo độ cao.
D. Mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng.
Câu 3. Khu vực Tây Bắc có đặc điểm địa hình nổi bật nào sau đây?
A. Địa hình chủ yếu là đồi núi.
B. Có nhiều dãy núi hình cánh cung.
C. Địa hình cao nhất nước ta.
D. Có nhiều địa hình đồi bát úp.
Câu 4. Hoạt động kinh tế nào sau đây không phải là thế mạnh của vùng Trung du và
miền núi Bắc Bộ?
A. Lâm nghiệp.
B. Kinh tế biển.
C. Du lịch.
D. Thuỷ điện.
Câu 5. Vẽ sơ đồ liệt kê các ngành kinh tế thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 6. Vì sao thuỷ điện là ngành kinh tế thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
56
BÀI 12. VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Thời gian thực hiện dự kiến: 3 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng.
– Phân tích được thế mạnh của vùng về tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển
nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; vấn đề phát triển kinh tế biển.
– Phân tích được đặc điểm dân cư, nguồn lao động và ảnh hưởng của các nhân tố này
đến sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng.
– Phân tích được vấn đề đô thị hoá ở Đồng bằng sông Hồng; vị thế của Thủ đô Hà Nội.
– Trình bày được sự phát triển và phân bố kinh tế ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
2. Năng lực
– Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học thông qua quá trình làm việc cá nhân: xác định nhiệm vụ cần làm,
triển khai thực hiện,...
+ Giao tiếp và hợp tác thông qua sử dụng ngôn ngữ phù hợp để trình bày thông tin, ý
tưởng, thảo luận, đánh giá về các nội dung của bài học.
– Năng lực đặc thù:
+ Nhận thức khoa học Địa lí thông qua giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí tự
nhiên, kinh tế – xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng.
+ Tìm hiểu địa lí thông qua bản đồ, bảng số liệu,... vùng Đồng bằng sông Hồng; năng
lực hợp tác và giao tiếp,...
3. Phẩm chất
Thêm yêu quý và có trách nhiệm trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi
trường,... vùng Đồng bằng sông Hồng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Máy tính, máy chiếu, thiết bị điện tử kết nối internet (nếu có),...
– Bản đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng. Bản đồ kinh tế vùng Đồng bằng
sông Hồng.
– Các thiết bị và học liệu khác có liên quan đến nội dung bài học (tranh ảnh, video,
bảng số liệu,...).
57
– SGK Lịch sử và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
2. Học sinh
SGK Lịch sử và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu
a) Mục tiêu
Tạo hứng thú ban đầu, gợi lại những điều HS đã biết và muốn biết về vùng Đồng bằng
sông Hồng.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1:
+ Phương án 1: GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu như gợi ý trong SGK.
+ Phương án 2: GV tạo một tình huống khác với SGK (cho HS xem một đoạn video
về đặc điểm tự nhiên, dân cư hoặc kinh tế – xã hội của vùng,...) và đặt câu hỏi: Em có
những hiểu biết gì về vùng Đồng bằng sông Hồng?
– Bước 2: GV dành một khoảng thời gian nhất định để HS làm việc cá nhân.
– Bước 3: GV gọi vài HS trả lời.
– Bước 4: Sau khi HS trả lời, GV tóm tắt lại những ý cơ bản và dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới
2.1. Nội dung 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
a) Mục tiêu
Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1 và dựa vào hình 12.1
trong SGK hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Đồng bằng
sông Hồng. GV trình chiếu hoặc treo bản đồ tự nhiên Đồng bằng sông Hồng. GV gợi
ý HS:
+ Đồng bằng sông Hồng có bao nhiều tỉnh, thành phố phố trực thuộc Trung ương?
+ Xác định các vùng và quốc gia tiếp giáp.
+ Phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế – xã hội trong vùng và
những tác động tới các vùng kinh tế khác.
– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: Sau khi HS thực hiện nhiệm vụ xong, GV gọi một vài HS trả lời, nhận xét,
bổ sung.
– Bước 4: GV đánh giá và chuẩn hoá kiến thức.
58
– Vùng Đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
– Vùng Đồng bằng sông Hồng giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung
Bộ và Duyên hải miền Trung và nước láng giềng Trung Quốc; phía đông có vùng
biển rộng thuộc vịnh Bắc Bộ với nhiều đảo.
– Vùng Đồng bằng sông Hồng là cửa ngõ ra biển của các tỉnh Trung du và miền
núi Bắc Bộ; có hệ thống giao thông kết nối với các vùng trong nước và thế giới
thuận lợi.
2.2. Nội dung 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.2.1. Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và
thuỷ sản
a) Mục tiêu
Phân tích được thế mạnh của vùng về tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển
nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV tổ chức cho HS làm việc nhóm hoặc cặp, thực hiện nhiệm vụ:
+ Phân tích đặc điểm tài nguyên thiên nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng.
+ Cho biết đặc điểm tài nguyên thiên nhiên đó có thế mạnh gì đối với phát triển kinh tế.
GV gợi ý HS đọc thông tin trong SGK và dựa vào hình 12.1 để phân tích các thế
mạnh về điều kiện tự nhiên, từ đó suy luận, với những thế mạnh đó sẽ phát triển
những ngành kinh tế nào (nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản).
– Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: Sau khi các thực hiện nhiệm vụ xong, GV gọi đại diện các nhóm báo cáo,
nhận xét, bổ sung.
– Bước 4: GV kẻ bảng và chuẩn hoá kiến thức.
Yếu tố tự nhiên
Đặc điểm
Thế mạnh
Địa hình và đất
– Khu vực đồng bằng địa hình
tương đối bằng phẳng, đất phù sa
màu mỡ.
– Khu vực đồi núi có đất feralit,...
–Ven biển có đất mặn, đất phèn,..
Phát
triển
nông
nghiệp
(trồng cây lương thực, cây
thực phẩm và cây ăn quả)
và lâm nghiệp.
Khí hậu
Nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa
đông lạnh.
Thuận lợi cho cây trồng, vật
nuôi phát triển quanh năm,
tạo điều kiện để xen canh,
tăng
vụ,
đặc
biệt
có
thế
mạnh trồng cây ưa lạnh.
59
Nguồn nước
Mạng lưới sông ngòi dày đặc với
hai hệ thống sông lớn là hệ thống
sông
Hồng
và
hệ
thống
sông
Thái Bình; nhiều hồ, vùng trũng.
Sản xuất nông nghiệp và
nuôi trồng thuỷ sản nước
ngọt.
Sinh vật
Tài nguyên sinh vật phong phú
và đa dạng. Khu vực đồi núi, ven
biển, trên một số đảo có nhiều
rừng.
Sông
và
biển
có
nhiều
thuỷ sản.
Phát triển lâm nghiệp, nuôi
trồng và khai thác thuỷ sản.
2.2.2. Vấn đề phát triển kinh tế biển
a) Mục tiêu
Phân tích được vấn đề phát triển kinh tế biển vùng Đồng bằng sông Hồng.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu cá nhân HS vào hình 12.1 và thông tin mục b, hãy phân tích vấn
đề phát triển kinh tế biển ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
GV gợi ý HS: Với vùng biển rộng lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên sẽ tạo điều kiện để
phát triển những ngành kinh tế biển nào? Mặt trái do phát triển kinh tế biển; những vấn
đề cần chú trọng khi phát triển kinh tế biển ở Đồng bằng sông Hồng là gì?
– Bước 2: GV dành thời gian để HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
– Bước 3: HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức.
– Đồng bằng sông Hồng có bờ biển dài, với nhiều vũng vịnh nên thuận lợi để xây
dựng cảng biển, phát triển giao thông vận tải biển.
– Đồng bằng sông Hồng có nhiều đảo, bãi biển, trên một số đảo và ven biển có
vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển nên thuận lợi để phát triển du lịch.
– Đồng bằng sông Hồng có vùng biển rộng, các bãi cá bãi tôm, là điều kiện để
phát triển đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
– Ven biển Đồng bằng sông Hồng có một số khoáng sản như khí tự nhiên, cát
thủy tinh, ti-tan, thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai khoáng.
– Ven biển Đồng bằng sông Hồng đã hình thành một số khu kinh tế ven biển như
Vân Đồn (Quảng Ninh), Đình Vũ – Cát Hải (Hải Phòng),...
– Một số mặt trái do phát triển kinh tế biển: ô nhiễm môi trường, suy thoái
tài nguyên,...
– Vấn đề cần chú trọng khi phát triển kinh tế biển (phát triển kinh tế biển theo
hướng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái biển).
60
2.3. Nội dung 3: Tìm hiểu dân cư, xã hội
a) Mục tiêu
Phân tích được đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của các nhân tố này đến sự phát
triển kinh tế – xã hội của vùng.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ:
+ Phân tích đặc điểm dân cư vùng Đồng bằng sông Hồng.
+ Nêu ảnh hưởng của dân cư đến sự phát triển kinh tế – xã hội ở vùng.
– Bước 2: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: GV gọi một số HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức.
– Đặc điểm dân cư:
+ Đồng bằng sông Hồng có quy mô dân số lớn và tiếp tục gia tăng, do tỉ lệ gia tăng
dân số tự nhiên còn cao và thu hút người nhập cư.
+ Cơ cấu dân số vàng. Đây là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế.
+ Phân bố dân cư: có mật độ dân số đông nhất cả nước.
+ Thành phần dân tộc: có nhiều dân tộc chung sống: Kinh, Dao, Tày, Mường,...
– Ảnh hưởng của dân cư đến phát triển kinh tế – xã hội:
+ Dân số đông tạo nên thị trường tiêu thụ lớn, thúc đẩy các ngành kinh tế
phát triển.
+ Dân số đông cũng gây sức ép tới chỗ ở, giáo dục, y tế, môi trường.
* Lưu ý: Về dân cư, GV tập trung vào 4 đặc điểm:
– Quy mô và gia tăng dân số, căn cứ vào thông tin trong bài, nhất là bảng số liệu, để
thấy được quy mô dân số ở Đồng bằng sông Hồng lớn và tiếp tục tăng. Nguyên nhân
chủ yếu là do tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của vùng còn cao và là một trong những vùng
có sức thu hút người nhập cư lớn nhất cả nước.
– Cơ cấu dân số: Đồng bằng sông Hồng thuộc nhóm cơ cấu dân số vàng, nhóm người
từ 15 đến 64 tuổi chiếm tỉ lệ cao.
– Phân bố dân cư: Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước (nguyên
nhân: vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi, là một trong những vùng kinh
tế phát triển nhất cả nước, lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời,...). Tuy nhiên, dân số sinh
sống ở khu vực nông thôn vẫn nhiều hơn khu vực thành thị.
– Thành phần dân tộc: Đồng bằng sông Hồng cũng có nhiều dân tộc chung sống.
2.3.2. Nguồn lao động
a) Mục tiêu
Phân tích được đặc điểm nguồn lao động và ảnh hưởng của các nhân tố này đến sự
phát triển kinh tế – xã hội của vùng.
61
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu cá nhân HS dựa vào thông tin mục b, thực hiện nhiệm vụ:
+ Phân tích đặc điểm nguồn lao động ở vùng Đồng bằng sông Hồng (số lượng, chất lượng,
phân bố).
+ Nêu ảnh hưởng của nguồn lao động đến sự phát triển kinh tế – xã hội ở vùng (GV đặt
câu hỏi nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao hàng đầu cả nước sẽ có tác động tích cực
như thế nào? Nguồn lao động dồi dào cũng có hạn chế ra sao?).
– Bước 2: GV dành một khoảng thời gian nhất định để HS thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: GV gọi một vài HS trả lời, Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
– Bước 4: GV đánh giá và chuẩn hoá kiến thức.
– Về đặc điểm nguồn lao động:
+ Số lượng: Đồng bằng sông Hồng có nguồn lao động dồi dào.
+ Chất lượng: có trình độ cao nhất cả nước.
+ Phân bố: lực lượng lao động tập trung ngày càng nhiểu ở khu vực công nghiệp
và xây dựng, dịch vụ; Hà Nội và Hải Phòng tập trung nhiều lao động có trình
độ cao.
– Ảnh hưởng của nguồn lao động đến sự phát triển kinh tế – xã hội ở vùng:
+ Nguồn lao động dồi dào và có trình độ cao là cơ sở thu hút đầu tư, tạo động
lực phát triển kinh tế.
+ Lao động tập trung đông ở các thành phố cũng gây khó khăn cho vấn đề giải
quyết việc làm.
2.3.3. Đô thị hoá
a) Mục tiêu
Phân tích được vấn đề đô thị hoá ở Đồng bằng sông Hồng.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu cá nhân HS dựa vào thông tin, phân tích vấn đề đô thị hoá ở
vùng Đồng bằng sông Hồng. GV gợi ý HS cần làm rõ một số vấn đề đô thị hoá ở Đồng
bằng sông Hồng:
+ Lịch sử hình thành và phát triển đô thị.
+ Tính chất đô thị hoá.
+ Thực trạng đô thị hoá.
+ Tác động của đô thị hoá.
– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức, làm rõ xu hướng đô thị hoá ở Đồng bằng sông Hồng.
62
– Lịch sử hình thành và phát triển đô thị: Đô thị ở vùng Đồng bằng sông Hồng
hình thành rất sớm, tuy nhiên phát triển chậm.
– Tính chất đô thị hoá: từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới đất nước (năm 1986),
quá trình đô thị hoá gắn liền với công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
– Thực trạng đô thị hoá:
+ Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ngày càng tăng; mạng lưới đô thị dày đặc,
quy mô đô thị mở rộng.
+ Xu hướng hình thành các đô thị hiện đại, thông minh, xanh, vệ tinh, vùng đô
thị,... phát triển các đô thị hai bên bờ sông Hồng.
– Tác động của đô thị hoá:
+ Góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất, chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu
kinh tế theo hướng tích cực,...
+ Đô thị hoá tự phát gây ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông,...
2.4. Nội dung 4: Tìm hiểu vị thế của Thủ đô Hà Nội
a) Mục tiêu
Phân tích được vị thế của Thủ đô Hà Nội.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào thông tin trong SGK và hiểu biết, hãy phân tích vị
thế của Thủ đô Hà Nội.
– Bước 2: Sau khi HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh, số liệu, tư liệu,... trả lời câu hỏi.
– Bước 3: GV gọi một vài HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức. GV sử dụng hình ảnh trực quan, số liệu, tư liệu,...
để minh hoạ thêm, làm bài học thêm hấp dẫn.
– Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị – hành chính quốc gia, là trung tâm lớn
về kinh tế, văn hoá, khoa học, giáo dục, giao dịch quốc tế,...
– Quy mô kinh tế của Hà Nội lớn (chiếm khoảng 41% GRDP toàn vùng Đồng
bằng sông Hồng và khoảng 13% GDP cả nước – năm 2021).
– Hà Nội thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và có trị giá xuất khẩu đứng
hàng đầu cả nước.
– Ảnh hưởng của Hà Nội tới các vùng khác và cả nước.
– Mục tiêu phấn đấu Hà Nội sẽ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển
trong khu vực.
2.5. Nội dung 5: Tìm hiểu sự phát triển và phân bố kinh tế
Trước khi tìm hiểu các ngành kinh tế, GV giới thiệu khái quát về kinh tế vùng Đồng
bằng sông Hồng.
63
2.5.1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
a) Mục tiêu
Trình bày được sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ở
vùng Đồng bằng sông Hồng.
b) Tổ chức thực hiện
GV nêu khái quát về ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản trong cơ cấu
GRDP của vùng Đồng bằng sông Hồng và xu hướng mới trong sản xuất nông nghiệp.
* Đối với ngành trồng trọt:
– Bước 1: GV yêu cầu cá nhân HS đọc kĩ nội dung trong SGK, phân tích bảng số liệu, kết
hợp bản đồ, trình bày sự phát triển và phân bố trồng trọt ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
– Bước 2: Các nhóm trao đổi, thảo luận để trả lời câu hỏi.
– Bước 3: Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
– Bước 4: Sau khi HS trả lời, GV chuẩn hoá kiến thức.
– Đồng bằng sông Hồng là vùng sản xuất cây lương thực lớn thứ hai cả nước.
+ Lúa là cây lương thực chủ yếu.
+ Năng suất lúa đứng đầu cả nước nhưng, diện tích và sản lượng có xu hướng
giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa,...
+ Lúa được trồng nhiều ở Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Hải Dương,...
– Đồng bằng sông Hồng có thế mạnh trồng cây thực phẩm, nhất là cây vụ đông.
– Cây ăn quả có xu hướng mở rộng về diện tích. Một số nơi trồng cây ăn quả tập
trung với quy mô lớn, có chỉ dẫn địa lí như vải thiều Hải Dương, nhãn Hưng Yên,...
Lưu ý: GV giải thích nguyên nhân thay đổi về diện tích và sản lượng lúa ở vùng
Đồng bằng sông Hồng là do chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Về năng suất lúa,
nguyên nhân chủ yếu là kinh nghiệm và áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản
xuất. Về phân bố, dựa vào hình 12.3 để tìm ra những địa phương trồng nhiều lúa ở
Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội, Thái Bình, Nam Định,...).
* Đối với ngành chăn nuôi:
– Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và quan sát hình 12.3, trình bày sự
phát triển và phân bố chăn nuôi ở Đồng bằng sông Hồng.
– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: HS báo cáo, nhận xét, bổ sung.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức, nhấn mạnh Đồng bằng sông Hồng có thế mạnh phát
triển chăn nuôi. Nguyên nhân: nguồn thức ăn từ hoa màu lương thực phong phú, công
nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi phát triển; dân số đông, nhu cầu thực phẩm nhiều,...
GV nhấn mạnh đến việc ứng dụng mô hình chăn nuôi hiện đại ngày càng phổ biến.
64
– Chăn nuôi được chú trọng phát triển, phương thức chăn nuôi hiện đại, quy mô
lớn ngày càng phổ biến.
– Lợn và gia cầm là những vật nuôi quan trọng, được nuôi nhiều ở Hà Nội,
Thái Bình, Nam Định,...
* Đối với ngành thuỷ sản:
– Bước 1: GV hướng dẫn HS khai thác bảng số liệu để rút ra nhận xét về sản lượng
thuỷ sản ở Đồng bằng sông Hồng tăng. Liên hệ thực tiễn để HS thấy được phương
thức khai thác và nuôi trồng ngày càng hiện đại. Dựa vào hình 12.3 cho biết những địa
phương phát triển khai thác hải sản.
– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: GV gọi một vài HS báo cáo.
– Bước 4: Sau khi HS trả lời, GV chuẩn hoá kiến thức.
– Hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản của vùng được đẩy mạnh.
– Sản lượng thuỷ sản tăng liên tục.
– Những địa phương ven biển như Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng
phát triển nuôi trồng và khai thác thuỷ sản.
* Đối với ngành lâm nghiệp:
– Bước 1: GV sử dụng phương pháp thuyết trình, cung cấp thông tin để HS biết được
thực trạng phát triển và phân bố lâm nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng.
+ Diện tích rừng ở Đồng bằng sông Hồng không nhiều, năm 2022 có 487,4 nghìn ha,
tỉ lệ che phủ rừng là 22,7% (trong khi cả nước là 42%). Tỉnh có diện tích và tỉ lệ che
phủ rừng nhiều nhất vùng là Quảng Ninh, với diện tích 370,2 nghìn ha, tỉ lệ che phủ
là 55%, tiếp đến là Vĩnh Phúc, diện tích rừng 33,4 nghìn ha, tỉ lệ che phủ 25%; Ninh
Bình, diện tích 27,9 nghìn ha, tỉ lệ che phủ 19,7%; các địa phương còn lại trong vùng
có diện tích và tỉ lệ che phủ rất thấp, đều dưới 10%.
+ Do diện tích rừng không nhiều, tỉ lệ che phủ không cao nên sản lượng khai thác gỗ ít,
khoảng 862,4 nghìn m
3
(bằng 4,1% cả nước). Gỗ được khai thác ở các rừng trồng chủ
yếu phục vụ khai thác mỏ (chống hầm mỏ).
+ Trong vùng có một số vườn quốc gia và các khu dự trữ sinh quyển, rừng phòng hộ
được chú trọng bảo vệ. Ngoài ra, ở khu vực đồi núi nhân dân còn trồng được cây dược
liệu có giá trị kinh tế cao.
– Bước 2: GV gọi một số HS nêu thực trạng phát triển và phân bố lâm nghiệp.
– Bước 3: HS nhận xét.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức.
65
– Diện tích rừng và sản lượng gỗ khai thác còn ít.
– Quảng Ninh là tỉnh có diện tích và sản lượng gỗ khai thác lớn nhất vùng.
– Rừng dược chú trọng bảo vệ.
– Ngành lâm nghiệp ngày càng mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường đối
với vùng Đồng bằng sông Hồng.
2.5.2. Công nghiệp
a) Mục tiêu
Trình bày được sự phát triển và phân bố công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện theo cặp; yêu cầu HS dựa vào thông tin mục b
và hình 12.3, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp ở vùng Đồng
bằng sông Hồng.
GV gợi ý HS tập trung vào các ý chính sau: lịch sử phát triển; thực trạng: cơ cấu
ngành như thế nào, phát triển ra sao (dựa vào bảng số liệu rút ra nhận xét), phân bố
(dựa vào hình 12.3). Tác động của phát triển công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng và
vấn đề đặt ra.
– Bước 2: Các cặp thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: Sau khi các cặp thực hiện xong nhiệm vụ, GV gọi đại diện báo cáo, nhận xét.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức.
– Công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng hình thành sớm nhất cả nước và
phát triển mạnh trong thời kì đất nước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
– Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng với nhiều ngành khác nhau và phát triển
nhanh như: sản xuất ô tô, dệt và sản xuất trang phục, sản xuất điện, điện tử, máy
vi tính,...
– Các trung tâm công nghiệp lớn của vùng là Hà Nội, Hải Phòng.
– Sự phát triển công nghiệp làm cho kinh tế phát triển nhưng cũng dẫn đến nguy
cơ suy giảm tài nguyên, ô nhiễm môi trường.
– Công nghiệp của vùng đang phát triển theo hướng hiện đại, công nghệ cao, ít
phát thải khí nhà kính, có khả năng cạnh tranh,...
2.5.3. Dịch vụ
a) Mục tiêu
Trình bày được sự phát triển và phân bố dịch vụ ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
b) Tổ chức thực hiện
GV khẳng định: Vai trò ngành dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng chiếm tỉ trọng ngày
66
càng cao và có đóng góp lớn nhất vào GRDP của vùng. Cơ cấu ngành dịch vụ đa dạng
bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau.
* Đối với thương mại:
– Bước 1: GV đề dẫn, hoạt động thương mại bao gồm nội thương và ngoại thương. GV
yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu và kiến thức đã có: nhận xét sự phát triển của ngành
nội thương và ngoại thương của vùng. Đồng bằng sông Hồng.
– Bước 2: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: GV gọi một số HS trả lời.
– Bước 4: GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức.
– Hoạt động nội thương:
+ Phát triển khắp các địa phương, hàng hoá đa dạng, hình thức mua bán phong
phú, hiện đại.
+ Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng nhanh, chiếm
tỉ trọng cao so với cả nước.
+ Hà Nội là trung tâm thương mại lớn nhất của vùng.
– Hoạt động ngoại thương:
+ Tỉ trọng trị giá xuất khẩu của vùng chiếm khoảng 35% cả nước (năm 2021).
+ Các địa phương có trị giá xuất khẩu hàng đầu trong vùng là Bắc Ninh, Hải
Phòng, Hà Nội, Hải Dương.
+ Cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh và cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) là
những nơi diễn ra hoạt động xuất, nhập khẩu chủ yếu của cả vùng.
* Đối với giao thông vận tải:
– Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào hình 12.3, xác định các tuyến đường giao thông,
cảng biển, cảng hàng không, các đầu mối giao thông vận tải quan trọng của vùng. Từ
đó rút ra nhận xét về các loại hình giao thông vận tải của vùng Đồng bằng sông Hồng
và vai trò của chúng.
– Bước 2: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: GV gọi một số HS trả lời, nhận xét.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức.
– Giao thông vận tải ngày càng hiện đại, với nhiều loại hình khác nhau (đường bộ
cao tốc, đường cao tốc, cảng hàng không, cảng biển) giúp kết nối các địa phương
trong vùng và cả nước cũng như quốc tế được thuận tiện.
– Hà Nội, Hải Phòng là hai đầu mối giao thông vận tải quan trọng nhất vùng
Đồng bằng sông Hồng.
* Đối với du lịch:
– Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào hình 12.3, xác định một số điểm du lịch trong
67
vùng, kết hợp với hiểu biết, chứng minh Đồng bằng sông Hồng có thế mạnh phát
triển du lịch.
– Bước 2: HS suy nghĩ trả lời.
– Bước 3: HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
– Bước 4: GV đánh giá và chuẩn hoá kiến thức.
– Vùng Đồng bằng sông Hồng có tài nguyên du lịch phong phú với nhiều điểm
du lịch hấp dẫn (Hạ Long, Cát Bà, Tràng An,...).
– Du lịch đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng.
3. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu
Củng cố kiến thức đã được học trong bài.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu cá nhân HS làm các bài tập luyện tập.
– Bước 2: HS làm bài.
– Bước 3: HS trả lời trước lớp (GV sẽ biết được việc nắm bắt kiến thức đã học của HS).
– Bước 4: GV chuẩn hoá lại một số nội dung đã được học thông qua câu hỏi luyện tập.
4. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu
Vận dụng kiến thức đã học vào một tình huống mới.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: Khuyến khích HS lựa chọn một trong hai nhiệm vụ và thực hiện ở nhà.
– Bước 2: HS tìm hiểu ở nhà, trao đổi với GV nếu cần.
– Bước 3: HS chia sẻ sản phẩm với cả lớp.
– Bước 4: GV có thể kiểm tra ở bài học sau, nếu kết quả tốt, cho điểm khuyến khích
động viên HS.
IV. CÂU HỎI ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỞ RỘNG
Câu 1. Khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Hồng có đặc điểm nào sau đây?
A. Khô nóng quanh năm.
B. Có một mùa đông lạnh.
C. Ẩm ướt quanh năm.
D. Có một mùa mưa và mùa khô.
68
Câu 2. Đồng bằng sông Hồng có điều kiện phát triển du lịch biển, chủ yếu là do
A. biển có nhiều đảo và quần đảo đẹp.
B. đường bờ biển dài, nhiều bãi tắm.
C. dưới đáy biển có nhiều rạn san hô.
D. bản sắc văn hóa vùng biển đa dạng.
Câu 3. Dân cư vùng Đồng bằng sông Hồng có đặc điểm nào sau đây?
A. Nhiều thành phần dân tộc nhất cả nước.
B. Mật độ dân số đông nhất cả nước.
C. Thu hút người nhập cư nhất cả nước.
D. Dân cư khu vực thành thị nhiều hơn nông thôn.
Câu 4. Những nơi diễn ra hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu ở vùng Đồng bằng
sông Hồng là
A. các cảng biển Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình.
B. cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Vân Đồn và Cát Bi.
C. cảng biển Hải Phòng, cảng hàng không quốc tế Vân Đồn.
D. cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh và cửa khẩu Móng Cái.
Câu 5. Năng suất lúa ở Đồng bằng sông Hồng đứng hàng đầu cả nước, chủ yếu là do
A. trình độ thâm canh cao, ứng dụng khoa học hiện đại.
B. diện tích rộng lớn, đất phù sa màu mỡ, ít bị sâu bệnh.
C. áp dụng kinh nghiệm cổ truyền trong sản xuất.
D. sử dụng nhiều phân bón, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.
Câu 6. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm công nghiệp vùng Đồng bằng
sông Hồng?
A. Hình thành sớm nhất cả nước.
B. Cơ cấu ngành rất đa dạng.
C. Mức độ tập trung cao bậc nhất cả nước.
D. Tỉ trọng công nghiệp khai thác tăng.
69
BÀI 13. THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VỀ VÙNG KINH TẾ
TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ
Thời gian thực hiện dự kiến: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sưu tầm tư liệu và trình bày được về Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
2. Năng lực
– Năng lực chung:
+ Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua thu thập và làm rõ các thông tin về vùng, đề
xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề của vùng.
– Năng lực đặc thù:
+ Phát triển năng lực tìm hiểu địa lí từ sách, báo, internet, thực tế,...
+ Phát triển năng lực hợp tác và giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo,...
3. Phẩm chất
Chăm chỉ, chịu khó tìm hiểu kiến thức địa lí.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Máy tính, máy chiếu, thiết bị điện tử kết nối internet (nếu có),...
– Bản đồ Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
– Các thiết bị và học liệu khác có liên quan đến nội dung bài học (tranh ảnh, video,
bảng số liệu,...).
– SGK Lịch sử và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu
a) Mục tiêu
Tạo tình huống ban đầu, gợi lại những điều đã biết và muốn biết về Vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV đặt một số câu hỏi, chẳng hạn nêu tên các tỉnh, thành phố, các thế mạnh
nổi trội của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
– Bước 2: GV dành một khoảng thời gian nhất định để HS suy nghĩ trả lời.
– Bước 3: GV gọi một số HS trả lời.
70
– Bước 4: Sau khi HS trả lời, GV hướng dẫn HS làm bài thực hành.
2. Hoạt động 2: Hoạt động thực hành
– Bước 1: GV giao việc, yêu cầu HS dựa vào sách, báo cáo, internet,... và thông tin
tham khảo trong bài, tìm hiểu về:
+ Tên các tỉnh, thành phố; diện tích, dân số Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
+ Một số thế mạnh nổi trội của vùng về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao
động, cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư,...
+ Tên một số ngành kinh tế tiêu biểu.
+ Vai trò của vùng đối với nền kinh tế cả nước (đóng góp của vùng vào GDP cả nước).
Lưu ý: Việc tìm hiểu những nội dung trên, GV có thể cho HS tìm hiểu trước ở nhà,
đến lớp báo cáo kết quả.
– Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: Trên cơ sở kết quả tìm hiểu, đại diện nhóm báo cáo. Các nhóm hoặc cá nhân
nhận xét, bổ sung.
– Bước 4: GV chuẩn hoá lại những kiến thức khái quát về Vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ.
– Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc,
Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên.
– Một số thế mạnh nổi trội của vùng:
+ Vị trí địa lí thuận lợi cho giao lưu trong nước và quốc tế; là cửa ngõ ra biển của
các tỉnh phía Bắc; gần những nơi có nguồn nguyên, nhiên liệu,...; có Thủ đô Hà Nội
là đầu não về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ của cả nước.
+ Tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, nhất là than (Quảng Ninh), vùng biển
có nhiều thế mạnh.
+ Nguồn lao động dồi dào, chất lượng hàng đầu cả nước. Cơ sở hạ tầng hiện đại,
mạng lưới giao thông vận tải phát triển; thu hút vốn đầu tư lớn,...
– Một số ngành kinh tế tiêu biểu: khai khoáng, sản xuất nhiệt điện, sản xuất ô tô,
điện tử – tin học, sản xuất và chế biến thực phẩm, đồ uống, dệt, may, vận tải biển,
du lịch biển đảo,...
– Vai trò của vùng đối với nền kinh tế cả nước: đóng góp của Vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ vào GDP cả nước ngày càng lớn, năm 2021 là 26,6%.
– Định hướng phát triển: tập trung vào tam giác Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh,
dọc theo quốc lộ 5 và 18, trong đó Thủ đô Hà Nội là cực tăng trưởng.
3. Hoạt dộng 3: Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu
Củng cố kiến thức đã học.
71
b) Tổ chức thực hiện
GV yêu cầu HS trình bày lại một số đặc điểm của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
4. Hoạt dộng 4: Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu
Liên hệ được kiến thức đã học để giải quyết tình huống mới.
b) Tổ chức thực hiện
GV có thể yêu cầu HS về nhà sưu tầm thông tin tư liệu để hiểu biết thêm về Vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
IV. CÂU HỎI ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỞ RỘNG
Câu 1. Những tỉnh nào sau đây không thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?
A. Hà Nội, Vĩnh Phúc.
B. Bắc Ninh, Quảng Ninh.
C. Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên.
D. Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình.
Câu 2. Tài nguyên phong phú nhất của vùng Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là
A. dầu khí.
B. than đá.
C. sắt.
D. bô-xít.
Câu 3. Thế mạnh hàng đầu của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là
A. nguồn nguyên, nhiên liệu phong phú, dồi dào.
B. gần vùng cây lương thực, cây công nghiệp lớn nhất nước.
C. có nguồn lao động dồi dào, trình độ cao bậc nhất cả nước.
D. tiếp giáp Trung Quốc, thuận lợi trao đổi hàng hóa.
Câu 4. Định hướng phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tập trung vào
A. Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.
B. Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương.
C. Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương.
D. Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên.
Câu 5. Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai khi nói về Vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ?
a) Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm tất cả các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng.
b) Đóng góp của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ vào GDP cả nước ngày càng lớn.
c) Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm trọng
điểm của cả nước.
d) Thủ đô Hà Nội là đầu não về chính trị, kinh tế, văn hoá và khoa học công nghệ
của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
72
BÀI 14: BẮC TRUNG BỘ
Thời gian thực hiện dự kiến: 3 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Bắc Trung Bộ.
– Trình bày được đặc điểm phân hoá của tự nhiên và giải thích ảnh hưởng của tự nhiên
đến sự hình thành cơ cấu kinh tế của Bắc Trung Bộ.
– Trình bày được vấn đề phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Bắc
Trung Bộ.
– Trình bày và giải thích được đặc điểm phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ.
– Phân tích được sự phát triển và phân bố kinh tế ở Bắc Trung Bộ.
– Phân tích được thế mạnh về du lịch ở Bắc Trung Bộ.
– Phân tích được vấn đề phát triển kinh tế biển ở Bắc Trung Bộ.
2. Năng lực
– Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: tự thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ Giao tiếp và hợp tác: chủ động khi trình bày vấn đề, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc,
thái độ khi thảo luận cả lớp.
– Năng lực đặc thù:
+ Nhận thức khoa học Địa lí: nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích
các hiện tượng và quá trình địa lí ở Bắc Trung Bộ.
+ Tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ Địa lí học: bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu,..., khai
thác internet để tìm hiểu về tự nhiên, dân cư, kinh tế – xã hội ở Bắc Trung Bộ.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để liên hệ thực tế về Bắc Trung Bộ.
3. Phẩm chất
Có ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên,...
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Máy tính, máy chiếu, thiết bị điện tử kết nối internet (nếu có),...
– Bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ tự nhiên Bắc Trung Bộ, bản đồ kinh tế Bắc
Trung Bộ.
– Các thiết bị và học liệu khác có liên quan đến nội dung bài học (tranh ảnh, video,
bảng số liệu,...).
73
– SGK Lịch sử và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
2. Học sinh
SGK Lịch sử và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu
a) Mục tiêu
Tạo hứng thú; kết nối kiến thức, kinh nghiệm đã có của HS về Bắc Trung Bộ với nội
dung bài học sắp diễn ra.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ mở đầu như trong SGK. Cách khác, GV
yêu cầu HS kể tên các tỉnh, các dòng sông, điểm du lịch nổi tiếng, một số dân tộc,... ở
Bắc Trung Bộ.
– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: HS trả lời.
– Bước 4: GV dẫn dắt vào bài mới.
2. Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới
2.1. Nội dung 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Bắc Trung Bộ
a) Mục tiêu
Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Bắc Trung Bộ.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: Trước khi tìm hiểu về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Bắc Trung Bộ, GV
yêu cầu HS đọc nội dung Em có biết?. Sau khi HS đọc xong, GV nhắc lại, Bắc Trung Bộ
là một bộ lãnh thổ của vùng kinh tế Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
Sau đó, GV cho HS quan sát bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ Bắc Trung Bộ và
trả lời các câu hỏi:
+ Bắc Trung Bộ bao gồm những tỉnh nào, tiếp giáp với đâu?
+ Tại sao nói Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam?
– Bước 2: HS quan sát các bản đồ, đọc thông tin mục 1, trao đổi với bạn bên cạnh để
trả lời các câu hỏi.
– Bước 3: GV mời đại diện một vài cặp trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét và bổ
sung (nếu có).
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức (diễn giảng và minh hoạ bằng bản đồ để HS hình
dung được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Bắc Trung Bộ).
74
– Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên Huế.
– Bắc Trung Bộ giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Duyên
hải Nam Trung Bộ và nước láng giềng Lào; phía đông Bắc Trung có vùng biển
rộng lớn.
– Bắc Trung Bộ là cầu nối giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng trên cả nước và
với các nước láng giềng.
2.2. Nội dung 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Bắc Trung Bộ
a) Mục tiêu
Trình bày được đặc điểm phân hoá tự nhiên và giải thích ảnh hưởng của tự nhiên
đến sự hình thành cơ cấu kinh tế của Bắc Trung Bộ.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: HS dựa vào thông tin mục 2 và bản đồ tự nhiên Bắc Trung Bộ để tìm hiểu
đặc điểm phân hoá tự nhiên.
Hình thức thực hiện theo nhóm. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm cùng thực hiện
một nhiệm vụ, trả lời 2 câu hỏi:
+ Trình bày đặc điểm phân hoá tự nhiên ở Bắc Trung Bộ.
+ Giải thích ảnh hưởng của tự nhiên đến sự hình thành cơ cấu kinh tế của Bắc Trung Bộ.
– Bước 2: HS tìm hiểu thông tin mục 2, làm việc cá nhân, trao đổi nhóm để hoàn thành
nhiệm vụ.
– Bước 3: GV mời đại diện các nhóm báo cáo nhiệm vụ; các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức (sử dụng một số hình ảnh, video minh hoạ).
– Tự nhiên của Bắc Trung Bộ có sự phân hoá theo chiều tây – đông.
+ Địa hình: Từ tây sang đông, địa hình có 3 dạng phổ biến: đồi núi chủ yếu ở phía
tây, có đất feralit đỏ vàng; đồng bằng chuyển tiếp, chủ yếu có đất phù sa và các cồn
cát; biển, thềm lục địa, đảo ở phía đông.
+ Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh, có sự phân hoá giữa khu
vực phía đông với khu vực phía tây và phân hoá theo độ cao địa hình.
+ Nguồn nước: Bắc Trung Bộ có mạng lưới sông ngòi dày đặc, sông thường ngắn,
dốc, có giá trị nhất định về thuỷ điện, thuỷ lợi. Có nhiều hồ, đầm có thể phát triển
nuôi trồng thuỷ sản và du lịch. Ngoài ra, có một số nguồn nước khoáng,...
+ Sinh vật: Hệ sinh thái rừng đa dạng, có một số loài gỗ quý như lim, táu,... Rừng
phòng hộ (đầu nguồn, ven biển) có vai trò quan trọng trong phòng, chống và
giảm nhẹ tác hại của thiên tai. Bắc Trung Bộ có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên,
vườn quốc gia.
75
+ Khoáng sản: khá phong phú như sắt (Hà Tĩnh), đá vôi (Thanh Hoá, Nghệ An,
Quảng Bình), crôm (Thanh Hoá), thiếc (Nghệ An), ti-tan (Thừa Thiên Huế), tạo
điều kiện thuận lợi cho phát triển nhiều ngành công nghiệp.
+ Biển, đảo: Vùng biển rộng với đường bờ biển kéo dài, cùng hệ thống các đảo
(hòn Mê, Cồn Cỏ,...), đầm phá (Tam Giang – Cầu Hai,...), vũng vịnh (Vũng Áng,
Chân Mây,...), bãi tắm đẹp (Sầm Sơn, Lăng Cô,...) thuận lợi cho xây dựng cảng
biển, phát triển du lịch biển, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, phát triển công
nghiệp và dịch vụ biển.
– Đặc điểm tự nhiên đã ảnh hưởng đến việc hình thành cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; phát triển công nghiệp; du lịch; kinh tế biển.
2.3. Nội dung 3: Tìm hiểu vấn đề phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí
hậu ở Bắc Trung Bộ
a) Mục tiêu
Trình bày được vấn đề phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ở
Bắc Trung Bộ.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV đề dẫn khái quát về đặc điểm tự nhiên Bắc Trung Bộ và đặt câu hỏi:
+ Tại sao phải đặt ra vấn đề phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ở
Bắc Trung Bộ?
+ Để phòng, chống thiên thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Bắc Trung Bộ cần
thực hiện các biện pháp nào?
GV gợi ý HS có thể sử dụng sơ đồ tư duy để đưa ra các giải pháp về phòng, chống
thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
– Bước 2: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, kết hợp những hiểu biết để trả lời
câu hỏi.
– Bước 3: GV gọi HS trả lời, nhận xét, đánh giá.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức.
– Bắc Trung Bộ cần đặt ra vấn đề phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi
khí hậu là do:
+ Bắc Trung Bộ thường xuyên chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai: bão, áp thấp
nhiệt đới, lũ, ngập lụt,...
+ Biến đổi khí hậu làm cho các thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra
ngày càng khốc liệt hơn.
– Biện pháp phòng, chống thiên tai: cần phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả
thiên tai.
– Biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu:
76
+ Giảm nhẹ, cần thực hiện các biện pháp: sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả; hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch; phát triển năng lượng tái tạo; áp dụng
các công nghệ xanh, ít phát thải khí nhà kính, trồng rừng...
+ Thích ứng, cần: xây dựng hệ thống cảnh báo, dự báo; củng cố đê chắn sóng và
đê biển; trồng giống lúa ngắn ngày và giống lúa chịu hạn; tuyên truyền và nâng
cao năng lực thích ứng cho người dân,...
2.4. Nội dung 4: Tìm hiểu phân bố dân cư
a) Mục tiêu
Trình bày và giải thích được đặc điểm phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 4 SGK, trình bày và giải thích đặc
điểm phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ.
– Bước 2: HS tìm hiểu thông tin, các cặp trao đổi để rút ra đặc điểm và giải thích sự
phân bố dân cư.
– Bước 3: GV mời đại diện một vài cặp HS trình bày, các cặp HS khác nhận xét và góp
ý bổ sung.
– Bước 4: GV đánh giá và chuẩn hoá kiến thức.
– Đặc điểm phân bố dân cư Bắc Trung Bộ:
+ Mật độ dân số thấp hơn mức trung bình cả nước.
+ Dân cư phân bố khác nhau: thưa thớt ở khu vực đồi núi phía tây, tập trung đông
đúc ở đồng bằng ven biển phía đông; sinh sống chủ yếu ở khu vực nông thôn.
+ Có nhiều dân tộc cùng sinh sống, phân bố dân tộc có sự đan xen và phân hoá
giữa khu vực phía tây và phía đông.
– Phân bố dân cư chịu tác động của nhiều nhân tố (tự nhiên, kinh tế – xã hội).
Hiện nay, phân bố dân cư thay đổi theo thời gian do quá trình chuyển cư, đô thị
hoá, công nghiệp hoá.
2.5. Nội dung 5: Tìm hiểu sự phát triển và phân bố kinh tế của Bắc Trung Bộ
Trước khi tìm hiểu từng ngành kinh tế ở Bắc Trung Bộ, GV nêu khái quát chung về
kinh tế Bắc Trung Bộ, sự thay đổi cơ cấu kinh tế ở đây.
2.5.1. Nông nghiệp và lâm nghiệp
a) Mục tiêu
Phân tích được sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp và lâm nghiệp ở Bắc
Trung Bộ.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS lần lượt tìm hiểu sự phát triển và phân bố của từng ngành
77
nông nghiệp, lâm nghiệp. GV đặt câu hỏi gợi mở, nâng cao tư duy cho HS như: Điều
kiện để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ như thế nào? Sản xuất nông
nghiệp ở Bắc Trung Bộ có sự thay đổi ra sao?
– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: HS báo cáo kết quả.
– Bước 4: Sau khi HS trả lời các câu hỏi, GV nhận xét, giảng giải và chuẩn hoá kiến
thức. GV xác định trên bản đồ sự phân bố ngành nông nghiệp, lâm nghiệp của Bắc
Trung Bộ. Phía tây là khu vực đồi núi nên có hoạt động lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc,
trồng cây công nghiệp lâu năm,... phát triển; vùng gò đồi và đồng bằng trồng các loại
cây hàng năm như lúa, lạc, vừng, mía,...; vùng biển có hoạt động thuỷ sản phát triển.
– Sản xuất nông nghiệp Bắc Trung Bộ đang chuyển dần từ sản xuất nhỏ lẻ dựa
vào kinh tế hộ gia đình sang sản xuất hàng hoá tập trung, thâm canh, ứng dụng
công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; áp dụng nhiều công nghệ vào sản xuất để tạo
ra giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, có khả năng thích ứng với bệnh
dịch và hạn hán.
+ Trồng trọt chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
Các cây trồng chính gồm: lúa, lạc, vừng, mía, cà phê, hồ tiêu,...
+ Chăn nuôi ngày càng phát triển, các vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn,...
– Lâm nghiệp: Nghề rừng từng bước phát triển nhờ chính sách giao đất, giao
rừng. Các mô hình sản xuất nông lâm kết hợp, canh tác trên đất dốc được mở
rộng đem lại hiệu quả kinh tế và góp phần phòng, chống thiên tai.
+ Khai thác gỗ tập trung ở vùng đồi núi phía tây các tỉnh. Ngoài gỗ, người dân Bắc
Trung Bộ còn khai thác các lâm sản khác như luồng, tre, mây, măng, dược liệu,...
+ Công tác trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng rất được chú trọng. Rừng đặc
dụng trong các vườn quốc gia và khu bảo tồn được bảo vệ nghiêm ngặt.
2.5.2. Công nghiệp
a) Mục tiêu
Phân tích được sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp ở Bắc Trung Bộ.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục b, hình 14.3 (SGK) trả lời các
câu hỏi:
+ Ngành công nghiệp ở Bắc Trung Bộ có đặc điểm gì?
+ Nêu các ngành công nghiệp quan trọng và sự phân bố.
– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.
– Bước 3: GV mời một vài nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung
(nếu có).
78
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức, sử dụng bản đồ để HS biết được sự phân bố các
ngành, khai thác bảng số liệu để HS thấy được sự phát triển của một số ngành.
– Tổng sản phẩm ngành công nghiệp Bắc Trung Bộ tăng nhanh qua các năm.
Công nghiệp đang được tái cấu trúc theo hướng gia tăng các ngành công nghiệp
công nghệ cao, tận dụng lợi thế cạnh tranh của Bắc Trung Bộ và chiến lược phát
triển công nghiệp của đất nước.
– Cơ cấu công nghiệp của Bắc Trung Bộ khá đa dạng:
+ Công nghiệp sản xuất điện bao gồm thuỷ điện, nhiệt điện, tập trung chủ yếu ở
Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế,... Điện gió, điện mặt trời phát
triển mạnh ở Quảng Bình, Quảng Trị.
+ Công nghiệp khai khoáng chủ yếu là khai thác đá vôi ở Thanh Hoá, Nghệ An,
Hà Tĩnh,... khai thác nước khoáng ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế.
+ Sản xuất vật liệu xây dựng tập trung ở Thanh Hoá, Nghệ An,...
+ Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ
gỗ được phát triển với quy mô vừa và nhỏ ở hầu hết các địa phương.
2.5.3. Giao thông vận tải và du lịch
a) Mục tiêu
– Phân tích được sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải ở Bắc Trung Bộ.
– Phân tích được thế mạnh về du lịch ở Bắc Trung Bộ.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục c và hình 14.3 SGK, trình bày sự phát
triển và phân bố ngành giao thông vận tải ở Bắc Trung Bộ.
GV gợi ý HS dựa vào bảng số liệu 14.4 nhận xét sự phát triển của ngành vận tải ở
Bắc Trung Bộ thông qua số lượt khách và khối lượng hàng hoá vận chuyển.
– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ theo cặp, trao đổi trả lời câu hỏi.
– Bước 3: HS báo cáo kết quả, các cặp HS khác nhận xét và bổ sung.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức.
– Bắc Trung Bộ có đầy đủ các loại hình giao thông như đường ô tô, đường sắt,
đường biển, đường sông, đường hàng không, đảm bảo thực hiện vai trò trung
chuyển hàng hoá giữa hai miền Bắc – Nam; từ Trung Lào, Đông Bắc Thái Lan ra
Biển Đông và ngược lại.
– Mạng lưới giao thông của Bắc Trung Bộ đang được đầu tư tương đối đồng bộ và
hiện đại. Các cảng hàng không, cảng biển có vai trò quan trọng để phát triển kinh
tế theo hướng mở như cảng hàng không Vinh, Phú Bài; cảng biển Thanh Hoá,
Nghệ An, Thừa Thiên Huế.
79
Tiếp theo GV dẫn dắt HS:
– Bước 1: Tìm hiểu sự phát triển và phân bố ngành du lịch ở Bắc Trung Bộ bằng cách
trả lời các câu hỏi sau:
+ Chứng minh Bắc Trung Bộ có thế mạnh để phát triển du lịch.
+ Nêu sự phát triển và phân bố du lịch ở Bắc Trung Bộ.
– Bước 2: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: GV gọi một số HS trả lời, nhận xét.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức.
– Bắc Trung Bộ có thế mạnh để phát triển du lịch, đó là vị trí địa lí thuận lợi và
tài nguyên du lịch hấp dẫn cả về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch
văn hoá.
– Số lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến Bắc Trung Bộ tăng nhanh.
Các loại hình du lịch của vùng đa dạng. Nhiều điểm du lịch của Bắc Trung Bộ
trở thành điểm đến nổi tiếng thế giới như: Quần thể di tích Cố đô Huế, hang Sơn
Đoòng, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
2.6. Nội dung 6: Tìm hiểu vấn đề phát triển kinh tế biển, đảo ở Bắc Trung Bộ
a) Mục tiêu
Phân tích được vấn đề phát triển kinh tế biển ở Bắc Trung Bộ.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV nêu khái quát về biển ở Bắc Trung Bộ, sau đó đặt câu hỏi: Tại sao phải
đặt ra vấn đề phát triển kinh tế biển ở Bắc Trung Bộ?
GV tổ chức có HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm, chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ
để cùng thực hiện nhiệm vụ này.
– Bước 2: Các nhóm trao đổi, thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: Đại diện các nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức.
– Phát triển kinh tế biển, đảo có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế –
xã hội của Bắc Trung Bộ.
– Bắc Trung Bộ có tiềm năng phát triển tổng hợp kinh tế biển với các ngành khai
thác, nuôi trồng hải sản; giao thông vận tải biển; du lịch biển; điện gió,...
– Một số khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế biển, đảo ở Bắc Trung
Bộ như: thiên tai, biến đổi khí hậu, vấn đề môi trường biển, nguồn lợi hải sản
suy giảm,...
– Để phát triển kinh tế biển bền vững, Bắc Trung Bộ cần thực hiện nhiều giải pháp.
80
3. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu
– Củng cố kiến thức, kĩ năng đã học.
– Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu cá nhân HS, dựa vào bản đồ hình 14.3, tìm các trung tâm công
nghiệp và các ngành công nghiệp chính của từng trung tâm ở Bắc Trung Bộ. GV gợi ý
cho HS dựa vào bảng chú giải để tìm các trung tâm và ngành công nghiệp.
– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: GV gọi một vài HS trả lời, nhận xét.
– Bước 4: GV đánh giá sự tiếp thu bài của HS.
4. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn có liên quan.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV cho HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV hướng dẫn các nguồn thông tin
HS có thể sử dụng.
– Bước 2: HS sưu tầm thông tin, viết thành báo cáo ngắn.
– Bước 3: HS trình bày báo cáo vào buổi học sau.
– Bước 4: GV thu bài của một số HS để chấm điểm.
IV. CÂU HỎI ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỞ RỘNG
Câu 1. Phía tây Bắc Trung Bộ tiếp giáp với
A. Lào.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 2. Phía tây Bắc Trung Bộ là dãy núi nào sau đây?
A. Bạch Mã.
B. Trường Sơn Bắc.
C. Tam Điệp.
D. Hoành Sơn.
81
Câu 3. Phía tây Bắc Trung Bộ có thể mạnh phát triển ngành kinh tế nào sau đây?
A. Du lịch.
B. Thuỷ sản.
C. Lâm nghiệp.
D. Trồng cây lương thực.
Câu 4. Những thiên tai nào sau đây thường xuất hiện ở Bắc Trung Bộ?
A. Thủy triều, nước biển dâng.
B. Xâm nhập mặn, rét hại.
C. Động đất, băng tuyết.
D. Bão, áp thấp nhiệt đới, nắng nóng.
Câu 5. Dân cư Bắc Trung Bộ tập trung đông đúc ở
A. khu vực đồi núi phía tây.
B. ven các dòng sông lớn.
C. các đảo ven bờ.
D. đồng bằng ven biển phía đông.
Câu 6. Ngành kinh tế biển không phải là thế mạnh của Bắc Trung Bộ là
A. du lịch biển, điện gió.
B. giao thông vận tải biển.
C. khai thác và nuôi trồng hải sản.
D. khai thác và chế biến khoáng sản.
82
BÀI 15. DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
Thời gian thực hiện dự kiến: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Duyên hải Nam Trung Bộ.
– Phân tích được các đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, các thế mạnh và
hạn chế chính.
– Trình bày được sự phân bố dân cư, dân tộc.
– Phân tích được những chuyển biến trong phát triển và phân bố kinh tế của Duyên
hải Nam Trung Bộ.
– Phân tích được sự phát triển của một số ngành kinh tế thế mạnh của Duyên hải Nam
Trung Bộ.
– Trình bày được về Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
2. Năng lực
– Năng lực chung:
+ Giao tiếp và hợp tác: chủ động khi làm việc nhóm, tự tin trình bày nội dung tìm hiểu
nhóm trước lớp.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: đề xuất được các giải pháp và thực hiện được các
nhiệm vụ trong học tập.
– Năng lực đặc thù:
+ Nhận thức khoa học Địa lí: nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích
các hiện tượng và quá trình địa lí ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ Địa lí học: bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu,... có
liên quan đến bài học.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: cập nhật thông tin, liên hệ thực tế về Duyên hải
Nam Trung Bộ.
3. Phẩm chất
– Giáo dục tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.
– Có ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và
bảo vệ môi trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Máy tính, máy chiếu, thiết bị điện tử kết nối internet (nếu có),...
83
– Bản đồ tự nhiên Duyên hải Nam Trung Bộ. Bản đồ kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ.
– Các thiết bị và học liệu khác có liên quan đến nội dung bài học (tranh ảnh, video,
bảng số liệu,...).
– SGK Lịch sử và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
2. Học sinh
SGK Lịch sử và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu
a) Mục tiêu
– Gợi mở nội dung bài học mới.
– Khơi gợi hứng thú học tập cho HS.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1:
+ Phương án 1: Mở đầu như trong SGK.
+ Phương án 2: GV sử dụng hình ảnh về tự nhiên, dân cư, văn hoá, hoạt động kinh tế
tiêu biểu,... ở Duyên hải Nam Trung Bộ, yêu cầu HS dựa vào đó rút ra nhận xét và cảm
nhận của mình.
– Bước 2: HS tìm câu trả lời cho câu hỏi.
– Bước 3: GV gọi một số HS trả lời.
– Bước 4: Sau khi HS trả lời, GV dẫn dắt vào bài mới.
2. Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới
2.1. Nội dung 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Duyên hải Nam Trung Bộ
a) Mục tiêu
Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Duyên hải Nam Trung Bộ.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV cho HS quan sát bản đồ Duyên hải Nam Trung Bộ và trả lời các câu hỏi:
+ Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nào?
+ Cho biết Duyên hải Nam Trung Bộ tiếp giáp với đâu.
+ Cho biết hình dạng lãnh thổ Duyên hải Nam Trung Bộ.
– Bước 2: HS quan sát bản đồ, đọc thông tin mục 1 để trả lời câu hỏi.
– Bước 3: GV mời một vài HS trả lời, các HS khác nhận xét và bổ sung.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức.
84
– Duyên hải Nam Trung Bộ, gồm 8 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.
– Duyên hải Nam Bộ giáp với Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và nước
láng giềng Lào. Phía đông có vùng biển rộng lớn, với nhiều đảo và quẩn đảo.
– Duyên hải Nam Trung Bộ là cầu nối giữa các vùng phía bắc với vùng phía nam,
cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và Lào.
2.2. Nội dung 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
a) Mục tiêu
Phân tích được đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, thế mạnh và hạn chế
chính của Duyên hải Nam Trung Bộ.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 2 và hình 15.1, hãy phân tích thế
mạnh và hạn chế chính về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở Duyên hải
Nam Trung Bộ.
+ GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
+ GV gợi ý HS: Vận dụng mối quan hệ nhân quả, từ đặc điểm tự nhiên, rút ra các
thế mạnh và hạn chế ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Lần lượt tìm hiểu từng điều kiện
tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để rút ra thế mạnh. Sau khi tìm hiểu xong các thế
mạnh, sẽ rút ra những hạn chế.
– Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức.
a) Thế mạnh
– Địa hình, khí hậu:
+ Phía tây địa hình chủ yếu là đồi núi với đất feralit thích hợp cho trồng rừng và
phát triển kinh tế dưới tán rừng.
+ Phía đông là dải đồng bằng hẹp, bị chia cắt bởi các dãy núi đâm ngang ra biển,
có nhiều cồn cát,... với đất phù sa và đất cát pha, thích hợp để trồng cây lương
thực, cây công nghiệp hàng năm.
– Khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa, nhiệt độ trung bình năm cao, số
giờ nắng nhiều đem đến tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo.
– Nguồn nước:
+ Có nhiều sông nhưng chủ yếu là sông ngắn và dốc. Sông có giá trị về thuỷ điện
và cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
85
+ Hệ thống hồ chứa nước đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một số mỏ nước
khoáng như Thạch Bích (Quảng Ngãi), Vĩnh Hảo (Bình Thuận),... có thể phát
triển du lịch.
– Sinh vật: Tài nguyên sinh vật phong phú, nhiều loài có giá trị kinh tế như cây
dược liệu, gỗ,... là cơ sở để phát triển lâm nghiệp, du lịch sinh thái,...
– Khoáng sản có cát thuỷ tinh, ti-tan (Bình Thuận), vàng (Quảng Nam), dầu mỏ
và khí tự nhiên (thềm lục địa Bình Thuận),... là cơ sở để phát triển ngành công
nghiệp khai khoáng.
– Biển, đảo: Vùng biển rộng, trong vùng biển có nhiều bãi tôm, bãi cá với trữ
lượng lớn; đường bờ biển dài, khúc khuỷu, có nhiều đảo, bán đảo, vũng vịnh kín,
bãi tắm đẹp thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển.
b) Hạn chế
– Địa hình chia cắt, gây trở ngại cho giao thông và khó khăn để phát triển các
vùng chuyên canh quy mô lớn.
– Thường xuyên chịu tác động của bão, hạn hán và sa mạc hoá, biến đổi khí hậu,
gây thiệt hại tới hoạt động sản xuất và đời sống của người dân.
2.3. Nội dung 3: Tìm hiểu sự phân bố dân cư, dân tộc
a) Mục tiêu
Trình bày được sự phân bố dân cư, dân tộc của Duyên hải Nam Trung Bộ.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV cho HS tìm hiểu thông tin mục 3, bản đồ dân số Việt Nam trang 120
SGK, bản đồ phân bố dân tộc, trình bày phân bố dân cư, dân tộc của Duyên hải
Nam Trung Bộ theo gợi ý:
+ Sự chênh lệch dân cư giữa khu vực phía đông và phía tây, giữa thành thị và nông thôn
như thế nào? Tại sao có sự chênh lệch đó?
+ Các dân tộc nào sinh sống chủ yếu ở đây?
+ Đặc điểm phân bố dân tộc như thế nào?
– Bước 2: HS làm việc cá nhân hoặc theo cặp để thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: GV gọi một số HS trình bày, các HS khác nhận xét và bổ sung.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức.
86
– Mật độ dân số thấp hơn mức bình quân của cả nước (211 người/km
2
).
– Phân bố dân cư có sự chênh lệch giữa khu vực phía tây và khu vực đồng bằng
ven biển. Tỉ lệ dân thành thị chiếm hơn 40%.
– Duyên hải Nam Trung Bộ là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc như Kinh, Chăm,
Cơ-tu, Hrê, Cơ-ho,... Các dân tộc phân bố đan xen.
+ Người Kinh phân bố rộng khắp.
+ Các dân tộc khác chủ yếu ở vùng đồi núi phía tây.
+ Người Chăm sinh sống chủ yếu ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
2.4. Nội dung 4: Tìm hiểu những chuyển biến trong sự phát triển và phân bố kinh tế
của Duyên hải Nam Trung Bộ
a) Mục tiêu
Phân tích được những chuyển biến trong sự phát triển và phân bố kinh tế của
Duyên hải Nam Trung Bộ.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV diễn giảng kinh tế của Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thay đổi trong
sự phát triển và phân bố.
Sau đó, yêu cầu HS cho biết sự chuyển biến trong phát triển kinh tế và phân bố kinh
tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Gợi ý cho HS phân tích bảng số liệu để thấy được sự
chuyển biến về GRDP; dựa vào bản đồ kinh tế để thấy được sự phân bố kinh tế của
Duyên hải Nam Trung Bộ.
– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: GV gọi một vài HS trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét và bổ sung.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức.
– Chuyển biến trong phát triển kinh tế:
+ GRDP ngày càng tăng.
+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và xây
dựng, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.
+ Các ngành có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ được chú trọng phát triển.
– Chuyến biến trong phân bố kinh tế:
+ Khu vực đồng bằng ven biển đẩy mạnh phát triển tổng hợp kinh tế biển, công
nghiệp, dịch vụ. Hình thành dải khu công nghiệp ven biển kéo dài từ Đà Nẵng
đến Bình Thuận.
+ Khu vực phía tây phát triển nông lâm kết hợp, du lịch sinh thái và thuỷ điện.
87
2.5. Nội dung 5: Tìm hiểu một số ngành kinh tế thế mạnh
2.5.1. Thuỷ sản
a) Mục tiêu
Phân tích được sự phát triển của ngành thuỷ sản.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào mục a và hình 15.2, hãy phân tích sự phát triển của
ngành thuỷ sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Dựa vào bảng số liệu sản lượng thuỷ sản
của Duyên hải Nam Trung Bộ, rút ra nhận xét về sự phát triển; dựa vào bản đồ, rút ra
nhận xét về sự phân bố.
– Bước 2: Các HS thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: GV gọi một vài HS báo cáo kết quả, các HS khác nhận xét và bổ sung.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức.
– Hiện trạng phát triển:
+ Sản lượng thuỷ sản đứng thứ hai cả nước sau Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng nhanh, chiếm 90% tổng sản lượng thuỷ sản.
+ Đẩy mạnh đánh bắt xa bờ, đầu tư tàu đánh bắt công suất lớn, trang thiết bị
hiện đại.
+ Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản được đẩy mạnh theo hướng áp dụng công nghệ
cao, nuôi trồng bền vững.
– Phân bố: Bình Thuận, Bình Định, Quảng Ngãi và Khánh Hoà là những tỉnh có
hoạt động khai thác thuỷ sản phát triển nhất. Khánh Hoà và Phú Yên là những
tỉnh có hoạt động nuôi trồng thuỷ sản phát triển nhất.
2.5.2. Công nghiệp
a) Mục tiêu
Phân tích được sự phát triển của ngành công nghiệp.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào mục b và hình 15.2, hãy phân tích sự phát triển của
ngành công nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
GV gợi ý HS, dựa vào bảng số liệu sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu
của Duyên hải Nam Trung Bộ, rút ra nhận xét về sự phát triển; dựa vào bản đồ, rút ra
nhận xét về sự phân bố.
– Bước 2: Các cặp trao đổi thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: GV gọi một vài cặp trả lời.
88
– Bước 4: GV đánh giá và chuẩn hoá kiến thức.
– Hiện trạng phát triển:
+ Tổng sản phẩm của ngành công nghiệp tăng liên tục.
+ Cơ cấu công nghiệp khá đa dạng, nổi bật là ngành công nghiệp điện (thuỷ điện,
nhiệt điện, điện gió, điện mặt trời); sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế; sản xuất,
chế biến thực phẩm; sản xuất ô tô và xe có động cơ khác,...
+ Các ngành công nghiệp đang tích cực áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất.
– Phân bố: hình thành các trung tâm công nghiệp ven biển: Đà Nẵng, Tam Kỳ,
Dung Quất, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.
2.5.3. Dịch vụ
a) Mục tiêu
Phân tích được sự phát triển của một số ngành dịch vụ.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV nêu sự phát triển của ngành dịch vụ trong cơ cấu GRDP của Duyên hải
Nam Trung Bộ; nhấn mạnh hai ngành dịch vụ thế mạnh là giao thông vận tải và du lịch.
+ GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục c và hình 15.2 trong bài, cho biết sự phát triển
và phân bố ngành dịch vụ ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Về giao thông vận tải, GV gợi ý HS xác định các tuyến đường giao thông, cảng biển;
nhận xét bảng số liệu khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển của Duyên hải
Nam Trung Bộ.
+ Về du lịch, xác định một số điểm du lịch và trung tâm du lịch.
– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: GV gọi một số HS trả lời, các HS khác nhận xét và bổ sung.
– Bước 4: Sau khi HS trả lời, GV đánh giá và chuẩn hoá kiến thức.
– Sự phát triển:
+ Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GRDP.
+ Cơ cấu ngành dịch vụ khá đa dạng. Giao thông vận tải và du lịch là ngành
thế mạnh.
•
Mạng lưới giao thông vận tải được đầu tư nâng cấp, có nhiều tuyến đường bộ
huyết mạch; đường sắt Thống Nhất; cảng biển là thế mạnh nổi bật, với nhiều cảng
quan trọng; có các cảng hàng không trong nước và quốc tế,... Khối lượng hàng
hoá vận chuyển và luân chuyển tăng.
•
Du lịch có nhiều thế mạnh để phát triển. Các loại hình du lịch đa dạng. Các sản
phẩm du lịch có chất lượng ngày càng cao. Thu hút ngày càng nhiều du khách.
– Phân bố: Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn là các trung tâm dịch vụ lớn nhất ở
Duyên hải Nam Trung Bộ.
89
2.6. Nội dung 6: Tìm hiểu về Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
a) Mục tiêu
Trình bày được Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 6, hãy trình bày khái quát về Vùng kinh
tế trọng điểm miền Trung.
GV gợi ý HS quan sát hình 14.3 trang 174 và hình 15.2, thông tin trong bài, trả lời
các câu hỏi: Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm các tỉnh, thành phố nào? Vùng có
thế mạnh gì? Tình hình phát triển, định hướng phát triển vùng?...
– Bước 2: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: GV gọi một số HS trả lời. Các HS khác nhận xét và bổ sung.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức.
– Vùng gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi
và Bình Định.
– Vùng có thế mạnh phát triển các ngành kinh tế biển: kinh tế hàng hải, khai thác
dầu khí và khoáng sản biển khác, nuôi trồng và khai thác thuỷ sản, công nghiệp
ven biển, năng lượng tái tạo,...
– Tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng khá cao.
– Định hướng phát triển: tập trung vào khu vực ven biển Thừa thiên Huế –
Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi trở thành trung tâm dịch vụ, công nghiệp
khoa học công nghiệp chất lượng cao; tiếp tục hình thành, phát triển các trung
tâm du lịch biển, du lịch sinh thái mang tầm khu vực và quốc tế,...
3. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu
– Củng cố nội dung bài học.
– Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV cho HS làm việc trên lớp. GV hướng dẫn HS chọn dạng biểu đồ phù hợp
(biểu đồ tròn).
– Bước 2: HS làm việc cá nhân, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
– Bước 3: GV mời một vài HS thực hiện nhiệm vụ. Các HS khác nhận xét và bổ sung
(nếu có).
90
– Bước 4: GV đánh giá (biểu đồ đúng, đẹp, có tên, chú giải, có số liệu thể hiện trên
biểu đồ).
4. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu
Vận dụng kiến thức đã học để sưu tầm về một số di sản văn hoá tiêu biểu của
Duyên hải Nam Trung Bộ.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV hướng dẫn HS nội dung thông tin cần thu thập như: tên di sản văn hoá,
loại di sản văn hoá (vật thể, phi vật thể), cấp (quốc tế, quốc gia), địa điểm di sản, năm
công nhận, một số hình ảnh về di sản, ý nghĩa của di sản,...
– Bước 2: HS thực hiệm nhiệm vụ ở nhà.
– Bước 3: HS chia sẻ kết quả ở bài học sau.
– Bước 4: GV nhận xét, đánh giá.
IV. CÂU HỎI ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỞ RỘNG
Câu 1. Hãy kể tên các quần đảo thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 2. Duyên hải Nam Trung Bộ có một tỉnh giáp với Lào, đó là tỉnh nào sau đây?
A. Quảng Nam.
B. Quảng Ngãi.
C. Bình Định.
D. Phú Yên.
Câu 3. Duyên hải Nam Trung Bộ có thế mạnh để phát triển du lịch, chủ yếu là do
A. có nhiều lễ hội.
B. có nhiều di sản.
C. có nhiều bãi biển đẹp.
D. có nhiều vườn quốc gia.
Câu 4. Sản lượng ngành thuỷ sản của Duyên hải Nam Trung Bộ chỉ đứng sau
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
91
Câu 5. Ngành dịch vụ thế mạnh ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. tài chính, ngân hàng.
B. bảo hiểm, y tế.
C. thương mại, chứng khoán.
D. giao thông vận tải, du lịch.
Câu 6. Nhận định nào sau đây đúng với Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?
a) Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm có Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định.
b) Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có thế mạnh về thuỷ điện và lương thực,
thực phẩm.
c) Đà Nẵng là cực tăng trưởng thúc đẩy sự phát triển Vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung.
d) Định hướng phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tập trung vào
Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi.
92
BÀI 16. THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA HẠN HÁN
VÀ SA MẠC HOÁ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI
Ở VÙNG KHÔ HẠN NINH THUẬN – BÌNH THUẬN
Thời gian thực hiện dự kiến: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sử dụng sơ đồ tư duy để phân tích được ảnh hưởng của nạn hạn hán và sa mạc hoá
đối với phát triển kinh tế – xã hội ở vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận.
2. Năng lực
– Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: nỗ lực tìm kiếm thông tin về vấn đề hạn hán và sa mạc hoá ở Ninh
Thuận, Bình Thuận.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: lựa chọn và trình bày sơ đồ tư duy một cách sáng tạo.
– Năng lực đặc thù:
+ Tìm hiểu địa lí: Tìm hiểu ảnh hưởng của nạn hạn hán và sa mạc hoá đối với sự phát
triển kinh tế – xã hội ở vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận thông qua tư liệu,
tranh ảnh,... khai thác từ gợi ý trong bài, internet, thực tế,...
+ Giao tiếp và và hợp tác: khi cùng tìm hiểu, trình bày ảnh hưởng của nạn hạn hán và
sa mạc hoá.
3. Phẩm chất
Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ
môi trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Máy tính, máy chiếu, thiết bị điện tử có kết nối internet (nếu có),...
– Sơ đồ ảnh hưởng của nạn hạn hán và sa mạc hoá đối với phát triển kinh tế – xã hội.
– Tranh ảnh, video,... về hạn hán, sa mạc hoá và tác động đến phát triển kinh tế – xã hội.
– SGK Lịch sử và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu
a) Mục tiêu
Tạo hứng thú, tạo tình huống có liên quan đến nội dung bài thực hành cho HS
trước khi làm bài.
93
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: Giáo viên cho HS xem một số hình ảnh hoặc đoạn video về hạn hán và sa
mạc hoá ở Ninh Thuận – Bình Thuận; yêu cầu HS rút ra nhận xét.
– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: HS báo cáo kết quả.
– Bước 4: GV tóm lược phần trả lời của HS và hướng dẫn làm bài thực hành.
2. Hoạt động 2: Hoạt động thực hành
– Bước 1: GV giải thích thuật ngữ hạn hán và sa mạc hoá:
+ Hạn là một hiện tượng tự nhiên được coi là thiên tai, tạo thành bởi sự thiếu hụt
nghiêm trọng lượng mưa trong thời gian kéo dài, làm giảm hàm lượng ẩm trong không
khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp mực nước
ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh
trưởng của cây trồng, làm môi trường suy thoái gây đói nghèo dịch bệnh.
+ Sa mạc hoá có nghĩa là sự suy thoái của đất đai tại các vùng khô hạn, bán khô hạn,
vùng ẩm nửa khô hạn, do các nguyên nhân khác nhau như thay đổi khí hậu, kể cả hoạt
động của con người gây ra (theo Điều 1 Công ước Chống sa mạc hoá của Liên hợp quốc
năm 1994).
– Bước 2: GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ gợi ý trong bài và thông tin về nạn hạn hán và
sa mạc hoá ở Ninh Thuận – Bình Thuận do GV cung cấp, hãy:
+ Phân tích ảnh hưởng của nạn hạn hán và sa mạc hoá đối với phát triển kinh tế – xã
hội ở vùng khô hạn Ninh Thuận – Bình Thuận.
+ Đề xuất một số giải pháp để phòng chống hạn hán và sa mạc hoá.
– Bước 3: HS thực hiện nhiệm vụ theo cặp hoặc nhóm.
– Bước 4: GV tổ chức để các cặp hoặc nhóm báo cáo, trao đổi, nhận xét; sau đó GV
chuẩn hoá lại một số ý chính.
– Ảnh hưởng của nạn hạn hán và sa mạc hoá:
+ Hạn hán
+ Sa mạc hoá
– Một số biện pháp phòng, chống:
+ Sử dụng hợp lí tài nguyên nước trong sản xuất và sinh hoạt.
+ Quy hoạch tưới tiêu hợp lí, xây dựng hồ chứa nước, các công trình thuỷ lợi.
+ Xây dựng đồng ruộng có khả năng tăng cường giữ nước trong đất.
+ Nghiên cứu đưa vào nuôi trồng những giống cây con có nhiều khả năng chịu hạn.
+ Trồng rừng và bảo vệ rừng.
94
3. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu
Củng cố kiến thức.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu một số HS nhắc lại ảnh hưởng của nạn hạn hán và sa mạc hoá
đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở Ninh Thuận – Bình Thuận.
– Bước 2: HS suy nghĩ trả lời.
– Bước 3: HS báo cáo.
– Bước 4: GV nhận xét việc tiếp thu bài của HS.
4. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu
Liên hệ kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn.
b) Tổ chức thực hiện
GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu những cây trồng, vật nuôi có thể thích ứng với hạn
hán ở Ninh Thuận – Bình Thuận.
IV. CÂU HỎI ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỞ RỘNG
Câu 1. Hạn hán và sa mạc hoá ở Ninh Thuận – Bình Thuận làm cho ngành kinh tế nào
sau đây chịu ảnh hưởng nhiều nhất?
A. Công nghiệp.
B. Giao thông vận tải.
C. Nông nghiệp.
D. Xây dựng.
Câu 2. Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai khi nói về hạn hán và sa mạc hoá
ở Duyên hải Nam Trung Bộ?
a) Hạn hán và sa mạc hoá dẫn đến nguy cơ đói nghèo, thiếu lương thực.
b) Biến đổi khí hậu làm gia tăng hiện tượng hạn hán và sa mạc hoá.
c) Hạn hán và sa mạc hoá cũng là cơ hội để đa dạng cơ cấu cây trồng.
d) Hệ thống tưới tiêu là giải pháp quan trọng hàng đầu để hạn chế hạn hán và sa
mạc hoá.
e) Cừu là vật nuôi có khả năng thích nghi với hạn hán ở Ninh Thuận – Bình Thuận.
95
BÀI 17. VÙNG TÂY NGUYÊN
Thời gian thực hiện dự kiến: 3 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng.
– Trình bày được thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
của vùng.
– Nhận xét được đặc điểm dân cư, văn hoá của các dân tộc Tây Nguyên.
– Trình bày được sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế thế mạnh của vùng
Tây Nguyên.
– Trình bày được các vấn đề môi trường trong phát triển.
2. Năng lực
– Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: tực xác định và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ Giao tiếp và hợp tác: hợp tác và giao tiếp với bạn trong thực hiện nhiệm vụ học tập.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát hiện vấn đề từ nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết.
– Năng lực đặc thù:
+ Nhận thức khoa học Địa lí: nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích
các hiện tượng và quá trình địa lí vùng Tây Nguyên.
+ Tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ của Địa lí học: bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, bảng số
liệu, khai thác internet nội dung có liên quan đến bài học.
3. Phẩm chất
– Thêm yêu quý và có trách nhiệm trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi
trường,... vùng Tây Nguyên.
– Tôn trọng sự đa dạng về văn hóa các vùng, miền.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Máy tính, máy chiếu, thiết bị điện tử kết nối internet (nếu có),...
– Bản đồ tự nhiên, bản đồ kinh tế vùng Tây Nguyên.
– Các thiết bị và học liệu khác có liên quan đến nội dung bài học (tranh ảnh, video,
bảng số liệu,...).
– SGK Lịch sử và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
96
2. Học sinh
SGK Lịch sử và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu
a) Mục tiêu
Tạo hứng thú học tập, kết nối kiến thức đã có với nội dung bài học sắp diễn ra.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1:
+ Phương án 1: GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ như tình huống mở đầu trong SGK.
+ Phương án 2: GV xây dựng tình huống mới, cho HS xem một đoạn video, tranh ảnh
về tự nhiên, dân cư, kinh tế – xã hội vùng Tây Nguyên. Yêu cầu HS nêu những hiểu
biết về vùng Tây Nguyên.
– Bước 3: GV gọi một vài HS trả lời.
– Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới
2.1. Nội dung 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
a) Mục tiêu
Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào bản đồ vùng Tây Nguyên cho biết:
+ Tây Nguyên có bao nhiêu tỉnh, gồm những tỉnh nào.
+ Tây Nguyên tiếp giáp với các vùng nào, tiếp giáp với nước nào.
+ Ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên.
– Bước 2: HS quan sát bản đồ, đọc thông tin trong SGK trả lời các câu hỏi.
– Bước 3: GV gọi một vài HS trả lời, các HS khác nhận xét và bổ sung.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức.
– Vùng Tây Nguyên: gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và
Lâm Đồng.
– Giáp với Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ và hai nước
Lào và Cam-pu-chia.
– Vùng có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng an ninh;
thuận lợi trong giao thương với các vùng trong nước và đóng vai trò quan trọng
trong kết nối với các nước Đông Nam Á lục địa.
97
2.2. Nội dung 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
a) Mục tiêu
Trình bày được thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên của vùng.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, hãy trình bày thế mạnh và hạn chế
về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Tây Nguyên.
HS thực hiện theo cặp hoặc nhóm, các cặp hoặc nhóm cùng thực hiện một nhiệm
vụ. GV gợi ý cho HS tư duy theo mối quan hệ nhân quả, phân tích bản đồ, tranh ảnh,...
Từ đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để rút ra thế mạnh và hạn chế của vùng.
– Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao.
– Bước 3: Đại diện các nhóm báo cáo, nhận xét, bổ sung, đánh giá.
– Bước 4: GV chuẩn hoá lại kiến thức (GV diễn giảng và minh hoạ bằng hình ảnh).
a) Thế mạnh
– Địa hình và đất: Chủ yếu là các cao nguyên bề mặt xếp tầng, tương đối bằng
phẳng, đất badan màu mỡ thuận lợi cho quy hoạch các vùng chuyên canh cây
công nghiệp và cây ăn quả, phát triển lâm nghiệp, cây dược liệu (khối núi Kon Tum
và khối núi cực Nam Trung Bộ).
– Khí hậu:
+ Có tính chất cận xích đạo, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, thuận lợi cho cây
trồng nhiệt đới phát triển và phơi, sấy nông sản.
+ Một số khu vực khí hậu mát mẻ, có thể trồng cây cận nhiệt và phát triển du lịch.
– Nguồn nước:
+ Là nơi bắt nguồn của nhiều con sông chảy qua các bậc địa hình khác nhau, tạo
tiềm năng thuỷ điện lớn.
+ Nhiều hồ có khả năng trữ nước và điều tiết dòng chảy.
+ Nước ngầm khá phong phú, cung cấp nước tưới vào mùa khô.
– Khoáng sản có nhiều loại, trong đó bô-xít có trữ lượng lớn nhất nước.
– Sinh vật:
+ Rừng có trữ lượng gỗ lớn, nhiều loài động, thực vật hoang dã, quý hiếm có ý
nghĩa lớn về mặt khoa học và kinh tế.
+ Cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, độc đáo là thế mạnh phát triển du lịch sinh thái.
b) Hạn chế
– Đất đang bị suy thoái ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng.
– Mùa khô kéo dài dẫn tới nguy cơ thiếu nước sản xuất, sinh hoạt và cháy rừng.
– Nước ngầm nằm sâu và có sự suy giảm về trữ lượng gây khó khăn cho khai thác.
98
2.3. Nội dung 3: Tìm hiểu về dân cư, văn hoá
2.3.1. Dân cư
a) Mục tiêu
Nhận xét được đặc điểm dân cư của các dân tộc ở Tây Nguyên.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS đọc nội dung mục a, nêu nhận xét về đặc điểm dân cư của
các dân tộc ở Tây Nguyên. GV gợi ý:
+ Số dân và tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của vùng như thế nào?
+ Mật độ dân cư vùng Tây Nguyên so với cả nước, dân cư chủ yếu sống ở đâu?
+ Thành phần dân tộc ở Tây Nguyên có đặc điểm gì?
+ Một số chỉ tiêu về dân cư vùng Tây Nguyên với cả nước có sự khác nhau như thế nào?
– Bước 2: Cá nhân HS trả lời câu hỏi gợi ý như trên.
– Bước 3: GV gọi một vài HS trả lời, các HS khác nhận xét và bổ sung.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức.
– Tỉ lệ tăng tự nhiên cao hơn mức trung bình cả nước.
– Là vùng thưa dân, mật độ dân số 111 người/km
2
năm 2021.
– Dân cư chủ yếu sống ở nông thôn, chiếm 71% tổng số dân năm 2021.
– Tây Nguyên có nhiều thành phần dân tộc nhất nước ta.
2.3.2. Văn hoá
a) Mục tiêu
Nhận xét được đặc điểm văn hoá của các dân tộc Tây Nguyên.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS đọc nội dung mục b, nêu nhận xét về đặc điểm văn hoá của
các dân tộc ở Tây Nguyên. Gợi ý:
+ Liệt kê một số di sản văn hoá tiêu biểu.
+ Nêu các kiến trúc văn hóa đặc trưng, nhạc cụ độc đáo.
+ Hoạt động sản xuất.
+ Truyền thống,...
– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: GV gọi một số HS trả lời.
– Bước 4: GV chuẩn hoát kiến thức. GV sử dụng phương pháp quy nạp để rút ra đặc
điểm: Tây Nguyên là một trong những vùng có văn hoá đa dạng, độc đáo của nước ta.
GV sử dụng hình ảnh minh hoạ về sự đa dạng văn hoá của Tây Nguyên.
99
Đặc điểm văn hoá vùng Tây Nguyên:
– Tây Nguyên có nhiều di sản vật thể, phi vật thể, điển hình là Không gian văn
hoá Cồng chiêng Tây Nguyên, các lễ hội truyền thống như: Đua Voi, Cơm Mới,...
– Kiến trúc đặc trưng: nhà Rông, nhà Dài; nhạc cụ độc đáo: cồng chiêng, đàn đá,...
– Hoạt động sản xuất: có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp trên nương, rẫy.
– Đồng bào Tây Nguyên có truyền thống đoàn kết, tạo cơ sở nền tảng để ổn định
và phát triển Tây Nguyên bền vững.
– Văn hoá đa dạng, độc đáo, vừa tiếp thu các yếu tố văn hoá mới vừa bảo tồn, phát
huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp.
2.4. Nội dung 4: Tìm hiểu về các ngành kinh tế thế mạnh
GV nêu khái quát về kinh tế vùng Tây Nguyên. Dựa vào bảng số liệu, nhận xét cơ
cấu và sự thay đổi cơ cấu GRDP của vùng. Sau đó dẫn dắt HS tìm hiểu một số ngành
kinh tế thế mạnh của vùng Tây Nguyên.
2.4.1. Phát triển cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả
a) Mục tiêu
Trình bày được sự phát triển và phân bố cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả của
vùng Tây Nguyên.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin mục a, hình 17.2 và kiến thức đã học trả lời
các câu hỏi:
+ Tại sao cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả là thế mạnh của vùng Tây Nguyên?
+ Cho biết các loại cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả chủ yếu của vùng Tây Nguyên.
+ Việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả như thế nào?
– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời các câu hỏi.
– Bước 3: GV gọi đại diện một số cặp hoặc nhóm trả lời.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức.
– Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn của cả nước.
+ Cà phê là cây công nghiệp chủ yếu của vùng, chiếm trên 90% diện tích và sản
lượng cà phê cả nước, được trồng nhiều ở Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai.
+ Cây cao su và điều đứng thứ hai cả nước, sau Đông Nam Bộ.
– Tây Nguyên là vùng trồng cây ăn quả lớn, tiêu biểu là sầu riêng, bơ, chôm chôm,
mít,... phục vụ trong nước và xuất khẩu.
– Công nghệ cao (công nghệ sinh học, tự động hoá,...) đã được ứng dụng trong phát
triển cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả; công nghiệp chế biến được đẩy mạnh.
100
2.4.2. Lâm nghiệp
a) Mục tiêu
Trình bày được sự phát triển và phân bố lâm nghiệp của vùng Tây Nguyên.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục b và hình 17.2, kiến thức đã học hãy:
+ Cho biết tại sao lâm nghiệp là ngành kinh tế thế mạnh ở Tây Nguyên.
+ Nêu các hoạt động lâm nghiệp chủ yếu của vùng.
+ Nhận xét về sản lượng gỗ khai thác và diện tích rừng trồng mới của Tây Nguyên.
+ Nêu tên các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển ở Tây Nguyên.
– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: GV gọi một vài HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
– Bước 4: GV chuẩn hoá lại kiến thức về sự phát triển và phân bố lâm nghiệp của vùng
Tây Nguyên.
– Ngành lâm nghiệp vùng Tây Nguyên chủ yếu là hoạt động khai thác gỗ, ngoài ra
trồng rừng đang được đẩy mạnh.
– Sản lượng gỗ tăng hằng năm để phục vụ chủ yếu cho xuất khẩu. Đắk Lắk là tỉnh
khai thác nhiều gỗ nhất vùng.
– Diện tích rừng trồng mới có biến động. Gia Lai là tỉnh có diện tích rừng trồng
mới nhiều nhất.
– Phục hồi, bảo vệ và phát triển rừng luôn được chú trọng. Trong vùng có các
vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển nổi tiếng như: Kon Ka Kinh, Tà Đùng,
Yok Đôn, Lang Biang,...
2.4.3. Công nghiệp sản xuất điện
a) Mục tiêu
Trình bày được sự phát triển và phân bố công nghiệp sản xuất điện của vùng Tây Nguyên.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV đặt câu hỏi phát vấn: Tại sao Tây Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển
công nghiệp sản xuất điện? GV gợi ý HS dựa vào điều kiện tự nhiên để trả lời.
Tiếp theo, GV yêu cầu HS cho biết ở Tây Nguyên hiện nay sản xuất được những loại
điện nào? Dựa vào bản đồ, xác định các nhà máy điện ở Tây Nguyên.
– Bước 2: HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
– Bước 3: GV gọi một số HS trả lời.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức.
101
– Tây Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp sản xuất điện (sông
chảy qua các cao nguyên sếp tầng, tốc độ gió lớn, số giờ nắng cao).
– Sản xuất điện có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của vùng.
– Cơ cấu ngành sản xuất điện đa dạng, có cả thuỷ điện, điện gió, điện mặt trời.
+ Trên các hệ thống sông đã hình thành các bậc thang thuỷ điện, như hệ thống
sông Sê San (có nhà máy thuỷ điện Ialy, Sê San 3, Sê San 4,...), hệ thống sông
Srêpôk (có nhà máy thuỷ điện Srêpôk 3, Buôn Kuốp,...), hệ thống sông Đồng Nai
(có nhà máy thuỷ điện Đồng Nai 3, Đồng Nai 4,...).
+ Các nhà máy điện gió, điện mặt trời cũng được chú ý phát triển.
2.4.4. Du lịch
a) Mục tiêu
Trình bày được sự phát triển và phân bố du lịch của vùng Tây Nguyên.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin mục d, dựa vào hình 17.2 và hiểu biết của bản
thân, hãy:
+ Cho biết thế mạnh phát triển ngành du lịch ở Tây Nguyên.
+ Nêu các loại hình du lịch chủ yếu và tình hình phát triển và các trung tâm du lịch của vùng.
+ Trình bày định hướng phát triể ngành du lịch của vùng.
– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: GV gọi một vài HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
– Bước 4: GV chuẩn hoá lại kiến thức về sự phát triển và phân bố du lịch của vùng
Tây Nguyên. GV sử dụng hình ảnh minh họa để HS thấy được sự phong phú về tài
nguyên du lịch ở Tây Nguyên.
– Tây Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch (cảnh quan thiên nhiên
hấp dẫn, văn hoá đặc sắc,...).
– Tây Nguyên có thế mạnh phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch
nghỉ dưỡng,...
– Khách du lịch đến Tây Nguyên ngày càng tăng. Đà Lạt, Buôn Ma Thuột,... là
những trung tâm du lịch lớn của vùng.
– Định hướng:
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, hình thành các tuyến du lịch hấp dẫn
du khách.
+ Khai thác lợi thế cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hoá các dân tộc.
102
2.5. Nội dung 5: Tìm hiểu các vấn đề môi trường trong phát triển
a) Mục tiêu
Trình bày được các vấn đề môi trường trong phát triển ở Tây Nguyên.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, dựa vào hiểu biết, hãy:
+ Cho biết trong phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, vùng Tây Nguyên đang phải đối mặt
với vấn đề môi trường và suy giảm tài nguyên như thế nào.
+ Trình bày ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở Tây Nguyên.
– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm, trao đổi, thống nhất kết quả.
– Bước 3: Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức.
– Tây Nguyên đang phải đối mặt với một số vấn đề về môi trường và suy giảm tài
nguyên như:
+ Môi trường nước ở một số nơi bị ô nhiễm bởi các hoạt động khai thác khoáng
sản, sử dụng hoá chất và phân bón trong trồng trọt, hoạt động chăn nuôi gia súc.
+ Hiện tượng mất rừng và suy thoái rừng vẫn đang diễn ra, nguyên nhân do khai
thác gỗ trái phép, chặt phá rừng để phát triển cây công nghiệp.
– Bảo vệ môi trường và tài nguyên có ý nghĩa to lớn đối với phát triển kinh tế – xã
hội bền vững, tạo sinh kế lâu dài cho dân cư trong vùng.
3. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu
– Củng cố kiến thức.
– Rèn luyện kĩ năng phân tích bảng số liệu.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu 17.3, hãy nhận xét sản lượng gỗ khai
thác và diện tích rừng trồng mới ở Tây Nguyên giai đoạn 2010 – 2021.
– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: GV gọi một vài HS trả lời.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức: Giai đoạn 2010 – 2021, sản lượng gỗ khai thác
tăng; tuy nhiên, diện tích rừng trồng mới không ổn định.
4. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu
Vận dụng kiến thức đã học, sưu tầm thông tin, hình ảnh về một số nét văn hoá đặc
sắc của người dân Tây Nguyên.
103
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu ở nhà, những nguồn thông tin HS có
thể tham khảo.
– Bước 2: HS thu thập thông tin, thực hiện ở nhà.
– Bước 3: HS nộp bài trên nhóm lớp.
– Bước 4: GV nhận xét, đánh giá.
IV. CÂU HỎI ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỞ RỘNG
Câu 1. Tây Nguyên không tiếp giáp với
A. biển.
B. Lào và Cam-pu-chia.
C. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 2. Dạng địa hình phổ biến ở Tây Nguyên là
A. đồng bằng.
B. cao nguyên.
C. núi.
D. đồi.
Câu 3. Khoáng sản chủ yếu ở Tây Nguyên là
A. than.
B. dầu khí.
C. bô-xít.
D. sắt.
Câu 4. Khó khăn chủ yếu về tự nhiên ở Tây Nguyên là
A. xâm nhập mặn.
B. rét đậm, rét hại.
C. gió Tây khô nóng.
D. mùa khô kéo dài.
Câu 5. Cây công nghiệp có vị trí số 1 của Tây Nguyên là
A. cao su.
B. hồ tiêu.
C. chè.
D. cà phê.
Câu 6. Tây Nguyên có điều kiện phát triển thuỷ điện là do nguyên nhân chủ yếu nào
sau đây?
A. Nguồn nước dồi dào quanh năm.
B. Sông chảy qua các cao nguyên xếp tầng.
C. Nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt nhiều.
D. Nơi bắt nguồn của nhiều con sông.
104
BÀI 18. VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
Thời gian thực hiện dự kiến: 3 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng.
– Phân tích được các thế mạnh, hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên của vùng.
– Trình bày được đặc điểm về dân cư, đô thị hoá ở vùng Đông Nam Bộ.
– Trình bày được sự phát triển và phân bố một trong các ngành kinh tế thế mạnh
của vùng.
– Phân tích được ý nghĩa của việc tăng cường kết nối liên vùng đối với sự phát triển
của vùng.
– Phân tích được vị thế của Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Năng lực
– Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ
học tập được giao trên lớp và ở nhà.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: xác định được các vấn đề đặt ra trong việc phát triển
kinh tế của vùng Đông Nam Bộ, có thể giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình
học tập.
– Năng lực đặc thù:
+ Phát triển năng lực tìm hiểu địa lí theo quan điểm không gian; giải thích các quá
trình và hiện tượng địa lí tự nhiên, kinh tế – xã hội vùng Đông Nam Bộ.
+ Phát triển năng lực tìm hiểu địa lí thông qua tranh ảnh, bản đồ, bảng số liệu,... liên
quan đến vùng Đông Nam Bộ.
+ Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; tự chủ, tự học để
tìm hiểu các vấn đề về điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế – xã hội vùng Đông Nam Bộ.
3. Phẩm chất
– Chăm chỉ, chịu khó học tập.
– Có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường vùng Đông Nam Bộ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Máy tính, máy chiếu, thiết bị điện tử kết nối internet (nếu có),...
– Bản đồ tự nhiên, bản đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ.
– Các thiết bị và học liệu khác có liên quan đến nội dung bài học (tranh ảnh, video,
bảng số liệu,...).
105
– Phiếu học tập.
– SGK Lịch sử và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
2. Học sinh
SGK Lịch sử và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu
a) Mục tiêu
Tạo hứng thú, kích thích trí tò mò, muốn tìm hiểu về vùng Đông Nam Bộ.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS đọc và suy nghĩ trả lời tình huống mở đầu như gợi ý trong SGK.
– Bước 2: GV dành một thời gian thích hợp để HS suy nghĩ.
– Bước 3: GV gọi vài HS trả lời.
– Bước 4: HS trả lời xong, GV tóm lược và dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới
2.1. Nội dung 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
a) Mục tiêu
Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV cho HS quan sát bản đồ tự nhiên Đông Nam Bộ treo tường hoặc dựa
vào hình 18.1 và thông tin mục 1, trình bày đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
của vùng Đông Nam Bộ.
GV gợi ý những vùng, quốc gia tiếp giáp; lưu ý Đông Nam Bộ còn có cả một vùng
biển rộng với nhiều tiềm năng. Đây là điều kiện để Đông Nam Bộ phát triển kinh tế
biển. Ngoài việc nêu được những vùng lãnh thổ tiếp giáp, HS cần nêu được ý nghĩa của
vị trí địa lí vùng Đông Nam Bộ đối với phát triển kinh tế – xã hội.
– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức.
– Vùng Đông Nam Bộ bao gồm các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh,
Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu.
– Đông Nam Bộ giáp: Cam-pu-chia, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Tây
Nguyên, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; phía đông nam có vùng
biển rộng.
– Đông Nam Bộ nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cầu nối giữa
Đồng bằng sông Cửu Long với Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ; có hệ
thống giao thông vận tải phát triển, giúp kết nối với các vùng trong cả nước và
quốc tế thuận lợi.
106
2.2. Nội dung 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
a) Mục tiêu
Phân tích được các thế mạnh, hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên của vùng.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS hoặc nhóm dựa vào SGK, phân tích các thế mạnh, hạn chế về
điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đông Nam Bộ bằng cách điền
vào phiếu học tập sau:
Yếu tố tự nhiên
Đặc điểm
Thế mạnh đối với
phát triển kinh tế
Hạn chế
Địa hình và đất
Khí hậu
Nguồn nước
Sinh vật
Khoáng sản
Biển, đảo
– Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: Các nhóm báo cáo, nhận xét, đánh giá chéo lẫn nhau.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức.
Yếu tố tự nhiên
Đặc điểm
Thế mạnh đối với
phát triển kinh tế
Hạn chế
Địa hình và đất
Địa
hình
tương
đối
bằng phẳng; đất chủ
yếu
là
đất
badan
và
đất xám phù sa cổ.
Thuận lợi xây dựng cơ
sở công nghiệp, giao
thông, đô thị,...; phát
triển cây công nghiệp
lâu năm quy mô lớn.
Mùa khô kéo
dài
dẫn
đến
thiếu
nước;
triều
cường,
xâm
nhập
mặn; trên đất
liền ít khoáng
sản,...
Khí hậu
Mang
tính
cận
xích
đạo
Hoạt
động
kinh
tế
diễn ra quanh năm.
Nguồn nước
Dồi
dào,
có
một
số
sông và hồ lớn.
Cung
cấp
nước
cho
sản xuất và sinh hoạt.
107
Sinh vật
Tương đối đa dạng,
có một số vườn quốc
gia
và
khu
dự
trữ
sinh quyển.
Phát triển du lịch.
Khoáng sản
Nhiều dầu khí, ngoài
ra còn có cao lanh,...
Thuận
lợi
cho
phát
triển ngành khai thác,
chế biến khoáng sản,...
Biển, đảo
Biển
có
nhiều
tài
nguyên
thiên
nhiên
nhiên: sinh vật biển,
khoáng sản biển, cảnh
đẹp;
nhiều
nơi
xây
dựng cảng biển.
Phát
triển
tổng
hợp
kinh tế biển: khai thác
và
chế
biến
khoáng
sản, du lịch biển, giao
thông
vận
tải
biển,
khai thác và nuôi trồng
hải sản.
2.3. Nội dung 3: Tìm hiểu dân cư và đô thị hoá
2.3.1. Dân cư
a) Mục tiêu
Trình bày được đặc điểm về dân cư ở vùng Đông Nam Bộ.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục a, hãy trình bày đặc điểm dân cư ở
vùng Đông Nam Bộ. Gợi ý tập trung vào 4 vấn đề cơ bản, đó là:
+ Quy mô và gia tăng dân số.
+ Cơ cấu dân số
+ Thành phần dân tộc
+ Phân bố dân cư
– Bước 2: HS làm việc cá nhân, tự tìm hiểu trong SGK.
– Bước 3: GV gọi một số HS báo cáo kết quả.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức.
108
– Đông Nam Bộ là vùng có dân số lớn và tăng nhanh. Đông Nam Bộ có sức hút
lớn đối với người nhập cư.
– Cơ cấu dân số trẻ, đây chính là thế mạnh để vùng phát triển kinh tế.
– Có nhiều thành phần dân tộc cùng chung sống, đoàn kết xây dựng và phát triển
kinh tế.
– Vùng có mật độ dân số lớn thứ 2 cả nước. Dân số sống ở khu vực thành thị cao
hơn khu vực nông thôn.
2.3.2. Đô thị hoá
a) Mục tiêu
Trình bày được đặc điểm về đô thị hoá ở vùng Đông Nam Bộ.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục b, hãy trình bày đặc điểm đô thị hoá
ở vùng Đông Nam Bộ.
– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: GV gọi vài HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
– Bước 4: GV chuẩn hoá lại kiến thức về đặc điểm đô thị hoá ở vùng Đông Nam Bộ.
– Lịch sử hình thành và phát triển từ hơn 300 năm trước; phát triển nhanh khi đất
nước thực hiện công cuộc Đổi mới.
– Đô thị hoá ở Đông Nam Bộ gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
– Số lượng đô thị, tỉ lệ dân thành thị ngày càng tăng.
– Lối sống đô thị lan toả tới các vùng nông thôn của Đông Nam Bộ.
– Xu hướng đô thị hoá: hình thành các đô thị thông minh, hiện đại, đô thị vệ tinh,...
Lưu ý: GV cần nhấn mạnh, Đông Nam Bộ là vùng có số dân thành thị và tỉ lệ dân
thành thị cao nhất cả nước hay nói cách khác là trình độ đô thị hoá cao nhất cả nước.
Yêu cầu HS đọc mục em có biết để biết thành phố Thủ Đức là mô hình thành phố trực
thuộc thành phố đầu tiên ở Việt Nam.
2.4. Nội dung 4: Tìm hiểu sự phát triển và phân bố một số ngành kinh tế
GV nêu khái quát về vị thế và cơ cấu kinh tế vùng Đông Nam Bộ; một số ngành
kinh tế thế mạnh của vùng, sau đó dẫn dắt HS tìm hiểu một số ngành đó.
2.4.1. Công nghiệp
a) Mục tiêu
Trình bày được sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp.
109
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào hình 18.2 và thông tin mục a, hãy trình bày sự phát
triển và phân bố ngành công nghiệp vùng Đông Nam Bộ.
– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ theo cặp.
– Bước 3: HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức.
– Công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ phát triển bậc nhất cả nước. Năm 2021,
tổng sản phẩm ngành công nghiệp chiếm hơn 37% GRDP của vùng.
– Cơ cấu ngành công nghiệp rất đa dạng với nhiều ngành khác nhau, trong đó nổi
lên các ngành thế mạnh như khai thác dầu khí; sản xuất điện tử, máy vi tính; sản
xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất trang phục,...
– Những nơi tập trung công nghiệp: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương,
Đồng Nai,...
– Xu hướng phát triển công nghiệp: ưu tiên phát triển một số ngành công nghệ
cao (điện tử – viễn thông, sản xuất rô-bốt, điều khiển từ xa,...); phát triển công
nghiệp xanh, năng lượng sạch,...
2.4.2. Dịch vụ
a) Mục tiêu
Trình bày được sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ.
b) Tổ chức thực hiện
GV nêu tình hình phát triển, vị trí vai trò của ngành dịch vụ trong cơ cấu GRDP
của vùng, sau đó dẫn dắt HS tìm hiểu một số lĩnh vực.
– Bước 1: GV yêu cầu HS trình bày sự phát triển và phân bố hoạt động thương mại; du
lịch; giao thông vận tải; tài chính ngân hàng,...
– Bước 2: Các nhóm trao đổi, thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: Đại diện nhóm báo cáo, nhận xét, bổ sung.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức:
– Thương mại:
+ Nội thương rất phát triển: nhiều trung tâm thương mại, siêu thị, tổng mức bán
lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng nhanh, chiếm tỉ trọng cao so
với cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại lớn nhất cả nước.
+ Ngoại thương phát triển bậc nhất cả nước (chiếm khoảng 34% cả nước – năm
2021) nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.
110
– Du lịch:
+ Tài nguyên du lịch phong phú, cơ sở phục vụ du lịch hiện đại, giao thông thuận
tiện, nên Đông Nam Bộ có sức hút lớn đối với khách du lịch trong nước và quốc tế.
+ Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước.
– Giao thông vận tải:
+ Đông Nam Bộ có đầy đủ các loại hình giao thông vận tải; hệ thống giao thông
vận tải phát triển nhất cả nước.
+ Sân bay, cảng biển, đường cao tốc liên tục được xây dựng, nâng cấp để đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
+ Đầu mối giao thông vận tải là Thành phố Hồ Chí Minh.
– Tài chính ngân hàng rất phát triển, nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh, với nhiều
ngân hàng Nhà nước, tư nhân, quốc tế, sàn giao dịch chứng khoán, công ti bảo
hiểm,...
– Các lĩnh vực dịch vụ khác như công nghệ thông tin – viễn thông, logistics,...
cũng rất phát triển và ngày càng mở rộng.
2.4.3. Phát triển cây công nghiệp lâu năm
a) Mục tiêu
Trình bày được sự phát triển và phân bố cây công nghiệp lâu năm.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào hình 18.2 và thông tin mục c, hãy trình bày sự phát
triển và phân bố cây công nghiệp lâu năm ở vùng Đông Nam Bộ.
GV gợi ý HS dựa vào bảng số liệu để nhận xét sự phát triển của cây cao su, cây điều.
Tại sao Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp lâu năm lớn của cả nước?
– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: HS báo cáo kết quả.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức.
– Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp lâu năm lớn của cả nước, trong đó,
cây cao su và cây điều có diện tích lớn nhất.
– Cây cao su, cây điều phân bố chủ yếu ở Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương và
Tây Ninh.
2.5. Nội dung 5: Tìm hiểu kết nối liên vùng đối với sự phát triển vùng Đông Nam Bộ
a) Mục tiêu
Phân tích được ý nghĩa của việc tăng cường kết nối liên vùng đối với sự phát triển
của vùng.
111
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 5, hãy phân tích ý nghĩa của việc tăng
cường kết nối liên vùng đối với sự phát triển của vùng Đông Nam Bộ. GV diễn giảng
để HS hiểu được ý nghĩa của kết nối liên vùng; vai trò của việc tăng cường kết nối liên
vùng đối với vùng Đông Nam Bộ.
– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: HS báo cáo kết quả.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức.
Tăng cường kết nối liên vùng giúp Đông Nam Bộ:
– Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá và cung ứng các dịch vụ thế mạnh cho các
vùng trong cả nước, nhất là các vùng lân cận.
– Dễ tiếp cận hơn với những vùng có nhiều tài nguyên thiên nhiên như: Tây
Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và vùng sản xuất trọng điểm
lương thực, thực phẩm Đồng bằng sông Cửu Long.
– Thu hút thêm lực lượng lao động để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của vùng.
Lưu ý: Việc tăng cường kết nối liên vùng không chỉ giúp Đông Nam Bộ phát triển
mà còn góp phần thúc đẩy các vùng khác cùng phát triển. Trong bối cảnh hiện nay,
muốn phát triển kinh tế, cần có sự hợp tác giữa các vùng.
2.6. Nội dung 6: Tìm hiểu vị thế của Thành phố Hồ Chí Minh
a) Mục tiêu
Phân tích được vị thế của Thành phố Hồ Chí Minh
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào thông tin trong mục 6, hãy phân tích vị thế của
Thành phố Hồ Chí Minh. GV sử dụng hình ảnh, bảng số liệu, diễn giảng,... để HS thấy
được vị thế của Thành phố Hồ Chí Minh.
– Bước 2: HS trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi.
– Bước 3: Đại diện một số cặp trả lời.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức về vị thế của Thành phố Hồ Chí Minh.
112
– Đây là đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, văn hoá,
khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục – đào tạo của cả nước.
– Quy mô kinh tế lớn nhất, thu nhập bình quân đầu người cao, thu hút nhiều dự
án đầu tư.
– Là trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn hàng đầu cả nước.
– Thành phố Hồ Chí Minh thúc đẩy phát triển kinh tế đối với vùng Đông Nam Bộ,
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
– Mục tiêu phấn đấu: phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới, trở thành
trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của châu Á.
3. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu
Củng cố kiến thức, kĩ năng đã được học trong bài.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS làm bài tập thực hành như yêu cầu trong SGK.
– Bước 2: HS làm bài tập.
– Bước 3: GV gọi một số HS trả lời.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức:
+ Có thể vẽ biểu đồ lên bảng hoặc gợi ý cách vẽ. Lưu ý, thời gian khác nhau, nên
khoảng cách các năm trên trục hoành cũng khác nhau.
+ Nhận xét: Số dân và tỉ lệ dân thành thị ở Đông Nam Bộ lớn và ngày càng tăng (dẫn
chứng qua các năm).
4. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu
Vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu thêm về Thành phố Hồ Chí Minh.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV giao nhiệm vụ về nhà: Sưu tầm tư liệu về Thành phố Hồ Chí Minh.
– Bước 2: HS sưu tầm thông tin, thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
– Bước 3: HS chia sẻ sản phẩm hoặc báo cáo trước lớp ở thời điểm thích hợp.
– Bước 4: GV nhận xét, đánh giá.
IV. CÂU HỎI ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỞ RỘNG
Câu 1. Phía đông nam vùng Đông Nam Bộ là
A. Tây Nguyên.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. một vùng biển rộng lớn.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
113
Câu 2. Vùng Đông Nam Bộ có hai loại đất chủ yếu nào sau đây?
A. Đất nhiễm phèn và đất nhiễm mặn.
B. Đất badan và đất xám phù sa cổ.
C. Đất lầy thụt và đất cát pha.
D. Đất nhiễm mặn và đất phù sa sông.
Câu 3. Khoáng sản có giá trị nhất ở vùng Đông Nam Bộ là
A. cao lanh.
B. đá a-xít.
C. bô-xít.
D. dầu khí.
Câu 4. Hạn chế chủ yếu về điều kiện tự nhiên ở vùng Đông Nam Bộ không phải là
A. sương muối, giá rét.
B. thiếu nước vào mùa khô.
C. hiện tượng triều cường.
D. xâm nhập mặn.
Câu 5. Ngành công nghiệp có thế mạnh hàng đầu ở vùng Đông Nam Bộ là
A. sản xuất điện.
B. khai thác và chế biến dầu khí.
C. chế biến thuỷ sản ướp đông.
D. sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy.
Câu 6. Cây công nghiệp nào sau đây ở vùng Đông Nam Bộ chiếm diện tích lớn nhất
cả nước?
A. Cây cao su và cây điều.
B. Cây cà phê và cây hồ tiêu.
C. Cây dừa và cây mắc ca.
D. Cây mía và cây thuốc lá.
Câu 7. Tăng cường kết nối liên vùng giúp Đông Nam Bộ
A. thu hút được đầu tư từ các vùng.
B. hạn chế di dân tới các vùng khác.
C. ít phụ thuộc vào các vùng nguyên liệu.
D. mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá.
Câu 8. Ý nào sau đây không phải là vị thế của Thành phố Hồ Chí Minh?
A. Trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước.
B. Thu hút vốn đầu tư lớn nhất cả nước.
C. Đầu não chính trị của cả nước.
D. Trung tâm lớn về khoa học, giáo dục.
114
BÀI 19. THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VỀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
PHÍA NAM
Thời gian thực hiện dự kiến: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Tìm kiếm thông tin, viết báo cáo ngắn về sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam.
2. Năng lực
– Năng lực chung:
+ Giao tiếp và hợp tác: chủ động hợp tác với thầy cô và bạn bè để giải quyết vấn đề
học tập,
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù
hợp với yêu cầu và nhiệm vụ.
– Năng lực đặc thù:
+ Tìm hiểu địa lí thông qua các công cụ Địa lí học (khai thác văn bản, bản đồ, số
liệu,...); thông qua khai thác internet,... để tìm hiểu về Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo khi tìm kiếm thông tin, viết báo cáo; năng lực giao tiếp
và hợp tác khi thực hiện làm việc nhóm, báo cáo kết quả học tập,...
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Máy tính, máy chiếu, thiết bị điện tử kết nối internet (nếu có),...
– Bản đồ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
– Một số số liệu để chứng minh vai trò và vị thế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
– SGK Lịch sử và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu
a) Mục tiêu
Tạo hứng thú cho HS muốn tìm hiểu về Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV đặt một vài câu hỏi như: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm
những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nào? Em có những hiểu biết gì về vùng
kinh tế trọng điểm này?
– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: HS trả lời.
– Bước 4: GV dẫn dắt HS làm bài thực hành.
2. Hoạt động 2: Hoạt động thực hành
GV tổ chức dạy học bài thực hành này theo phương pháp dạy học dự án.
115
– Bước 1: GV giao việc trước để HS tự tìm hiểu và viết báo cáo ở nhà. GV gợi ý HS các
tài liệu cần tìm kiếm. Các nội dung cần trình bày trong báo cáo đã được gợi ý trong
SGK. Đây là những nội dung cơ bản, HS có thể viết nhiều hơn thế.
– Bước 2: Cá nhân HS hoặc nhóm chuẩn bị báo cáo ở nhà.
– Bước 3: GV gọi cá nhân hoặc đại diện các nhóm báo cáo kết quả; nhận xét, đánh giá
lẫn nhau.
– Bước 4: GV chuẩn hoá lại những kiến thức cơ bản, cho điểm động viên các nhóm
hoặc cá nhân có kết quả tốt.
– Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm các tỉnh, thành phố: Thành phố
Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh,
Tiền Giang và Long An.
– Vùng có vị trí địa lí thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội. Tài nguyên thiên
nhiên có nhiều dầu khí, có vùng biển rộng với nhiều tiềm năng phát triển kinh
tế biển; khí hậu, đất đai thích hợp với cây công nghiệp và cây ăn quả. Nguồn lao
động dồi dào, trình độ cao. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, hệ thống đô thị phát
triển; thu hút nhiều vốn đầu tư,...
– Một số ngành kinh tế tiêu biểu: dịch vụ cảng biển, du lịch; khai thác dầu khí; sản
xuất ô tô; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; dệt và sản xuất trang phục; sản
xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống,...
– Vai trò của vùng: đóng góp 33,3% vào GDP cả nước; hỗ trợ và thúc đẩy sự phát
triển các vùng lân cận.
– Định hướng phát triển: tập trung vào tứ giác Thành phố Hồ Chí Minh – Bình
Dương – Đồng Nai – Bà Rịa – Vũng Tàu, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh là cực
tăng trưởng, giữ vai trò quan trọng nhất.
3. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu
Củng cố kiến thức đã học.
b) Tổ chức thực hiện
GV yêu cầu HS nhắc lại một số đặc điểm về Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
4. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn có liên quan.
b) Tổ chức thực hiện
GV có thể yêu cầu HS về nhà sưu tầm tư liệu để hiểu thêm về Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam.
116
IV. CÂU HỎI ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỞ RỘNG
Câu 1. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam không bao gồm những tỉnh nào sau đây?
A. Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương.
B. Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước.
C. Tây Ninh, Tiền Giang, Long An.
D. Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long.
Câu 2. Tài nguyên thiên nhiên nổi trội của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là
A. than và sắt.
B. bô-xít và cát thuỷ tinh.
C. dầu mỏ và khí tự nhiên.
D. vật liệu xây dựng và a-pa-tit.
Câu 3. Cực tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là
A. Bình Dương.
B. Bà Rịa – Vũng Tàu.
C. Đồng Nai.
D. Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 4. Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai khi nói về Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam?
a) Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm tất cả các tỉnh vùng Đông Nam Bộ
và 2 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
b) Tài nguyên thiên nhiên nổi bật cùng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là bô-xít
và ti-tan.
c) Dịch vụ cảng biển, du lịch; khai thác dầu khí; sản xuất điện tử, máy vi tính, ... là
những ngành kinh tế tiêu biển ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
d) Dân số Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ít hơn dân số vùng Đông Nam Bộ.
e) Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có quy mô kinh tế lớn nhất so với các vùng
kinh tế trọng điểm trong cả nước.
g) Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có thế mạnh để phát triển cây công nghiệp
và cây ăn quả nhiệt đới.
h) Định hướng phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tập trung vào tứ giác
Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa – Vũng Tàu.
117
BÀI 20. VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Thời gian thực hiện dự kiến: 3 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng.
– Phân tích được các thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên của vùng.
– Phân tích được đặc điểm dân cư; một số vấn đề xã hội của vùng.
– Trình bày được sự phát triển và phân bố một số ngành kinh tế thế mạnh của vùng.
– Trình bày được về Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Năng lực
– Năng lực chung:
+ Giao tiếp và hợp tác: trao đổi, thảo luận nội dung bài học rõ ràng, logic.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: phân tích được tình huống trong học tập, phát hiện và
nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.
– Năng lực đặc thù:
+ Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian; giải thích các hiện tượng và quá
trình địa lí của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Tìm hiểu địa lí thông qua việc tìm kiếm thông tin từ các công cụ địa lí, internet,... để
tìm hiểu về vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
3. Phẩm chất
Yêu quý, có trách nhiệm trong bảo vệ môi trường thiên nhiên vùng Đồng bẳng sông
Cửu Long.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Máy tính, máy chiếu, thiết bị điện tử kết nối internet (nếu có),...
– Bản đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bản đồ kinh tế vùng Đồng bằng
sông Cửu Long.
– Các thiết bị và học liệu khác có liên quan đến nội dung bài học (tranh ảnh, video,
bảng số liệu,...).
– Phiếu học tập.
– SGK Lịch sử và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
2. Học sinh
SGK Lịch sử và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
118
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu
a) Mục tiêu
Tạo hứng thú, muốn tìm hiểu về vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV mở đầu bài học như gợi ý trong SGK.
– Bước 2: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ ở tình huống mở đầu.
– Bước 3: GV gọi một số HS trả lời.
– Bước 4: Sau khi HS trả lời tìm huống mở đầu, GV dẫn dắt HS tìm hiểu nội dung bài
học mới.
2. Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
2.1. Nội dung 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
a) Mục tiêu
Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 1, hình 20.1 hoặc bản đồ treo tường
vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hãy:
+ Nêu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Trình bày đặc điểm, ý nghĩa vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng.
– Các cặp trao đổi, trả lời các câu hỏi trên.
– Đại diện một số cặp báo cáo kết quả.
– Bước 4: GV đánh giá và chuẩn hoá kiến thức.
– Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Long An,
Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang,
Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
– Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phía tây nam của Tổ quốc, liền kề vùng Đông
Nam Bộ, giáp với Cam-pu-chia; phía tây và phía đông nam có một vùng biển rộng.
– Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tạo điều kiện thuận lợi để vùng Đồng bằng sông
Cửu Long phát triển kinh tế trên đất liền cũng như trên biển, mở rộng mối quan
hệ hợp tác với các nước trong lưu vực sông Mê Công.
2.2. Nội dung 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
a) Mục tiêu
Phân tích được các thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên của vùng.
119
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào hình 20.1 và thông tin mục 2, hãy phân tích các thế
mạnh, hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh
tế – xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long bằng cách hoàn thành phiếu học tập sau:
Yếu tố tự nhiên
Đặc điểm
Thế mạnh
Hạn chế
Địa hình và đất
Khí hậu
Nguồn nước
Sinh vật
Biển
– Bước 2: HS sinh suy nghĩ, trao đổi thảo luận để trả lời câu hỏi.
– Bước 3: Đại diện cặp hoặc nhóm báo cáo kết quả, các cặp hay nhóm khác nhận xét
và bổ sung.
– Bước 4: GV đánh giá và chuẩn hoá kiến thức.
a) Thế mạnh
– Địa hình và đất:
+ Địa hình thấp và bằng phẳng, thuận lợi cho cư trú và sản xuất.
+ Đất chủ yếu là nhóm đất phù sa với 3 loại chính: Đất phù sa sông phân bố thành
một dải dọc sông Tiền và sông Hậu, đây là loại đất tốt, độ phì cao, thích hợp cho
sản xuất nông nghiệp. Đất phèn tập trung ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long
Xuyên, vùng trũng bán đảo Cà Mau; đất mặn phân bố ở ven biển. Đất phèn và đất
mặn có thể trồng lúa, cây ăn quả,...
– Khí hậu: cận xích đạo, nền nhiệt cao và ổn định, lượng mưa dồi dào, thuận lợi
cho sản xuất nông nghiệp.
– Nguồn nước: Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc, tạo thuận lợi cho giao
thông đường thuỷ, sản xuất và sinh hoạt; là nơi đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
– Tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng. Thảm thực vật điển hình là rừng
ngập mặn rừng tràm; trong vùng có nhiều thuỷ sản, các loài chim,...
– Tài nguyên biển phong phú: nhiều cá tôm, bãi tắm đẹp; vùng thềm lục địa có
tiềm năng về khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên; ven biển có tiềm năng xây dựng
cảng biển và phát triển điện gió,...
b) Hạn chế
– Đất nhiễm phèn và nhiễm mặn có diện tích lớn.
– Mùa khô kéo dài.
– Chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu.
– Trên đất liền nghèo khoáng sản.
120
2.3. Nội dung 3: Tìm hiểu dân cư, xã hội
a) Mục tiêu
Phân tích được đặc điểm dân cư; một số vấn đề xã hội của vùng.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 3, hãy phân tích đặc điểm dân cư và
một số vấn đề xã hội ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. GV tổ chức cho HS làm việc
theo nhóm. GV chia nhóm ngẫu nhiên theo danh sách lớp. Mỗi nhóm 4 - 5 HS.
– Bước 2: Các nhóm trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: GV gọi đại diện một vài nhóm HS báo cáo kết quả.
– Bước 4: Sau khi nhóm báo cáo kết quả, GV chuẩn hoá kiến thức.
– Đặc điểm dân cư:
+ Có quy mô dân số lớn nhưng gia tăng rất thấp (thấp nhất cả nước), xuất cư có
xu hướng tăng, chủ yếu đến vùng Đông Nam Bộ.
+ Cơ cấu dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào, là thế mạnh để vùng phát triển
kinh tế.
+ Trên địa bàn, có nhiều thành phần dân tộc cùng chung sống.
+ Mật độ dân số của vùng khá cao nhưng phân bố không đều, phần lớn tập trung
ở ven sông Tiền và sông Hậu, nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, trong khi đó
một số nơi như vùng bán đảo Cà Mau dân cư thưa thớt; tỉ lệ dân thành thị rất
thấp, quá trình đô thị hoá diễn ra chậm.
– Đặc điểm xã hội:
+ Đồng bằng sông Cửu Long là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc; có những nét
văn hóa đặc sắc như văn hoá sông nước, lễ hội truyền thống, đờn ca tài tử,...
+ Đời sống của dân cư trong vùng ngày càng được nâng lên (tỉ lệ lao động đã qua
đào tạo; tỉ lệ dân số biết chữ, thu nhập bình quân, tuổi thọ).
2.4. Nội dung 4: Tìm hiểu sự phát triển và phân bố một số ngành kinh tế
Trước khi tổ chức cho HS tìm hiểu một số ngành kinh tế thế mạnh, GV khái quát
về thực trạng phát triển kinh tế của vùng: quy mô, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế,... sau
đó dẫn dắt tìm hiểu một số ngành kinh tế thế mạnh.
2.4.1. Nông nghiệp và thuỷ sản
a) Mục tiêu
Trình bày được sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp và thủy sản.
b) Tổ chức thực hiện
* Nông nghiệp
– Bước 1: GV diễn giảng và đặt câu hỏi: Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản
121
xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước? Gợi ý HS dựa vào kiến thức đã học ở mục
điều kiện tự nhiên để trả lời.
Sau đó GV yêu cầu HS dựa vào hình 20.2 và thông tin mục a, hãy trình bày sự phát
triển và phân bố nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
– Bước 2: HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
– Bước 3: HS báo cáo kết quả.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức.
– Trồng trọt:
+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa lớn nhất cả nước, chiếm trên
50% diện tích và sản lượng cả nước. Năng suất và sản lượng lúa tăng nhanh, nhiều
giống lúa chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu được đưa vào gieo trồng.
Lúa được trồng ở nhiều nơi như An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp,....
+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước, được
trồng nhiều ở Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long,... Nhiều cây ăn quả được sản
xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, có chỉ dẫn địa lí. Cây dừa có diện tích
lớn nhất cả nước.
– Chăn nuôi: gia cầm phát triển mạnh, nhất là vịt (do có đồng ruộng, lúa gạo
nhiều, thuận lợi cho việc nuôi, chăn thả vịt,...).
* Thuỷ sản
– Bước 1: GV đặt câu hỏi: Tại sao thuỷ sản là thế mạnh hàng đầu ở Đồng bằng sông Cửu
Long? Gợi ý HS dựa vào kiến thức về điều kiện tự nhiên để trả lời. Sau đó GV yêu cầu
HS dựa vào hình 20.2 và thông tin mục a, hãy trình bày sự phát triển và phân bố thuỷ
sản ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
+ GV gợi ý HS dựa vào thông tin trong SGK, HS cho biết sản lượng thuỷ sản ở Đồng
bằng sông Cửu Long (chiếm trên ½ tổng sản lượng cả nước).
+ Dựa vào bảng số liệu, HS nêu sự phát triển ngành thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu
Long, so sánh sự khác nhau về sản lượng khai thác và nuôi trồng.
+ Dựa vào hình 20.2, HS sẽ biết được những tỉnh phát triển mạnh về nuôi trồng và
đánh bắt thuỷ sản.
– Bước 2: Các nhóm trao đổi, thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
– Bước 4: GV đánh giá và chuẩn hoá kiến thức.
122
– Thuỷ sản là thế mạnh hàng đầu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Sản
lượng thuỷ sản của vùng tăng liên tục, chiếm trên 55% tổng sản lượng thuỷ sản
của cả nước.
– Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn hơn và tăng nhanh hơn sản lượng thuỷ sản
khai thác.
– Việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long được đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại.
– Kiên Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre,... là những địa phương có
sản lượng thuỷ sản lớn nhất cả nước.
2.4.2. Công nghiệp
a) Mục tiêu
Trình bày được sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV khái quát tình hình phát triển công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long
và nêu một số ngành thế mạnh, sau đó yêu cầu HS dựa vào hình 20.2 và thông tin
mục b, hãy:
+ Trình bày sự phát triển và phân bố một số ngành công nghiệp thế mạnh (sản xuất, chế
biến thực phẩm; sản xuất điện) ở Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Xác định vị trí một số nhà máy điện trên bản đồ.
– Bước 2: Các cặp trao đổi, thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: Đại diện một số cặp báo cáo kết quả. HS cần giải thích được tại sao những
ngành đó lại là ngành thế mạnh, ý nghĩa của việc phát triển những ngành đó.
– Bước 4: GV đánh giá và chuẩn hoá kiến thức.
– Công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long trong những năm qua có tốc độ tăng
trưởng khá cao. Vùng có khá nhiều ngành công nghiệp, trong đó công nghiệp sản
xuất, chế biến thực phẩm; công nghiệp sản xuất điện là những ngành có thế mạnh.
– Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm là ngành quan trọng ở Đồng bằng
sông Cửu Long; phân bố rộng khắp vùng; các sản phẩm chủ yếu của ngành là gạo
xay xát, thuỷ sản ướp đông, rau quả đóng hộp, thức ăn chăn nuôi,...; một số mặt
hàng xuất khẩu quan trọng, mang lại giá trị kinh tế cao như gạo, thuỷ sản,...
– Công nghiệp sản xuất điện: Sản lượng điện của vùng tăng nhanh do nhiều nhà
máy điện được xây dựng để đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Trong vùng
có một số nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện gió, điện mặt trời. Việc đầu tư phát
triển điện gió, điện mặt trời góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường và giảm nhẹ
biến đổi khí hậu.
123
2.4.3. Dịch vụ
a) Mục tiêu
Trình bày được sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào hình 20.2 và thông tin mục c, hãy trình bày sự phát
triển và phân bố một số hoạt động dịch vụ thế mạnh (thương mại, tài chính ngân
hàng, giao thông vận tải đường thuỷ, du lịch) ở Đồng bằng sông Cửu Long.
– Bước 2: Các nhóm trao đổi, thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: Đại diện cáo nhóm báo cáo kết quả.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức: GV có thể sử dụng sơ đồ tư duy để chuẩn hoá
lại kiến thức về sự phát triển và phân bố một số ngành dịch vụ ở Đồng bằng sông
Cửu Long. Nhấn mạnh một số hoạt động dịch vụ tiêu biểu như xuất khẩu nông sản và
thuỷ sản; phát triển mạnh giao thông vận tải cả đường thuỷ và đường bộ; du lịch sông
nước, miệt vườn, biển đảo.
– Thương mại:
+ Hoạt động nội thương phát triển đa dạng, chợ nổi trên sông đã trở thành nét
văn hoá đặc trưng của vùng; trung tâm thương mại, siêu thị có ở nhiều nơi.
+ Hoạt động ngoại thương được đẩy mạnh, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đứng
đầu cả nước là gạo, thuỷ sản ướp đông và rau quả.
– Tài chính ngân hàng phát triển rộng rãi. Cần Thơ là trung tâm tài chính ngân
hàng lớn nhất vùng.
– Giao thông vận tải đường thuỷ phát triển rộng khắp, một số tuyến đường bộ cao
tốc đang được đầu tư xây dựng; các cảng hàng không, cảng biển, cảng sông cũng
được nâng cấp,...
– Dịch vụ logistics được chú trọng phát triển, hỗ trợ hiệu quả hoạt động giao
thông vận tải, thương mại, nhất là xuất khẩu nông sản và thuỷ sản,... Cần Thơ là
trung tâm logistics của vùng.
– Du lịch là ngành kinh tế có thế mạnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhất
là các loại hình du lịch sông nước, miệt vườn, biển đảo. Phú Quốc và Cần Thơ là
hai trung tâm du lịch của vùng có sức thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
2.5. Nội dung 5: Tìm hiểu Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long
a) Mục tiêu
Trình bày được về Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
124
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 5, hãy trình bày khái quát về Vùng
kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long. GV gợi ý HS tập trung vào một
số nội dung sau:
+ Tên các tỉnh, thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông
Cửu Long.
+ Các thế mạnh nổi trội.
+ Thực trạng.
+ Định hướng phát triển.
– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: GV gọi một vài HS báo cáo kết quả.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức.
– Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm: Cần Thơ,
Kiên Giang, An Giang và Cà Mau.
– Các thế mạnh nổi trội: sản xuất lương thực, thực phẩm; sản xuất điện; phát triển
du lịch; giao thông đường biển, đường sông,...
– Thực trạng: đóng góp khoảng 4% GDP cả nước; là trung tâm lớn về sản xuất lúa
gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thuỷ sản, có đóng góp quan trọng vào xuất
khẩu nông sản và thuỷ sản cả nước,...
– Định hướng phát triển: tập trung vào tam giác Cần Thơ – An Giang – Kiên
Giang, trong đó thành phố Cần Thơ là cực tăng trưởng; xây dựng vùng trở thành
trung tâm dịch vụ, du lịch, logistics, công nghiệp phục vụ nông nghiệp,...
3. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu
Củng cố một số kiến thức, kĩ năng đã học về vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS làm bài tập như trong SGK.
– Bước 2: HS làm bài tập.
– Bước 3: HS báo cáo.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức.
+ Tỉ lệ diện tích và sản lượng lúa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước
năm 2010 và năm 2021 (đơn vị: %)
125
Chỉ số
Năm 2010
Năm 2021
Cả nước
Đồng bằng
sông Cửu Long
Cả nước
Đồng bằng
sông Cửu Long
Diện tích
100,0
52,4
100,0
53,8
Sản lượng
100,0
53,8
100,0
55,5
+ Nhận xét: Diện tích và sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long chiếm trên 50%
so với cả nước. Tỉ lệ diện tích và sản lượng lúa của vùng có xu hướng tăng.
4. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu
Vận dụng kiến thức đã học về vùng Đồng bằng sông Cửu Long để tìm hiểu một số
biện pháp khắc phục những hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
của vùng.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS.
– Bước 2: HS tự tìm hiểu ở nhà, trao đổi với GV nếu cần.
– Bước 3: HS nộp bài trên nhóm lớp.
– Bước 4: GV nhận xét, đánh giá.
IV. CÂU HỎI ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỞ RỘNG
Câu 1. Đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp với
A. Tây Nguyên và Lào.
B. Đông Nam Bộ và Cam-pu-chia.
C. biển và Nam Trung Bộ.
D. Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
Câu 2. Ba loại đất chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm:
A. đất badan, đất lầy thụt, đất xám phù sa cổ.
B. đất cát pha, đất mùn thô, đất nâu đỏ.
C. đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn.
D. đất cồn cát đỏ, đất đen trên đá vôi, đất thung lũng.
Câu 3. Đất phù sa sông ở Đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yếu ở
A. Đồng Tháp Mười.
B. vùng trũng bán đảo Cà Mau.
C. Tứ Giác Long Xuyên.
D. dọc sông Tiền và sông Hậu.
126
Câu 4. Sông ngòi ở Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm nào sau đây?
A. Ngắn và dốc.
B. Mạng lưới dày đặc.
C. Nhiều thác ghềnh.
D. Dạng hình vòng cung.
Câu 5. Những hạn chế về tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long không bao gồm:
A. nhiều đất nhiễm phèn và nhiễm mặn.
B. mùa khô kéo dài, xâm nhập mặn.
C. gió tây khô nóng, rét đậm rét hại.
D. lũ lụt, sạt lở bờ sông, bờ biển.
Câu 6. Dân cư Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm nào sau đây?
A. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao.
B. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp.
C. Mật độ dân số đông nhất cả nước.
D. Dân số ở thành thị nhiều hơn nông thôn.
Câu 7. Một trong những ngành công nghiệp thế mạnh nhất ở Đồng bằng sông
Cửu Long là
A. khai thác và chế biến dầu khí.
B. sản xuất, chế biến thực phẩm.
C. sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính.
D. dệt và sản xuất trang phục.
127
BÀI 21. THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VỀ TÁC ĐỘNG
CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Thời gian thực hiện dự kiến: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Tìm hiểu thông tin và phân tích được tác động của biến đổi khí hậu đối với Đồng
bằng sông Cửu Long; đề xuất giải pháp ứng phó.
2. Năng lực
– Năng lực chung: phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua vận
dụng kiến thức và hiểu biết thực tế để đề xuất các giải pháp ứng phó với biến đổi khí
hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
– Năng lực đặc thù:
+ Tìm hiểu địa lí thông qua công cụ Địa lí học (tư liệu, số liệu, tranh ảnh, bản đồ,...) và
internet để tìm kiếm thông tin, phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với Đồng
bằng sông Cửu Long.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để đề xuất giải pháp ứng phó với biến đổi khí
hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long.
3. Phẩm chất
Có ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường để giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Máy tính, máy chiếu, thiết bị điện tử kết nối internet (nếu có),...
– Bản đồ biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở Đồng bằng sông Cửu Long (nếu có).
– Các video, tài liệu liên quan đến biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long.
– SGK Lịch sử và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu
a) Mục tiêu
Tạo hứng thú, muốn tìm hiểu về tác động của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng
sông Cửu Long.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV có thể đặt câu hỏi: Em có biết biến đổi khí hậu có ảnh hưởng như thế nào
đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long? Theo em cần làm gì để ứng phó với biến đổi khí hậu?
128
– Bước 2: HS suy nghĩ trả lời.
– Bước 3: HS báo cáo.
– Bước 4: GV tóm lược ý chính HS đã trả lời và sau đó dẫn dắt HS vào bài thực hành.
2. Hoạt động 2: Hoạt động thực hành
– Bước 1: GV giao nhiệm từ trước để các nhóm tìm kiếm thông tin, phân tích và đề
xuất giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. GV
gợi ý các tài liệu HS có thể tìm hiểu, một số đường link như gợi ý trong SGK hoặc các
đường link khác.
GV gợi ý HS viết báo cáo theo như trong SGK với các nội dung dưới đây để HS
chuẩn bị trước ở nhà:
+ Tác động của biến đổi khí hậu đối với: Tự nhiên; Hoạt động sản xuất; Đời sống
con người.
+ Đề xuất giải pháp ứng phó: giảm nhẹ, thích ứng.
GV khuyến khích HS có thể sáng tạo, viết theo cách khác nhưng đảm bảo các nội
dung trên.
– Bước 2: HS làm việc tại nhà, chuẩn bị nội dung viết báo cáo.
– Bước 3: Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, tự đánh giá.
– Bước 4: GV chuẩn hoá lại kiến thức và cho điểm những nhóm có sản phẩm tốt.
– Vào mùa khô, nắng nóng và khô hạn diễn ra ngày càng gay gắt, khiến cho nhiều
nơi ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long thiếu nước trầm trọng, nước mặn ngoài
biển theo các sông, kênh rạch xâm nhập sâu vào đồng ruộng; vào mùa mưa lũ, gia
tăng hiện tượng sạt lở ở ven sông, ven biển. Nhiều nơi ở vùng Đồng bằng sông
Cửu Long đứng trước nguy cơ bị ngập do nước biển dâng.
– Biến đổi khí hậu làm cho vùng Đồng băng sông Cửu Long đứng trước những
rủi ro và thiệt hại có thể xảy ra như suy giảm và cạn kiệt tài nguyên, biến đổi hệ
sinh thái; thiệt hại tới các hoạt động sản xuất, nhất là nông nghiệp và nuôi trồng
thuỷ sản; ảnh hưởng tới sức khoẻ và cuộc sống con người.
– Để ứng phó với biến đổi khí hậu, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã có một số
giải pháp để giảm nhẹ và thích ứng như xây dựng các công trình thuỷ lợi để ngăn
mặn, lấy nước ngọt; tạo ra các giống cây, con chịu hạn, chịu mặn; trồng rừng và
bảo vệ rừng; chủ động chung sống và tận dụng những lợi ích do với biến đổi khí
hậu mang lại,...
129
IV. CÂU HỎI ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỞ RỘNG
Câu 1. Biến đổi khí hậu làm cho Đồng bằng sông Cửu Long gia tăng hiện tượng
A. hoang mạc hoá.
B. rét bất thường.
C. lũ ống, lũ quét.
D. sạt lở bờ sông, bờ biển.
Câu 2. Biến đổi khí hậu làm cho Đồng bằng sông Cửu Long đứng trước nguy cơ
A. lũ quét, sạt lở vào mùa mưa.
B. chìm ngập do nước biển dâng.
C. lượng mưa và nhiệt độ giảm.
D. mực nước lũ ngày càng dâng cao.
Câu 3. Hạn hán kéo dài dẫn tới hậu quả phổ biến nào sau đây ở Đồng bằng sông
Cửu Long?
A. Tăng nguy cơ cháy rừng.
B. Hủy hoại các loài thực vật.
C. Giảm chất lượng không khí.
D. Xâm nhập mặn sâu vào đất liền.
Câu 4. Biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng trực tiếp nhất tới
ngành kinh tế nào sau đây?
A. Sản xuất, chế biến thực phẩm.
B. Hoạt động xuất khẩu nông sản.
C. Sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản.
D. Du lịch và giao thông vận tải.
130
BÀI 22. PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN,
MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO
Thời gian thực hiện dự kiến: 3 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Trình bày được trên sơ đồ các vùng biển quốc gia; xác định trên bản đồ các huyện
đảo và các tỉnh có các huyện đảo đó.
– Trình bày được nội dung phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển; ý nghĩa của việc
phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo đối với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và giữ
vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
– Phân tích được vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và giữ vững chủ
quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
2. Năng lực
– Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: rèn luyện các kĩ năng phân tích sơ đồ, bản đồ.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: nhận diện và giải quyết được các vấn đề liên quan đến
tìm hiểu phát triển tổng hợp kinh tế, bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo.
– Năng lực đặc thù:
+ Nhận thức khoa học Địa lí theo quan điểm không gian thông qua sơ đồ các vùng
biển quốc gia, các đảo và huyện đảo.
+ Tìm hiểu địa lí để trình bày vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển; vấn đề khai thác
tài nguyên và bảo vệ môi trường.
3. Phẩm chất
Phẩm chất yêu nước, có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, môi trường biển đảo.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Máy tính, máy chiếu, thiết bị điện tử kết nối internet (nếu có),...
– Bản đồ các huyện, thành phố đảo của Việt Nam, bản đồ một số ngành kinh tế biển
Việt Nam.
– Các thiết bị và học liệu khác liên quan đến bài học (tranh ảnh, video,...).
– SGK Lịch sử và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
2. Học sinh
SGK Lịch sử và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
131
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu
a) Mục tiêu
– Kết nối kiến thức và kinh nghiệm của HS với nội dung bài học.
– Tạo hứng thú cho HS.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1:
+ Phương án 1: GV tổ chức cho HS thực hiện tình huống mở đầu như gợi ý trong SGK.
+ Phương án 2: GV cho HS xem một đoạn video về biển, các ngành kinh tế biển, tài
nguyên và môi trường biển,...
– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: HS báo cáo kết quả.
– Bước 4: GV tóm lược những ý chính HS đã trả lời và dẫn dắt vào bài, tìm hiểu các
nội dung của bài học.
2. Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới
2.1. Nội dung 1: Tìm hiểu biển và đảo Việt Nam
a) Mục tiêu
– Trình bày được trên sơ đồ các vùng biển quốc gia.
– Xác định trên bản đồ các huyện đảo và các tỉnh có các huyện đảo đó.
b) Tổ chức thực hiện
* Trình bày các vùng biển:
– Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào hình 22.1 và kiến thức đã học, hãy trình bày các
vùng biển của Việt Nam.
– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: HS dựa vào hình 22.1 và kiến thức đã học trình bày các vùng biển của Việt Nam.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức.
Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa.
* Xác định các huyện đảo:
– Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào hình 22.2, hãy xác định các huyện đảo, thành phố
đảo và các tỉnh, thành phố có các huyện đảo, thành phố đảo bằng cách hoàn thành
bảng sau vào vở.
132
STT
Huyện, thành phố đảo
Tỉnh, thành phố
1
2
3
.....
– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: HS báo cáo.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức.
Các huyện đảo và thành phố đảo của Việt Nam đến năm 2021:
STT
Huyện, thành phố đảo
Tỉnh, thành phố
1
Huyện Vân Đồn
Tỉnh Quảng Ninh
2
Huyện Cô Tô
Tỉnh Quảng Ninh
3
Huyện Cát Hải
Thành phố Hải Phòng
4
Huyện Bạch Long Vĩ
Thành phố Hải Phòng
5
Huyện Cồn Cỏ
Tỉnh Quảng Trị
6
Huyện Hoàng Sa
Thành phố Đà Nẵng
7
Huyện Lý Sơn
Tỉnh Quảng Ngãi
8
Huyện Trường Sa
Tỉnh Khánh Hoà
9
Huyện Phú Quý
Tỉnh Bình Thuận
10
Huyện Côn Đảo
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
11
Huyện Kiên Hải
Tỉnh Kiên Giang
12
Thành phố Phú Quốc
Tỉnh Kiên Giang
2.2. Nội dung 2: Tìm hiểu phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo
2.2.1. Phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, đảo
a) Mục tiêu
Trình bày được nội dung phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào hình 22.3 và thông tin mục a, hãy trình bày nội dung
phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển ở nước ta. GV tổ chức cho HS làm việc theo
nhóm, vài nhóm tìm hiểu một ngành theo phiếu học tập sau:
133
Đặc điểm
Các ngành
Tiểm năng
Hiện trạng
Tác động tới
các ngành
kinh tế khác
Vấn đề đặt ra
Du lịch biển, đảo
Giao thông vận tải
biển
Khai thác khoáng
sản
Nuôi trồng và khai
thác hải sản
– Bước 2: Các nhóm trao đổi, thảo luận để thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: Các nhóm trình bày báo cáo, các nhóm khác nhận xét.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức.
Đặc điểm
Các ngành
Tiểm năng
Hiện trạng
Tác động tới
các ngành kinh
tế khác
Vấn đề
đặt ra
Du lịch biển,
đảo
Tài
nguyên
du
lịch
biển
phong
phú,
nhiều bãi biển
đẹp, nhiều đảo
có phong cảnh
kì
thú,
hấp
dẫn.
– Là ngành kinh
tế biển được ưu
tiên
phát
triển
hàng đầu.
– Thu hút nhiều
khách du lịch.
Tác
động
tới
nhiều
ngành
kinh
tế
(giao
thông
vận
tải,
dịch vụ lưu trú,
ăn
uống,...),
nâng
cao
đời
sống
nhân
dân,...
Chú ý đến bảo
vệ
môi
trường
biển, đảo.
Giao
thông
vận tải biển
–
Gần
nhiều
tuyến
đường
biển quốc tế.
– Ven biển có
nhiều
vũng
vịnh
có
thể
xây dựng càng
nước sâu.
– Nước ta có 34
cảng biển. Các
cảng biển ngày
càng hiện đại.
– Đội tàu biển
quốc
gia
được
tăng cường.
Thúc
đẩy
phát
triển
ngành
ngoại
thương,
công
nghiệp
đóng tàu và các
dịch vụ hàng hải
như
logistics,
kho
bãi,
hải
quan,...
Cần
chú
trọng
đầu tư hơn nữa
về cơ sở hạ tầng
và cơ sở vật chất
kĩ
thuật,
bảo
vệ
môi
trường
trong quá trình
vận chuyển hàng
hoá, nhất là vận
chuyển dầu mỏ.
134
Khai
thác
khoáng sản
Vùng
biển
có
nhiều
tài
nguyên
khoáng
sản,
quan
trọng
nhất
là
dầu
mỏ và khí tự
nhiên;
ngoài
ra,
ven
biển
còn
có
ti-tan,
cát thuỷ tinh,
một
số
nơi
thuận
lợi
cho
sản xuất muối.
– Công nghiệp
khai thác và chế
biến
dầu
khí
ngày càng phát
triển
để
đáp
ứng thị trường
trong
nước
ngày gia tăng.
–
Sản
xuất
muối, khai thác
ti-tan, khai thác
cát
trắng
cũng
được chú trọng
phát triển.
Thúc
đẩy
sự
phát triển công
nghiệp khai
khoáng,
dịch
vụ vận tải biển,
tạo nguồn hàng
xuất khẩu có giá
trị,
giải
quyết
việc làm.
Cần
khai
thác
hợp
lí,
chú
ý
tới bảo vệ môi
trường, bảo tồn
đa
dạng
sinh
học biển.
Nuôi
trồng
và
khai
thác
hải sản
–
Vùng
biển
nước ta có trữ
lượng hải sản
lớn với nhiều
ngư trường.
– Dọc bờ biển
và ven các đảo
có nhiều điều
kiện thuận lợi
để nuôi trồng
hải sản.
–
Sản
lượng
khai
thác
và
nuôi
trồng
hải
sản
ngày
càng
tăng.
– Khai thác và
nuôi trồng ngày
càng hiện đại.
–
Công
tác
quản lí nghề cá
trên
biển
ngày
càng
chặt
chẽ
và hiện đại,...
–
Cung
cấp
nguyên
liệu
quan trọng cho
ngành
công
nghiệp chế biến,
thúc
đẩy
phát
triển du lịch, tạo
mặt
hàng
xuất
khẩu có giá trị.
– Mang lại hiệu
quả kinh tế cho
người dân vùng
biển, góp phần
bảo
vệ
quốc
phòng an ninh.
Chú
ý
đến
sự
suy
giảm
tài
nguyên,
ô
nhiễm
môi
trường,
tuân
thủ
các
công
ước quốc tế.
Lưu ý: GV cần nhắc đến, hiện nay ngoài tập trung phát triển kinh tế biển, đảo như
trên, nước ta còn phát triển các ngành kinh tế biển, đảo khác như: công nghiệp ven
biển, năng lượng tái tạo, dược liệu biển,...
2.3. Nội dung 3: Tìm hiểu ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo
a) Mục tiêu
Trình bày được ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo đối với việc
bảo vệ tài nguyên, môi trường và giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp
của Việt Nam ở Biển Đông.
135
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục b, hãy trình bày ý nghĩa của việc phát
triển tổng hợp kinh tế biển đảo đối với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và giữ vững
chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
– Bước 2: HS suy nghĩ trả lời.
– Bước 3: HS báo cáo.
– Bước 4: GV diễn giảng và chuẩn hoá kiến thức.
Phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo có ý nghĩa quan trọng đối với:
– Bảo vệ tài nguyên, môi trường: Thông qua phát triển tổng hợp kinh tế biển,
đảo sẽ khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên, góp phần bảo vệ tài nguyên và môi
trường, hướng tới phát triển bền vững.
– Giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông,
góp phần khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam; thể hiện các quyền và
lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên vùng biển quốc gia.
2.3. Nội dung 3: Tìm hiểu khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo
a) Mục tiêu
Phân tích được vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, đảo.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 3, hãy phân tích vấn đề khai thác tài
nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo nước ta.
– Bước 2: Các cặp trao đổi, thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: GV gọi đại diện một vài cặp báo cáo.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức.
– Tài nguyên biển, đảo được khai thác ngày càng hiệu quả. Công tác quản lí, khai
thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo được chú trọng. Tuy nhiên,
một số tài nguyên biển bị khai thác quá mức; ô nhiễm môi trường còn xảy ra ở
một số nơi; các hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học biển bị suy giảm.
– Một số giải pháp để khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo:
+ Đánh giá tiềm năng, giá trị các tài nguyên biển quan trọng. Nâng cao hiệu quả
khai thác các tài nguyên biển.
+ Ngăn ngừa, kiểm soát và giảm ô nhiễm môi trường biển, đảo.
+ Quản lí và bảo vệ tốt các hệ sinh thái biển, ven biển và hải đảo; tăng diện tích
các khu bảo tồn biển, đảo; phục hồi diện tích rừng ngập mặn ven biển.
136
+ Tăng cường hợp tác khu vực và toàn cầu trong phòng, chống ô nhiễm môi
trường biển, đảo.
+ Tuyên truyền, giáo dục người dân có ý thức và hành động bảo vệ tài nguyên và
môi trường biển, đảo.
2.4. Nội dung 4: Tìm hiểu nội dung giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp
của Việt Nam ở Biển Đông
a) Mục tiêu
Phân tích được vấn đề giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt
Nam ở Biển Đông.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ sau: Dựa vào thông tin
mục 4 và kiến thức đã học, hãy phân tích vấn đề giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích
hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: HS báo cáo.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức: Đây là nội dung khó, trừu tượng, GV diễn giảng,
chuẩn hoá lại kiến thức để HS hiểu về những biện pháp giữ vững chủ quyền, các quyền
và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
Để giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông cần:
– Dựa trên các căn cứ pháp luật quốc tế, pháp luật của Việt Nam.
– Tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức toàn dân về giữ vững chủ quyền, các
quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
– Phát triển khoa học công nghệ và tăng cường điều tra cơ bản về biển, đảo.
– Đẩy mạnh giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển.
– Tăng cường năng lực bảo đảm quốc phòng, an ninh và thực thi pháp luật trên biển.
– Tăng cường và mở rộng quan hệ ngoại giao, hợp tác quốc tế về biển.
– Huy động nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho phát
triển bền vững kinh tế biển, đảo.
3. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu
Củng cố một số kiến thức đã học.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu cá nhân HS dựa vào kiến thức đã học, tóm tắt tình hình phát
137
triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, đảo nước ta.
– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: HS báo cáo.
– Bước 4: GV chuẩn hoá lại tóm tắt tình hình phát triển tổng hợp một ngành kinh tế
biển, đảo.
4. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu
Vận dụng kiến thức đã học, liên hệ một tình huống mới.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS, gợi ý nguồn thông tin HS cần tham khảo.
– Bước 2: HS thu thập thông tin và thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
– Bước 3: HS báo cáo trên lớp ở buổi học sau.
– Bước 4: GV nhận xét, đánh giá.
IV. CÂU HỎI ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỞ RỘNG
Câu 1. Ngành kinh tế biển nào sau đây được ưu tiên phát triển hàng đầu ở nước ta?
A. Du lịch biển, đảo.
B. Giao thông vận tải biển.
C. Khai thác khoáng sản.
D. Nuôi trồng và khai thác hải sản.
Câu 2. Việt Nam có thế mạnh phát triển du lịch biển, đảo chủ yếu là do
A. văn hóa vùng biển đa dạng.
B. vùng biển có nhiều hải sản.
C. biển có nhiều phong cảnh đẹp.
D. ven biển có các tuyến giao thông.
Câu 3. Nước ta có điều kiện để xây dựng nhiều cảng biển là do nguyên nhân nào
sau đây?
A. Gần nhiều tuyến đường biển quốc tế.
B. Bờ biển có nhiều cửa sông.
C. Nước biển ấm, không bị đóng băng.
138
D. Ven biển có nhiều vũng vịnh.
Câu 4. Khoáng sản quan trọng nhất ở vùng biển nước ta hiện nay là
A. muối.
B. ti-tan.
C. cát trắng.
D. dầu khí.
Câu 5. Để trở thành một đất nước mạnh về biển, giàu từ biển, cần chú trọng
A. khai thác tiềm năng dầu khí.
B. khai thác tài nguyên hải sản.
C. đẩy mạnh phát triển du lịch biển.
D. phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo.
Câu 6. Hãy hoàn thành sơ đồ thể hiện các ngành kinh tế biển, đảo của Việt Nam.
Các ngành kinh tế biển, đảo chủ yếu ở nước ta
139
CHỦ ĐỀ CHUNG
CHỦ ĐỀ 1. ĐÔ THỊ: LỊCH SỬ VÀ HIỆN TẠI (2)
Thời gian thực hiện dự kiến: 3 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Trình bày được vai trò của đô thị đối với sự phát triển vùng với tư cách là trung tâm
quyền lực và kinh tế của vùng, đất nước, khu vực.
– Mô tả được quá trình đô thị hoá thời kì xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp.
– Nêu được tác động của đô thị hoá đối với sự phát triển kinh tế – xã hội.
2. Năng lực
– Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: phân tích các thông tin trong SGK để thực hiện nhiệm vụ học tập.
+ Giao tiếp và hợp tác: xác định nhiệm vụ của bản thân trong nhóm, tích cực thảo
luận, trao đổi với bạn.
– Năng lực đặc thù:
+ Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: Mô tả được đặc điểm của đô thị hoá trong
hai thời kì, mối quan hệ giữa đô thị hoá và sự phát triển kinh tế, chính trị của vùng,
đất nước.
+ Tìm hiểu lịch sử và địa lí: khai thác thông tin trên sách báo, internet để tìm hiểu quá
trình đô thị hoá trong thời kì xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp.
+ Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: vận dụng lí thuyết đã học để nêu được tác động
của đô thị hoá đối với sự phát triển kinh tế – xã hội.
3. Phẩm chất
Tôn trọng các thành tựu đạt được của quá trình đô thị hoá.
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Máy tính, máy chiếu, thiết bị điện tử kết nối internet (nếu có),...
– Tranh ảnh, video về đô thị qua các thời kì.
– Bảng số liệu, biểu đồ thể hiện quá trình đô thị hoá.
– SGK Lịch sử và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
140
2. Học sinh
SGK Lịch sử và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu
a) Mục tiêu
– Gợi mở nội dung bài học mới.
– Khơi gợi hứng thú học tập cho HS.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV giới thiệu về 1 thành phố và đặt câu hỏi: Thành phố Đô-ha của Ca-ta hồi
đầu thế kỉ XX là 1 làng chài nuôi ngọc trai. Đến nay, Đô-ha đã phát triển thành thành
phố sầm uất, xa hoa. Em hãy tưởng tượng những thay đổi của thành phố này trong 1
thế kỉ qua, từ làng chài nhỏ thành 1 đô thị to đẹp.
– Bước 2: HS vận dụng hiểu biết thực tế của mình để trả lời.
– Bước 3: HS trả lời nhanh theo ý hiểu của bản thân. Các HS khác bổ sung ý kiến.
– Bước 4: GV chính xác hoá thông tin và dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới
2.1. Nội dung 1: Tìm hiểu vai trò của đô thị
a) Mục tiêu
Trình bày được vai trò của đô thị đối với sự phát triển vùng với tư cách là trung tâm
quyền lực và kinh tế của vùng, đất nước, khu vực.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, dựa vào hiểu biết thực tế và liên hệ các
kiến thức đã học, thực hiện nhiệm vụ sau: Đô thị là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã
hội của vùng và đất nước. Em hãy nêu những vai trò của đô thị về mặt kinh tế, xã hội
và môi trường?
– Bước 2: HS tự viết ra vở vai trò của đô thị.
– Bước 3: Một số HS trình bày phần tìm hiểu của mình. HS khác bổ sung.
– Bước 4: GV chính xác hoá thông tin. GV đánh giá quá trình làm việc của HS.
1. Vai trò của đô thị
– Là hạt nhân kinh tế của khu vực.
– Thúc đẩy đổi mới, sáng tạo.
– Tăng cường liên kết, hội nhập.
– Lan toả về văn hoá, xã hội.
– Thúc đẩy tăng trưởng xanh.
141
2.2. Nội dung 2: Tìm hiểu quá trình đô thị hoá thời kì xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp
a) Mục tiêu
Mô tả được quá trình đô thị hoá thời kì xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1:
+ GV chia nhóm 4, 5 HS.
+ GV giao nhiệm vụ: Đọc thông tin trong SGK, lập bảng so sánh quá trình đô thị hoá
thời kì xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp.
– Bước 2: HS làm việc theo nhóm. HS đọc kĩ SGK, tìm ra các tiêu chí để so sánh. HS
tự chọn hình thức thể hiện nội dung: kẻ bảng, vẽ sơ đồ, bài viết,...
– Bước 3: Một số nhóm HS trình bày. Các nhóm khác bổ sung, góp ý.
– Bước 4: GV tổng kết, đánh giá.
2. Đô thị hoá thời kì xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp
Tiêu chí
Thời kì xã hội
công nghiệp
Thời kì xã hội
hậu công nghiệp
Số dân thành
thị, tỉ lệ dân
thành thị
Tăng nhanh, đặc biệt ở các
nước phát triển
Các nước phát triển có tỉ lệ dân
thành thị cao và tăng chậm. Các
nước đang phát triển gia tăng số
dân thành thị rất nhanh.
Quy mô
đô thị
Tăng lên, xuất hiện nhiều
thành phố trên 5 triệu dân.
Rất lớn, nhiều siêu đô thị, vùng
đô thị, dải siêu đô thị.
Hoạt động
kinh tế
Công nghiệp, dịch vụ.
Công nghiệp hiện đại, kinh tế
tri thức.
Xu hướng
phát triển
Phát triển thiếu kiểm soát.
Đô thị xanh, đô thị thông minh.
2.3. Nội dung 3: Tìm hiểu tác động của đô thị hoá đối với sự phát triển kinh tế – xã
hội ở Việt Nam
a) Mục tiêu
Nêu được tác động của đô thị hoá đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1:
+ GV tổ chức thảo luận cả lớp. Liên hệ với vai trò của đô thị nói chung trên thế giới và
liên hệ tình hình cụ thể của Việt Nam.
142
+ GV nêu chủ đề thảo luận: Đô thị hoá ở Việt Nam đóng góp như thế nào vào sự phát
triển của từng vùng và đất nước.
– Bước 2: HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong SGK kết hợp với hiểu biết của bản
thân, trả lời câu hỏi.
– Bước 3: Một số HS trả lời. HS khác bổ sung, góp ý. GV gợi ý để HS tự nêu được các
tác động. GV ghi nhanh các câu trả lời của HS lên bảng.
– Bước 4: GV tổng kết, đánh giá.
3. Tác động của đô thị hoá đối với sự phát triển kinh tế – xã hội
– Tạo động lực phát triển kinh tế cả nước
– Thu hút vốn, khoa học công nghệ
– Tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.
– Tạo mối liên kết, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn
– Một số nơi còn tình trạng quá tải cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường,...
3. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu
Sử dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ học tập.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, làm bài luyện tập trong SGK
– Bước 2: HS làm việc cá nhân, hoàn thành bài vào vở.
– Bước 3: HS cùng bàn trao đổi bài, góp ý cho nhau.
– Bước 4: GV nhận xét, tổng kết.
4. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu
Vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu và giới thiệu về 1 thành phố hoặc thị trấn
nơi em sống hoặc gần nơi em sống.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thông tin về thành phố hoặc thị trấn.
– Bước 2: HS thu thập thông tin, tự tìm hiểu và trao đổi với GV.
– Bước 3: HS nộp bài làm lên nhóm lớp hoặc Padlet hoặc link Google Drive.
– Bước 4: GV nhận xét, góp ý bài cho HS vào buổi học thích hợp.
IV. CÂU HỎI ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỞ RỘNG
GV yêu cầu HS dựa vào bảng 1, bảng 2 trong SGK, vẽ biểu đồ thể hiện số dân thành
thị và tỉ lệ dân thành thị của thế giới các thời kì xã hội công nghiệp và xã hội hậu công
nghiệp. Nêu nhận xét.
143
CHỦ ĐỀ 2. VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG
VÀ SÔNG CỬU LONG (2)
Thời gian thực hiện dự kiến: 4 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Yêu cầu cần đạt
– Trình bày được những nét đặc sắc về văn hoá ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu
Long thông qua việc tìm hiểu về văn minh các dòng sông.
– Phân tích được những biểu hiện của biến đổi khí hậu ở hai vùng châu thổ sông Hồng
và sông Cửu Long.
– Nêu được tác động của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở châu
thổ sông Hồng và sông Cửu Long.
– Đề xuất được ở mức độ đơn giản một số biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu liên
quan đến vùng châu thổ của hai đồng bằng hiện đại.
2. Năng lực
– Năng lực chung: phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua xác định
được vấn đề cần tìm hiểu, có ý tưởng và tổ chức để giải quyết nhiệm vụ học tập.
– Năng lực đặc thù:
+ Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: mô tả được các đặc điểm chủ yếu về văn hoá
của hai châu thổ, mô tả được biểu hiện của biến đổi khí hậu ở hai châu thổ.
+ Tìm hiểu lịch sử và địa lí: sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu một số nét đặc sắc về
văn hóa ở hai châu thổ; bảng số liệu để nhận xét về biểu hiện của biến đổi khí hậu đối
với hai châu thổ.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: liên hệ thực tế về văn hóa, biến đổi khí hậu ở
hai châu thổ.
3. Phẩm chất
– Tôn trọng các giá trị nhân văn khác nhau, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
– Có ý thức và hành động trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ
môi trường ở hai châu thổ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Máy tính, máy chiếu và thiết bị điện tử có kết nối internet (nếu có),...
– Các thiết bị và học liệu khác có liên quan đến nội dung bài học (tranh ảnh, video,
bảng số liệu,...).
144
– SGK Lịch sử và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
2. Học sinh
SGK Lịch sử và Địa lí 9 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu
a) Mục tiêu
– Gợi mở nội dung bài học mới.
– Khơi gợi hứng thú học tập cho HS.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1:
+ Phương án 1: GV tổ chức hoạt động mở đầu như SGK.
+ Phương án 2: GV cho HS xem một đoạn tư liệu có nội dung liên quan đến văn minh
châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long; rút ra nhận định từ đoạn tư liệu đó.
– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: HS báo cáo.
– Bước 4: GV tóm lược một số ý chính HS trả lời và dẫn dắt vào tìm hiểu chủ đề.
2. Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới
2.1. Nội dung 1: Tìm hiểu những nét đặc sắc về văn hoá ở châu thổ sông Hồng và sông
Cửu Long
2.1.1. Một số nét đặc sắc về văn hoá ở châu thổ sông Hồng
a) Mục tiêu
Trình bày được những nét đặc sắc về văn hoá ở châu thổ sông Hồng thông qua việc
tìm hiểu về văn minh các dòng sông.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp, thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu một số
nét đặc sắc về văn hoá châu thổ sông Hồng theo gợi ý:
+ Dấu ấn của nền văn minh sông Hồng được thể hiện như thế nào?
+ Liệt kê các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
– Bước 2: Các cặp trao đổi, thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: GV gọi đại diện một vài cặp báo cáo; nhận xét; bổ sung.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức (sử dụng các tư liệu lịch sử, tranh ảnh để minh hoạ
cho những nét đặc sắc về văn hoá).
145
– Dấu ấn của nền văn minh sông Hồng được thể hiện qua những di sản văn hoá.
– Các di sản vật thể gắn với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc: Thành
Cổ Loa, Cố đô Hoa Lư, Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu – Quốc Tử Giám,...
– Các di sản văn hoá phi vật thể rất phong phú:
+ Ẩm thực với các món ăn truyền thống gắn với đồng ruộng, lúa gạo.
+ Các nghề thủ công truyền thống như: gốm Bát Tràng (Hà Nội), đúc đồng Đại Bái
(Bắc Ninh), thêu ren Văn Lâm (Ninh Bình),...
+ Các lễ hội độc đáo (hội Lim, lễ hội chùa Hương, hội Gióng,...).
+ Các loại hình nghệ thuật, diễn xướng dân gian (dân ca quan họ Bắc Ninh, nghệ
thuật Ca Trù,...).
+ Nếp sống của cộng đồng dân cư và văn học dân gian truyền miệng.
2.1.2. Một số nét đặc sắc về văn hoá ở châu thổ sông Cửu Long
a) Mục tiêu
Trình bày được những nét đặc sắc về văn hoá ở châu thổ sông sông Cửu Long thông
qua việc tìm hiểu về văn minh các dòng sông.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin mục b, tìm hiểu một số nét đặc sắc về văn hoá
của châu thổ sông Cửu Long. GV đặt câu hỏi gợi mở:
+ Văn hoá sông nước ở châu thổ sông Cửu Long được thể hiện như thế nào?
+ Cho biết một số nét văn hoá ẩm thực ở châu thổ sông Cửu Long.
+ Nêu một số làng nghề truyển thống ở châu thổ này.
+ Kể tên một số lễ hội và nghệ thuật dân gian ở châu thổ sông Cửu Long.
– Bước 2: HS làm việc cá nhân, nghiên cứu SGK, tư liệu để trả lời câu hỏi.
– Bước 3: GV gọi một vài HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức.
– Văn hoá sông nước là nét đặc sắc ở châu thổ sông Cửu Long. Cuộc sống và hoạt
động sản xuất của người dân châu thổ sông Cửu Long gắn với sông nước (nhà
nổi, buôn bán trên sông, di chuyển bằng ghe, xuồng rất phổ biến,...).
– Ẩm thực châu thổ sông Cửu Long gắn với sản vật từ sông nước, lúa gạo: mắn,
cá khô, bánh làm từ gạo.
– Một số nghề thủ công truyền thống: đóng ghe xuồng, làm bột gạo, làm đường
thốt nốt,...
146
– Có nhiều lễ hội: lễ hội miếu Bà Chúa Xứ, lễ hội Nghinh Ông, lễ hội Chôl Chnăm
Thmây, lễ hội Đua ghe Ngo,...
– Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, phổ biến rộng rãi, là di sản văn hoá phi vật
thể thế giới.
2.2. Nội dung 2: Tìm hiểu biến đổi khí hậu ở châu thổ sông Hồng và châu thổ sông
Cửu Long
2.2.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long
a) Mục tiêu
Phân tích được những biểu hiện của biến đổi khí hậu ở hai vùng châu thổ sông
Hồng và sông Cửu Long.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục a, hãy phân tích những biểu hiện của
biến đổi khí hậu ở vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.
GV lưu ý HS nghiên cứu kĩ bảng số liệu để rút ra nhận xét về sự biến đổi nhiệt độ
và lượng mưa ở hai châu thổ giai đoạn 1961 – 2020.
– Bước 2: Các cặp trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi.
– Bước 3: GV gọi một vài HS trả lời câu hỏi, nhận xét, bổ sung.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức.
– Về nhiệt độ: có xu thế tăng ở cả hai vùng châu thổ.
– Về lượng mưa: tổng lượng mưa trung bình năm có sự biến động qua các thập niên.
– Các hiện tượng thời tiết cực đoan trở nên bất thường, khó dự báo và gây ra hậu
quả nặng nề hơn.
+ Châu thổ sông Hồng, số ngày nắng nóng có xu thế tăng, số ngày rét đậm, rét hại
có xu thế giảm.
+ Châu thổ sông Cửu Long, số ngày nắng nóng, số lượng các đợt hạn có xu thế tăng.
– Mực nước biển có xu thế tăng lên ở ven biển hai châu thổ, trung bình 2,7 mm/năm.
2.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở châu thổ sông
Hồng và sông Cửu Long
a) Mục tiêu
Nêu được tác động của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở châu
thổ sông Hồng và sông Cửu Long.
147
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục b, hãy nêu tác động của biến đổi khí
hậu đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. GV
chia lớp thành nhiều nhóm:
+ Nhóm có số chẵn nêu tác động của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển kinh tế – xã
hội ở châu thổ sông Hồng.
+ Nhóm có số lẻ nêu tác động của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển kinh tế – xã
hội ở châu thổ sông Cửu Long.
GV gợi ý các nhóm có thể sử dụng sơ đồ tư duy để nêu tác động của biến đổi khí
hậu đến sự phát triển kinh tế – xã hội của hai châu thổ.
– Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần).
– Bước 3: GV gọi đại diện một vài nhóm chẵn, nhóm lẻ báo cáo kết quả; các nhóm
khác nhận xét, bổ sung.
– Bước 4: GV đánh giá các nhóm và chuẩn hoá kiến thức (sử dụng tranh ảnh, video
để minh hoạ – nếu có).
– Tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế – xã hội châu thổ sông Hồng:
+ Các đợt nắng nóng kéo dài làm tăng chi phí cho các thiết bị làm mát trong sản
xuất và xây dựng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ người dân.
+ Số ngày rét có xu thế giảm, mùa lạnh ngắn đi làm ảnh hưởng đến sản xuất cây
vụ đông.
+ Bão, mưa lớn xuất hiện nhiều hơn dẫn đến ngập lụt gây thiệt hại về người và tài
sản. Các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng làm sản xuất nông nghiệp càng trở
nên bấp bênh hơn.
– Tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế – xã hội châu thổ sông Cửu Long:
+ Nhiệt độ có xu thế tăng làm gia tăng sâu bệnh, dịch hại cho cây trồng, vật nuôi.
+ Mùa khô ngày càng gay gắt hơn, hạn hán xảy ra ở nhiều nơi gây thiếu nước cho
sản xuất và sinh hoạt.
+ Nước biển dâng gây sạt lở bờ biển, khiến diện tích đất nông nghiệp, rừng ngập
mặn bị thu hẹp. Trong mùa khô, nước biển xâm nhập sâu làm cho đất bị nhiễm
phèn, nhiễm mặn ảnh hưởng đến cây trồng.
+ Ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người dân, ảnh hưởng đến an sinh
xã hội.
148
2.2.3. Biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu tại vùng châu thổ của hai đồng bằng
hiện đại
a) Mục tiêu
Đề xuất được ở mức độ đơn giản một số biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
liên quan đến vùng châu thổ của hai đồng bằng hiện đại.
b) Tổ chức thực hiện
GV diễn giảng, để ứng phó với biến đổi khí hậu có hai nhóm giải pháp là giảm nhẹ
và thích ứng. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc
cường độ phát thải khí nhà kính, tăng cường hấp thụ các khí nhà kính. Thích ứng với
biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh
hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do biến đổi
khí hậu và tận dụng các cơ hội do nó mang lại.
– Bước 1: GV đặt câu hỏi, theo em để ứng phó với biến đổi khí hậu cần làm gì? Với
nhiệm vụ này, GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
+ Nhóm chẵn, đề xuất giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu thổ sông Hồng.
+ Nhóm lẻ, đề xuất giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu thổ sông Cửu Long.
– Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: Đại diện một số nhóm chẵn, nhóm lẻ báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức (sử dụng video, tranh ảnh minh hoạ).
– Để giảm nhẹ biến đổi khí hậu, hai châu thổ cần giảm thiểu lượng khí nhà kính
phát thải vào khí quyển (hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch,...) và tăng cường
sự hấp thụ các chất khí nhà kính (tăng cường trồng cây xanh, trồng rừng, bảo
vệ rừng,...).
– Một số biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ở châu thổ sông Hồng:
+ Trong nông nghiệp: áp dụng các kĩ thuật canh tác, công nghệ sản xuất để hạn
chế tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan, sâu bệnh; thay đổi thời gian
mùa vụ,...
+ Đối với cộng đồng, cần theo dõi thường xuyên các thông tin về thời tiết để có
thể đưa ra phương án phòng, chống thiên tai hiệu quả,...
– Một số biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ở châu thổ sông Cửu Long:
149
+ Trong nông nghiệp: tạo ra các giống cây trồng chịu mặn, chịu hạn; chuyển đổi
đất trồng lúa sang trồng cây khác hoặc nuôi trồng thuỷ sản ở các khu vực đất bị
nhiễm phèn, nhiễm mặn, hạn hán; xây dựng kênh mương, xây dựng đê biển, kè
chắn sóng, cống ngăn mặn,...
+ Trong du lịch: chú trọng phát triển du lịch sinh thái gắn với sông nước, miệt
vườn, rừng ngập mặn, rừng tràm; du lịch cộng đồng thân thiện với môi trường,
bảo vệ cảnh quan thiên nhiên,...
+ Đối với cộng đồng, cần có các biện pháp để đảm bảo nguồn nước sạch phục vụ
sinh hoạt,...
3. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu
Củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV yêu cầu HS làm bài tập trên lớp.
– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: GV gọi một vài HS cho biết một số nét văn hoá phi vật thể đặc sắc ở châu thổ
sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long.
– Bước 4: GV chuẩn hoá kiến thức.
VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ ĐẶC SẮC Ở CHÂU THỔ SÔNG HỒNG
VÀ SÔNG CỬU LONG
Châu thổ sông Hồng
Châu thổ sông Cửu Long
– Văn hoá ẩm thực với các món ăn truyền
thống gắn với đồng ruộng, lúa gạo.
– Các nghề thủ công truyền thống như
gốm
Bát
Tràng
(Hà
Nội),
đúc
đồng
Đại Bái (Bắc Ninh), thêu ren Văn Lâm
(Ninh Bình),...
– Các lễ hội độc đáo (hội Lim, lễ hội
chùa Hương, hội Gióng,...).
– Chợ nổi Cái Răng, Phụng Hiệp, Ngã
Năm,..
– Nét văn hoá ẩm thực ở châu thổ sông
Cửu Long gắn liền với sản vật từ sông
nước, lúa gạo, tiêu biểu là các loại mắm,
cá khô,... và các loại bánh làm từ gạo.
– Một số nghề thủ công tiêu biểu như
nghề đóng ghe xuồng ở Hậu Giang, nghề
làm bột gạo ở Sa Đéc (Đồng Tháp), nghề
làm đường thốt nốt ở An Giang,...
150
– Các loại hình nghệ thuật, diễn xướng
dân gian (dân ca quan họ Bắc Ninh,
nghệ thuật Ca Trù,...).
– Văn hoá châu thổ sông Hồng còn thể
hiện rõ nét qua nếp sống của cộng đồng
dân cư và văn học dân gian truyền miệng
(ca dao, tục ngữ, truyền thuyết,...).
– Lễ hội và nghệ thuật dân gian như lễ hội
miếu Bà Chúa Xứ, lễ hội Nghinh Ông, lễ
hội Chôl Chnăm Thmây, lễ hội Đua ghe
Ngo, nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ,...
4. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn.
b) Tổ chức thực hiện
– Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà và hướng dẫn HS cách thực hiện.
+ Thiết kế sản phẩm tuyên truyền một số biện pháp đơn giản để thích ứng với biến đổi
khí hậu ở 2 châu thổ.
+ Sản phẩm có thể là bài viết, áp phích, vở kịch, video,…
– Bước 2: HS tìm kiếm thông tin, thiết kế sản phẩm.
– Bước 3: HS báo cáo hoặc chia sẻ với các bạn.
– Bước 4: GV nhận xét, đánh giá.
IV. CÂU HỎI ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỞ RỘNG
Câu 1. Nhận định nào sau đây đúng về văn hoá châu thổ sông Hồng?
A. Châu thổ sông Hồng là cái nôi của nền văn minh lúa nước.
B. Cư dân châu thổ sông Hồng phổ biến với nhà nổi trên sông.
C. Di sản văn hoá ở châu thổ sông Hồng có Đờn ca tài tử.
D. Các sản vật ẩm thực tiêu biểu ở châu thổ sông Hồng là mắm, cá khô.
Câu 2. Một số nét đặc sắc về văn hoá châu thổ sông Cửu Long là
A. kiến trúc nhà nổi, gốm Bát Tràng, lễ hội chùa Hương, dân ca quan họ Bắc Ninh.
B. chợ nổi như Cái Răng, khô Cá, hội Lim, lễ hội Nghinh Ông.
C. chợ nổi như Cái Răng, các loại bánh làm từ gạo, đóng ghe xuồng ở Hậu Giang,
đờn ca tài tử Nam Bộ.
D. chợ nổi như Cái Răng, gốm Bát Tràng, đóng ghe xuồng ở Hậu Giang, đờn ca tài
tử Nam Bộ.
151
Câu 3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long có đặc
điểm chung nào sau đây?
A. Gia tăng các đợt hạn hán.
B. Nhiệt độ có xu thế tăng.
C. Xâm nhập mặn gia tăng.
D. Lượng mưa có xu thế giảm.
Câu 4. Biện pháp thích ứng phổ biến với biến đổi khí hậu ở châu thổ sông Cửu Long là
A. hạn chế tác động của thời tiết cực đoan.
B. thay đổi thời gian, cây trồng vụ đông.
C. phòng tránh nắng nóng, rét đậm, rét hại.
D. chủ động chung sống với lũ.
Câu 5. Loại hình du lịch trọng tâm thích ứng với biến đổi khí hậu ở châu thổ sông
Cửu Long là
A. du lịch lễ hội.
B. du lịch nghỉ dưỡng.
C. du lịch sinh thái.
D. du lịch mạo hiểm.
152
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xin trân trọng cảm ơn
các tác giả có tác phẩm, tư liệu được sử dụng, trích dẫn trong cuốn sách này.
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc NGUYỄN TIẾN THANH
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập PHẠM VĨNH THÁI
Biên tập nội dung: LÊ ANH TUẤN
Thiết kế sách: VŨ XUÂN NHỰ
Trình bày bìa: ĐINH THANH LIÊM
Sửa bản in: LÊ ANH TUẤN
Chế bản: CÔNG TY CP DỊCH VỤ XUẤT BẢN GIÁO DỤC HÀ NỘI
Bản quyền thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Tất cả các phần của nội dung cuốn sách này đều không được sao chép, lưu trữ,
chuyển thể dưới bất kì hình thức nào khi chưa có sự cho phép bằng văn bản
của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 9 (PHẦN ĐỊA LÍ)
(Hỗ trợ giáo viên thiết kế kế hoạch bài dạy theo sách giáo khoa
Lịch sử và Địa lí 9 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
Mã số:
In .......... cuốn (QĐ ............... ), khổ 19 x 26,5cm.
In tại Công ty cổ phần in ......................................................
Số ĐKXB: .............../CXBIPH/.........................../GD
Số QĐXB: ................. / QĐ-GD ngày ... tháng ... năm ....
In xong và nộp lưu chiểu tháng ........ năm .......
Mã số ISBN: 978-604-