KHBD_Mi_Thuat_9__ban_2__CTST__full__bc934.pdf

Không thẻ bỏ qua các nhóm để nhận nhiều tài liệu hay 1. Ngữ văn THPT 2. Giáo viên tiếng anh THCS 3. Giáo viên lịch sử 4. Giáo viên hóa học 5. Giáo viên Toán THCS 6. Giáo viên tiểu học 7. Giáo viên ngữ văn THCS 8. Giáo viên tiếng anh tiểu học 9. Giáo viên vật lí Tài liệu "KHBD CÁC MÔN LỚP 9" là một tài liệu giáo dục quan trọng dành cho học sinh lớp 9. Tài liệu này được biên soạn nhằm hỗ trợ học sinh trong việc nắm vững kiến thức cơ bản và nâng cao của các môn học theo chương trình giáo dục trung học cơ sở. Nội dung của tài liệu bao gồm các kế hoạch bài giảng chi tiết, bài tập thực hành, và các hoạt động học tập đa dạng giúp học sinh phát triển toàn diện cả về kiến thức lẫn kỹ năng. Tài liệu này cũng cung cấp các phương pháp giảng dạy hiện đại, giúp giáo viên dễ dàng truyền đạt kiến thức và tạo hứng thú học tập cho học sinh. Xem trọn bộ KHBD CÁC MÔN LỚP 9. Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 200K để sử dụng toàn bộ kho tài liệu, vui lòng liên hệ qua Zalo 0388202311 hoặc Fb: Hương Trần.

Spinning

Đang tải tài liệu...


0.0 Bạn hãy đăng nhập để đánh giá cho tài liệu này

KHBD_Mi_Thuat_9__ban_2__CTST__full__bc934.pdf KHBD_Mi_Thuat_9__ban_2__CTST__full__bc934.pdf Không thẻ bỏ qua các nhóm để nhận nhiều tài liệu hay 1. <a href=" https://www.facebook.com/groups/nguvanthpt"> Ngữ văn THPT</a> 2. <a href=" https://www.facebook.com/groups/1724106424449223"> Giáo viên tiếng anh THCS</a> 3. <a href=" https://www.facebook.com/groups/1254374068344573"> Giáo viên lịch sử</a> 4. <a href=" https://www.facebook.com/groups/904303287128073"> Giáo viên hóa học</a> 5. <a href=" https://www.facebook.com/groups/599826417686581"> Giáo viên Toán THCS</a> 6. <a href=" https://www.facebook.com/groups/387426359546436"> Giáo viên tiểu học</a> 7. <a href=" https://www.facebook.com/groups/376928290754719"> Giáo viên ngữ văn THCS</a> 8. <a href=" https://www.facebook.com/groups/338944874680436"> Giáo viên tiếng anh tiểu học</a> 9. <a href=" https://www.facebook.com/groups/251971616945331"> Giáo viên vật lí</a> Tài liệu "KHBD CÁC MÔN LỚP 9" là một tài liệu giáo dục quan trọng dành cho học sinh lớp 9. Tài liệu này được biên soạn nhằm hỗ trợ học sinh trong việc nắm vững kiến thức cơ bản và nâng cao của các môn học theo chương trình giáo dục trung học cơ sở. Nội dung của tài liệu bao gồm các kế hoạch bài giảng chi tiết, bài tập thực hành, và các hoạt động học tập đa dạng giúp học sinh phát triển toàn diện cả về kiến thức lẫn kỹ năng. Tài liệu này cũng cung cấp các phương pháp giảng dạy hiện đại, giúp giáo viên dễ dàng truyền đạt kiến thức và tạo hứng thú học tập cho học sinh. Xem trọn bộ <a href="https://giaoanxanh.com/collection/khbd-cac-mon-lop-9"> KHBD CÁC MÔN LỚP 9</a>. Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 200K để sử dụng toàn bộ kho tài liệu, vui lòng liên hệ qua Zalo 0388202311 hoặc <a href="https://www.facebook.com/profile.php?id=100073267241950">Fb: Hương Trần</a>.
0.0 0
  • 5 - Rất hữu ích 0

  • 4 - Tốt 0

  • 3 - Trung bình 0

  • 2 - Tạm chấp nhận 0

  • 1 - Không hữu ích 0

Mô tả

môn

MĨ THUẬT

Kế hoạch bài dạy

L Ớ P

Bản 2

ĐÀO THỊ HÀ – TRẦN ĐOÀN THANH NGỌC – HOÀNG MINH PHÚC

1

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

L Ớ P

môn

MĨ THUẬT

Kế hoạch bài dạy

(Hỗ trợ giáo viên thiết kế kế hoạch bài dạy

theo sách giáo khoa MĨ THUẬT 9

Bộ sách CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)

Bản 2

ĐÀO THỊ HÀ – TRẦN ĐOÀN THANH NGỌC – HOÀNG MINH PHÚC

146

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ............................................................ 3

PHẦN HAI: THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI DẠY ............................................... 10

Chủ đề 1: NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI THẾ GIỚI ..............................................10

Chủ đề 2: SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG ................................................................... 27

Chủ đề 3: XÂY DỰNG ĐÔ THỊ ............................................................................. 43

Chủ đề 4: BẢO VỆ TỔ QUỐC ............................................................................... 58

Chủ đề 5: NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM .......................................... 76

Chủ đề 6: NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN .................................................................. 93

Chủ đề 7: MĨ THUẬT ỨNG DỤNG .....................................................................111

Chủ đề 8: HƯỚNG NGHIỆP .................................................................................127

3

PHẦN MỘT

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1. Mục đích biên soạn

Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật lớp 9 – bản 2 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo được

biên soạn với mục đích giới thiệu một phương án thiết kế kế hoạch bài dạy (KHBD) các

chủ đề, bài học trong sách giáo khoa (SGK) Mĩ thuật lớp 9 – bản 2 theo Chương trình giáo dục

phổ thông 2018 môn Mĩ thuật cấp Trung học cơ sở (THCS). Với nội dung dành riêng cho

giáo viên (GV), nhóm tác giả mong muốn KHBD được sử dụng như tài liệu tham khảo

hỗ trợ GV trong quá trình soạn bài, từ đó có thể đưa ra được phương án dạy học phù hợp

với đối tượng học sinh (HS) và điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị mình.

2. Cấu trúc sách

Cấu trúc sách gồm hai phần:

– Phần một: Những vấn đề chung: gồm những vấn đề có tính chất chung như mục đích

biên soạn, cấu trúc KHBD, thời lượng và nội dung học, gợi ý kiểm tra đánh giá.

– Phần hai: Thiết kế kế hoạch bài dạy: gồm những gợi ý tổ chức hoạt động dạy học theo

SGK Mĩ thuật 9 – bản 2 dựa trên khung KHBD do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

3. Cấu trúc kế hoạch bài dạy

Trong phạm vi sách này, nhóm tác giả căn cứ các cơ sở khoa học và pháp lí theo

Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ban hành ngày 18 tháng 12 năm 2020, công văn

2613/ BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch

giáo dục của nhà trường cấp THCS và Thông tư số 05/2022/TT-BGĐT của Bộ Giáo dục và

Đào tạo với tiêu chí Chuẩn mực – Khoa học – Hiện đại. Cấu trúc sách như sau:

– Yêu cầu cần đạt: Nêu cụ thể HS thực hiện được việc gì; vận dụng được những gì

vào việc giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống; có cơ hội hình thành, phát triển

phẩm chất, năng lực gì,...

– Đồ dùng dạy học: Nêu các thiết bị, học liệu sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho HS

hoạt động nhằm đạt yêu cầu cần đạt của bài dạy.

– Các hoạt động dạy học chủ yếu:

+ Hoạt động Quan sát và nhận thức: Khởi động, mở đầu, kết nối, trải nghiệm, khám phá,

phân tích, hình thành kiến thức mới.

+ Hoạt động Luyện tập và sáng tạo: Gợi ý, định hướng và hướng dẫn cách tạo ra

sản phẩm mĩ thuật (SPMT). HS được thực hành sáng tạo.

+ Hoạt động Phân tích và đánh giá: HS được trình bày cảm nhận cá nhân, tự đánh giá,

nhận xét sản phẩm của mình và của bạn.

4

+ Hoạt động Vận dụng: HS tìm hiểu tính ứng dụng của sản phẩm và đưa sản phẩm sáng tạo

của mình sử dụng trong đời sống hằng ngày.

– Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): GV ghi những điểm cần rút kinh nghiệm sau khi thực hiện

KHBD để hoàn thiện phương án dạy học cho các bài học sau, cụ thể như: những nội dung

còn bất cập, khó khăn còn gặp trong quá trình thực hiện tổ chức dạy học; nội dung tâm đắc

trong tổ chức dạy học hiệu quả,... để trao đổi thảo luận khi tham gia sinh hoạt chuyên môn.

Cấu trúc KHBD được thiết kế bao gồm các hoạt động của GV và HS trong quá trình dạy học

một tiết học/ bài học/ chủ đề nhằm giúp HS đạt được yêu cầu cần đạt. GV được quyền thực hiện

KHBD chủ động, linh hoạt phù hợp với đối tượng HS, điều kiện tổ chức dạy học nhằm đảm

bảo các yêu cầu cần đạt của chương trình đối với môn học, hoạt động giáo dục để đạt hiệu quả

cao nhất; được điều chỉnh, bổ sung thường xuyên cho phù hợp với đối tượng HS và điều kiện

tổ chức dạy học.

4. Thời lượng và nội dung môn học

CHỦ ĐỀ

TÊN BÀI

SỐ TIẾT

NỘI DUNG

Chủ đề 1:

Nghệ thuật

đương đại

thế giới

Bài 1:

Trào lưu

nghệ thuật

đương đại

thế giới

2

– Thực hành: Thực hiện sản phẩm mĩ thuật (SPMT)

theo phong cách nghệ thuật yêu thích.

– Chủ đề: Tự chọn.

– Thể loại: Hội hoạ, nghệ thuật Sắp đặt.

– Mục tiêu:

+

Nhận

biết

được

đặc

điểm

một

số

trào

lưu

nghệ thuật đương đại thế giới.

+ Vận dụng được hình thức tạo hình của trào lưu

đương đại trong thực hành sản phẩm.

+ Trình bày được ý tưởng thực hiện SPMT theo phong

cách đương đại.

+

ý

thức

trân

trọng

giá

trị

các

tác

phẩm

nghệ thuật đương đại.

Bài 2:

Tác phẩm

nghệ thuật

đương đại

2

– Thực hành: Thiết kế SPMT thời trang.

– Chủ đề: Văn hoá xã hội.

– Thể loại: Hội hoạ tích hợp với Đồ hoạ, Thiết kế thời

trang, Thiết kế công nghiệp .

– Mục tiêu:

+ Bước đầu hiểu được phong cách sáng tạo của một số

tác phẩm nghệ thuật đương đại.

+

Vận

dụng

được

phong

cách

sáng

tạo

của

nghệ thuật đương đại trong thực hành sản phẩm.

+ Trình bày được ý tưởng sáng tạo SPMT.

+ Có ý thức tìm hiểu về tác giả và phong cách

sáng tạo tác phẩm nghệ thuật đương đại.

5

Chủ đề 2:

Sức khoẻ

cộng đồng

Bài 3:

Vẻ đẹp

ngành y

2

– Thực hành: Vẽ chân dung y – bác sĩ.

– Chủ đề: Văn hoá xã hội.

– Thể loại: Hội hoạ, Điêu khắc.

– Mục tiêu:

+ Nhận thức được vẻ đẹp của ngành y trong cuộc

sống đời thường và trong tác phẩm nghệ thuật.

+ Xây dựng được ý tưởng sáng tạo và thực hành

tạo được SPMT mô phỏng chân dung y – bác sĩ có

tỉ lệ phù hợp với nguyên mẫu.

+ Phân tích đặc điểm của sản phẩm sáng tạo với

nguyên mẫu được mô phỏng.

+ Trân trọng những đóng góp, hi sinh của đội

ngũ y – bác sĩ trong hoạt động bảo vệ sức khoẻ

cộng đồng.

Bài 4:

Thiết kế

truyền

thông

y tế

2

– Thực hành: Thiết kế sản phẩm truyền thông y tế.

– Chủ đề: Văn hoá xã hội.

– Thể loại: Đồ hoạ.

– Mục tiêu:

+ Hiểu được vai trò thiết kế truyền thông trong

tuyên truyền, quảng bá hoạt động y tế.

+ Vận dụng được kiến thức, kĩ năng và khoa học

công nghệ để sáng tạo SPMT phù hợp với mục

đích truyền thông.

+ Phân tích, đánh giá và sử dụng được thông điệp

hình ảnh, chữ để giới thiệu, truyền thông sản

phẩm.

+ Có ý thức tuyên truyền và cùng chung tay bảo vệ

sức khoẻ cộng đồng.

Chủ đề 3:

Xây dựng

đô thị

Bài 5:

Kiến trúc

đô thị

2

– Thực hành: Sản phẩm kiến trúc đô thị 2D, 3D.

– Chủ đề: Văn hoá xã hội.

– Thể loại: Kiến trúc.

– Mục tiêu:

+ Nhận biết được tỉ lệ của hình, khối, màu sắc và

không gian trong kiến trúc đô thị.

+ Thể hiện được hình khối, màu sắc và không gian

của kiến trúc đô thị trong sản phẩm thực hành.

+ Phân tích vẻ đẹp hài hoà của hình, khối, màu sắc,

không gian trong sản phẩm kiến trúc đô thị.

+ Có ý thức tuyên truyền bảo vệ không gian sống

xanh, sạch, đẹp, phù hợp truyền thống văn hoá

vùng miền.

6

Bài 6:

Vẻ đẹp

của người

công nhân

xây dựng

2

– Thực hành: Vẽ hoặc in tranh chủ đề công nhân

xây dựng.

– Chủ đề: Văn hoá xã hội.

– Thể loại: Hội hoạ tích hợp với Đồ hoạ.

– Mục tiêu:

+ Hiểu được đặc điểm, hình dáng, màu sắc, công việc

của người công nhân trong môi trường xây dựng.

+ Vận dụng được các hình ảnh từ thực tiễn để xây

dựng bố cục sản phẩm tranh in.

+ Phân tích được ý tưởng, cách thức thực hiện sản

phẩm tranh in.

+ Có ý thức tìm hiểu và trân trọng vẻ đẹp người

công nhân xây dựng thông qua tác phẩm mĩ thuật.

Chủ đề 4:

Bảo vệ

Tổ quốc

Bài 7:

Hình tượng

bộ đội

trong

sáng tạo

nghệ thuật

2

– Thực hành: Vẽ hoặc xé dán tranh đề tài bộ đội.

– Chủ đề: Văn hoá xã hội.

– Thể loại: Hội hoạ, Đồ hoạ, Điêu khắc.

– Mục tiêu:

+ Nhận biết được vẻ đẹp của hình tượng bộ đội

trong cuộc sống và trong tác phẩm.

+ Xây dựng được bố cục từ hình ảnh thực để

thực hiện SPMT.

+ Phân tích vẻ đẹp của SPMT qua các yếu tố tạo hình.

+ Hiểu được vai trò, nhiệm vụ của bộ đội trong

việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bài 8:

Biển đảo

Việt Nam

2

– Thực hành: Vẽ tranh chủ đề biển đảo Việt Nam.

– Chủ đề: Văn hoá xã hội.

– Thể loại: Hội hoạ, Điêu khắc.

– Mục tiêu:

+ Nhận thức và hiểu được vẻ đẹp cùng sự đa dạng,

phong phú của biển đảo Việt Nam, xác định được

đối tượng sáng tạo.

+ Vận dụng được hình ảnh thực tiễn để xây dựng

ý tưởng và thực hành sáng tạo.

+

Phân

tích

được

sự

tác

động

của

đời

sống

văn hoá, xã hội đến mĩ thuật; nhận thức được vai

trò của nghệ sĩ (tác giả) trong sáng tạo nghệ thuật.

+ Biết lan toả ý thức gìn giữ cảnh quan thiên nhiên

và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quê hương.

Trưng bày cuối học kì 1

1

7

Chủ đề 5:

Nghệ thuật

đương đại

Việt Nam

Bài 9:

Đặc điểm

nghệ thuật

đương đại

Việt Nam

2

– Thực hành: Thực hiện SPMT phong cách đương đại.

– Chủ đề: Văn hoá xã hội.

– Thể loại: Điêu khắc, Nghệ thuật Sắp đặt tích hợp

Lí luận và Lịch sử mĩ thuật.

– Mục tiêu:

+ Nhận biết được một số đặc điểm nghệ thuật

đương đại Việt Nam.

+ Xây dựng được ý tưởng và thực hành sáng tạo

sản phẩm theo phong cách nghệ thuật Sắp đặt.

+ Chia sẻ được ý tưởng sáng tạo về sản phẩm

nghệ thuật Sắp đặt.

+ Có ý thức tìm hiểu về nghệ thuật đương đại

Việt Nam.

Bài 10:

Thiết kế

đương đại

Việt Nam

2

– Thực hành: Thiết kế tạo dáng sản phẩm ứng dụng

phong cách đương đại.

– Chủ đề: Văn hoá xã hội.

– Thể loại: Thiết kế công nghiệp tích hợp Lí luận và

Lịch sử mĩ thuật, Mĩ thuật ứng dụng.

– Mục tiêu:

+ Biết được đặc điểm tạo hình của một số tác

phẩm thiết kế đương đại Việt Nam.

+ Xây dựng ý tưởng và tạo được sản phẩm thiết kế

mĩ thuật theo phong cách đương đại.

+ Trao đổi được ý tưởng thiết kế và công năng

của SPMT.

+

Trân

trọng

sự

đóng

góp

của

các

nghệ

đương đại trong lĩnh vực thiết kế.

Chủ đề 6:

Nghệ thuật

biểu diễn

Bài 11:

Thiết kế

tờ gấp

giới thiệu

nghệ thuật

biểu diễn

2

– Thực hành: Thiết kế tờ gấp.

– Chủ đề: Văn hoá xã hội.

– Thể loại: Thiết kế đồ hoạ.

– Mục tiêu:

+ Nhận biết được đặc điểm, mục đích, thông điệp

trong thiết kế tờ gấp quảng cáo nghệ thuật biểu diễn.

+ Vận dụng hài hoà được các yếu tố và nguyên lí

tạo hình như: hình, mảng, chữ, màu,... để thiết kế

tờ gấp giới thiệu nghệ thuật biểu diễn.

+ Phân tích, chia sẻ được kĩ thuật thể hiện và xu

hướng thẩm mĩ đương đại trong thiết kế tờ gấp.

+ Hiểu được vai trò quan trọng của truyền thông

trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.

8

Bài 12:

Nghệ thuật

múa rối nước

2

– Thực hành: Mô phỏng con rối nước.

– Chủ đề: Văn hoá xã hội.

– Thể loại: Điêu khắc tích hợp Hội hoạ.

– Mục tiêu:

+ Nhận biết được cấu trúc, đặc điểm tạo hình,

chuyển động của nhân vật rối nước.

+ Xây dựng được phương án và thiết kế được sản

phẩm có tỉ lệ, kích thước phù hợp với hoạt cảnh

biểu diễn.

+ Trình bày được ý tưởng và kĩ thuật thực hiện sản

phẩm rối nước.

+ Gìn giữ và phát huy được những giá trị văn hoá

của dân tộc.

Chủ đề 7:

Mĩ thuật

ứng dụng

Bài 13:

Nghệ thuật

gốm

đương đại

2

– Thực hành: Thực hành sản phẩm đĩa gốm.

– Chủ đề: Văn hoá xã hội.

– Thể loại: Thiết kế công nghiệp.

– Mục tiêu:

+ Hiểu được các đặc điểm, chất liệu, công năng

của gốm đương đại.

+ Xây dựng ý tưởng và tạo hình được sản phẩm

gốm đương đại.

+ Phân tích được vẻ đẹp và vai trò của sản phẩm

gốm đương đại.

+ Biết trân trọng giá trị nghệ thuật gốm truyền

thống và đương đại.

Bài 14:

Thiết kế

bao bì

sản phẩm

2

– Thực hành: Thiết kế sản phẩm bao bì.

– Chủ đề: Văn hoá xã hội.

– Thể loại: Thiết kế đồ hoạ tích hợp Hội hoạ, Lí luận

và Lịch sử mĩ thuật.

– Mục tiêu:

+ Hiểu được các đặc điểm nhận diện thương hiệu

trên bao bì sản phẩm.

+ Xây dựng được ý tưởng, phác thảo và thiết kế

được bao bì sản phẩm.

+ Phân tích được kết cấu và các thành phần thiết

kế trên sản phẩm bao bì.

+ Biết trân trọng giá trị thẩm mĩ và có ý thức trong

việc sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường.

9

Chủ đề 8:

Hướng

nghiệp

Bài 15:

Ngành nghề

thuộc

lĩnh vực

Mĩ thuật

ứng dụng

2

– Thực hành: Viết bài luận.

– Chủ đề: Văn hoá xã hội.

– Thể loại: Lí luận và Lịch sử mĩ thuật.

– Mục tiêu:

+ Liệt kê được một số ngành nghề thuộc hoặc liên

quan đến Mĩ thuật ứng dụng.

+ Viết được một bài luận (hoặc vẽ được bản đồ

tư duy, thực hiện được một đoạn phim ngắn)

giới thiệu ngành nghề liên quan đến Mĩ thuật

ứng dụng.

+ Bước đầu hình thành được định hướng nghề

theo sở thích cá nhân.

+ Hiểu được vai trò, ý nghĩa và phát huy năng lực

sáng tạo Mĩ thuật ứng dụng trong đời sống

văn hoá xã hội.

Bài 16:

Đặc trưng

của một số

ngành nghề

liên quan

đến

Mĩ thuật

ứng dụng

2

– Thực hành: Thiết kế SPMT ứng dụng hoặc viết bài

luận.

– Chủ đề: Văn hoá xã hội.

– Thể loại: Lí luận và Lịch sử mĩ thuật tích hợp Thiết kế

công nghiệp, Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế thời trang,

Thiết kế sân khấu, điện ảnh, Mĩ thuật đa phương tiện.

– Mục tiêu:

+ Hiểu được yếu tố đặc trưng của một số ngành

nghề liên quan đến Mĩ thuật ứng dụng.

+ Thể hiện được kiến thức, kĩ năng liên môn thông

qua sản phẩm cụ thể.

+ Nhận định được lĩnh vực chuyên ngành phù hợp

với sở thích cá nhân.

+ Biết trân trọng giá trị của các ngành nghề thuộc

hoặc liên quan lĩnh vực Mĩ thuật ứng dụng.

Tổng kết

2

10

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ

Qua quá trình tìm hiểu chủ đề nghệ thuật đương đại thế giới, các em hiểu sơ lược về giai đoạn

phát triển các trào lưu nghệ thuật đương đại và sự đóng góp của một số trào lưu nghệ thuật

ứng dụng vào đời sống hằng ngày. Các em bước đầu làm quen với một số trào lưu nghệ thuật

như nghệ thuật Địa hình, nghệ thuật Sắp đặt, nghệ thuật Tối giản, nghệ thuật Ý niệm, nghệ thuật

Đại chúng,… qua đó vận dụng được phong cách thể hiện của các trào lưu nghệ thuật đương đại

vào thực hành sáng tạo sản phẩm của mình.

Yêu cầu cần đạt của chủ đề

– Nhận biết được đặc điểm một số trào lưu nghệ thuật đương đại thế giới.

– Vận dụng được hình thức phong cách tạo hình của trào lưu đương đại trong thực hành sản phẩm.

– Trình bày được ý tưởng sáng tạo SPMT theo phong cách đương đại.

– Có ý thức trân trọng giá trị các tác phẩm nghệ thuật đương đại.

– Bước đầu hiểu được phong cách sáng tạo của một số tác phẩm nghệ thuật đương đại.

– Vận dụng được phong cách sáng tạo của nghệ thuật đương đại trong thực hành sản phẩm.

– Trình bày được ý tưởng sáng tạo SPMT.

– Có ý thức tìm hiểu về tác giả và phong cách sáng tạo tác phẩm nghệ thuật đương đại.

PHẦN HAI

THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI DẠY

CHỦ ĐỀ

NGHỆ THUẬT

ĐƯƠNG ĐẠI THẾ GIỚI

Số tiết: 04

CHỦ ĐỀ 1

11

BÀI 1: TRÀO LƯU

NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI THẾ GIỚI (2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức

– Nhận biết được đặc điểm một số trào lưu nghệ thuật đương đại thế giới.

– Vận dụng được hình thức phong cách tạo hình của trào lưu đương đại trong thực hành sản phẩm.

– Trình bày được ý tưởng sáng tạo SPMT theo phong cách đương đại.

– Có ý thức trân trọng giá trị các tác phẩm nghệ thuật đương đại.

Nhiệm vụ của GV

Gợi ý phương pháp,

hình thức dạy học

– Tổ chức cho HS quan sát tranh ảnh của trào lưu nghệ thuật

đương đại thế giới và thảo luận tìm ra nét đặc trưng của

trào lưu đó.

– Hướng dẫn HS cách tạo ra sản phẩm mang phong cách

nghệ thuật đương đại.

– Tổ chức cho HS thực hành tạo ra sản phẩm mang phong cách

nghệ thuật đương đại.

– Trưng bày, phân tích, đánh giá.

– Phương pháp: thuyết trình,

vấn

đáp,

gợi

mở,

trực

quan,

thực hành sáng tạo, thảo luận

nhóm, luyện tập, đánh giá.

– Hình thức tổ chức: hướng dẫn

thực hành hoạt động cá nhân,

hoạt động nhóm.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực đặc thù môn học

– Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: biết quan sát và cảm nhận được các tác phẩm tiêu biểu

thuộc trào lưu nghệ thuật đương đại; nắm bắt được những đặc điểm, tính chất của phong cách

tạo hình tiêu biểu.

– Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: thực hiện được một SPMT theo trào lưu nghệ thuật

đương đại thế giới qua cảm nhận của cá nhân bằng các yếu tố tạo hình: đường nét, hình khối,

màu sắc,... trong SPMT; phân tích được một số nguyên lí tạo hình được sử dụng trong bài thực hành

của bạn, qua đó, cảm thụ được vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống.

– Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của

sản phẩm; nêu được hướng phát triển mở rộng cho sản phẩm bằng nhiều chất liệu; biết phân tích

những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.

12

2.2. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành,

trưng bày, chia sẻ nhận xét sản phẩm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành

tạo SPMT.

2.3. Năng lực đặc thù của học sinh

– Năng lực ngôn ngữ: vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét,…

– Năng lực tính toán: vận dụng sự hiểu biết về hình trong không gian 2 chiều, 3 chiều để

áp dụng vào sản phẩm.

3. Về phẩm chất

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể

qua một số biểu hiện:

– Phát triển tình yêu thiên nhiên, cuộc sống muôn màu và có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường.

– Cảm nhận được cảnh đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp của cuộc sống qua tác phẩm thuộc trào lưu

nghệ thuật đương đại.

– Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy màu,

giấy bìa,… trong thực hành, sáng tạo; tích cực tự giác và nỗ lực học tập; biết yêu quý và phát huy

giá trị nghệ thuật từ việc học tập và tìm hiểu về nghệ thuật thuộc trào lưu nghệ thuật đương đại.

– Xây dựng tình thương yêu, đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.

– Cảm nhận được cái đẹp, thể hiện được tình yêu, trách nhiệm của mình với cộng đồng,

với nhóm.

– Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– SGK, SGV, KHBD biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học.

– Một số phiên bản tác phẩm thuộc trào lưu nghệ thuật đương đại.

– Phương tiện hỗ trợ (nếu có).

2. Học sinh

– SGK, SBT (nếu có), đồ dùng học tập, giấy vẽ, giấy bìa, màu vẽ, bút vẽ,…

– Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.

13

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 1

– Ổn định tổ chức lớp.

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

– Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

a. Mục tiêu: HS nhận biết được chủ đề tác phẩm, ý tưởng và hình thức thể hiện, đặc điểm,

phong cách qua quan sát các tác phẩm thuộc nghệ thuật đương đại.

b. Nội dung hoạt động:

– HS quan sát các tác phẩm thuộc trào lưu nghệ thuật đương đại trong SGK trang 5 hoặc SPMT

do GV chuẩn bị, qua đó, nhận thức, khai thác và hình thành ý tưởng thể hiện SPMT về chủ đề

phong cảnh thiên nhiên theo phong cách nghệ thuật đương đại.

– GV hướng dẫn HS quan sát, đặt câu hỏi định hướng về những nội dung liên quan đến

chủ đề trong SGK trang 5 – 7.

c. Sản phẩm học tập: HS nhận thức, có kiến thức về việc khai thác hình ảnh theo phong cách

nghệ thuật đương đại, từ đó hình thành được ý tưởng sáng tạo.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Khởi động: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi xem tranh và

đoán tên của trào lưu nghệ thuật đương đại hoặc cho HS kể tên

những trào lưu nghệ thuật đương đại mà mình biết.

– Giới thiệu hình ảnh về nghệ thuật Địa hình, nghệ thuật Sắp đặt,

nghệ thuật Ý niệm, nghệ thuật Tối giản, nghệ thuật Đại chúng;

yêu cầu HS (cá nhân/ nhóm) quan sát các hình ảnh trong SGK

trang 5 – 7 hoặc hình ảnh do GV sưu tầm; gợi ý cho HS tìm hiểu về

nét đặc trưng của từng loại hình nghệ thuật và giá trị của chúng

trong đời sống hằng ngày.

– Có thể gợi mở để HS nắm bắt được nội dung câu hỏi liên quan

đến các loại hình nghệ thuật này.

– Triển khai tiếp hoạt động quan sát và tìm hiểu về trào lưu

nghệ thuật đương đại qua từng trào lưu nghệ thuật cụ thể:

+

Nghệ

thuật

Địa

hình

(Land

art)

với

tác

phẩm

Đê

chắn

sóng hình xoáy ốc (1970): Từ cuối thập niên 1960, vấn đề về

môi trường như nạn phá rừng, ô nhiễm, tuyệt chủng động thực

vật đã gây nhiều tranh luận trong công chúng. Nhiều nghệ sĩ

đã tạo ra những tác phẩm trực tiếp trên mặt đất, trong rừng,…

– Tham gia trò chơi theo sự

hướng dẫn của GV.

– Quan sát tìm hiểu những

tác phẩm trong SGK trang

5 – 7.

– Thảo luận nhóm theo sự

hướng dẫn của GV.

– Trả lời câu hỏi và ghi nhớ

kết

luận

về

đặc

điểm

của

trào lưu nghệ thuật đương

đại thế giới.

Nhận

xét,

chia

sẻ

cảm

nhận của bản thân về các tác

phẩm theo gợi ý của GV.

14

để gửi gắm những thông điệp của mình. Robert Smithson

(1938 – 1973) là một trong số các nghệ sĩ đó. Năm 1970, ông

cho ra đời một công trình bằng đất có tên Đê chắn sóng hình

xoáy ốc diễn tả một đường xoáy ốc dài 457 m, rộng 4,6 m, làm

từ đất và đá bazan, cuộn tròn trong hồ Great Salt ở bang Utah,

Hoa Kỳ. Vị trí thực hiện tác phẩm được chọn ở phần hồ nơi hình

tượng con đê chắn sóng sẽ xuất hiện hoặc biến mất tuỳ theo sự

dao động của mực nước. Những tảng đá bazan cũng đổi màu

khi bị muối phủ lên, giúp người xem chiêm nghiệm sự tái định

hình tác phẩm do thiên nhiên tác động.

+ Nghệ thuật Sắp đặt (Installation art) với tác phẩm Đại bàng nâu

(1977): Đây là tác phẩm được thực hiện bằng sợi đay và sợi salu

(một loại sợi có nguồn gốc từ cây xương rồng sisan) với phương

pháp dệt thủ công truyền thống. Tác phẩm được treo lơ lửng

trong không gian như hình một con chim đang bay. Trong quá

trình thực hiện tác phẩm, nghệ sĩ Aurèlia Muñoz đã thử nghiệm

các phương pháp mô hình hoá không gian kiến trúc thông qua

vật liệu sợi và chuyển tải hình thức thể hiện từ chức năng (tấm

vải) đến điêu khắc và môi trường (tác phẩm nghệ thuật). Hình

tượng đại bàng phản ánh văn hoá và được kết nối như một biểu

tượng của Barcelona.

+ Nghệ thuật Tối giản (Minimalism art) với tác phẩm Homage

to the Square (1968 – 1972): Đây là loạt tác phẩm có bố cục đơn

giản, gồm các hình vuông lặp đi lặp lại với những màu sắc khác

nhau. Mỗi hình vuông lớn đều có các hình vuông nhỏ lồng vào

nhau, kết hợp với hiệu ứng quang học tạo thành mối quan hệ

màu sắc.

+ Nghệ thuật Ý niệm (Conceptual art) với tác phẩm Cấu trúc

hình học mở (1979): Từ những năm 1960, Sol LeWitt tạo ra

các cấu trúc hình học 3 chiều bằng cách sử dụng đơn vị hình

học cơ bản là hình vuông hoặc khối lập phương làm cấu trúc

chính. Ông sáng tạo tác phẩm dựa trên ý tưởng đã định trước

và cho rằng cách thức này giúp người nghệ sĩ tránh được tính

chủ quan. Tác phẩm Cấu trúc hình học mở gồm 5 khối cơ bản:

vuông, tam giác, chữ nhật, thang, bình hành. Chúng là phép

ngoại suy 3 chiều của các hình 2 chiều.

+ Nghệ thuật Đại chúng (Pop art) với tác phẩm Shot Sage Blue

Marilyn (1964): Ở thập niên 60 của thế kỉ XX, sự nghiệp sáng tác

của Andy Warhol được đánh dấu bằng việc sử dụng phương pháp

in lụa phóng đại hình ảnh chân dung của Marilyn Monroe, Liz Taylor

hoặc hình ảnh về Campbell’s Soup Cans,… Đây là cách tiếp cận

ban đầu để minh hoạ nhân vật hoặc hình tượng cơ bản nhất.

15

Bắt nguồn từ hình chụp cho bộ phim Niagara năm 1953 của

Marilyn Monroe, trước khi thực hiện tác phẩm Shot Sage Blue

Marilyn, Andy Warhol đã trưng bày 50 bản in lụa Marilyn Monroe

giống nhau. Những tác phẩm Shot Sage Blue Marilyn được

sáng tác năm 1964 gồm 5 bản in với các màu nền tương phản

khác nhau.

– GV kết luận theo nội dung được trình bày trong SGK: Trào lưu nghệ

thuật đương đại ra đời từ giữa thế kỉ XX trên quan điểm tự do sáng

tạo, đa dạng về hình thức, chất liệu, xoá bỏ khoảng cách giữa tác

phẩm và người xem. Tác phẩm là không gian người nghệ sĩ tạo ra

nhằm đem đến những trải nghiệm thực tế cho công chúng. Nhiều

hình thức nghệ thuật mới được thể nghiệm như nghệ thuật Sắp đặt,

nghệ thuật Trình diễn (Performance art), nghệ thuật Ý niệm, nghệ

thuật Đại chúng, nghệ thuật Tối giản, nghệ thuật Số (Digital art),

nghệ thuật Hình ảnh động (Video art), nghệ thuật Địa hình,...

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO

a. Mục tiêu: HS vận dụng phong cách nghệ thuật đương đại thể hiện được SPMT bằng hình thức

sắp đặt.

b. Nội dung hoạt động:

– GV hướng dẫn HS quan sát, tìm hiểu các bước thực hiện SPMT theo phong cách nghệ thuật

đương đại trong SGK trang 8.

– HS quan sát, tìm hiểu các bước và thực hiện SPMT.

c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện được SPMT bằng hình thức sắp đặt, trình diễn, dán ghép

hoặc vẽ từ vật liệu thân thiện với môi trường hoặc vật liệu tái sử dụng có sẵn tại địa phương.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Tổ chức cho HS thực hiện một SPMT bằng hình thức sắp đặt,

trình diễn, dán ghép hoặc vẽ từ vật liệu thân thiện với môi trường

hoặc vật liệu tái sử dụng có sẵn tại địa phương; yêu cầu HS mở

SGK trang 8, cho HS quan sát về các bước thực hiện một SPMT

thể hiện theo phong cách nghệ thuật đương đại; giúp HS lựa

chọn chất liệu để thực hiện bài.

– Giúp HS lựa chọn hình thức và chất liệu để thực hành SPMT

theo hình thức cá nhân hoặc nhóm.

– Cho HS thực hành SPMT theo hình thức cá nhân, chất liệu tự chọn.

Gợi ý các bước:

1. Xây dựng ý tưởng và phác hình.

2. Lựa chọn lá cây khác nhau về hình dáng, màu sắc.

3. Xếp hình theo ý tưởng.

4. Hoàn thiện sản phẩm.

– Tìm

hiểu

các

bước

thực

hiện SPMT theo phong cách

nghệ thuật đương đại.

– Thảo luận nhóm tìm hiểu

về cách thể hiện hình ảnh

màu

sắc

theo

phong

cách

nghệ thuật đương đại.

– Thực hành tạo ra SPMT.

16

– Bài tập thực hành: Thực hiện một SPMT theo phong cách

nghệ thuật yêu thích bằng hình thức vẽ, sắp đặt, trình diễn, dán

ghép,… từ vật liệu tái sử dụng hoặc vật liệu tổng hợp thân thiện

với môi trường.

– Cho HS tham khảo một số SPMT minh hoạ liên quan tới chủ đề

bài học. Có thể tham khảo SPMT của HS trong SGK trang 9.

HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

a. Mục tiêu: HS nhận xét, đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn; góp ý giúp bạn

xây dựng ý tưởng hoàn thiện sản phẩm.

b. Nội dung hoạt động: GV hướng dẫn HS quan sát SPMT của cá nhân/ nhóm và nhận xét,

góp ý giúp bạn hoàn thiện sản phẩm.

c. Sản phẩm học tập: HS cảm nhận, phân tích được SPMT của mình và của bạn.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Lựa chọn SPMT của HS đã thực hiện để trưng bày.

– Yêu cầu HS mở SGK trang 9 và trình bày quan điểm cá nhân

theo gợi ý:

+ Đặc điểm về màu sắc, chủ đề, chất liệu trong SPMT của bạn.

+ Việc vận dụng phong cách nghệ thuật đương đại trong SPMT

của bạn.

– Gợi ý xây dựng ý tưởng hoàn thiện sản phẩm cho HS.

– Trưng bày và chia sẻ với

bạn

về

ý

tưởng,

cách

thể

hiện SPMT của mình.

– Góp ý và gợi ý giúp bạn

hoàn thiện sản phẩm ở tiết

học sau.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS biết cách sử dụng kĩ năng, kiến thức trong chủ đề để tìm chất liệu định hướng

hoàn thiện sản phẩm ở tiết học sau.

b. Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS tìm hiểu về một số chất liệu dễ tìm như màu nước,

màu sáp, giấy màu, đất sét, lá cây, giấy báo,… để định hướng thể hiện màu hoàn thiện sản phẩm

mang phong cách nghệ thuật đương đại.

c. Sản phẩm học tập: Lựa chọn được chất liệu thể hiện, xây dựng được ý tưởng hoàn thiện sản phẩm.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Gợi ý định hướng các chất liệu thường gặp tại địa phương có thể

sử dụng vào hoàn thiện sản phẩm như màu nước, màu sáp, giấy

màu, đất sét, lá cây, giấy báo,…

Lựa chọn được chất liệu phù

hợp để hoàn thiện sản phẩm.

17

– Củng cố kiến thức bài học: Trào lưu nghệ thuật đương đại ra đời trên quan điểm tự do sáng tạo,

đa dạng về hình thức, chất liệu, xoá bỏ khoảng cách giữa tác phẩm và người xem. Tác phẩm là

không gian người nghệ sĩ tạo ra nhằm đem đến những trải nghiệm thực tế cho công chúng.

– Dặn dò: Tìm hiểu tác phẩm nghệ thuật đương đại của hoạ sĩ Yayoi Kusama, Nhật Bản. Mang

bài vẽ và hoạ phẩm để hoàn thiện sản phẩm.

Tiết 2

– Ổn định tổ chức lớp.

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

– Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

a. Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm, phong cách qua quan sát các tác phẩm thuộc phong cách

nghệ thuật đương đại.

b. Nội dung hoạt động: HS quan sát các tác phẩm thuộc phong cách nghệ thuật đương đại,

qua đó, nhận thức, khai thác và hình thành ý tưởng hoàn thiện sản phẩm của mình.

c. Sản phẩm học tập: HS nhận thức, có kiến thức về việc khai thác hình ảnh phong cách

nghệ thuật đương đại, hình thành được ý tưởng hoàn thiện SPMT.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Gợi ý cho HS trình bày phần tìm hiểu ở tiết 1 về

hình thức nghệ thuật Sắp đặt, nghệ thuật Trình diễn,

nghệ thuật Ý niệm, nghệ thuật Đại chúng, nghệ thuật

Tối giản, nghệ thuật Số, nghệ thuật Hình ảnh động,

nghệ thuật Địa hình,...

– Giúp HS xây dựng được ý tưởng hoàn thiện SPMT.

– Thảo luận tìm hiểu về phong cách

thể hiện của nghệ thuật Sắp đặt.

– Đưa ra được ý tưởng hoàn thiện

sản

phẩm

của

mình

theo

phong

cách nghệ thuật Sắp đặt.

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO

a. Mục tiêu: Ôn lại các bước thể hiện sản phẩm theo phong cách nghệ thuật Sắp đặt và

thực hành hoàn thiện sản phẩm.

b. Nội dung hoạt động: HS nhắc lại các bước thực hiện và hoàn thiện SPMT theo phong cách

nghệ thuật Sắp đặt.

c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện được SPMT được thể hiện theo phong cách nghệ thuật Sắp đặt.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Yêu cầu HS nhắc lại các bước tạo SPMT.

– Giúp HS hoàn thiện bài tập thực hành của tiết trước.

Nhắc lại các bước thực hành tạo SPMT

và thực hành hoàn thiện sản phẩm.

18

HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

a. Mục tiêu: HS biết cách trình bày ý tưởng, nhận xét, đánh giá được SPMT của mình và của bạn;

trình bày được cách vận dụng hình thức tạo hình đương đại trong thực hành sản phẩm.

b. Nội dung hoạt động:

– GV hướng dẫn HS quan sát SPMT.

– HS thảo luận theo gợi ý trong SGK trang 9.

c. Sản phẩm học tập: HS cảm nhận, phân tích được SPMT của mình và của bạn.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Lựa chọn SPMT của HS đã thực hiện để trưng bày theo

hình thức nhóm.

– Yêu cầu HS mở SGK trang 9 và trình bày quan điểm cá

nhân theo nội dung:

+ Trình bày ý tưởng thực hiện SPMT của em hoặc nhóm

theo phong cách đương đại.

+ Nêu vật liệu mà em hoặc nhóm dự kiến sử dụng để

tạo hình sản phẩm. Lí do lựa chọn vật liệu này.

+ Trình bày cách em hoặc nhóm vận dụng hình thức tạo

hình đương đại trong thực hành sản phẩm.

+ Nêu cảm nhận của em về SPMT của bạn.

Lưu ý: Tuỳ vào số HS thực tế của lớp học, GV tổ chức thảo

luận theo cách cho từng HS phát biểu hoặc phát biểu

theo nhóm.

– Trưng bày SPMT theo hướng dẫn

của GV.

– Nhận xét, chia sẻ cảm nhận của

bản thân về các SPMT theo gợi ý:

+ Nêu cảm nhận về bố cục, cách

sắp đặt, hình vẽ, đường nét, màu

sắc trong bài thực hành của bạn.

+ Nêu cảm nhận sau tiết học.

– Lắng nghe GV nhận xét, rút kinh

nghiệm cho bản thân.

– Nhận xét đóng góp ý kiến cho bạn.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS nắm được một số thông tin về tác phẩm nghệ thuật đương đại của hoạ sĩ Nhật Bản

Yayoi Kusama.

b. Nội dung hoạt động: GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số tác phẩm nghệ thuật đương đại của

hoạ sĩ Yayoi Kusama.

c. Sản phẩm học tập: HS hiểu được sự sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật đương đại của hoạ

sĩ Yayoi Kusama, từ đó ứng dụng sáng tạo vào thực hành SPMT của mình.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Gợi ý cho HS hướng tìm hiểu qua sách, báo, internet,…

và giới thiệu tác phẩm đương đại của hoạ sĩ Yayoi Kusama

theo gợi ý:

+ Hình thức sáng tạo tác phẩm.

+ Tên tác phẩm, chất liệu sử dụng.

+ Hình thức trưng bày và địa điểm đặt/ giới thiệu tác phẩm.

– Tìm hiểu nội dung bài học và trình

bày trước lớp về thông tin đã tìm

hiểu được.

– Thảo luận nhóm, giới thiệu về tác

phẩm đương đại của hoạ sĩ Yayoi

Kusama.

19

– GV mở rộng kiến thức: Yayoi Kusama (1929) được coi

là một trong những hoạ sĩ Nhật Bản nổi tiếng nhất thế

giới, hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực điêu khắc, hội

hoạ, thời trang, nghệ thuật Sắp đặt, nghệ thuật Trình

diễn,… Tác phẩm đương đại Bí ngô nhảy múa (2021), Tôi

muốn bay vào vũ trụ (2021) và một số tác phẩm khác đưa

người xem vào thế giới ảo giác theo quan điểm của Yayoi

Kusama: “Các chấm bi mang hình dáng của Mặt Trời – biểu

tượng cho nguồn năng lượng của toàn thế giới và sự sống

con người. Nó đồng thời mang hình dáng của Mặt Trăng –

hiền hoà về bản chất, tròn, mềm, đa sắc, vô tri và không

thể xác định. Những chấm bi bắt đầu chuyển động, chấm

bi là một phương tiện để đi đến vô hạn”. Những chấm bi

thể hiện trong hai tác phẩm Bí ngô nhảy múa, Tôi muốn

bay vào vũ trụ đưa người xem vào thế giới của những ảo

mộng, sự vô hạn và không gian của những đốm màu.

– Củng cố kiến thức bài học: nhắc lại kiến thức bài học

– Dặn dò: Tìm hiểu tác phẩm nghệ thuật đương đại. Sưu tầm tranh ảnh, bài viết liên quan đến

bài học, đem đủ đồ dụng học tập để học bài 2 tác phẩm nghệ thuật đương đại.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

BÀI 2: TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI (2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức

– Bước đầu hiểu được phong cách sáng tạo của một số tác phẩm nghệ thuật đương đại.

– Vận dụng được phong cách sáng tạo của nghệ thuật đương đại trong thực hành sản phẩm.

– Trình bày được ý tưởng sáng tạo SPMT.

– Có ý thức tìm hiểu về tác giả và phong cách sáng tạo tác phẩm nghệ thuật đương đại.

20

Nhiệm vụ của GV

Gợi ý phương pháp,

hình thức dạy học

– Tổ chức cho HS quan sát các tác phẩm nghệ thuật đương đại

và thảo luận tìm ra nét đặc trưng, phong cách sáng tạo của

nghệ thuật đương đại.

– Hướng dẫn HS cách tạo ra sản phẩm mang phong cách

nghệ thuật đương đại.

– Tổ chức cho HS thực hành tạo ra sản phẩm mang phong

cách nghệ thuật đương đại.

– Trưng bày, phân tích, đánh giá.

– Phương pháp: thuyết trình,

vấn đáp, gợi mở, trực quan,

thực hành sáng tạo, thảo luận

nhóm, luyện tập, đánh giá.

– Hình thức tổ chức: hướng

dẫn

thực

hành

hoạt

động

cá nhân, hoạt động nhóm.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực đặc thù môn học

– Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: biết quan sát và cảm nhận được các tác phẩm tiêu biểu thuộc

nghệ thuật đương đại; nắm bắt được những đặc điểm, tính chất của phong cách tạo hình tiêu biểu

trong nghệ thuật nghệ thuật đương đại.

– Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: thực hiện được SPMT theo phong cách nghệ thuật đương đại

qua cảm nhận của cá nhân bằng các yếu tố tạo hình: đường nét, hình khối, màu sắc,...; biết và

phân tích được một số nguyên lí tạo hình được sử dụng trong bài thực hành của bạn, qua đó, cảm thụ

được vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống.

– Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của sản phẩm;

nêu được hướng phát triển mở rộng cho sản phẩm bằng nhiều chất liệu; biết phân tích những giá trị

thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.

2.2. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành, trưng bày,

chia sẻ nhận xét sản phẩm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành

tạo SPMT.

2.3. Năng lực đặc thù của học sinh

– Năng lực ngôn ngữ: vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét,…

– Năng lực tính toán: vận dụng sự hiểu biết về hình trong không gian 2 chiều, 3 chiều để áp dụng

vào thực hành SPMT.

3. Về phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể qua

một số biểu hiện:

21

– Phát triển tình yêu thiên nhiên, cuộc sống muôn màu và có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường.

– Cảm nhận được cảnh đẹp thiên nhiên, cuộc sống em qua tác phẩm thuộc nghệ thuật đương đại

và biết ứng dụng SPMT vào thực tế cuộc sống.

– Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy màu, giấy

bìa,… trong thực hành, sáng tạo, tích cực tự giác và nỗ lực học tập; biết yêu quý và phát huy giá trị

nghệ thuật đương đại từ việc học tập và tìm hiểu.

– Xây dựng tình thương yêu, đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.

– Cảm nhận được cái đẹp, thể hiện được tình yêu, trách nhiệm của mình với cộng đồng, với nhóm.

– Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– SGK, SGV, KHBD biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học.

– Một số phiên bản tác phẩm nghệ thuật đương đại.

– Phương tiện hỗ trợ (nếu có).

2. Học sinh

– SGK, SBT (nếu có), đồ dùng học tập, giấy vẽ, giấy bìa, màu vẽ, bút vẽ,…

– Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 1

– Ổn định tổ chức lớp.

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

– Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

a. Mục tiêu: HS nhận biết được ý tưởng sáng tạo, phong cách nghệ thuật và đặc điểm tạo hình

của tác phẩm qua quan sát một số tác phẩm nghệ thuật đương đại thế giới.

b. Nội dung hoạt động:

– HS quan sát một số tác phẩm nghệ thuật đương đại thế giới trong SGK trang 10, 11 (hoặc hình ảnh,

tư liệu phim, video,… do GV chuẩn bị).

– GV đặt câu hỏi định hướng, hướng dẫn HS quan sát và thảo luận các nội dung về nghệ thuật

đương đại thế giới trong SGK trang 10.

c. Sản phẩm học tập: HS có kiến thức về nghệ thuật đương đại, tác phẩm nghệ thuật đương

đại, đặc điểm tạo hình, ý tưởng, phong cách nghệ thuật, từ đó hình thành được thành ý tưởng

thể hiện SPMT.

d. Tổ chức thực hiện:

22

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Khởi động: GV tổ chức cho các nhóm thi tài kể tên các tác phẩm

nghệ thuật đương đại.

– Giới thiệu một số tác phẩm nghệ thuật đương đại thế giới

thuộc trào lưu nghệ thuật Đại chúng, nghệ thuật Ý niệm, nghệ

thuật Tối giản, nghệ thuật Sắp đặt.

– Yêu cầu HS (cá nhân hoặc nhóm HS) quan sát hình ảnh trong

SGK trang 10, 11 hoặc hình ảnh do GV sưu tầm.

– Gợi ý cho HS tìm hiểu một số tác phẩm nghệ thuật đương đại

về ý tưởng, hình thức thể hiện, phong cách nghệ thuật và

đặc điểm tạo hình; yêu cầu HS trả lời các câu hỏi liên quan đến

bài học trong SGK trang 10.

– Nhấn mạnh kiến thức đã được trình bày trong SGK trang 11:

Mỗi nghệ sĩ có một phong cách nghệ thuật riêng thể hiện

cá tính, tư duy và cách thức sáng tạo của tác giả. Phong cách

nghệ thuật “phản ánh cảm xúc, tâm tính, trí tuệ, tài năng và

quá trình lao động nghệ thuật của tác giả” (Từ điển Thuật ngữ

Mĩ thuật phổ thông, NXB Giáo dục, 2007).

– Tham gia trò chơi.

– Chia nhóm thảo luận theo

sự hướng dẫn của GV.

– Đại diện nhóm trình bày

phần thảo luận của nhóm.

– Trả lời các câu hỏi.

– Nhận xét, chia sẻ cảm nhận

của bản thân về các tác phẩm

theo gợi ý của GV.

Kể

tên

những

hoạ

sĩ,

tác

phẩm

tiêu

biểu

của

nghệ thuật đương đại.

– Rút ra được đặc điểm riêng

của

từng

trường

phái

xây dựng được ý tưởng tạo

SPMT.

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO

a. Mục tiêu: HS vận dụng được phong cách sáng tạo của nghệ thuật đương đại trong thực hành

SPMT, biết cách thiết kế một sản phẩm thời trang theo phong cách Đại chúng.

b. Nội dung hoạt động:

– HS quan sát, tìm hiểu các bước thực hiện SPMT trong SGK trang 12.

– HS chuẩn bị giấy, bút, chì, màu vẽ hoặc vật liệu phù hợp để thực hiện SPMT thời trang theo

phong cách Đại chúng.

c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm thiết kế thời trang theo phong cách Đại chúng.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– GV tổ chức cho HS thực hiện một SPMT tự chọn theo hình thức

cá nhân/ nhóm và giúp HS lựa chọn chất liệu để thực hiện bài.

– Yêu cầu HS vận dụng phong cách nghệ thuật đương đại trong

thực hành SPMT thiết kế một sản phẩm thời trang theo phong

cách Đại chúng.

– Tổ chức cho HS thiết kế SPMT theo phong cách đương đại, giúp

HS lựa chọn hình thức và chất liệu để thực hiện.

– Yêu cầu HS quan sát gợi ý các bước thực hiện một SPMT trong

SGK trang 12.

– Quan sát, thảo luận và chỉ

ra các bước tạo SPMT.

– Đưa ra ý tưởng về SPMT

mình định thể hiện.

– Thực hành tạo một SPMT

vận

dụng

trào

lưu

nghệ

thuật Đại chúng.

– Suy nghĩ và lưu ý gợi ý của GV

để có thêm ý tưởng sáng tạo.

23

Gợi ý các bước:

1. Xây dựng ý tưởng và phác dáng người mẫu.

2. Tạo hình trang phục và vẽ chi tiết.

3. Vẽ màu trang phục theo phong cách đương đại.

4. Hoàn thiện sản phẩm.

– Bài tập thực hành: Hãy thiết kế một sản phẩm theo trào lưu

nghệ thuật đương đại bằng hình thức tự chọn.

Cho

HS

tham

khảo

một

số

SPMT

vận

dụng

phong

cách

nghệ thuật Đại chúng và SPMT của HS trong SGK trang 13.

– Lựa chọn được chất liệu

phù hợp.

HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

a. Mục tiêu: HS nhận xét, đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn, trình bày được những

cảm nhận về sản phẩm trước lớp.

b. Nội dung hoạt động:

– GV hướng dẫn HS quan sát SPMT của cá nhân/ nhóm.

– HS thảo luận theo gợi ý trong SGK trang 13.

c. Sản phẩm học tập: HS cảm nhận, phân tích được SPMT của mình và của bạn.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Lựa

chọn

SPMT

của

HS

đã

thực

hiện

để

trưng

bày

theo

hình thức nhóm.

– Yêu cầu HS mở SGK trang 13 và định hướng HS trình bày

quan điểm cá nhân theo nội dung:

+ Nêu ý tưởng sáng tạo SPMT của em (hoặc nhóm em).

+ Trình bày cách vận dụng phong cách sáng tạo đương đại

trong thực hành sản phẩm của em (hoặc nhóm em).

+ Nêu cảm nhận về SPMT của bạn (hoặc nhóm bạn).

+ Nêu ý tưởng chỉnh sửa, hoàn thiện sản phẩm

– Thực hiện theo hướng dẫn

của

GV

dựa

vào

nội

dung

hoạt động.

– Trưng bày SPMT và chia sẻ

ý tưởng, cách thực hiện sản

phẩm của mình về:

+ Sự độc đáo của sản phẩm.

+

Nét

nổi

bật

thể

hiện

phong

cách

đương

đại

trong SPMT.

Nêu

ý

tưởng

chỉnh

sửa,

hoàn thiện sản phẩm.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS định hướng được ý tưởng hoàn thiện SPMT.

b. Nội dung hoạt động: GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách thể hiện và chọn chất liệu để

hoàn thiện SPMT.

c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra ý tưởng hoàn thiện sản phẩm.

d. Tổ chức thực hiện:

24

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Yêu cầu HS sưu tầm hình ảnh các sản phẩm thiết kế thời trang

theo phong cách đương đại.

– Khuyến khích HS vận dụng, phát triển ý tưởng để hoàn thiện

sản phẩm.

– Gợi ý cho HS có thể tiếp tục hoàn thiện sản phẩm ở nhà để có

nhiều thời gian tìm tòi, sáng tạo.

– Tìm hiểu chất liệu và định hướng giúp HS lựa chọn chất liệu

phù hợp hoàn thiện sản phẩm.

– Thực hiện theo hướng dẫn

của GV dựa vào nội dung

bài tập.

– Lựa chọn chất liệu phù hợp

hoàn thiện sản phẩm

Nêu

ý

tưởng

chỉnh

sửa,

hoàn thiện sản phẩm.

– Củng cố kiến thức bài học: nhắc lại các bước thực hiện sản phẩm.

– Dặn dò: Chuẩn bị hoạ phẩm để hoàn thiện bài thực hành.

Tiết 2

– Ổn định tổ chức lớp.

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

– Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

a. Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm, hình thức sáng tạo của phong cách nghệ thuật

đương đại.

b. Nội dung hoạt động: HS quan sát một số tác phẩm thuộc trào lưu nghệ thuật đương đại,

qua đó, nhận thức, khai thác và hình thành ý tưởng hoàn thiện SPMT theo phong cách nghệ thuật

đương đại.

c. Sản phẩm học tập: SPMT thiết kế theo phong cách đương đại.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Yêu cầu HS (cá nhân/ nhóm) quan sát các hình ảnh trong SGK

trang 10, 11 (hoặc hình ảnh sưu tầm), gợi ý cho HS tìm hiểu về

cách thể hiện tác phẩm theo nghệ thuật Đại chúng, nghệ thuật

Ý niệm, nghệ thuật Tối giản, nghệ thuật Sắp đặt.

– Cho HS thảo luận về bài học theo gợi ý trong SGK. Có thể gợi

mở để HS nắm bắt được nội dung chủ đề qua gợi ý về màu sắc,

hình ảnh, cách thể hiện của trào lưu nghệ thuật đương đại.

– Cho HS tiếp tục tìm hiểu một số sản phẩm thể hiện theo

phong cách nghệ thuật đương đại.

– Quan sát thảo luận và trả

lời câu hỏi.

Phân

biệt

cách

thể

hiện

từng

loại

hình

nghệ

thuật

thuộc

trào

lưu

nghệ

thuật

đương đại.

25

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO

a. Mục tiêu: HS nắm được các bước thiết kế một sản phẩm thời trang theo phong cách

nghệ thuật Đại chúng.

b. Nội dung hoạt động: GV hướng dẫn HS quan sát, tìm hiểu các bước thực hiện SPMT trong

SGK trang 12 và hoàn thiện sản phẩm.

c. Sản phẩm học tập: SPMT thiết kế thời trang vận dụng phong cách nghệ thuật Đại chúng.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Cho HS tham khảo một số bài tập vận dụng phong cách nghệ

thuật đương đại.

– Có thể tổ chức cho HS tham gia trò chơi sắp xếp các bước để

ôn lại bài.

Gợi ý các bước:

1. Xây dựng ý tưởng và phác dáng người mẫu.

2. Tạo hình trang phục và vẽ chi tiết.

3. Vẽ màu trang phục theo phong cách đương đại.

4. Hoàn thiện sản phẩm.

– Yêu cầu HS đưa ra ý tưởng hoàn thiện sản phẩm.

– Tham gia hoạt động hoặc

trò chơi do GV tổ chức.

– Nhắc lại các bước thực hiện

sản phẩm.

– Nhận xét bài của mình, của

bạn để tìm ra hướng hoàn

thiện SPMT.

HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

a. Mục tiêu:

– HS nêu được ý tưởng sáng tạo và cảm nhận được về SPMT của mình hoặc của bạn.

– HS trình bày được cách vận dụng phong cách tạo hình đương đại trong thực hành sản phẩm.

b. Nội dung hoạt động:

– GV hướng dẫn HS quan sát SPMT.

– HS thảo luận theo gợi ý trong SGK trang 13.

c. Sản phẩm học tập: Ý tưởng sáng tạo và cảm nhận về SPMT của mình và của bạn.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– GV lựa chọn SPMT của HS đã thực hiện để trưng bày theo

hình thức nhóm.

– GV yêu cầu HS xem SGK trang 13 và định hướng cho HS

trình bày quan điểm cá nhân theo nội dung:

+ Ý tưởng sáng tạo SPMT của em hoặc nhóm theo phong cách

đương đại.

+ Vật liệu em hoặc nhóm sử dụng để thiết kế sản phẩm.

+ Trình bày cách em hoặc nhóm vận dụng hình thức tạo hình

đương đại trong thực hành sản phẩm.

+ Nêu cảm nhận về SPMT của bạn.

Lưu ý: Tuỳ vào số HS thực tế của lớp học, GV tổ chức thảo luận

theo cách cho từng HS phát biểu hoặc HS phát biểu theo nhóm.

Thực

hiện

trưng

bày

sản

phẩm theo hướng dẫn của GV.

– Nêu cảm nhận về vẻ đẹp,

các yếu tố mĩ thuật trong sản

phẩm của mình, của bạn.

– Chia sẻ cảm xúc cá nhân

về sản phẩm.

– Nêu ý tưởng sử dụng sản

phẩm và đưa ra ý tưởng phát

triển

thành

sản

phẩm

MT

mới hoặc điều chỉnh để sản

phẩm hoàn thiện hơn.

26

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS hiểu được ý tưởng, chất liệu thể hiện trong sản phẩm thiết kế.

b. Nội dung hoạt động:

– GV hướng dẫn HS tìm hiểu tác phẩm thiết kế đương đại Hình thức và chức năng của nghệ sĩ

Anders Ruhwald và Bộ bàn lồng của nghệ sĩ Josef Albers trong SGK trang 13.

– GV có thể cho HS tham khảo thêm các sản phẩm thiết kế khác của cùng tác giả hoặc của

một số nghệ sĩ tiêu biểu.

c. Sản phẩm học tập:

– HS hiểu được sự sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật đương đại của nghệ sĩ Anders Ruhwald

và Josef Albers qua ý tưởng và chất liệu của sản phẩm thiết kế.

– HS vận dụng được sự hiểu biết từ nghệ thuật đương đại vào thực hành SPMT.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

GV hướng cho HS tìm hiểu một số tác phẩm đương đại của nghệ

sĩ Anders Ruhwald và Josef Albers theo gợi ý:

+ Ý tưởng sáng tạo trong tác phẩm Hình thức và chức năng của

nghệ sĩ Anders Ruhwald và Bộ bàn lồng của nghệ sĩ Josef Albers.

+ Chất liệu và hình thức sáng tạo tác phẩm là gì?

+ Ấn tượng của em về tác phẩm như thế nào?

+ Tác phẩm nghệ sĩ Anders Ruhwald và Josef Albers thể hiện

phong cách đương đại ở điểm nào?

Các

nhóm

HS

tìm

hiểu

cử đại diện lên trình bày về

ý tưởng, chất liệu thể hiện

trong sản phẩm thiết kế.

– Củng cố kiến thức bài học: Mỗi nghệ sĩ có một phong cách nghệ thuật riêng thể hiện cá tính,

tư duy và cách thức sáng tạo của tác giả. Phong cách nghệ thuật phản ánh cảm xúc, tâm tính,

trí tuệ, tài năng và quá trình lao động nghệ thuật của tác giả.

– Dặn dò: HS đọc tìm hiểu chủ đề 2 Sức khoẻ cộng đồng và sưu tầm tranh ảnh, tờ rơi,

chân dung nhân viên y tế,…

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

27

CHỦ ĐỀ 2

SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG

Số tiết: 04

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ

Chủ đề Sức khoẻ cộng đồng giúp các em tìm hiểu thêm về sự đa dạng, phong phú của lĩnh vực y tế

cùng những đóng góp, hi sinh của đội ngũ y – bác sĩ trong hoạt động bảo vệ sức khoẻ cộng đồng;

nhận thức được vẻ đẹp của ngành y trong cuộc sống đời thường và trong tác phẩm nghệ thuật,

từ đó có thể mô phỏng chân dung nhân vật hoạt động trong ngành y và thiết kế được SPMT

truyền thông y tế ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày. Thông qua các hoạt động của chủ đề này,

HS hiểu thêm về thiết kế truyền thông trên các phần mềm hỗ trợ, kết hợp với các yếu tố mĩ thuật

như nét mảng, màu sắc, nhịp điệu, cách sắp xếp hoạ tiết, nguyên lí cân bằng và tương phản trong

trang trí ứng dụng. Qua chủ đề, HS có thể trình bày được sự hiểu biết của mình về tính ứng dụng,

vai trò của hội hoạ trong thiết kế.

Yêu cầu cần đạt của chủ đề

– Nhận thức được vẻ đẹp của ngành y trong cuộc sống đời thường và trong tác phẩm

nghệ thuật. Hiểu được vai trò thiết kế truyền thông trong tuyên truyền, quảng bá hoạt động y tế.

– Xây dựng được ý tưởng sáng tạo và thực hành tạo được SPMT mô phỏng chân dung y –

bác sĩ có tỉ lệ phù hợp với nguyên mẫu.

– Phân tích, đánh giá đặc điểm của sản phẩm sáng tạo với nguyên mẫu được mô phỏng và

sử dụng được thông điệp hình ảnh, chữ để giới thiệu, truyền thông sản phẩm.

– Trân trọng những đóng góp, hi sinh của đội ngũ y – bác sĩ trong hoạt động bảo vệ sức khoẻ

cộng đồng. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng và khoa học công nghệ để sáng tạo SPMT phù hợp

với mục đích truyền thông.

– Hiểu được vai trò thiết kế truyền thông trong tuyên truyền, quảng bá hoạt động y tế.

– Vận dụng được kiến thức, kĩ năng và khoa học công nghệ để sáng tạo SPMT phù hợp với

mục đích truyền thông.

– Phân tích, đánh giá và sử dụng được thông điệp hình ảnh, chữ để giới thiệu, truyền thông sản phẩm.

– Có ý thức tuyên truyền và cùng chung tay bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

28

BÀI 3: VẺ ĐẸP NGÀNH Y (2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức

– Nhận thức được vẻ đẹp của ngành y trong cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật.

– Xây dựng được ý tưởng sáng tạo và thực hành tạo được SPMT mô phỏng chân dung y –

bác sĩ có tỉ lệ phù hợp với nguyên mẫu.

– Phân tích đặc điểm của sản phẩm sáng tạo với nguyên mẫu được mô phỏng.

– Trân trọng những đóng góp, hi sinh của đội ngũ y – bác sĩ trong hoạt động bảo vệ sức khoẻ

cộng đồng.

Nhiệm vụ của GV

Gợi ý phương pháp, hình

thức dạy học

– Tạo cơ hội cho HS quan sát một số hình ảnh hoạt động của

nhân viên y tế, tranh chân dung của y – bác sĩ; khuyến khích

các em thảo luận về đặc điểm, phương pháp tạo hình, tỉ lệ,

biểu cảm khuôn mặt, màu sắc trong tranh chân dung.

– Gợi ý để HS cảm nhận về mẫu và chỉ ra cách vẽ tranh chân

dung theo phong cách nghệ thuật Đại chúng.

– Khuyến khích và hỗ trợ HS thực hiện vẽ tranh chân dung màu.

– Tổ chức cho HS trưng bày, phân tích và chia sẻ cảm nhận về

phương pháp tạo hình, tỉ lệ, biểu cảm khuôn mặt, màu sắc

trong tranh chân dung.

– Khuyến khích HS đưa ra những ý tưởng về ứng dụng tranh

chân dung trong cuộc sống.

– Phương pháp: thuyết trình,

vấn

đáp,

gợi

mở,

trực

quan,

thực hành sáng tạo, thảo luận

nhóm, luyện tập, đánh giá.

– Hình thức tổ chức: hướng dẫn

thực hành hoạt động cá nhân,

hoạt động nhóm.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực đặc thù môn học

– Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: biết quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp của y – bác sĩ cùng

những đóng góp của ngành y trong đời sống hằng ngày; nắm được những hình ảnh mang nét

đặc trưng, điển hình, khái lược, chắt lọc làm nổi bật nội dung chủ đề.

– Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: thể hiện được SPMT với phong cách nghệ thuật Đại chúng,

ứng dụng nghệ thuật Đại chúng vào cuộc sống hằng ngày; thiết kế được tờ rơi, áp phích, bản tin

truyên truyền; biết cách sắp xếp bố cục hợp lí và thể hiện được sản phẩm bằng các hình thức khác

nhau như vẽ trên giấy, thiết kế các phần mềm máy tính,…

– Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp và

nêu được tính ứng dụng của SPMT trong đời sống hằng ngày; đưa ra được hướng phát triển

29

mở rộng SPMT bằng nhiều chất liệu, hình thức khác nhau; biết phân tích những giá trị thẩm mĩ

trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.

2.2. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành,

trưng bày, chia sẻ, nhận xét sản phẩm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành

tạo SPMT.

2.3. Năng lực đặc thù của học sinh

– Năng lực ngôn ngữ: vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét.

– Năng lực tính toán: vận dụng sự hiểu biết về hình trong không gian 2 chiều, 3 chiều để

áp dụng vào tạo SPMT.

3. Về phẩm chất

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước và nhân ái

ở HS, cụ thể qua một số biểu hiện:

– Phát triển khả năng tưởng tượng, bồi dưỡng tình cảm, trân trọng và yêu quý ngành y.

– Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như giấy, cọ, màu vẽ,…

trong thực hành, sáng tạo; tích cực, tự giác và nỗ lực học tập.

– Xây dựng tình thương yêu, đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.

– Cảm nhận được cái đẹp, thể hiện được tình yêu, trách nhiệm của mình với cộng đồng, với nhóm.

– Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.

– Biết chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, vật liệu để thực hành sáng tạo.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– SGK, SGV, KHBD biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học.

– Một số tranh, ảnh và bài vẽ của HS.

– Các bước hướng dẫn tạo sản phẩm.

– Phương tiện hỗ trợ (nếu có)

2. Học sinh

– SGK, SBT (nếu có), đồ dùng học tập, giấy vẽ, màu vẽ, bút vẽ, tẩy, …

– Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.

30

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 1

– Ổn định tổ chức lớp.

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

– Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

a. Mục tiêu: HS nhận biết được vẻ đẹp và giá trị của ngành y trong đời sống.

b. Nội dung hoạt động:

– GV hướng dẫn HS quan sát các hình ảnh và định hướng cho HS thông qua các câu hỏi trong

SGK trang 14, 15.

– HS quan sát các tranh, ảnh trong SGK trang 14, 15 hoặc hình ảnh do GV sưu tầm, nắm được

một số hoạt động cơ bản của nhân viên y tế, tìm hiểu chân dung của các y – bác sĩ Việt Nam và

thế giới, từ đó các em cảm nhận được vẻ đẹp qua cách tạo hình trong tác phẩm của các hoạ sĩ

và xây dựng được ý tưởng thể hiện SPMT của mình.

c. Sản phẩm học tập: HS hình thành được ý tưởng thể hiện chân dung bác sĩ.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Khởi

động:

GV

cho

HS

tìm

hiểu

về

những

hoạt

động

thường ngày của nhân viên y tế qua trò chơi đoán hình.

– Giới thiệu một số tranh ảnh và hoạt động thường ngày của y –

bác sĩ trong SGK trang 14, 15. GV có thể sưu tầm thêm hình ảnh để

mở rộng và đặt câu hỏi theo định hướng trong SGK để HS thảo luận

về cách thể hiện sản phẩm.

– Có thể lồng ghép một số trò chơi, sắm vai, đóng kịch,... cho

tiết học thêm sinh động.

– Căn cứ tình hình thực tế của lớp, có thể tổ chức hoạt động

nhóm thảo luận.

– Đưa ra các gợi ý thảo luận tìm hiểu về nội dung, màu sắc,

bố cục như:

+ Kể tên các hoạt động của y – bác sĩ mà em biết.

+ Kể tên một số bác sĩ mà em biết.

+ Nêu những đóng góp của ngành y đối với cộng đồng.

+ Biểu cảm, hình dáng c ủa các nhân vật.

+ Cách sắp xếp bố cục trong các tác phẩm.

+ Đặc điểm của các nhân vật.

+ Cách thể hiện hình khối, màu sắc, chất liệu trong tác phẩm.

+ Em hãy nêu cảm xúc của mình khi xem tác phẩm.

– Quan sát tranh ảnh và trả

lời câu hỏi.

Chia

nhóm

thảo

luận

theo sự hướng dẫn của GV.

Đại

diện

nhóm

trình

bày

phần thảo luận của nhóm.

– Nhận xét câu trả lời của

nhóm bạn.

– Lắng nghe GV truyền đạt

kiến thức.

31

– GV nhấn mạnh kiến thức: Để thể hiện một tác phẩm hoặc

SPMT chân dung mô phỏng, cần chú ý khai thác đặc điểm riêng

của nhân vật bằng các yếu tố và nguyên lí tạo hình: đường nét,

mảng, khối, nhịp điệu, chất liệu,...

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO

a. Mục tiêu: HS nắm được các bước mô phỏng chân dung bác sĩ theo phong cách nghệ thuật

Đại chúng.

b. Nội dung hoạt động:

– GV hướng dẫn HS các bước mô phỏng chân dung bác sĩ Yersin theo phong cách nghệ thuật

Đại chúng.

– HS thực hành tạo sản phẩm chân dung bác sĩ mình yêu thích với chất liệu tự chọn.

c. Sản phẩm học tập: SPMT chân dung bác sĩ yêu thích theo phong cách nghệ thuật Đại chúng.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– GV Hướng dẫn HS các bước mô phỏng chân dung bác sĩ Yersin

có tỉ lệ phù hợp với nguyên mẫu theo phong cách nghệ thuật

Đại chúng.

– HS lựa chọn nguyên mẫu y – bác sĩ mà mình yêu thích để

thực hiện SPMT bằng chất liệu tự chọn.

Gợi ý các bước:

1. Quan sát, tìm đặc điểm của nhân vật qua ảnh.

2. Mô phỏng chân dung bằng nét.

3. Chia mảng để thể hiện màu.

4. Vẽ màu và hoàn thiện sản phẩm.

– GV tóm tắt kiến thức: Chân dung của mỗi người đều có đặc

điểm, biểu cảm khác nhau. Vì vậy, khi vẽ chân dung, cần thể hiện

được những đặc điểm riêng của mẫu nhằm đem lại cảm xúc cho

người xem.

– Bài tập thực hành: Hãy mô phỏng chân dung một nhân vật

hoạt động trong ngành y theo phong cách Đại chúng mà em biết.

– GV cho HS tham khảo một số sản phẩm trong SGK trang 17 và

các sản phẩm do GV sưu tầm.

Giao

nhiệm

vụ

cho

HS

thực

hiện

một

sản

phẩm

tranh

chân dung mà mình thích.

– Theo dõi và hỗ trợ HS khi cần thiết. (Sản phẩm của HS trong

Tiết 1 có thể dừng ở bước 2.)

– Quan sát, thảo luận nhóm.

– Tham khảo các bước mô

phỏng chân dung bác sĩ Yer-

sin theo phong cách nghệ

thuật Đại chúng trong SGK

trang 16.

– Ghi nhớ các bước thực hiện

mô phỏng chân dung theo

phong cách nghệ thuật Đại

chúng.

– Thực hành bài tập theo sự

hướng dẫn của GV.

32

HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

a. Mục tiêu: HS biết nhận xét, đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn. Trình bày những

cảm nhận của mình trước nhóm.

b. Nội dung hoạt động: HS quan sát và thảo luận về SPMT.

c. Sản phẩm học tập: Cảm nhận, phân tích được SPMT của mình và của bạn.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Lựa chọn một số bài vẽ treo lên bảng và hướng dẫn HS

nhận xét theo gợi ý:

+ Nêu cảm nhận của em về cách mô phỏng tranh chân dung

của bạn.

+ Em có ý tưởng gì cho phần hoàn thiện các bài vẽ trên?

– Bổ sung, nhận xét câu trả lời của HS.

– Quan sát một số bài vẽ treo

trên bảng của các bạn.

– Chia sẻ cảm nhận, ý tưởng

của bản thân về các bài vẽ

của bạn.

– Lắng nghe GV nhận xét, rút

kinh nghiệm cho bản thân.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm của tranh chân dung và cách hoàn thiện sản phẩm

b. Nội dung hoạt động: Vẽ tranh chân dung.

c. Sản phẩm học tập: Xây dựng được ý tưởng hoàn thiện sản phẩm.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Khuyến khích HS vận dụng, phát triển ý tưởng để hoàn thiện

sản phẩm.

– Cho HS tìm hiểu về chất liệu và lựa chọn hoạ phẩm hoàn thiện

sản phẩm ở tiết 2.

– Hướng dẫn HS hướng tìm hiểu qua sách báo, internet,... viết

giới thiệu sản phẩm sưu tầm được.

– Nhận xét bài vẽ của mình

và nêu ý tưởng phát triển bài

vẽ để thực hiện ở tiết sau.

Ghi

nhớ

đặc

điểm

của

SPMT mô phỏng chân dung

có tỉ lệ phù hợp nguyên mẫu

theo phong cách nghệ thuật

Đại chúng.

– Lựa chọn được chất liệu

hoàn thiện sản phẩm.

– Phát huy năng lực tìm hiểu

và ứng dụng SPMT.

– Củng cố kiến thức bài học: Để thể hiện một tác phẩm hoặc SPMT chân dung mô phỏng, cần

chú ý khai thác đặc điểm riêng của nhân vật bằng các yếu tố và nguyên lí tạo hình: đường nét,

mảng, khối, nhịp điệu, màu sắc, chất liệu,…

– Dặn dò: Tìm hiểu vẻ đẹp của các danh y Việt Nam qua phong cách thể hiện, ý tưởng,... trong

các tác phẩm mĩ thuật. Chuẩn bị hoạ phẩm hoàn thiện SPMT ở tiết 2.

33

Tiết 2

– Ổn định tổ chức lớp.

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

– Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

a. Mục tiêu: Xây dựng được ý tưởng hoàn thiện SPMT

b. Nội dung hoạt động: Quan sát SPMT với nhiều chất liệu khác nhau.

c. Sản phẩm học tập: Hình thành ý tưởng hoàn thiện SPMT.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Khởi động: GV tổ chức cho HS thi sắp xếp các bước vẽ cho đúng.

– Giới thiệu với HS SPMT trong GSGK trang 15 và tranh ảnh do

GV sưu tầm, gợi ý cho HS tìm hiểu về màu sắc, chất liệu và cách

thể hiện màu trong các tác phẩm.

– Nêu đặc điểm của cách thể hiện mảng, màu sắc theo phong cách

nghệ thuật Đại chúng.

Tham gia hoạt động và lựa

chọn

chất

liệu,

đưa

ra

ý

tưởng hoàn thiện sản phẩm

của mình.

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO

a. Mục tiêu: HS Hoàn thiện bài thực hành vẽ chân dung nhân viên y tế theo phong cách nghệ thuật

Đại chúng.

b. Nội dung hoạt động: HS thực hành hoàn thiện sản phẩm.

c. Sản phẩm học tập: SPMT hoàn thiện.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức tiết trước:

+ Đặc điểm của tranh chân dung.

+ Các bước mô phỏng chân dung bác sĩ Yersin theo phong cách

nghệ thuật Đại chúng.

– Yêu cầu HS hoàn thiện bài vẽ mô phỏng chân dung nhân vật

hoạt động trong ngành y theo phong cách nghệ thuật Đại chúng

từ tiết học trước.

– Quan sát, theo dõi và nhắc nhở hỗ trợ HS kịp thời trong khi

thực hành.

– Nhắc lại kiến thức đã học.

– Hoàn thiện bài thực hành.

34

HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

a. Mục tiêu: HS biết trưng bày, phân tích và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình và của bạn.

b. Nội dung hoạt động:

– GV hướng dẫn HS trưng bày và giới thiệu sản phẩm của mình trước lớp.

– HS nêu cảm nhận của mình về nội dung, bố cục, màu sắc trong bài vẽ; phân tích, đánh giá

bài vẽ của mình và của bạn.

c. Sản phẩm học tập: HS cảm nhận và phân tích được SPMT.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm của cá nhân hoặc

nhóm và trình bày cảm nhận về sản phẩm mô phỏng chân dung

nhân vật hoạt động trong ngành y của mình và của bạn.

– Căn cứ thực tế sản phẩm thực hiện, GV mở rộng các nội dung

gắn với mục tiêu chủ đề theo gợi ý:

+ Lựa chọn những sản phẩm mà em yêu thích.

+ Nêu cảm nhận của em về sản phẩm của bạn.

+ Nêu ý tưởng lựa chọn hình ảnh y – bác sĩ trong thực hành

SPMT của em (hoặc nhóm em).

+ Chia sẻ cách vận dụng phong cách Đại chúng trong thực hành

sản phẩm của em (hoặc nhóm em).

+ Nêu cảm nhận về SPMT của bạn (hoặc nhóm bạn).

+ Nội dung, hình thức, quy cách, chất liệu thể hiện.

+ Đánh giá chất lượng thẩm mĩ và tính ứng dụng của sản phẩm

+ Nêu cảm nhận của em về đường nét, màu sắc và các đặc điểm

của các bài chân dung.

+ Em ấn tượng với bài vẽ nào nhất? Vì sao?

+ Em có cảm xúc gì khi thực hiện bài vẽ chân dung theo

phong cách nghệ thuật Đại chúng?

– Bổ sung, nhận xét câu trả lời của HS.

– Trưng bày theo tổ/ nhóm.

– Quan sát đưa ra nhận xét,

chia sẻ cảm nhận của bản

thân về các bài vẽ trên theo

gợi ý của GV.

– Lắng nghe GV nhận xét, rút

kinh nghiệm cho bản thân.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS cảm nhận được vẻ đẹp của các danh y Việt Nam qua phong cách thể hiện,

ý tưởng,... trong các tác phẩm mĩ thuật.

b. Nội dung hoạt động: GV hướng dẫn HS tìm hiểu vẻ đẹp của các danh y Việt Nam qua phong cách

thể hiện, ý tưởng,... trong các tác phẩm mĩ thuật.

c. Sản phẩm học tập: HS biết về các danh y Việt Nam cùng vẻ đẹp được thể hiện qua các

tác phẩm mĩ thuật.

d. Tổ chức thực hiện:

35

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Giới thiệu và tổ chức cho HS tìm hiểu về Tượng đài Đại danh y

Hải Thượng Lãn Ông của nhà điêu khắc Trịnh Thế Hội và tranh

Anh hùng lao động Phạm Ngọc Thạch của hoạ sĩ Trần Đông Lương.

Ngoài ra, GV có thể sưu tầm thêm một số tác phẩm các danh y

khác của Việt Nam đề giới thiệu với HS.

– Thảo luận nhóm tìm hiểu

về

Tượng

đài

Đại

danh

y

Hải

Thượng

Lãn

Ông

của

nhà điêu khắc Trịnh Thế Hội

và tranh Anh hùng lao động

Phạm Ngọc Thạch của hoạ sĩ

Trần Đông Lương.

Đại

diện

các

nhóm

lên

trình bày phần tìm hiểu của

nhóm mình.

– Củng cố kiến thức bài học: Nghệ thuật Đại chúng (Pop art) là hình thức nghệ thuật

phản ánh hiện thực vật chất trong cuộc sống hằng ngày. Lấy cảm hứng từ sản phẩm tiêu dùng

hằng ngày, truyền thông, quảng cáo, bao bì và truyện tranh, nghệ thuật Đại chúng sử dụng các

hình ảnh chân thực từ cuộc sống, phim ảnh, quảng cáo, hoạt hoạ, biểu tượng,… để thể hiện tính

sáng tạo cá nhân.

Những đặc điểm chính của phong cách nghệ thuật Đại chúng là: đối tượng dễ nhận biết,

chịu ảnh hưởng của tranh ảnh báo chí hoặc các phương tiện truyền thông đại chúng; dạng hình

ảnh phẳng phân chia theo mảng; ngôn ngữ hình ảnh trẻ trung có cách thể hiện táo bạo; màu sắc

rực rỡ, tương phản mạnh.

– Dặn dò: Tìm hiểu về truyền thông y tế, sưu tầm tranh cổ động, tờ rơi, tờ gấp,… nghiên cứu

bài 4: Thiết kế truyền thông y tế.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

BÀI 4: THIẾT KẾ TRUYỀN THÔNG Y TẾ (2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức

– Hiểu được vai trò thiết kế truyền thông trong tuyên truyền, quảng bá hoạt động y tế.

– Vận dụng được kiến thức, kĩ năng và khoa học công nghệ để sáng tạo SPMT phù hợp với

mục đích truyền thông.

36

– Phân tích, đánh giá và sử dụng được thông điệp hình ảnh, chữ để giới thiệu, truyền thông

sản phẩm.

– Có ý thức tuyên truyền và cùng chung tay bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

Nhiệm vụ của GV

Gợi ý phương pháp,

hình thức dạy học

– Tạo cơ hội cho HS quan sát một số hình ảnh truyền thông,

bản tin, tờ rơi, tranh cổ động,… khuyến khích các em thảo luận

về

đặc

điểm,

phương

pháp

tạo

hình,

phương

thức

thường

được sử dụng để truyền thông, tác dụng của truyền thông y tế

trong cuộc sống.

– Tạo cơ hội để HS quan sát hình ảnh cảm nhận về nội dung,

màu sắc, đặc điểm, tính ứng dụng trong đời sống.

– Khuyến khích và hỗ trợ HS thực hiện thiết kế sản phẩm

truyền thông y tế học đường trên máy tính hoặc vẽ tay.

– Tổ chức cho HS trưng bày, phân tích và chia sẻ cảm nhận về

phương pháp tạo hình trong thiết kế truyền thông y tế.

Phương

pháp:

thuyết

trình, vấn đáp, gợi mở, trực

quan,

thực

hành

sáng

tạo,

thảo luận nhóm, luyện tập,

đánh giá.

– Hình thức tổ chức: hướng

dẫn

thực

hành

hoạt

động

cá nhân, hoạt động nhóm.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực đặc thù môn học

– Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: biết quan sát và hiểu được những hình thức truyền thông

y tế ứng dụng trong đời sống hằng ngày; nắm được những hình ảnh mang nét đặc trưng,

điển hình, khái lược, chắt lọc làm nổi bật nội dung chủ đề.

– Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: thể hiện được SPMT truyền thông y tế ứng dụng vào

cuộc sống hằng ngày; thiết kế được tờ rơi, áp phích, bản tin truyên truyền; biết cách sắp xếp

bố cục hợp lí và thể hiện được sản phẩm bằng các hình thức khác nhau như vẽ trên giấy, thiết kế

các phần mềm máy tính,…

– Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp và

nêu được tính ứng dụng của SPMT trong đời sống hằng ngày; đưa ra được hướng phát triển

mở rộng SPMT bằng nhiều chất liệu, hình thức khác nhau; biết phân tích những giá trị thẩm mĩ

trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.

2.2. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành,

trưng bày, chia sẻ, nhận xét sản phẩm.

37

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành

tạo SPMT.

2.3. Năng lực đặc thù của học sinh

– Năng lực ngôn ngữ: vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét.

– Năng lực tính toán: vận dụng sự hiểu biết về hình trong không gian 2 chiều, 3 chiều để

áp dụng vào tạo SPMT.

3. Về phẩm chất

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước và nhân ái

ở HS, cụ thể qua một số biểu hiện:

– Phát triển khả năng tưởng tượng, bồi dưỡng tình cảm, trân trọng và yêu quý ngành y.

– Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như giấy, cọ, màu vẽ,…

trong thực hành, sáng tạo; tích cực, tự giác và nỗ lực học tập.

– Xây dựng tình thương yêu, đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.

– Cảm nhận được cái đẹp, thể hiện được tình yêu, trách nhiệm của mình với cộng đồng,

với nhóm.

– Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.

– Biết chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, vật liệu để thực hành sáng tạo.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– SGK, SGV, KHBD biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học.

– Một số tranh, ảnh và bài vẽ của HS.

– Các bước hướng dẫn tạo sản phẩm.

– Phương tiện hỗ trợ (nếu có).

2. Học sinh

– SGK, SBT (nếu có), đồ dùng học tập, giấy vẽ, màu vẽ, bút vẽ, tẩy, máy tính (nếu có),…

– Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 1

– Ổn định tổ chức lớp.

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

– Bài mới:

38

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

a. Mục tiêu: HS hiểu được các hình thức thường sử dụng trong truyền thông y tế như bản tin,

tờ rơi, tờ gấp,... và cấu trúc, tác dụng của truyền thông y tế trong cuộc sống hằng ngày.

b. Nội dung hoạt động:

– GV tạo cơ hội cho HS tìm hiểu, quan sát các hình thức truyền thông y tế.

– HS quan sát các hình ảnh truyền thông y tế trong SGK trang 18, 19 và tài liệu do GV sưu tầm.

c. Sản phẩm học tập: HS nắm được cách tạo sản phẩm truyền thông y tế.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Giới thiệu một số hình ảnh trong SGK trang 18, 19, tờ rơi do

GV sưu tầm, đặt câu hỏi để HS thảo luận về nội dung, hình thức

trình bày của sản phẩm và tính ứng dụng của sản phẩm trong

đời sống hằng ngày.

– Có thể xây dựng trò chơi hoặc tổ chức hoạt động nhóm cho HS

thảo luận.

– Mở rộng kiến thức giúp HS biết thêm nét đặc trưng và sự khác

nhau của từng thể loại sản phẩm truyền thông, cách xây dựng

ý tưởng tạo hình thông qua nội dung cần tuyên truyền, cổ động.

– GV cho HS tìm hiểu về nội dung, tính đặc trưng của các loại

hình truyền thông theo gợi ý:

+ Nội dung thể hiện của sản phẩm.

+ Hình ảnh, chữ, màu sắc sử dụng trong sản phẩm.

+ Các phương thức thường được sử dụng để truyền thông.

+ Tác dụng của truyền thông y tế trong cuộc sống.

+ Cấu tạo của tờ rơi, áp phích, bản tin,…

+ Tính ứng dụng của sản phẩm.

+ Kể tên những chất liệu có thể tạo được sản phẩm mà em biết.

Lưu ý: Truyền thông y tế thường được thực hiện dưới dạng tranh

cổ động, tờ rơi, tờ gấp,... Hình ảnh minh hoạ, màu sắc, kiểu chữ,

nội dung phù hợp, sẽ thể hiện được mục đích truyền thông và

tạo được ấn phẩm có sức lan toả đến cộng đồng.

Quan

sát

hình

ảnh

ảnh

trong SGK trang 18, 19, tờ rơi

do GV sưu tầm và thảo luận

theo gợi ý của GV.

– Nêu ý nghĩa, lợi ích, tính

ứng dụng của các loại hình

truyền thông y tế.

Nắm

được

những

hình

thức

thể

hiện

cách

thể

hiện trong truyền thông.

– Xây dựng được ý tưởng, lựa

chọn được loại hình truyền

thông mà mình yêu thích để

thể hiện.

39

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO

a. Mục tiêu: HS nắm được quy trình tạo SPMT truyền thông y tế.

b. Nội dung hoạt động:

– GV hướng dẫn các bước thiết kế sản phẩm truyền thông y tế bằng kĩ thuật công nghệ

thông tin với phần mềm đồ hoạ.

– Thực hành thiết kế sản phẩm truyền thông y tế bằng kĩ thuật công nghệ thông tin với

phần mềm đồ hoạ (nếu đơn vị và HS có đủ cơ sở vật chất) hoặc bản tin, tờ rơi, tờ gấp,… trên

giấy theo sự lựa chọn của HS, phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị.

c. Sản phẩm học tập: HS tạo được sản phẩm truyền thông y tế.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Hướng dẫn HS sử dụng phần mềm đồ hoạ để tạo SPMT

truyền thông y tế.

Gợi ý các bước:

1. Phác thảo ý tưởng trên giấy.

2. Vẽ hình trên phần mềm bằng công cụ (Brushes, Shapes, Tool,...).

3. Điều chỉnh bố cục, sắp xếp chữ, vẽ màu bằng công cụ (Fill).

4. Thiết kế chữ, điều chỉnh màu và hoàn thiện sản phẩm.

– Bài tập thực hành: Hãy thiết kế một sản phẩm truyền thông y tế

học đường với hình thức vẽ tay hoặc sử dụng phần mềm đồ hoạ mà

em biết. (GV căn cứ vào tình hình cơ sở vật chất tại địa phương

để tổ chức cho HS thực hành phù hợp.)

– Cho HS tham khảo một số sản phẩm của HS trong SGK trang 21.

GV có thể sưu tầm thêm các sản phẩm khác với nhiều chất liệu,

thể loại khác nhau để HS tham khảo.

– Thảo luận, đưa ra quy trình

tạo SPMT truyền thông y tế

với các hình thức như thiết

kế tờ rơi trên phần mềm máy

tính, vẽ tranh cổ động, áp

phích, bảng tin,… trên giấy.

– Lắng nghe để nắm quy trình

thiết kế truyền thông y tế.

– Quan sát SGK trang 20 để

nắm kĩ thuật và thực hành

tạo sản phẩm truyền thông y

tế trên phần mềm máy tính.

– Thực hành tạo ra sản phẩm

truyền thông y tế học đường

với hình thức vẽ tay hoặc sử

dụng phần mềm đồ hoạ mà

mình biết.

HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

a. Mục tiêu: HS biết trưng bày, phân tích và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình và của bạn.

cùng nhau góp ý hoàn thiện sản phẩm.

b. Nội dung hoạt động:

– GV hướng dẫn HS trưng bày, giới thiệu và chia sẻ sản phẩm của mình trước lớp.

– HS nêu cảm nhận của mình về tính ứng dụng, đặc điểm, thể loại, màu sắc, chất liệu, quy trình

tạo sản phẩm; góp ý hoàn thiện sản phẩm.

c. Sản phẩm học tập: HS cảm nhận và phân tích được SPMT; chia sẻ được quy trình thực hiện

tạo sản phẩm và đưa ra hướng hoàn thiện sản phẩm ở tiết 2.

d. Tổ chức thực hiện:

40

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm của cá nhân hoặc nhóm

phân tích, nhận xét sản phẩm của mình và của bạn theo gợi ý:

+ Nêu ý tưởng thực hiện SPMT truyền thông y tế của em

(hoặc nhóm em).

+ Phân tích thông điệp hình ảnh truyền thông trong sản phẩm

của em (hoặc của bạn).

+ Trình

bày

cách

em

(hoặc

nhóm

em)

vận

dụng

thuật

công nghệ để sáng tạo sản phẩm.

– Góp ý điều chỉnh hoàn thiện sản phẩm.

– Trình bày ý tưởng, quy trình

tạo sản phẩm truyền thông

y tế cùng bạn.

Góp

ý

giúp

bạn

đưa

ra

hướng hoàn thiện sản phẩm

về màu sắc, hình thức thể

hiện, chất liệu...

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS đưa ra được hướng phát triển cho SPMT.

b. Nội dung hoạt động: HS tìm hiểu các loại hình truyền thông y tế và đưa ra hướng phát triển

ứng dụng sản phẩm của mình lan toả trong cộng đồng.

c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được hướng phát triển cho SPMT.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Trình bày định hướng truyền thông đến cộng đồng khi sản phẩm

hoàn thiện.

Đưa ra hướng phát triển, lan

toả, ứng dụng của sản phẩm

trong đời sống hằng ngày.

– Củng cố kiến thức bài học: Truyền thông y tế thường được thực hiện dưới dạng tranh

cổ động, tờ rơi, tờ gấp,... Hình ảnh minh hoạ, màu sắc, kiểu chữ, nội dung phù hợp sẽ thể hiện

được mục đích truyền thông của sản phẩm và tạo sức lan toả đến cộng đồng.

– Dặn dò: HS tìm hiểu, lựa chọn hình thức truyền thông và sản phẩm mĩ thuật đã thiết kế để

truyền tải thông tin tới công chúng, người thân, bạn bè. Chuẩn bị nội dung hoàn thiện sản phẩm

truyền thông y tế ở tiết 2.

Tiết 2

– Ổn định tổ chức lớp.

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

– Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

a. Mục tiêu: HS xây dựng ý tưởng hoàn thiện sản phẩm.

b. Nội dung hoạt động: HS quan sát, thảo luận, tìm hiểu sản phẩm truyền thông với nhiều

hình thức khác nhau.

c. Sản phẩm học tập: Đưa ra ý tưởng hoàn thiện sản phẩm cho bản thân.

d. Tổ chức thực hiện:

41

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Cho HS quan sát các hình thức truyền thông trang 18, 19 và

SPMT do GV sưu tầm.

– Tổ chức cho HS thảo luận theo gợi ý: hình ảnh, màu sắc,

nội dung bố cục chữ, hình, thông điệp của sản phẩm; đặc điểm

của sản phẩm và tính ứng dụng trong truyền thông y tế.

– Quan sát, thảo luận và đưa

ra nhận xét về cách thể hiện

của từng thể loại.

Xây

dựng

ý

tưởng

hoàn

thiện sản phẩm với nội dung

súc tích, dễ nhớ, hình ảnh cô

đọng, điển hình gợi rõ tiêu

đề thông điệp cần truyền tải.

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO

a. Mục tiêu: HS hoàn thiện sản phẩm tuyền thông y tế.

b. Nội dung hoạt động: HS thực hành hoàn thiện sản phẩm truyền thông y tế.

c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm truyền thông y tế hoàn chỉnh.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Cho HS quan sát SGK trang 20, ôn lại kĩ thuật thực hành tạo

sản phẩm truyền thông y tế trên phần mềm máy tính. GV có thể

mở rộng hướng dẫn thêm nhiều hình thức thể hiện như vẽ tay,

trang trí bản tin, vẽ tranh cổ động, thiết kế tờ rơi, tờ gấp,…

Gợi ý các bước:

1. Phác thảo ý tưởng trên giấy.

2. Vẽ hình trên phần mềm bằng công cụ (Brushes, Shapes, Tool,...).

3. Điều chỉnh bố cục, sắp xếp chữ, vẽ màu bằng công cụ (Fill).

4. Thiết kế chữ, điều chỉnh màu và hoàn thiện sản phẩm.

Bài

tập

thực

hành:

Hoàn

thiện

thiết

kế

một

sản

phẩm

truyền thông y tế học đường với hình thức vẽ tay hoặc sử dụng

phần mềm đồ hoạ mà em biết.

– Tìm hiểu nhiều hình thức

thể

hiện

sản

phẩm

truyền

thông y tế.

– Thực hành hoàn thiện sản

phẩm truyền thông y tế theo

hình thức đã chọn.

HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

a. Mục tiêu: HS biết trưng bày, phân tích và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình và của bạn.

b. Nội dung hoạt động:

– GV hướng dẫn HS trưng bày, giới thiệu, chia sẻ sản phẩm của mình trước lớp.

– HS nêu cảm nhận của mình về tính ứng dụng, đặc điểm, thể loại, màu sắc, chất liệu, quy trình

tạo sản phẩm.

c. Sản phẩm học tập: HS cảm nhận và phân tích được SPMT; chia sẻ được quy trình thực hiện

tạo sản phẩm

d. Tổ chức thực hiện:

42

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm của cá nhân hoặc nhóm;

phân tích, nhận xét sản phẩm của mình và của bạn theo gợi ý:

+ Nêu ý tưởng thực hiện SPMT truyền thông y tế của em

(hoặc nhóm em).

+ Phân tích thông điệp hình ảnh truyền thông trong sản phẩm

của em (hoặc của bạn).

+ Trình

bày

cách

em

(hoặc

nhóm

em)

vận

dụng

thuật

công nghệ để sáng tạo sản phẩm.

Trưng

bày,

giới

thiệu

sản phẩm của mình.

Phân

tích

thông

điệp,

ý nghĩa, tính ứng dụng của

sản phẩm.

– Đánh giá, góp ý để SPMT

của bạn hoàn thiện hơn.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS lựa chọn được hình thức truyền thông và SPMT đã thiết kế để truyền tải thông tin

tới cộng đồng, người thân và bạn bè.

b. Nội dung hoạt động: HS trình bày hình thức truyền thông và SPMT đã thiết kế để truyền tải

thông tin tới công chúng, người thân và bạn bè.

c. Sản phẩm học tập: HS biết được giá trị, tác dụng của các thể loại truyền thông y tế trong việc

bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Cho HS xem hình ảnh trong SGK trang 21, yêu cầu HS trình bày,

lựa chọn hình thức truyền thông và SPMT đã thiết kế để truyền tải

thông tin tới công chúng, người thân và bạn bè.

– Có thể mở rộng giới thiệu thêm các hình thức khác, tính ứng dụng

sản phẩm tại địa phương.

Thảo luận và trình bày lựa

chọn hình thức truyền thông

và SPMT đã thiết kế để truyền

tải thông tin tới công chúng,

người thân và bạn bè.

– Củng cố kiến thức bài học: Vai trò thiết kế truyền thông trong tuyên truyền, quảng bá hoạt động

y tế rất quan trọng. Chúng ta cần chú ý đến nội dung xúc tích, hình thức thể hiện, màu sắc

sử dụng trong sản phẩm cho phù hợp.

– Dặn dò: Tìm hiểu chủ đề 3: Xây dựng đô thị. Sưu tầm tranh, ảnh, mô hình kiến trúc đô thị.

Đem đầy đủ đồ dùng dụng cụ học tập học bài 5: Kiến trúc đô thị.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

43

CHỦ ĐỀ

XÂY DỰNG ĐÔ THỊ

Số tiết: 04

CHỦ ĐỀ 3

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ

Chủ đề giúp HS tìm hiểu không gian kiến trúc đô thị, từ đó bồi dưỡng tình cảm, ý thức

tuyên truyền bảo vệ không gian sống xanh, sạch, đẹp, phù hợp truyền thống văn hoá vùng miền.

Qua nghiên cứu chủ đề, HS vận dụng được hình ảnh từ thực tế để xây dựng bố cục thể hiện SPMT

kiến trúc đô thị 2D, 3D bằng chất liệu tự chọn và bằng hình thức vẽ hoặc in.

Yêu cầu cần đạt của chủ đề

– Nhận biết được tỉ lệ của hình, khối, màu sắc, công việc của người công nhân trong

môi trường xây dựng và không gian trong kiến trúc đô thị.

– Thể hiện được hình, khối, màu sắc và không gian của kiến trúc đô thị trong sản phẩm

thực hành. Vận dụng được các hình ảnh từ thực tiễn để xây dựng bố cục sản phẩm tranh in.

– Phân tích vẻ đẹp hài hoà của hình, khối, màu sắc, không gian trong sản phẩm kiến trúc

đô thị, ý tưởng, cách thức thực hiện sản phẩm tranh in.

– Có ý thức tìm hiểu và trân trọng vẻ đẹp người công nhân xây dựng thông qua tác phẩm

mĩ thuật. Tuyên truyền bảo vệ không gian sống xanh, sạch, đẹp, phù hợp truyền thống văn hoá

vùng miền.

– Hiểu được đặc điểm, hình dáng, màu sắc, công việc của người công nhân trong môi trường

xây dựng.

– Vận dụng được các hình ảnh từ thực tiễn để xây dựng bố cục sản phẩm tranh in.

– Phân tích được ý tưởng, cách thức thực hiện sản phẩm tranh in.

– Có ý thức tìm hiểu và trân trọng vẻ đẹp người công nhân xây dựng thông qua tác phẩm

mĩ thuật.

BÀI 5: KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ (2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức

– Nhận biết được tỉ lệ của hình, khối, màu sắc và không gian trong kiến trúc đô thị.

– Thể hiện được hình, khối, màu sắc và không gian của kiến trúc đô thị trong sản phẩm thực hành.

44

– Phân tích vẻ đẹp hài hoà của hình, khối, màu sắc, không gian trong sản phẩm kiến trúc đô thị.

– Có ý thức tuyên truyền bảo vệ không gian sống xanh,sạch, đẹp, phù hợp truyền thống văn hoá

vùng miền.

Nhiệm vụ của GV

Gợi ý phương pháp,

hình thức dạy học

– Tạo điều kiện cho HS quan sát, tìm hiểu hình ảnh kiến trúc

đô thị.

– Hướng dẫn HS nghiên cứu chủ đề, tìm hình ảnh phù hợp để

xây dựng bố cục, tạo SPMT kiến trúc đô thị 2D, 3D.

– Tổ chức cho HS tìm hiểu, trao đổi và góp ý hoàn thiện SPMT.

Phương

pháp:

thuyết

trình,

vấn đáp, gợi mở, trực quan, thực

hành sáng tạo, thảo luận nhóm,

luyện tập, đánh giá.

– Hình thức tổ chức: hướng dẫn

thực hành hoạt động cá nhân,

hoạt động nhóm.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực đặc thù môn học

– Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: biết quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp của đô thị trong

cuộc sống và trong tác phẩm; nhận biết được nét điển hình tỉ lệ của hình, khối, màu sắc, không gian

kiến trúc đô thị và hình ảnh của người công nhân xây dựng trong cuộc sống và trong SPMT.

– Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: xây dựng được bố cục từ hình ảnh thực để thực hiện SPMT;

biết cách sắp xếp bố cục hợp lí và thể hiện được sản phẩm trên nhiều hình thức khác nhau như vẽ,

in hoặc xé dán.

– Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của

sản phẩm; cảm nhận và phân tích được SPMT kiến trúc đô thị, vẻ đẹp của người công nhân xây dựng

trong cuộc sống và trong SPMT; cách thể hiện sản phẩm, sự hài hoà về tỉ lệ của các yếu tố tạo hình

trong SPMT: đường nét, hình, mảng, màu sắc, biểu cảm nhân vật,…

2.2. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập để tạo SPMT; biết tìm hiểu

các tác phẩm mĩ thuật từ sách báo, tạp chí, internet để tự nghiên cứu và mở rộng kiến thức.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành, trưng bày,

chia sẻ nhận xét sản phẩm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành

tạo SPMT.

2.3. Năng lực đặc thù của học sinh

– Năng lực ngôn ngữ: vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét.

– Năng lực tính toán: vận dụng sự hiểu biết về hình trong không gian 2 chiều, 3 chiều để áp dụng

vào bài tập sáng tạo.

45

3. Về phẩm chất

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước và nhân ái

ở HS, cụ thể qua một số biểu hiện:

– Biết cảm nhận yếu tố thẩm mĩ và trân quý vẻ đẹp hài hoà của hình, khối, màu sắc, không gian

trong kiến trúc đô thị.

– Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét, phân tích SPMT kiến trúc

đô thị 2D, 3D.

– Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ giấy bìa,

giấy màu, vật liệu tái chế,… trong thực hành, sáng tạo; tích cực tự giác và nỗ lực học tập.

– Xây dựng tình thương yêu, đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.

– Hiểu được vai trò và có ý thức tuyên truyền bảo vệ không gian sống xanh, sạch, đẹp, phù hợp

truyền thống văn hoá vùng miền.

– Cảm nhận được cái đẹp, thể hiện được tình yêu, trách nhiệm của mình với cộng đồng,

với nhóm.

– Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, vật liệu để thực hành sáng tạo.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– SGK, SGV, KHBD biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, t.m hiểu mục tiêu bài học.

– Một số tác phẩm của hoạ sĩ, nhà thiết kế,… và tranh, ảnh, bài vẽ của HS.

– Các bước hướng dẫn tạo sản phẩm.

– Phương tiện hỗ trợ (nếu có).

2. Học sinh

– SGK, VBT (nếu có), đồ dùng học tập, giấy vẽ, màu vẽ, bút vẽ, tẩy,…

– Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 1

– Ổn định tổ chức lớp.

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

– Bài mới:

46

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

a. Mục tiêu:

– HS cảm nhận được vẻ đẹp của hình, khối, màu sắc và không gian của kiến trúc đô thị trong

cuộc sống và trong SPMT.

– HS nhận biết được nét đặc trưng về vùng miền không gian trong kiến trúc đô thị, nhận thức

được hình thức và cách thể hiện SPMT.

b. Nội dung hoạt động:

– GV giới thiệu hình ảnh trong SGK và định hướng cho HS nhận xét qua các gợi ý ở trang 22, 23.

– HS quan sát các hình ảnh trong SGK trang 22, 23 (hoặc hình ảnh do GV sưu tầm), nhận biết

vẻ đẹp của kiến trúc đô thị trong cuộc sống và trong sản phẩm kiến trúc, từ đó xây dựng được

ý tưởng thể hiện sản phẩm kiến trúc của cá nhân/ nhóm.

c. Sản phẩm học tập: HS hình thành ý tưởng thể hiện sản phẩm kiến trúc đô thị 2D/ 3D.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Giới thiệu một số hình ảnh về kiến trúc vùng miền trong SGK

trang 22, 23; có thể sưu tầm thêm hình ảnh và giới thiệu sơ lược

để mở rộng kiến thức.

– Căn cứ tình hình thực tế của lớp, GV có thể tổ chức cho HS

trao đổi để tìm hiểu về kiến trúc đô thị từng vùng miền theo gợi ý:

+ Đặc trưng trong cấu trúc của kiến trúc đô thị.

+ Giới thiệu một số kiến trúc đô thị mà em thích.

– Tổ chức cho HS trao đổi để tìm hiểu về hình, khối khái quát,

màu

sắc

không

gian

của

kiến

trúc

đô

thị

sản

phẩm

mô phỏng kiến trúc trong SGK trang 23 theo gợi ý:

+ Cách thể hiện tỉ lệ nhà cửa, cây cối, đường phố, con người

trong các mô hình kiến trúc.

+ Hình, khối, màu sắc, không gian, vật liệu sử dụng.

– GV mở rộng kiến thức: Không gian kiến trúc đô thị được hình

thành bởi các công trình kiến trúc dân dụng, kiến trúc công cộng

và yếu tố địa hình (đồng bằng, đồi núi, sông ngòi,…) tạo nên

không gian sống. Kiến trúc đô thị cần đảm bảo tính công năng và

đạt yêu cầu thẩm mĩ (không gian, ánh sáng, cây xanh,...).

– Tham gia hoạt động theo

hường dẫn của GV.

– Thảo luận nhóm, giới thiệu

một số kiến trúc đô thị mà

mình thích.

– Phân tích hình, khối, màu

sắc, không gian, vật liệu sử

dụng trong các sản phẩm.

– Đưa ra ý tưởng không gian

kiến trúc đô thị sẽ thể hiện.

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO

a. Mục tiêu: HS nắm được các bước thực hiện SPMT về kiến trúc đô thị.

b. Nội dung hoạt động:

– GV cho HS quan sát bài tham khảo trong SGK trang 24 hoặc hình ảnh do GV sưu tầm;

hướng dẫn HS các bước thực hiện SPMT.

– HS quan sát hình ảnh, tìm hiểu các bước và thực hiện SPMT.

c. Sản phẩm học tập: SPMT về kiến trúc đô thị.

d. Tổ chức thực hiện:

47

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– GV cho HS quan sát SGK trang 24 và SPMT sưu tầm; đặt câu hỏi

và tổ chức thảo luận, đặt vấn đề để HS nắm được các bước

thực hiện SPMT về kiến trúc đô thị.

– GV có thể gợi ý cụ thể:

+ Chọn nội dung phù hợp và vẽ hình khái quát. Có thể xây dựng

bố cục kiến trúc theo khối cơ bản như khối tròn, khối tháp,…

hoặc một biểu tượng mà cá nhân/ nhóm yêu thích. Khi vẽ nên

chọn lọc hình, khối, lược bỏ những chi tiết để sản phẩm kiến trúc

đô thị đẹp và có tính điển hình theo vùng miền.

+ Tạo

hình

khối

nhà,

cây,...

nên

lựa

chọn

vật

liệu

tính

thống nhất và dễ thực hiện như: giấy bìa, giấy màu, đất nặn,…

+ Sắp xếp bố cục cho các khối nhà, cây,... sao cho hợp lí.

Gợi ý các bước:

1. Xây dựng ý tưởng bố cục trong thiết kế và tạo nền cho khối

kiến trúc.

2. Tạo hình khối nhà, cây,...

3. Sắp xếp bố cục cho các khối nhà, cây,...

4. Điều chỉnh hình, khối, màu sắc và hoàn thiện sản phẩm.

– Bài tập thực hành: Hãy thực hiện SPMT kiến trúc đô thị 2D, 3D

bằng chất liệu tự chọn.

– Thảo luận, tìm hiểu cách

thể hiện không gian kiến trúc

đô thị 2D, 3D.

– Lựa chọn chất liệu để thể

hiện sản phẩm riêng cho mình.

Thực

hành

tạo

SPMT

kiến trúc đô thị 2D, 3D bằng

chất liệu tự chọn.

HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

a. Mục tiêu: HS nhận thức được vẻ đẹp của kiến trúc đô thị trong cuộc sống, trong SPMT, từ đó

biết phân tích và đánh giá SPMT của mình và của bạn.

b. Nội dung hoạt động: GV hướng dẫn HS trưng bày và giới thiệu sản phẩm của cá nhân/ nhóm

trước lớp và nhận xét theo gợi ý:

+ Giới thiệu ý tưởng thực hiện SPMT kiến trúc đô thị của em (hoặc nhóm em).

+ Nhận xét tỉ lệ hình, khối, màu sắc, không gian thể hiện trong bài thực hành.

+ Trình bày những yếu tố mĩ thuật mà em (hoặc nhóm em) đã sử dụng trong thực hành

sáng tạo sản phẩm.

c. Sản phẩm học tập: HS cảm nhận và phân tích được sản phẩm kiến trúc.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm của cá nhân hoặc nhóm

và trình bày cảm nhận về SPMT kiến trúc của mình và của bạn.

– Căn cứ thực tế sản phẩm thực hiện, GV mở rộng nội dung gắn

với mục tiêu chủ đề theo gợi ý:

– Trưng bày sản phẩm của cá

nhân hoặc nhóm.

– Giới thiệu ý tưởng thực hiện

sản phẩm và kế hoạch hoàn

thiện của cá nhân hoặc nhóm.

48

+ Lựa chọn những sản phẩm mà em yêu thích.

+ Nêu cảm nhận của mình về sản phẩm của bạn.

+ Hình, khối, màu sắc, không gian sản phẩm kiến trúc.

+ Cách thể hiện sản phẩm, sự hài hoà về tỉ lệ của các yếu tố tạo

hình trong sản phẩm kiến trúc.

– Nêu định hướng hoàn thiện sản phẩm ở tiết 2.

– Góp ý định hướng cho bạn

hoàn thiện sản phẩm.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS xây dựng được ý tưởng hoàn thiện SPMT kiến trúc đô thị 2D, 3D.

b. Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho Hs tìm hiểu chất liệu dễ tìm ở địa phương có thể

sử dụng tạo SPMT 2D, 3D.

c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được ý tưởng và chất liệu hoàn thiện sản phẩm ở tiết 2.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Tổ chức cho Hs tìm hiểu chất liệu dễ tìm ở địa phương có thể sử

dụng tạo sản phẩm 2D, 3D như bìa carton, giấy, cành cây, lá cây,

hoa, màu,…

Tìm hiểu và đưa ra được ý

tưởng, chất liệu hoàn thiện

sản phẩm ở tiết 2.

– Củng cố kiến thức bài học: Không gian kiến trúc đô thị được hình thành bởi các công trình

kiến trúc dân dụng, kiến trúc công cộng và yếu tố địa hình (đồng bằng, đồi núi, sông ngòi,…)

tạo nên không gian sống. Kiến trúc đô thị cần đảm bảo tính công năng và đạt yêu cầu thẩm mĩ

(không gian, ánh sáng, cây xanh,...).

– Dặn dò: HS tìm hiểu phương pháp chọn điểm nhìn và cắt cảnh. Sưu tầm thêm vật liệu để

hoàn thiện sản phẩm.

Tiết 2

– Ổn định tổ chức lớp.

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

– Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

a. Mục tiêu: HS xây dựng được ý tưởng hoàn thiện sản phẩm.

b. Nội dung hoạt động: HS quan sát hình trong SGK trang 23, đưa ra nhận xét về hình khối,

chất liệu, màu sắc,… của các sản phẩm.

c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra ý tưởng hoàn thiện SPMT kiến trúc đô thị 2D, 3D.

d. Tổ chức thực hiện:

49

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Tổ chức cho HS quan sát thảo luận các SPMT trong SGK trang 23

và sản phẩm do GV sưu tầm, khuyến khích HS đưa ra nhận xét về:

+ Cách thể hiện tỉ lệ nhà cửa, cây cối, đường phố, con người

trong các mô hình kiến trúc.

+ Hình khối, màu sắc, không gian, vật liệu sử dụng,…

– Yêu cầu HS trình bày kế hoạch hoàn thiện SPMT của mình

(ý tưởng hoàn thiện, chất liệu sử dụng, màu sắc sản phẩm,…).

Quan

sát,

nhận

xét

các

SPMT.

– Trình bày kế hoạch hoàn

thiện SPMT của mình.

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO

a. Mục tiêu: HS hoàn thiện được sản phẩm kiến trúc đô thị.

b. Nội dung hoạt động: Thực hành hoàn thiện SPMT kiến trúc đô thị 2D, 3D.

c. Sản phẩm học tập: SPMT kiến trúc đô thị 2D, 3D hoàn chỉnh.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Tổ chức cho HS ôn lại gợi ý các bước thực hiện tạo SPMT

kiến trúc đô thị:

1. Xây dựng ý tưởng bố cục trong thiết kế và tạo nền cho khối

kiến trúc.

2. Tạo hình khối nhà, cây,...

3. Sắp xếp bố cục cho các khối nhà, cây,...

4. Điều chỉnh hình, khối, màu sắc và hoàn thiện sản phẩm.

– Bài tập thực hành: Hoàn thiện SPMT kiến trúc đô thị 2D, 3D

bằng chất liệu tự chọn.

Thực hành hoàn thiện SPMT

kiến trúc đô thị 2D, 3D bằng

chất liệu tự chọn.

HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

a. Mục tiêu: HS nhận thức được vẻ đẹp của kiến trúc đô thị trong cuộc sống, trong SPMT, từ đó

biết phân tích và đánh giá SPMT của mình và của bạn.

b. Nội dung hoạt động: GV hướng dẫn HS trưng bày và giới thiệu sản phẩm của cá nhân/ nhóm

trước lớp và nhận xét theo gợi ý:

+ Giới thiệu ý tưởng thực hiện SPMT kiến trúc đô thị của em (hoặc nhóm em).

+ Nhận xét tỉ lệ hình, khối, màu sắc, không gian thể hiện trong bài thực hành.

+ Trình bày những yếu tố mĩ thuật mà em (hoặc nhóm em) đã sử dụng trong thực hành

sáng tạo sản phẩm.

c. Sản phẩm học tập: HS cảm nhận và phân tích được sản phẩm kiến trúc.

d. Tổ chức thực hiện:

50

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm của cá nhân hoặc nhóm

và trình bày cảm nhận về sản phẩm kiến trúc của mình và của bạn.

– Căn cứ thực tế sản phẩm thực hiện, GV mở rộng nội dung gắn

với mục tiêu chủ đề theo gợi ý:

+ Lựa chọn những sản phẩm mà em yêu thích.

+ Nêu cảm nhận của mình về sản phẩm của bạn.

+ Hình, khối, màu sắc, không gian sản phẩm kiến trúc.

+ Cách thể hiện sản phẩm, sự hài hoà về tỉ lệ của các yếu tố tạo

hình trong sản phẩm kiến trúc.

+ Chia sẻ ý kiến về kĩ thuật thể hiện, ý nghĩa của sản phẩm.

+ Đánh giá chất lượng thẩm mĩ và tính ứng dụng của sản phẩm.

– Trưng bày sản phẩm của

cá nhân hoặc nhóm và trình

bày cảm nhận.

Giới

thiệu

sản

phẩm

nêu ý nghĩa, tính ứng dụng

của sản phẩm trong thực tế

hằng ngày.

– Phân tích đánh giá góp ý

sản phẩm cho bạn.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS nhận biết được phương pháp chọn điểm nhìn và cắt cảnh.

b. Nội dung hoạt động: GV cho HS tìm hiểu điểm nhìn và cắt cảnh qua theo hướng dẫn trong

SGK trang 25.

c. Sản phẩm học tập: HS nắm được phương pháp chọn điểm nhìn và cắt cảnh.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Giới thiệu và tổ chức cho HS tìm hiểu về phương pháp chọn

điểm nhìn và cắt cảnh.

– Có thể sưu tầm thêm về phương pháp chọn điểm nhìn và cắt

cảnh để giới thiệu cùng HS.

– Gợi ý, hướng dẫn HS sưu tầm hình ảnh minh hoạ cho phương

pháp chọn điểm nhìn và cắt cảnh: điểm nhìn từ trên xuống, điểm

nhìn ngang, điểm nhìn từ dưới lên; cách cắt cảnh bằng khung

hình bằng bìa và bằng tay,…

Trình

bày

phương

pháp

chọn

điểm,

cắt

cảnh

qua

nghiên

cứu,

tìm

hiểu

trên

sách và các trang thông tin.

– Củng cố kiến thức bài học.

– Dặn dò: Tìm hiểu bài 6 Vẻ đẹp của người công nhân xây dựng. Sưu tầm hình ảnh, tranh vẽ về

hoạt động thường nhật của người công nhân xây dựng. Chuẩn bị hoạ phẩm đầy đủ cho bài 6.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

51

BÀI 6: VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI CÔNG NHÂN XÂY DỰNG (2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức

– Hiểu được đặc điểm, hình dáng, màu sắc, công việc của người công nhân trong môi trường

xây dựng.

– Vận dụng được các hình ảnh từ thực tiễn để xây dựng bố cục sản phẩm tranh in.

– Phân tích được ý tưởng, cách thức thực hiện sản phẩm tranh in.

– Có ý thức tìm hiểu và trân trọng vẻ đẹp người công nhân xây dựng thông qua tác phẩm mĩ thuật.

Nhiệm vụ của GV

Gợi ý phương pháp,

hình thức dạy học

– Tạo

điều

kiện

cho

HS

quan

sát,

tìm

hiểu

đặc

điểm,

hình dáng, màu sắc, công việc của người công nhân trong

môi trường xây dựng.

– Hướng dẫn HS nghiên cứu chủ đề, xây dựng bố cục tạo

SPMT bằng hình thức vẽ hoặc in.

– Tổ chức cho HS tìm hiểu, trao đổi và góp ý hoàn thiện SPMT.

Phương

pháp:

thuyết

trình,

vấn đáp, gợi mở, trực quan, thực

hành sáng tạo, thảo luận nhóm,

luyện tập, đánh giá.

– Hình thức tổ chức: hướng dẫn

thực hành hoạt động cá nhân,

hoạt động nhóm.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực đặc thù môn học

– Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: biết quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp của đô thị trong

cuộc sống và trong tác phẩm; nhận biết được nét điển hình tỉ lệ của hình, khối, màu sắc, không gian

kiến trúc đô thị và hình ảnh của người công nhân xây dựng trong cuộc sống và trong SPMT.

– Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: xây dựng được bố cục từ hình ảnh thực để thực hiện SPMT;

biết cách sắp xếp bố cục hợp lí và thể hiện được sản phẩm trên nhiều hình thức khác nhau như vẽ,

in hoặc xé dán.

– Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của sản phẩm;

cảm nhận và phân tích được SPMT về kiến trúc đô thị, vẻ đẹp của người công nhân xây dựng

trong cuộc sống và trong SPMT; cách thể hiện sản phẩm, sự hài hoà về tỉ lệ của các yếu tố tạo hình

trong SPMT: đường nét, hình, mảng, màu sắc, biểu cảm nhân vật,…

2.2. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập để tạo SPMT; biết tìm

hiểu các tác phẩm mĩ thuật từ sách báo, tạp chí, internet để tự nghiên cứu và mở rộng kiến thức.

52

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành,

trưng bày, chia sẻ nhận xét sản phẩm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành

tạo SPMT.

2.3. Năng lực đặc thù của học sinh

– Năng lực ngôn ngữ: vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét.

– Năng lực tính toán: vận dụng sự hiểu biết về hình trong không gian 2 chiều, 3 chiều để

áp dụng vào bài tập sáng tạo.

3. Về phẩm chất

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước và nhân ái

ở HS, cụ thể qua một số biểu hiện:

– Biết cảm nhận yếu tố thẩm mĩ và trân quý vẻ đẹp hài hoà của hình, khối, màu sắc, không gian

trong kiến trúc đô thị và hình ảnh của người công nhân xây dựng.

– Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét, phân tích SPMT về hình ảnh

của người công nhân xây dựng .

– Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ giấy bìa,

giấy màu, vật liệu tái chế,… trong thực hành, sáng tạo; tích cực tự giác và nỗ lực học tập.

– Xây dựng tình thương yêu, đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.

– Hiểu được vai trò và có ý thức tuyên truyền bảo vệ không gian sống xanh, sạch, đẹp, phù hợp

truyền thống văn hoá vùng miền.

– Cảm nhận được cái đẹp, thể hiện được tình yêu, trách nhiệm của mình với cộng đồng, với nhóm.

– Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, vật liệu để thực hành sáng tạo.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– SGK, SGV, KHBD biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học.

– Một số tác phẩm của hoạ sĩ, nhà điêu khắc,… và tranh, ảnh, bài vẽ của HS.

– Các bước hướng dẫn tạo sản phẩm.

– Phương tiện hỗ trợ (nếu có).

2. Học sinh

– SGK, VBT (nếu có), đồ dùng học tập, giấy vẽ, màu vẽ, bút vẽ, tẩy,…

– Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.

53

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 1

– Ổn định tổ chức lớp.

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

– Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

a. Mục tiêu: HS cảm nhận được vẻ đẹp của người công nhân xây dựng trong cuộc sống và trong

tác phẩm mĩ thuật; nhận biết đặc điểm, hình dáng, màu sắc, công việc của người công nhân

trong môi trường xây dựng; nhận thức được các yếu tố mĩ thuật, chất liệu và kĩ thuật thể hiện

qua tác phẩm mĩ thuật.

b. Nội dung hoạt động:

– HS quan sát các hình ảnh trong SGK trang 26, 27 (hoặc hình ảnh do GV sưu tầm), qua đó nhận

biết được vẻ đẹp của người công nhân xây dựng trong cuộc sống và trong tác phẩm mĩ thuật.

– GV hướng dẫn HS quan sát và định hướng cho HS thông qua các gợi ý trong SGK trang 26, 27.

c. Sản phẩm học tập: Ý tưởng thể hiện SPMT với chủ đề Vẻ đẹp của người công nhân xây dựng.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Giới thiệu một số tranh, ảnh về người công nhân xây dựng

trong SGK trang 26, 27 hoặc hình ảnh do GV sưu tầm; đặt câu

hỏi theo định hướng để HS thảo luận về cách thể hiện sản phẩm.

– GV căn cứ tình hình thực tế của lớp có thể tổ chức cho HS thảo

luận để tìm hiểu về vẻ đẹp của người công nhân xây dựng qua

gợi ý:

+ Không gian, môi trường lao động của người công nhân xây dựng.

+ Đặc điểm thế dáng, động tác và màu sắc trang phục của các

nhân vật .

+ Hình ảnh hoạt động của người công nhân xây dựng.

+ Hình, khối, màu sắc và tỉ lệ nhân vật.

+ Bố cục, màu sắc, đậm nhạt, chất liệu và kĩ thuật thể hiện.

– GV mở rộng kiến thức cho HS: Hình ảnh người công nhân

xây dựng luôn trở thành nguồn cảm hứng để người nghệ sĩ

khai thác đưa vào tác phẩm. Bằng cách sử dụng yếu tố đối lập

giữa sự vận động của con người với các hình, khối tĩnh của công

trình, các tác phẩm có đường nét khúc chiết, kết cấu chặt chẽ,

màu sắc đặc trưng,... khắc hoạ hình ảnh của những con người

đang xây dựng công trình cho đất nước.

– Quan sát và thảo luận, tìm

hiểu

về

vẻ

đẹp

của

người

công

nhân

xây

dựng

qua

không gian, môi trường lao

động;

đặc

điểm

thế

dáng,

động tác và màu sắc trang

phục của các nhân vật; hình

ảnh hoạt động, hình, khối,

màu sắc và tỉ lệ nhân vật, bố

cục, màu sắc, đậm nhạt, chất

liệu và kĩ thuật thể hiện.

– Lựa chọn hình ảnh, hoạt

động thể hiện sản phẩm.

54

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO

a. Mục tiêu: HS nắm được các bước thực hiện SPMT về vẻ đẹp của người công nhân xây dựng.

b. Nội dung hoạt động:

– GV cho HS tham khảo các bước thực hành trong SGK trang trang 28 hoặc hình ảnh các bước

do GV tự thực hiện.

– HS quan sát, ghi nhớ các bước thực hiện tạo SPMT.

c. Sản phẩm học tập: SPMT chủ đề Vẻ đẹp của người công nhân xây dựng.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Cho HS quan sát các bước thực hành SPMT trong SGK trang 28;

tổ chức cho HS thảo luận để nắm được các bước thực hiện SPMT

với chất liệu tranh in. GV có thể hướng dẫn cụ thể theo gợi ý:

+ Chọn nội dung phù hợp và vẽ hình khái quát. Khi vẽ nên

chọn

lọc

hình

dáng

điển

hình

để

thấy

được

vẻ

đẹp,

nét

đặc trưng của người công nhân xây dựng.

+ Chọn khuôn in bằng bìa, xốp, formex,… dùng đầu bút hoặc

vật nhọn làm lõm phần nét (phần không bắt mực và là màu của

nền giấy).

+ Dùng màu gouache hoặc acrylic vẽ lên bản in và in ra giấy.

Gợi ý các bước:

1. Xây dựng ý tưởng và phác thảo nét.

2. Tạo hình khuôn in.

3. Tô màu vào bản in để in tranh.

4. Điều chỉnh màu và hoàn thiện sản phẩm.

– Bài tập thực hành: Thực hiện SPMT về công nhân xây dựng

bằng hình thức vẽ hoặc in (khuôn hoặc độc bản). Tuỳ tình hình

học tập của HS, tiết 1 có thể dừng lại ở bước 2.

– GV cho HS quan sát thêm những sản phẩm ở phần tham khảo

trong SGK trang 29 hoặc sản phẩm do GV sưu tầm.

– Quan sát tìm hiểu các bước

thực hiện tranh in.

– Thực

hành

tạo

SPMT

về

công nhân xây dựng bằng

hình thức vẽ hoặc in (khuôn

hoặc độc bản).

HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

a. Mục tiêu: HS quan sát và nhận thức vẻ đẹp của người công nhân xây dựng trong SPMT, từ đó

phân tích và đánh giá được SPMT của mình và của bạn.

b. Nội dung hoạt động: GV hướng dẫn HS trưng bày và giới thiệu sản phẩm của cá nhân/ nhóm

trước lớp theo gợi ý:

+ Giới thiệu ý tưởng thực hiện SPMT của em (hoặc nhóm em).

+ Nêu ý tưởng hoàn thiện sản phẩm.

c. Sản phẩm học tập: HS cảm nhận và phân tích được SPMT.

d. Tổ chức thực hiện:

55

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm của cá nhân hoặc nhóm

và trình bày cảm nhận về SPMT của mình và của bạn.

– Căn cứ thực tế sản phẩm thực hiện, GV khuyến khích HS

nhận xét bố cục, tỉ lệ, hình, khối, không gian, màu sắc,… và đưa ra

ý tưởng hoàn thiện sản phẩm ở tiết 2.

Trưng bày, chia sẻ và nhận

xét góp ý đưa ra kế hoạch

hoàn thiện sản phẩm ở tiết 2.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS xây dựng được ý tưởng hoàn thiện sản phẩm vẽ hoặc in.

b. Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS tìm hiểu về chất liệu có thể sử dụng vẽ, in.

c. Sản phẩm học tập: Ý tưởng, chất liệu hoàn thiện sản phẩm.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Tổ chức cho HS tìm hiểu chất liệu thể hiện bài:

+

Hình

thức

vẽ:

chất

liệu

màu

sáp,

màu

gouache,

acrylic,

đất nặn, phấn màu,…

+ Hình thức in: chất liệu màu gouache, acrylic, mực,…

Tìm

hiểu

chất

liệu

lựa

chọn hoạ phẩm, hình thức

hoàn thiện sản phẩm.

– Củng cố kiến thức bài học: Đặc điểm thể dáng, động tác, màu sác trang phục của các nhân vật

kết hợp với không gian, môi trường lao động của người công nhân xây dựng giúp tạo nên hình ảnh

đẹp cho SPMT.

– Dặn dò: HS tìm hiểu, sưu tầm hình ảnh, tác phẩm điêu khắc để hiểu được một số cách xây dựng

hình tượng người công nhân trong lao động. HS chuẩn bị hoạ phẩm để hoàn thiện sản phẩm ở

tiết 2.

Tiết 2

– Ổn định tổ chức lớp.

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

– Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

a. Mục tiêu: HS nắm được các hình thức thể hiện SPMT.

b. Nội dung hoạt động: HS quan sát và nhận xét về hình khối, tỉ lệ, bố cục, màu sắc, đậm nhạt,

chất liệu và kĩ thuật thể hiện của các tác phẩm tranh trong SGK trang 27 và tranh do GV sưu tầm.

c. Sản phẩm học tập: Lựa chọn được hình thức thể hiện hoàn thiện sản phẩm.

d. Tổ chức thực hiện:

56

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Khởi động: Tổ chức cho HS chơi trò chơi đoán chất liệu SPMT.

– Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét về hình khối, tỉ lệ, bố cục,

màu sắc, đậm nhạt, chất liệu và kĩ thuật thể hiện của các tác

phẩm trong SGK trang 27 và tranh GV sưu tầm nhằm giúp HS

nắm được sự khác nhau trong cách thể hiện của các chất liệu như

tranh in, tranh vẽ, khắc kẽm, sơn dầu, sơn mài,…

– Tìm hiểu hình thức thể hiện

SPMT tranh in, tranh vẽ, khắc

kẽm, sơn dầu, sơn mài,…

Lựa

chọn

hình

thức

thể

hiện SPMT là tranh in hoặc

tranh vẽ.

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO

a. Mục tiêu: HS hoàn thiện SPMT về công nhân xây dựng.

b. Nội dung hoạt động: HS thực hành hoàn thiện SPMT về công nhân xây dựng.

c. Sản phẩm học tập: SPMT về công nhân xây dựng hoàn chỉnh.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Tổ chức cho HS tìm hiểu gợi ý các bước thực hiện SPMT tranh in,

đặc biệt chú ý hướng dẫn kĩ bước 3 và 4:

1. Xây dựng ý tưởng và phác thảo nét.

2. Tạo hình khuôn in.

3. Tô màu vào bản in để in tranh.

4. Điều chỉnh màu và hoàn thiện sản phẩm.

– Bài tập thực hành: Hoàn thiện SPMT về công nhân xây dựng

bằng hình thức vẽ hoặc in (khuôn hoặc độc bản).

– Nhắc lại 4 bước thực hiện

SPMT tranh in.

Thực

hành

hoàn

thiện

SPMT về công nhân xây dựng

bằng hình thức vẽ hoặc in

(khuôn hoặc độc bản).

HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

a. Mục tiêu: HS nhận thức được vẻ đẹp của người công nhân xây dựng trong SPMT, từ đó

phân tích và đánh giá được SPMT của mình và của bạn.

b. Nội dung hoạt động: GV hướng dẫn HS trưng bày và giới thiệu sản phẩm của cá nhân/ nhóm

trước lớp theo gợi ý:

+ Giới thiệu ý tưởng thực hiện SPMT của em (hoặc nhóm em).

+ Nhận xét SPMT qua các yếu tố tạo hình: bố cục, tỉ lệ, hình, khối, không gian và màu sắc.

+ Chia sẻ về kĩ thuật và chất liệu em sử dụng để thể hiện SPMT của mình.

c. Sản phẩm học tập: HS cảm nhận và phân tích được SPMT.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm của cá nhân hoặc nhóm

và trình bày cảm nhận về SPMT của mình và của bạn.

– Căn cứ thực tế sản phẩm thực hiện, GV mở rộng nội dung gắn

với mục tiêu chủ đề qua gợi ý:

– Trưng bày sản phẩm của

cá nhân hoặc nhóm.

57

+ Lựa chọn những sản phẩm mà em yêu thích.

+ Nêu cảm nhận của mình về sản phẩm của bạn qua các yếu tố

mĩ thuật như: bố cục, tỉ lệ, hình, khối, không gian, màu sắc,…

+ Chia sẻ ý kiến về hình thức và kĩ thuật thể hiện sản phẩm.

+ Đánh giá chất lượng thẩm mĩ và tính ứng dụng của sản phẩm.

Trình

bày

cảm

nhận

về

SPMT của mình và của bạn.

– Đưa ra ý tưởng phát triển sản

phẩm ứng dụng vào đời sống.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS biết cách sưu tầm hình ảnh tác phẩm điêu khắc để hiểu được một số cách

xây dựng hình tượng người công nhân trong lao động.

b. Nội dung hoạt động: GV cho học tìm hiểu, sưu tầm hình ảnh tác phẩm điêu khắc để hiểu

được một số cách xây dựng hình tượng người công nhân trong lao động.

c. Sản phẩm học tập: Hình ảnh tác phẩm điêu khắc giúp HS hiểu được một số cách xây dựng

hình tượng người công nhân trong lao động.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Giới thiệu và tổ chức cho HS sưu tầm hình ảnh tác phẩm

điêu khắc để hiểu được một số cách xây dựng hình tượng người

công nhân trong lao động.

– Gợi ý cho HS cách thức sưu tầm hình ảnh qua các phương tiện

truyền thông.

– Ngoài ra, GV có thể sưu tầm thêm tác phẩm điêu khắc, phân

tích để HS hiểu được một số cách xây dựng hình tượng người

công nhân trong lao động.

Tìm

hiểu

trình

bày,

giới

thiệu

tác

phẩm

điêu

khắc, qua đó hiểu thêm một

số cách xây dựng hình tượng

người

công

nhân

trong

lao động.

– Củng cố kiến thức bài học: Hình, khối, tỉ lệ, bố cục, màu sắc, đậm nhạt, chất liệu và kĩ thuật

thể hiện đóng vai trò quan trọng để tạo nên một SPMT.

– Dặn dò: HS tìm hiểu Chủ đề 4: Bảo vệ Tổ quốc; sưu tầm tranh, ảnh về hoạt động thường ngày

của bộ đội và chuẩn bị hoạ phẩm học bài 7: Hình tượng bộ đội trong sáng tạo mĩ thuật.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

58

CHỦ ĐỀ

BẢO VỆ TỔ QUỐC

Số tiết: 04

CHỦ ĐỀ 4

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ

Chủ đề giúp các em tìm hiểu vẻ đẹp của hình ảnh người chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam,

vai trò và ý nghĩa của các vùng biển đảo Việt Nam trong cuộc sống và trong các tác phẩm nghệ

thuật, từ đó biết chọn lọc hình ảnh có tính thẩm mĩ để đưa vào sáng tạo SPMT. Thông qua các

hoạt động của chủ đề này, HS hiểu thêm về cách sắp xếp bố cục, với sự kết hợp các yếu tố

mĩ thuật như đường nét, màu sắc, nhịp điệu,… để tạo bối cảnh và không gian phù hợp với

nội dung đề tài. Ngoài ra, HS có thể trình bày được sự hiểu biết của mình về nhiệm vụ của

bộ đội và vai trò, ý nghĩa của biển đảo trong đời sống xã hội.

Yêu cầu cần đạt của chủ đề

– Nhận biết được vẻ đẹp của hình tượng bộ đội trong cuộc sống và trong tác phẩm.

– Xây dựng được bố cục từ hình ảnh thực để thực hiện SPMT.

– Phân tích vẻ đẹp của SPMT qua các yếu tố tạo hình.

– Hiểu được vai trò, nhiệm vụ của bộ đội trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

– Nhận thức và hiểu được vẻ đẹp cùng sự đa dạng, phong phú của biển đảo Việt Nam, xác định

được đối tượng sáng tạo.

– Vận dụng được hình ảnh thực tiễn để xây dựng ý tưởng và thực hành sáng tạo.

– Phân tích được sự tác động của đời sống văn hoá, xã hội đến mĩ thuật; nhận thức được vai trò

của nghệ sĩ (tác giả) trong sáng tạo nghệ thuật.

– Biết lan toả ý thức gìn giữ cảnh quan thiên nhiên và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quê hương.

BÀI 7: HÌNH TƯỢNG BỘ ĐỘI

TRONG SÁNG TẠO MĨ THUẬT (2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức

– Nhận biết được vẻ đẹp của hình tượng bộ đội trong cuộc sống và trong tác phẩm.

– Xây dựng được bố cục từ hình ảnh thực để thực hiện SPMT.

– Phân tích vẻ đẹp của SPMT qua các yếu tố tạo hình.

– Hiểu được vai trò, nhiệm vụ của bộ đội trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

59

Nhiệm vụ của GV

Gợi ý phương pháp,

hình thức dạy học

– Tạo điều kiện cho HS quan sát, tìm hiểu hình

tượng bộ đội thông qua ảnh chụp và tranh vẽ.

– Hướng dẫn HS nghiên cứu chủ đề, tìm vẽ dáng

người phù hợp để xây dựng bố cục tranh.

– Tổ chức cho HS tìm hiểu, trao đổi và góp ý hoàn

thiện sản phẩm mĩ thuật.

– Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, gợi

mở, trực quan, thực hành sáng tạo, thảo

luận nhóm, luyện tập, đánh giá.

– Hình thức tổ chức: hướng dẫn thực hành

hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực đặc thù môn học

– Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: biết quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng bộ đội

trong cuộc sống và trong tác phẩm; nắm được những hình ảnh mang nét đặc trưng, điển hình,

khái lược, làm rõ vẻ đẹp của bộ đội qua quân phục, màu sắc, hình dáng, tư thế, động tác,…

– Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: xây dựng được bố cục từ hình ảnh thực để thực hiện SPMT;

biết cách sắp xếp bố cục hợp lí và thể hiện được sản phẩm trên nhiều hình thức khác nhau như

vẽ, xé dán,…

– Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của sản phẩm;

cảm nhận và phân tích SPMT về hình tượng bộ đội với nội dung hoạt động, hình dáng,… cách

thể hiện sản phẩm, sự hài hoà về tỉ lệ của các yếu tố tạo hình trong SPMT: đường nét, hình, mảng,

màu sắc, biểu cảm nhân vật,…

2.2. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để tạo SPMT; biết tìm hiểu các tác phẩm

mĩ thuật về đề tài bộ đội từ sách báo, tạp chí, internet,… để tự nghiên cứu và mở rộng kiến thức.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành,

trưng bày chia sẻ nhận xét sản phẩm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành

tạo SPMT.

2.3. Năng lực đặc thù của học sinh

– Năng lực ngôn ngữ: vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét.

– Năng lực tính toán: vận dụng sự hiểu biết về hình trong không gian 2 chiều, 3 chiều để

áp dụng vào bài tập.

3. Về phẩm chất

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước và nhân ái

ở HS, cụ thể qua một số biểu hiện:

– Biết cảm nhận và trân quý vẻ đẹp của hình tượng bộ đội trong cuộc sống.

60

– Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét, phân tích bàn luận về SPMT

và tác phẩm.

– Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ trong

thực hành, sáng tạo, tích cực tự giác và nỗ lực học tập.

– Xây dựng tình thương yêu, đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.

– Hiểu được vai trò, nhiệm vụ của bộ đội trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

– Cảm nhận được cái đẹp, thể hiện được tình yêu, trách nhiệm của mình với cộng đồng, với nhóm.

– Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, vật liệu để thực hành sáng tạo.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– SGK, SGV, KHBD biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học.

– Một số tác phẩm của hoạ sĩ có tính tượng trưng, tính biểu tượng.

– Bài vẽ và SPMT liên quan đến chủ đề.

– Các bước hướng dẫn tạo sản phẩm.

– Phương tiện hỗ trợ (nếu có).

2. Học sinh

– SGK, SBT (nếu có), đồ dùng học tập, giấy vẽ, màu vẽ, bút vẽ, tẩy, máy tính (nếu có),…

– Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 1

– Ổn định tổ chức lớp.

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

– Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

a. Mục tiêu: HS cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng bộ đội trong cuộc sống và trong tác phẩm;

nhận biết được nét đặc trưng về hình ảnh bộ đội qua quân phục, màu sắc, hình dáng, tư thế,

động tác,...

b. Nội dung hoạt động:

– HS quan sát các tranh, ảnh trong SGK trang 30, 31 hoặc hình ảnh do GV sưu tầm, qua đó nhận

biết được vẻ đẹp của hình tượng bộ đội trong cuộc sống và trong tác phẩm để xây dựng được

ý tưởng thể hiện SPMT của mình.

– GV hướng dẫn HS quan sát và định hướng cho HS thông qua các gợi ý trong SGK trang 30, 31.

c. Sản phẩm học tập: HS hình thành ý tưởng thể hiện SPMT với đề tài bộ đội.

d. Tổ chức thực hiện:

61

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Khởi động: GV cho HS thi kể tên những binh chủng bộ đội mà

em biết.

– Giới thiệu một số hình ảnh và tác phẩm mĩ thuật về bộ đội

trong SGK trang 30, 31 hoặc hình ảnh tư liệu do GV sưu tầm.

– Có thể đặt câu hỏi mở rộng theo định hướng trong SGK để HS

thảo luận về cách thể hiện sản phẩm. Có thể lồng ghép một số

trò chơi, sắm vai, đóng kịch,... cho tiết học thêm sinh động.

– Tổ chức cho HS thảo luận để tìm hiểu về hình ảnh bộ đội trong

cuộc sống theo nội dung:

+ Kể tên các nhiệm vụ, hoạt động, trang thiết bị của bộ đội mà

em biết.

+ Giới thiệu về hình ảnh bộ đội qua quân phục, màu sắc,

hình dáng, tư thế, động tác,…

– GV tổ chức cho HS trao đổi để tìm hiểu về hình ảnh bộ đội trong

tác phẩm hội hoạ, điêu khắc qua gợi ý:

+ Những tác phẩm khai thác hình ảnh gì?

+ Kể tên một số tác phẩm về hình tượng bộ độ mà em biết.

+ Nêu nội dung và ý nghĩa của tác phẩm.

+ Hình thức thể hiện (bố cục, hình khối, màu sắc,...) trong tác phẩm.

+ Biểu cảm, hình dáng của các nhân vật.

+ Cách sắp xếp bố cục vị trí trong các tác phẩm.

– GV tổng kết: Thông qua nhiều hình thức sáng tác (tượng, tranh

vẽ, tranh in,...), những tác phẩm mĩ thuật đã tập trung khắc hoạ

chân dung, hoạt động của bộ đội như: chiến đấu, học tập, huấn

luyện, sinh hoạt,… để phản ánh tinh thần yêu nước, ý chí quật

cường, quả cảm của cán bộ, chiến sĩ trong công cuộc xây dựng,

bảo vệ Tổ quốc. Đặc điểm chung về cách tạo hình bộ đội là luôn

khắc hoạ hình ảnh rắn rỏi, bút pháp thô khoẻ, mộc mạc.

– Tham gia hoạt động khởi

động theo hướng dẫn của GV.

– Tìm hiểu, thảo luận về các

binh chủng trong lực lượng

quân

đội,

các

hoạt

động

thường ngày của bộ đội.

– Nhận xét về cách sắp xếp

các mảng chính, mảng phụ,

hình

dáng,

màu

sắc,

sự

chuyển động của các yếu tố

tạo hình trong các tác phẩm.

– Ghi nhớ đặc trưng của tác

phẩm mĩ thuật đề tài bộ đội

qua các yếu tố: không gian,

ánh sáng, tỉ lệ của các nhân

vật, sự chuyển động của các

yếu tố tạo hình,…

– Đưa ra ý tưởng tạo SPMT.

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO

a. Mục tiêu: HS nắm được cách bố cục và các bước thực hiện SPMT về đề tài bộ đội.

b. Nội dung hoạt động:

– GV cho HS quan sát các bước gợi ý tham khảo ở SGK trang 32 hoặc hình minh hoạ do GV sưu tầm.

– HS tìm hiểu các bước và thực hiện SPMT.

c. Sản phẩm học tập: HS có ý tưởng và thực hiện SPMT về đề tài bộ đội.

d. Tổ chức thực hiện:

62

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Cho HS quan sát SGK trang 32 hoặc SPMT do GV sưu tầm,

đặt câu hỏi, định hướng tổ chức cho HS trao đổi, đặt vấn đề HS

nắm được các bước xây dựng bố cục, cách lựa chọn hình ảnh

từ thực tế.

– Có thể đưa ra một số gợi ý:

+ Xây dựng bố cục qua tư liệu ảnh chụp, đoạn phim, kí hoạ,… với

các hoạt động của bộ đội như: tập luyện, hành quân, giúp dân,…

+ Khi vẽ nên chọn lọc hình ảnh, lược bỏ bớt những chi tiết

không cần thiết.

+ Chú ý về hình dáng, đặc điểm nhân vật, nhịp điệu của

mảng màu, nét trong sản phẩm.

+ Lựa chọn gam màu chủ đạo và vẽ màu có độ tương phản về

đậm – nhạt.

Gợi ý các bước:

1. Lựa chọn chủ đề, phác mảng (chính, phụ).

2. Vẽ hình chi tiết.

3. Vẽ màu mảng lớn.

4. Vẽ chi tiết và hoàn thiện sản phẩm.

– Bài tập thực hành: Hãy sử dụng hình thức vẽ hoặc xé dán để thể

hiện một sản phẩm mĩ thuật đề tài bộ đội em yêu thích. (Tiết 1

HS hoàn thiện bước 2.)

– Cho HS quan sát thêm một số SPMT trong SGK hoặc hình ảnh

do GV sưu tầm.

– Tìm hiểu về cách xây dựng

bố cục, cách lựa chọn hình

ảnh từ thực tế.

– Lắng nghe, tiếp thu kiến

thức.

– Tìm

hiểu

các

bước

thực

hiện tạo SPMT.

– Thực hành tạo sản SPMT đề

tài bộ đội bằng hình thức vẽ

hoặc xé, dán giấy.

HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

a. Mục tiêu: HS nhận xét, đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn. Đưa ra ý tưởng hoàn

thiện sản phẩm ở tiết sau.

b. Nội dung hoạt động: GV hướng dẫn HS quan sát SPMT của cá nhân/ nhóm và đưa ra ý tưởng

hoàn thiện sản phẩm ở tiết sau.

c. Sản phẩm học tập: HS cảm nhận, phân tích được SPMT của mình và của bạn.

d. Tổ chức thực hiện:

63

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– GV lựa chọn SPMT của HS đã thực hiện để trưng bày.

– HS nêu cảm nhận của mình về sản phẩm của bạn theo gợi ý:

+ Nội dung thể hiện, cách lựa chọn và sắp xếp hình ảnh các

nhân vật.

+ Yếu tố chính, phụ, trung gian và sự chuyển động của các

ngôn ngữ tạo hình.

– Góp ý để HS xây dựng được ý tưởng hoàn thiện sản phẩm ở

tiết học sau.

– Nhận xét và tuyên dương những bạn có sản phẩm đẹp và sáng tạo,

động viên những HS chưa hoàn chỉnh bài cần cố gắng hơn.

– Trưng

bày

sản

phẩm

trình bày ý tưởng trước lớp.

– Góp ý bài cho bạn và xây

dựng ý tưởng hoàn thiện sản

phẩm ở tiết sau.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS biết sử dụng kĩ năng, kiến thức trong chủ đề để tìm chất liệu định hướng hoàn

thiện sản phẩm ở tiết học sau.

b. Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS tìm hiểu về một số chất liệu dễ tìm như màu nước,

màu sáp, giấy màu, đất sét, lá cây, giấy báo,… để định hướng thể hiện màu hoàn thiện sản phẩm

cho tiết học sau.

c. Sản phẩm học tập: Lựa chọn được chất liệu thể hiện, xây dựng được ý tưởng hoàn thiện

sản phẩm.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Cho HS xem các sản phẩm tranh vẽ với nhiều phong cách và

chất liệu khác nhau.

– Gợi ý, định hướng các chất liệu thường gặp tại địa phương có

thể sử dụng để hoàn thiện sản phẩm như màu nước, màu sáp,

giấy màu, đất sét, lá cây, giấy báo,…

Lựa chọn chất liệu phù hợp

để hoàn thiện sản phẩm.

– Củng cố kiến thức bài học: Biển đảo luôn là mảng đề tài cuốn hút nhiều thế hệ nghệ sĩ lấy

cảm hứng sáng tác. Với góc nhìn đa chiều về đối tượng, phong cách tạo hình đa dạng, các nghệ sĩ

đã sáng tạo nhiều tác phẩm nhằm góp phần khẳng định chủ quyền lãnh thổ trong sự nghiệp

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

– Dặn dò: HS tìm hiểu và sưu tầm tác phẩm mĩ thuật về đề tài bộ đội và lập danh mục tác phẩm

hoặc sơ đồ (thêm hình ảnh nếu có) theo các nội dung khác nhau (chiến đấu, hành quân,

nghỉ ngơi, giúp dân,…), đem theo bài vẽ ở tiết này và hoạ phẩm để hoàn thiện bài thực hành.

64

Tiết 2

– Ổn định tổ chức lớp.

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

– Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

a. Mục tiêu: HS thấy được vẻ đẹp của hình tượng bộ đội thông qua quan sát các hình ảnh

minh hoạ trong SGK hoặc SPMT do GV chuẩn bị.

b. Nội dung hoạt động: GV hướng dẫn HS quan sát, thảo luận phân tích về cách thể hiện màu sắc,

chất liệu trong các bức tranh, qua đó nhận thức, khai thác và hình thành ý tưởng hoàn thiện SPMT.

c. Sản phẩm học tập: HS nhận thức được sự phong phú trong tạo hình và sự chuyển động của

hình, của màu sắc, từ đó hình thành ý tưởng hoàn thiện SPMT.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Khởi động: GV cho HS thi tìm hiểu về chất liệu có thể sử dụng

trong bài thực hành.

Cho

HS

quan

sát

tác

phẩm

thể

hiện

những

hoạt

động

thường ngày của bộ đội và tổ chức thảo luận nhóm tìm hiểu về

cách thể hiện tác phẩm, giúp HS hình thành ý tưởng hoàn thiện

sản phẩm của mình theo gợi ý:

+ Cách sắp xếp các mảng chính, mảng phụ làm nổi bật chủ đề

cần diễn tả.

+ Hình dáng các nhân vật phù hợp với chủ đề.

+ Chất liệu thực hiện tác phẩm.

+ Màu sắc, không gian được thể hiện trong tác phẩm.

+ Cảm nhận về sự kết hợp màu sắc và đường nét trong tác phẩm.

– Tham gia hoạt động khởi

động theo hướng dẫn của GV.

– Làm việc nhóm và đưa ra

những nhận xét cá nhân về

các tác phẩm.

– Lựa chọn chất liệu và xây

dựng ý tưởng để hoàn thiện

SPMT của mình.

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO

a. Mục tiêu: HS hoàn thiện được SPMT đề tài bộ đội.

b. Nội dung hoạt động: HS nhắc lại các bước thực hiện vẽ tranh đề tài hình tượng bộ đội và

thực hiện hoàn thiện sản phẩm.

c. Sản phẩm học tập: SPMT đề tài bộ đội hoàn thiện theo hình thức vẽ, xé, hoặc cắt dán giấy.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Tổ chức cho HS thảo luận và tìm hiểu về các bước thực hiện vẽ

tranh đề tài hình tượng bộ đội trong sáng tạo mĩ thuật, đặc biệt

là bước 3, bước 4 thể hiện màu sắc.

– Quan sát và nắm được các

bước thực hiện SPMT đề tài

hình

tượng

bộ

đội

trong

sáng tạo mĩ thuật.

65

Gợi ý các bước:

1. Lựa chọn chủ đề, phác mảng (chính, phụ).

2. Vẽ hình chi tiết.

3. Vẽ màu mảng lớn.

4. Vẽ chi tiết và hoàn thiện sản phẩm.

– Yêu cầu HS thực hành hoàn thiện sản phẩm bằng chất liệu tự chọn.

– Thực hành hoàn thiện sản

phẩm bằng chất liệu tự chọn.

HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

a. Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa, cảm nhận được vẻ đẹp của đề tài bộ đội, từ đó biết phân tích

và đánh giá được SPMT của mình và của bạn.

b. Nội dung hoạt động:

– GV hướng dẫn HS trưng bày và giới thiệu SPMT trước lớp.

– HS nêu cảm nhận của mình về nội dung, bố cục, màu sắc trong bài thực hành; phân tích,

đánh giá bài thực hành của mình và của bạn.

c. Sản phẩm học tập: HS cảm nhận và phân tích được SPMT của mình và của bạn.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm của cá nhân hoặc nhóm

trình

bày

cảm

nhận

của

mình

về

SPMT

đề

tài

bộ

đội;

khuyến khích HS góp ý bổ sung vào phần đánh giá của bạn;

hướng nội dung thảo luận theo gợi ý:

+ Lựa chọn những sản phẩm mà em yêu thích.

+ Nêu cảm nhận của em về sản phẩm của bạn.

+

Đề

tài

hình

ảnh

bộ

đội

qua

hoạt

động,

hình

dáng,

bối cảnh,...

+ Cách thể hiện sản phẩm, sự hài hoà về tỉ lệ của các yếu tố tạo

hình trong SPMT: đường nét, hình, mảng, màu sắc, biểu cảm

nhân vật,…

+ Chia sẻ ý kiến cá nhân về phong cách và kĩ thuật thể hiện của

bạn để sản phẩm được hoàn thiện hơn.

Trưng bày, chia sẻ cảm nhận

về SPMT của mình và của bạn.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS biết tìm hiểu các tác phẩm mĩ thuật về đề tài bộ đội và cách lập danh mục

tác phẩm hoặc sơ đồ.

b. Nội dung hoạt động: GV cho HS tìm hiểu các tác phẩm mĩ thuật về đề tài bộ đội và lập danh mục

tác phẩm.

c. Sản phẩm học tập: HS biết lập danh mục/ sơ đồ về các tác giả, tác phẩm tiêu biểu về đề tài

bộ đội.

d. Tổ chức thực hiện:

66

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Giới thiệu và tổ chức cho HS tìm hiểu, kể tên các tác phẩm

mĩ thuật về đề tài bộ đội và lập danh mục tác phẩm hoặc sơ đồ

theo

các

nội

dung

khác

nhau

như:

chiến

đấu,

hành

quân,

nghỉ ngơi, giúp dân,…

– Yêu cầu HS tìm hiểu các tác phẩm mĩ thuật về đề tài bộ đội,

thực hiện yêu cầu lập danh mục hoặc sơ đồ.

Tìm hiểu các tác phẩm qua

các phương tiện truyền thông

và trình bày trước lớp.

– Củng cố kiến thức bài học: Thông qua nhiều hình thức sáng tác (tượng, tranh vẽ, tranh in…),

những tác phẩm mĩ thuật đã tập trung khắc hoạ chân dung, hoạt động của bộ đội như: chiến đấu,

học tập, huấn luyện, sinh hoạt,… để phản ánh tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, quả cảm của

cán bộ, chiến sĩ trong công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Đặc điểm chung về cách tạo hình bộ đội

là luôn khắc hoạ hình ảnh rắn rỏi, bút pháp thô khoẻ, mộc mạc.

– Dặn dò: Đọc trước nội dung Bài 8: Biển đảo Việt Nam, sưu tầm nội dung, hình ảnh liên quan

đến bài, chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

BÀI 8: BIỂN ĐẢO VIỆT NAM (2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức

– Nhận thức và hiểu được vẻ đẹp cùng sự đa dạng, phong phú của biển đảo Việt Nam, xác định

được đối tượng sáng tạo.

– Vận dụng được hình ảnh thực tiễn để xây dựng ý tưởng và thực hành sáng tạo.

– Phân tích được sự tác động của đời sống văn hoá, xã hội đến mĩ thuật; nhận thức được vai trò

của nghệ sĩ (tác giả) trong sáng tạo nghệ thuật.

– Biết lan toả ý thức gìn giữ cảnh quan thiên nhiên và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quê hương.

67

Nhiệm vụ của GV

Gợi ý phương pháp,

hình thức dạy học

– Tạo điều kiện cho HS quan sát hình ảnh biển đảo Việt Nam

trong thực tế, thu nhận thông tin về hình ảnh từ nhiều góc

nhìn khác nhau; tổ chức cho HS thảo luận để nhận biết đặc

điểm riêng của mỗi hòn đảo, biết cách lựa chọn góc quan sát

và đối tượng tiêu biểu để sáng tạo SPMT.

– Hướng dẫn, hỗ trợ HS cách tạo bố cục bài thực hành.

Phương

pháp:

thuyết

trình,

vấn

đáp,

gợi

mở,

trực

quan,

thực hành sáng tạo, thảo luận

nhóm,

luyện

tập,

đánh

giá.

– Hình thức tổ chức: hướng dẫn

thực hành hoạt động cá nhân,

hoạt động nhóm.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực đặc thù môn học

– Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: biết quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp, vai trò và

ý nghĩa của biển đảo Việt Nam trong đời sống và trong các SPMT; nắm được những nét đặc trưng

của biển đảo; ghi nhớ, cảm thụ vẻ đẹp từ hình ảnh, màu sắc, sự vật, đối tượng và bối cảnh trong

tự nhiên.

– Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: thực hiện được bài thực hành vẽ biển đảo hoặc làm

mô hình 3D và tìm hiểu tác phẩm nghệ thuật điêu khắc; nhận thức được sự khác biệt giữa hình

ảnh thực của biển đảo với hình ảnh được thể hiện trong SPMT.

– Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp

của biển đảo và thấy được vai trò, ý nghĩa của biển đảo; biết vận dụng sự hiểu biết thực tế trong

tìm hiểu tác phẩm nghệ thuật; biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân

và nhóm.

2.2. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài

thực hành.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành,

trưng bày, chia sẻ nhận xét sản phẩm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành

tạo SPMT.

2.3. Năng lực đặc thù của học sinh

– Năng lực ngôn ngữ: vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét.

– Năng lực tính toán: vận dụng sự hiểu biết về hình trong không gian 2 chiều, 3 chiều để áp

dụng vào bài tập sáng tạo.

– Năng lực tin học: Biết tìm hiểu, sưu tầm những hình ảnh đẹp từ mạng internet.

68

3. Về phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, tính chăm chỉ, trung thực và

trách nhiệm ở HS, cụ thể qua một số biểu hiện:

– Phát triển tình yêu môi trường, thiên nhiên, đất nước và ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi

trường sống.

– Phân tích được vẻ đẹp của thiên nhiên để đưa vào SPMT; có ý thức trân trọng, giữ gìn, bảo vệ

thiên nhiên, môi trường sống.

– Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy,… trong

thực hành, sáng tạo; tích cực tự giác và nỗ lực học tập.

– Xây dựng tình thương yêu, đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.

– Cảm nhận được cái đẹp, thể hiện được tình yêu, trách nhiệm của mình với cộng đồng,

với nhóm.

– Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.

– Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, vật liệu để thực hành sáng tạo với thiên nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– SGK, SGV, KHBD biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học.

– Một số tác phẩm của hoạ sĩ có tính tượng trưng, tính biểu tượng.

– Bài vẽ về biển đảo hoặc sản phẩm khác liên quan đến chủ đề.

– Phương tiện hỗ trợ (nếu có).

2. Học sinh

– SGK, SBT (nếu có), đồ dùng học tập, giấy vẽ, màu vẽ, bút vẽ,…

– Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 1

– Ổn định tổ chức lớp.

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

– Bài mới:

69

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

a. Mục tiêu: HS cảm nhận được đặc trưng về biển đảo ở các vùng miền thông qua những hình

ảnh thực tế từ nhiều góc nhìn khác nhau. HS biết được biển đảo Việt Nam có vị trí đặc biệt quan

trọng trong việc đánh dấu chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

b. Nội dung hoạt động: GV cho HS quan sát một số hình ảnh thực tế về biển đảo, tổ chức

thảo luận, tìm hiểu về vẻ đẹp, vai trò và giá trị mà biển đảo mang lại.

c. Sản phẩm học tập: HS cảm nhận được khái quát về ý nghĩa biển đảo qua các hình ảnh.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Giới thiệu bài học, cho HS xem hình ảnh hoặc video

sưu tầm về biển đảo (tuỳ tình hình thực tế mà GV

triển

khai

cho

phù

hợp). Tham

khảo

video

theo

đường dẫn:

https://www.youtube.com/watch?v=WhwTDwjov1g

(Hải quân Việt Nam bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa quyền

biển đảo Tổ quốc);

https://www.youtube.com/watch?v=ezJF5MNxl2Q

(Xuân về trên nhà giàn DK1).

– Giới thiệu một số tranh ảnh trong SGK trang 34, 35.

Ngoài ra, GV có thể sưu tầm thêm tranh, ảnh về biển

đảo và đặt câu hỏi để HS thảo luận, mô tả về tên, đặc

điểm, hình dáng hòn đảo.

– Căn cứ tình hình thực tế của lớp, có thể tổ chức

hoạt động nhóm thảo luận, tìm hiểu về vị trí, ý nghĩa,

góc nhìn về biển đảo theo các nội dung:

+ Vị trí biển đảo ở đâu? Thuộc địa phận tỉnh nào của

nước ta?

Đảo Cát Bà thuộc tỉnh Hải Phòng có vẻ đẹp hoang

sơ, hữu tình, xứng danh đảo ngọc của đất Bắc, là

quần thể với 367 hòn đảo lớn, nhỏ đứng lô xô, được

UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Đảo Hòn Thơm là hòn đảo lớn nằm ở phía nam

đảo Phú Quốc, có phong cảnh hoang sơ, nhiều

ghềnh đá đẹp và lạ mắt, có bãi biển đẹp như bãi

Nồm, bãi Nam, …. có những rạn san hô lớn và nhiều

màu sắc,….

+ Em biết những hòn đảo nào? Em có ấn tượng gì

về những hòn đảo đó?

– Xem video, quan sát hình và trả lời

câu hỏi theo gợi ý của GV.

– Quan sát và tìm hiểu thêm về biển đảo.

– Thảo luận và trả lời theo nội dung.

– Thảo luận, mô tả về tên, đặc điểm,

hình dáng hòn đảo.

– Trả lời theo cảm nhận riêng, trả lời theo

cảm nhận nhóm.

70

+ Vẻ đẹp của biển đảo được thể hiện qua thiên nhiên

và qua các hoạt động của người dân như thế nào?

Mỗi hòn đảo có một hình dáng khác nhau với vẻ

đẹp thiên nhiên vừa hoang sơ, vừa nhân tạo khi

có sự sống của con người (những công trình công

cộng và dân dụng; những hoạt động đánh bắt nuôi

trồng thuỷ sản,… của ngư dân).

+ Mỗi góc cảnh biển đảo thể hiện đặc điểm gì?

Mỗi góc nhìn thể hiện một vẻ đẹp khác nhau: Góc

nhìn từ trên cao thể hiện vẻ đẹp của không gian

rộng lớn; góc nhìn cận cảnh giúp ta nhìn rõ hình

ảnh sự vật, hiện tượng,…

+ Nhà giàn DK1 (hình 3), giữ vai trò như thế nào đối

với biển đảo?

Nhà giàn DK1 là tên gọi tắt của Cụm Kinh tế –

Khoa học – Dịch vụ. Nhiệm vụ của các nhà giàn

là lập các đèn biển để thông báo cho tàu thuyền

đánh cá và vận tải hàng hải đi lại trong vùng; đặt

trạm nghiên cứu khí tượng thuỷ văn; làm nơi trú

tránh bão và ứng cứu ngư dân,... Nhà giàn có vai

trò khẳng định chủ quyền biển đảo.

+ Biển đảo có ý nghĩa gì đối với đời sống xã hội?

Hệ thống đảo và quần đảo có vị trí, vai trò quan

trọng đối với đất nước: thúc đẩy phát triển kinh tế –

xã hội với các ngành vận tải biển, đóng tàu, ngư nghiệp,

nuôi trồng, chế biến thuỷ, hải sản,…

– Tổ chức cho HS thảo luận để tìm hiểu về hình ảnh

biển đảo được thể hiện trong các tác phẩm hội hoạ,

điêu khắc qua các câu hỏi gợi ý:

+ Các tác phẩm khai thác hình ảnh gì?

+ Tác phẩm thể hiện nội dung gì, màu sắc như

thế nào?

+ Em ấn tượng với tác phẩm nào nhất? Vì sao?

– GV cung cấp kiến thức: Tác phẩm Mừng chiến thắng

của Lê Vân Hải dùng nét vẽ khoáng đạt, thể hiện sự

nhộn nhịp, tinh thần vui tươi phấn khởi của ngư

dân trong ngày vui chiến thắng. Cảnh thuyền, biển,

trời, mây nước Hòn Gai sống động hoà cùng nhịp

với ngày vui của đất nước. Tác phẩm Thuyền về bến

của Vũ Duy Nghĩa có nét vẽ nhẹ nhàng, mang tính

trang trí.

– Lắng nghe, ghi nhớ, bổ sung ý kiến

(nếu có).

71

Tác phẩm Giai điệu Biển Đông của Đào Châu Hải thể hiện

các ngọn sóng với một khối gồm nhiều cạnh mỏng,

sắc nhọn gợi liên tưởng đến mối hiểm nguy,…

– GV tổng kết: Biển đảo Việt Nam là một phần thiêng

liêng của Tổ quốc và con người Việt Nam với hơn 3 000

hòn đảo lớn nhỏ cùng hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa

và Trường Sa mang vẻ đẹp phong phú và đa dạng.

Những hình ảnh mang đậm dấu ấn văn hoá biển là

đề tài khơi gợi nhiều cảm xúc cho các thế hệ hoạ sĩ

sáng tác nên những tác phẩm giá trị, góp phần bảo

vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quê hương.

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO

a. Mục tiêu: HS nắm được cách lựa chọn hình ảnh, bố cục và các bước thực hiện SPMT về đề tài

biển đảo.

b. Nội dung hoạt động: GV cho HS quan sát bài tham khảo ở SGK và hình ảnh sưu tầm;

hướng dẫn HS các bước thực hiện SPMT.

c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện được SPMT về đề tài biển đảo.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Hướng dẫn HS quan sát SGK trang 36 và tổ chức

thảo luận các nội dung về các bước tiến hành:

1. Xây dựng ý tưởng và phác thảo bố cục.

2. Vẽ hình chi tiết.

3. Vẽ mảng màu lớn.

4. Vẽ màu chi tiết, hoàn thiện sản phẩm.

Lưu ý: Ở tiết này, GV chỉ yêu cầu HS thực hiện xong

bước 2.

– GV gợi ý thêm:

+ Xây dựng bố cục qua kí hoạ trực tiếp để cảm nhận

được vẻ đẹp của cảnh vật đang hiện hữu trước mắt

mình. Cùng một cảnh nhưng có nhiều góc độ quan sát,

mỗi góc độ cho ta một cảm quan khác nhau.

+ Có thể tìm nguồn tư liệu bằng ảnh chụp, video,…

Tuy nguồn tư liệu này hạn chế về góc độ nhưng

cũng giúp ta quan sát được cấu trúc của sự vật một

cách chính xác. Khi vẽ, nên chọn lọc hình ảnh, lược

bỏ bớt những chi tiết không cần thiết.

– Nhắc lại các bước thực hiện SPMT.

72

– Khuyến khích HS nêu ý tưởng dự định cá nhân

và góp ý định hướng. Có thể vẽ tranh hoặc làm sản

phẩm mô hình theo sở thích cá nhân.

– Gợi ý cho HS về hình thức thực hiện SPMT (vẽ, xé

dán, làm mô hình,…).

– Cho HS làm bài tập thực hành: Hãy thể hiện một

SPMT về chủ đề Biển đảo Việt Nam.

– Nêu dự định cá nhân

– Tìm ý tưởng và thực hiện SPMT.

– Vẽ thực hành theo yêu cầu của bài tập.

HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

a. Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa, cảm nhận được vẻ đẹp của các tác phẩm/ SPMT đề tài biển

đảo, từ đó biết phân tích và đánh giá SPMT của mình và của bạn.

b. Nội dung hoạt động:

– GV hướng dẫn HS trưng bày và giới thiệu SPMT của mình trước lớp.

– HS nêu cảm nhận của mình về nội dung, bố cục, màu sắc trong bài vẽ; phân tích, đánh giá

bài vẽ của mình và của bạn.

c. Sản phẩm học tập: HS cảm nhận và phân tích được SPMT của mình và của bạn.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Tổ chức cho HS trưng bày các SPMT theo cá nhân

hoặc nhóm.

– Yêu cầu HS giới thiệu và phân tích, đánh giá về

SPMT; khuyến khích HS góp ý bổ sung vào phần

đánh giá của bạn.

– Đánh giá chung, phân tích thêm những ưu điểm

và hạn chế trong sản phẩm của từng cá nhân, đưa ra

giải pháp để HS tham khảo thêm.

– Yêu cầu HS góp ý giúp bạn hoàn thiện sản phẩm ở

tiết học sau.

– Trưng bày, chia sẻ cảm nhận của mình

về sản phẩm của mình và của bạn.

– Góp ý giúp bạn hoàn thiện sản phẩm

tốt hơn.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS biết cách sử dụng kĩ năng, kiến thức trong bài học để có ý tưởng về chất liệu/

vật liệu, màu sắc định hướng hoàn thiện sản phẩm ở tiết học sau.

b. Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS tìm hiểu về một số chất liệu/ vật liệu dễ tìm hoặc

sẵn có như bìa carton, màu nước, màu sáp, giấy màu, giấy báo,… để định hướng thể hiện màu

hoàn thiện sản phẩm đề tài biển đảo.

c. Sản phẩm học tập: HS lựa chọn được chất liệu thể hiện, xây dựng được ý tưởng hoàn thiện

sản phẩm.

d. Tổ chức thực hiện:

73

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Nhắc nhở HS nghiên cứu ý tưởng, chỉnh sửa (nếu cần)

để có phương án hoàn thiện bài tập cho tiết học sau.

– GV lưu ý HS: Có rất nhiều hình ảnh hoạt động của

con người trên biển đảo. Chúng ta cần chọn lọc,

tránh vẽ quá nhiều thứ khiến sản phẩm bị rối mắt.

– Gợi ý các chất liệu có thể sử dụng vào hoàn thiện

sản phẩm gồm: giấy bìa, giấy báo, giấy màu, màu

nước, màu sáp,…

– Nghiên cứu ý tưởng thể hiện và cách

lựa

chọn

chất

liệu

phù

hợp

để

hoàn

thiện sản phẩm.

– Lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.

– Củng cố kiến thức bài học: GV yêu cầu HS nhắc lại để nắm được các bước thực hành vẽ phác

thảo bố cục tranh về biển đảo.

– Dặn dò: Chuẩn bị hoạ phẩm để hoàn thiện bài tập ở tiết sau.

Tiết 2

– Ổn định tổ chức lớp.

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

– Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

a. Mục tiêu: HS cảm nhận được đặc trưng về biển đảo ở các vùng miền thông qua những hình ảnh

thực tế và qua các tác phẩm nghệ thuật; biết quan sát và thu nhận thông tin từ nhiều góc nhìn

khác nhau.

b. Nội dung hoạt động: GV cho HS quan sát một số hình ảnh thực tế về biển đảo, tổ chức

thảo luận, tìm hiểu về vẻ đẹp, vai trò và giá trị mà biển đảo mang lại.

c. Sản phẩm học tập: HS cảm nhận được khái quát về ý nghĩa biển đảo qua các hình ảnh.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Cho HS tham khảo SGK trang 37 hoặc sản SPMT do GV

sưu tầm và tổ chức thảo luận theo nội dung:

+ Tranh/ mô hình thể hiện những nội dung gì?

+ Góc nhìn và màu sắc như thế nào?

+ Chất liệu thể hiện SPMT là gì?

– GV gợi ý:

+ Hình 1: tranh vẽ thể hiện cảnh tàu thuyền nhộn nhịp ra khơi,

đánh bắt thuỷ sản, phía xa có tàu của các chú hải quân đi tuần

tra. Tranh sử dụng tông màu xanh lam đặc trưng của nước biển,

mảng núi đá nhấp nhô phía trước dùng màu xám của giấy báo.

+ Hình 2: mô hình thể hiện hình ảnh chính là cột cờ và những

công trình được con người xây dựng, mang ý nghĩa thể hiện

vai trò của quân và dân trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo

Tổ quốc.

– Quan sát, thảo luận và đưa ra

câu trả lời.

– Nêu ý tưởng hoàn thiện sản

phẩm của mình.

– Lắng nghe, tiếp nhận kiến thức.

74

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO

a. Mục tiêu: HS nắm được cách lựa chọn hình ảnh, bố cục và các bước thực hiện SPMT về đề tài

biển đảo.

b. Nội dung hoạt động: GV cho HS quan sát bài tham khảo trong SGK và hình ảnh sưu tầm;

củng cố cho HS các bước thực hiện SPMT.

c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện được SPMT về đề tài biển đảo.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Yêu cầu HS nhắc lại các bước phác thảo bố cục.

– Tổ chức cho HS nêu ý tưởng hoàn thiện bài thực hành của

mình.

– Tổ chức thực hành: Yêu cầu HS hoàn thiện bài.

– Quan sát và nhắc lại các bước

thực

hành

SPMT

đề

tài

biển

đảo.

Thực

hành

hoàn

thiện

sản

phẩm.

HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

a. Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa nội dung, vẻ đẹp của các SPMT đề tài biển đảo, từ đó biết

phân tích và đánh giá SPMT của mình và của bạn.

b. Nội dung hoạt động: GV hướng dẫn HS trưng bày và giới thiệu SPMT của mình trước lớp.

c. Sản phẩm học tập: HS phân tích được SPMT của mình và của bạn.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm.

– Hướng dẫn HS nhận xét SPMT theo gợi ý:

+ Nêu cảm nhận của em về nội dung, ý tưởng, đường nét,

màu sắc của bài vẽ.

+ Em ấn tượng với bài vẽ nào nhất? Vì sao?

+ Em có cảm xúc gì khi thực hiện SPMT đề tài biển đảo?

– Trưng bày theo tổ/ nhóm.

– Quan sát, nhận xét và chia sẻ

cảm nhận cá nhân.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS hiểu được ngôn ngữ tạo hình của tác phẩm Đảo Hoàng Sa – chủ quyền hải phận

Việt Nam của nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo.

b. Nội dung hoạt động: HS quan sát tác phẩm Đảo Hoàng Sa – chủ quyền hải phận Việt Nam,

phân tích và nêu cảm nhận về tác phẩm; có thể sưu tầm thêm những bài viết về nhà điêu khắc

Tạ Quang Bạo.

c. Sản phẩm học tập: HS hiểu và phân tích được nội dung và phong cách tạo hình của tác phẩm.

d. Tổ chức thực hiện:

75

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– GV cho HS quan sát tác phẩm Đảo Hoàng Sa – chủ quyền hải

phận Việt Nam trong SGK trang 37.

– Yêu cầu HS giới thiệu, phân tích và đưa ra cảm nhận về tác phẩm

Đảo Hoàng Sa – chủ quyền hải phận Việt Nam của nhà điêu khắc

Tạ Quang Bạo.

– Gợi ý: Về hình khối tạo hình, người lính hải quân canh gác

có dáng đứng hiên ngang trên ngọn sóng, tay bồng súng, cả

phần thân người và lá cờ tổ quốc là một thể thống nhất.

Trình

bày

phần

tìm

hiểu

về

tác phẩm theo nhóm.

– Củng cố kiến thức bài học: Biển đảo luôn là nguồn cảm hứng để hình thành các hình tượng

mang tính nghệ thuật. Các tác phẩm là sự chắt lọc các hình ảnh thiên nhiên và nguồn tài nguyên

biển phong phú cùng với các sự vật, con người đang hoạt động trên biển đảo.

– Dặn dò: Chuẩn bị các bài thực hành đã hoàn thiện để trưng bày cuối học kì 1.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

76

CHỦ ĐỀ

NGHỆ THUẬT

ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM

Số tiết: 04

CHỦ ĐỀ 5

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ

Chủ đề giúp các em hiểu sơ lược về giai đoạn phát triển của mĩ thuật đương đại Việt Nam;

bước đầu làm quen với một số trào lưu nghệ thuật đương đại như nghệ thuật Sắp đặt, nghệ thuật

Hình ảnh động và các tác phẩm hội hoạ, qua đó, các em biết vận dụng phong cách thể hiện của

các loại hình nghệ thuật vào thực hành sáng tạo sản phẩm cho mình.

Yêu cầu cần đạt của chủ đề

– Nhận biết được một số đặc điểm nghệ thuật đương đại Việt Nam.

– Xây dựng được ý tưởng và thực hành sáng tạo sản phẩm theo phong cách nghệ thuật Sắp đặt.

– Chia sẻ được ý tưởng sáng tạo về sản phẩm nghệ thuật Sắp đặt.

– Có ý thức tìm hiểu về nghệ thuật đương đại Việt Nam.

– Biết được đặc điểm tạo hình của một số tác phẩm thiết kế đương đại Việt Nam.

– Xây dựng ý tưởng và tạo được sản phẩm thiết kế mĩ thuật theo phong cách đương đại.

– Trao đổi được ý tưởng thiết kế và công năng của SPMT.

– Trân trọng sự đóng góp của các nghệ sĩ đương đại trong lĩnh vực thiết kế.

BÀI 9: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI

VIỆT NAM (2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức

– Nhận biết được một số đặc điểm nghệ thuật đương đại Việt Nam.

– Xây dựng được ý tưởng và thực hành sáng tạo sản phẩm theo phong cách nghệ thuật Sắp đặt.

– Chia sẻ được ý tưởng sáng tạo sản phẩm nghệ thuật Sắp đặt.

– Có ý thức tìm hiểu nghệ thuật đương đại Việt Nam.

77

Nhiệm vụ của GV

Gợi ý phương pháp,

hình thức dạy học

– Tổ chức cho HS quan sát hình ảnh của nghệ thuật đương đại

Việt Nam và thảo luận tìm ra nét đặc trưng, những đóng góp của

nghệ thuật đương đại.

– Hướng dẫn HS cách tạo ra sản phẩm mang phong cách

nghệ thuật đương đại.

– Tổ chức cho HS thực hành tạo ra sản phẩm mang phong cách

nghệ thuật đương đại.

– Trưng bày, phân tích, đánh giá.

– Phương pháp: thuyết trình,

vấn đáp, gợi mở, trực quan,

thực hành sáng tạo, thảo luận

nhóm, luyện tập, đánh giá.

– Hình thức tổ chức: hướng

dẫn

thực

hành

hoạt

động

cá nhân, hoạt động nhóm.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực đặc thù môn học

– Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: nhận biết được đặc điểm nghệ thuật đương đại

Việt Nam; bước đầu tìm hiểu ý tưởng sáng tạo, hình thức thể hiện tác phẩm, không gian trưng bày

tác phẩm đương đại, hình thức thiết kế sản phẩm theo phong cách đương đại.

– Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: vận dụng được hình thức tạo hình đương đại trong

thực hành sản phẩm; biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá sản phẩm; biết tự tìm hiểu và

giới thiệu tác phẩm nghệ thuật đương đại Việt Nam.

– Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp

của sản phẩm; nêu được hướng phát triển mở rộng thêm sản phẩm bằng nhiều chất liệu;

biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.

2.2. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành,

trưng bày chia sẻ nhận xét sản phẩm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm phù hợp

để thực hành tạo SPMT.

2.3. Năng lực đặc thù của học sinh

– Năng lực ngôn ngữ: vận dụng kĩ năng trình bày trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét.

– Năng lực tính toán: vận dụng hiểu biết về hình trong không gian 2 chiều, 3 chiều để áp dụng

vào thực hành sản phẩm.

78

3. Về phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm, yêu nước và

nhân ái ở HS cụ thể qua một số biểu hiện:

– Phát triển tình yêu, quý trọng nghệ thuật và có ý thức bảo vệ, phát huy nghệ thuật đương đại

Việt Nam.

– Cảm nhận được giá trị nghệ thuật của nghệ thuật đương đại Việt Nam thông qua SPMT và

biết ứng dụng vào thực tế cuộc sống.

– Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy màu,

giấy bìa,… trong thực hành, sáng tạo; tích cực tự giác và nỗ lực học tập.

– Xây dựng tình thương yêu, đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.

– Cảm nhận được cái đẹp, thể hiện được tình yêu, trách nhiệm của mình với cộng đồng,

với nhóm.

– Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– SGK, SGV, KHBD biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học.

– Một số ảnh chụp tư liệu tác giả, tác phẩm nghệ thuật đương đại Việt Nam.

– Một số SPMT đương đại tiêu biểu của Việt Nam (có thể sử dụng hình ảnh trong SGK hoặc

sưu tầm tranh, ảnh,… liên quan đến bài học).

– Phương tiện hỗ trợ (nếu có).

2. Học sinh

– SGK, SBT, đồ dùng học tập, giấy vẽ, giấy bìa, màu vẽ, bút vẽ,…

– Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 1

– Ổn định tổ chức lớp.

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

– Bài mới:

79

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

a. Mục tiêu:

– HS nắm được đặc điểm nghệ thuật đương đại Việt Nam qua quan sát một số tác phẩm tiêu biểu.

– HS hình thành được kĩ năng quan sát, khai thác được giá trị tạo hình, không gian trưng bày

và đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm.

b. Nội dung hoạt động:

– HS quan sát một số hình ảnh tác phẩm nghệ thuật đương đại Việt Nam trong SGK trang 40, 41

(hoặc tư liệu phim, video giới thiệu tác phẩm nghệ thuật đương đại Việt Nam do GV sưu tầm).

– HS tìm hiểu về ý tưởng, hình thức thể hiện tác phẩm, không gian trưng bày và đặc điểm

nghệ thuật đương đại.

c. Sản phẩm học tập:

– HS có kiến thức về nghệ thuật đương đại Việt Nam thông qua việc quan sát tác phẩm,

thảo luận các nội dung liên quan.

– HS hình thành được ý tưởng thể hiện SPMT gắn với chủ đề bài học.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Giới thiệu một số tác phẩm nghệ thuật đương đại Việt Nam

(nghệ thuật Sắp đặt, nghệ thuật Hình ảnh động,…); gợi ý cho

HS tìm hiểu về ý tưởng, hình thức thể hiện tác phẩm và đặc điểm

nghệ thuật đương đại Việt Nam.

– Yêu cầu HS trình bày những hiểu biết cá nhân, thảo luận về

một số nội dung liên quan đến bài học trong SGK trang 40 theo

gợi ý:

+ Ý tưởng sáng tạo và hình thức thể hiện tác phẩm.

+ Không gian trưng bày tác phẩm.

+ Đặc điểm nghệ thuật.

– GV cung cấp kiến thức:

+ Tác phẩm Nguồn của nhà điêu khắc Bùi Hải Sơn được trưng

bày tại trung tâm triển lãm Vincom Center for Contemporary

art (VCCA) năm 2017. Tác phẩm mang tính biểu tượng qua hình

ảnh hạt gạo, được làm từ chất liệu đồng và gỗ treo lơ lửng phía

trên thảm cỏ.

+ Tác phẩm Làng trong phố của nghệ sĩ Vương Văn Thạo thuộc

bộ sưu tập của Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam. Tác phẩm mô tả

những cổng làng cũ còn lại ở Hà Nội nằm trong khối hộp, chất

liệu composite.

– Thảo luận trình bày phần

nghiên

cứu

tìm

hiểu

về

thành

tựu

của

nghệ

thuật

đương đại Việt Nam:

+

Nghệ

thuật

Sắp

đặt

một

thể

loại

nghệ

thuật

của các tác phẩm ba chiều

thường dành riêng cho địa

điểm và được thiết kế để

thay đổi nhận thức về một

không gian.

+

Nghệ

thuật

Hình

ảnh

động: có nhiều hình thức

khác

nhau

trình

diễn

phòng trưng bày, bảo tàng,

phát

sóng

trên

các

kênh

truyền

hình,

phân

phối

dưới

dạng

băng

đĩa

kết

hợp với nghệ thuật Trình

diễn, nghệ thuật Sắp đặt,…

nhưng

không

dựa

vào

những quy tắc cơ bản của

lĩnh vực điện ảnh.

80

+ Tác phẩm Tích tắc của nghệ sĩ Võ Việt Dũng đoạt giải Nhì giải

thưởng Triển lãm Mĩ thuật Việt Nam năm 2020. Tác phẩm sử dụng

máy quay để biểu đạt nghệ thuật, dựa trên một số thủ pháp của

kĩ thuật điện ảnh, ánh sáng, dựng phim,… để tạo hình.

+ Tác phẩm Lời của sông của nghệ sĩ Phan Hải Bằng lần đầu

được trưng bày trong triển lãm Trúc chỉ tại Viện Goethe, Hà Nội.

Dựa trên cơ sở của nghề giấy thủ công được làm chủ yếu từ

nguyên liệu tre, trúc, tác phẩm được sáng tạo trên bề mặt giấy

bằng nhiều phương thức khác nhau khi giấy còn ướt, làm thay

đổi cấu trúc bề mặt giấy tạo nên những hoa văn chìm.

+ …

– GV nhấn mạnh kiến thức cho HS về nghệ thuật đương đại Việt Nam

trong SGK trang 41: Nghệ thuật đương đại Việt Nam là sự kết hợp đa

dạng phong cách (hiện đại, hậu hiện đại, nghệ thuật trang trí,…).

Một số loại hình nghệ thuật mới như: Sắp đặt, Trình diễn, Hình ảnh

động,... của nghệ thuật đương đại được du nhập vào Việt Nam từ

thập niên 70 của thế kỉ XX. Đến nay, cùng với Hội hoạ, Đồ hoạ,

Điêu khắc,… các hình thức nghệ thuật mới đã từng bước khẳng

định vị trí trong đời sống nghệ thuật đương đại Việt Nam.

+ Nghệ thuật Trình diễn là

một màn trình diễn được

trình bày cho công chúng

do những nghệ sĩ mĩ thuật

thực hiện nhằm diễn đạt ý

tưởng của nghệ thuật tạo

hình. Nghệ thuật Trình diễn

còn

bao

gồm

cả

những

chuỗi hoạt động khác như

sân

khấu,

múa,

xiếc,

thể

dục, nhào lộn,…

– HS lựa chọn loại hình nghệ

thuật để tạo SPMT.

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO

a. Mục tiêu: HS biết vận dụng phong cách nghệ thuật đương đại vào việc xây dựng ý tưởng

thể hiện SPMT bằng hình thức sắp đặt.

b. Nội dung hoạt động:

– HS quan sát, tìm hiểu các bước thực hiện SPMT trong SGK trang 42.

– GV đặt câu hỏi định hướng cho HS dựa vào hình ảnh và thông tin trong SGK, trang 42.

– HS tiến hành thực hiện sản phẩm theo yêu cầu bài học.

c. Sản phẩm học tập: SPMT theo phong cách đương đại (hình thức sắp đặt) từ vật liệu tái sử dụng.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Tổ chức HS thực hiện SPMT theo phong cách đương đại;

giúp HS lựa chọn hình thức và chất liệu để thực hiện.

Gợi ý các bước:

1. Xây dựng ý tưởng và chuẩn bị các khối gỗ hoặc vật liệu phù hợp.

2. Vẽ màu các khối.

3. Sử dụng keo dán khối gỗ trên mặt phẳng theo ý tưởng đã định.

4. Hoàn thiện sản phẩm.

– Tìm hiểu các bước gợi ý

thực

hiện

một

SPMT

theo

phong cách đương đại.

– Thực hành tạo sản phẩm

theo phong cách đương đại

từ vật liệu tái sử dụng.

81

– Bài tập thực hành: Hãy sáng tạo một SPMT theo phong cách

đương đại từ vật liệu tái sử dụng.

Tuỳ tình hình của lớp học, GV có thể cho HS làm thực hành cá

nhân hoặc nhóm.

– Cho HS tham khảo một số SPMT liên quan tới chủ đề bài học.

HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

a. Mục tiêu:

– HS biết cách trình bày ý tưởng thực hành sáng tạo SPMT đương đại.

– HS chia sẻ được cách thức thực hiện SPMT và chất liệu sáng tạo; nhận xét được SPMT theo

phong cách đương đại của mình và của bạn.

b. Nội dung hoạt động:

– GV hướng dẫn HS quan sát SPMT.

– HS thảo luận theo gợi ý trong SGK trang 43.

c. Sản phẩm học tập: HS cảm nhận, phân tích được SPMT của mình và của bạn.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Lựa

chọn

SPMT

của

HS

đã

thực

hiện

để

trưng

bày

theo

hình thức nhóm.

– Yêu cầu HS xem SGK trang 43 và định hướng phân tích theo

nội dung:

+ Ý tưởng thực hiện SPMT của em hoặc nhóm theo phong cách

đương đại.

+ Trình bày cách thức tạo hình SPMT đương đại.

+ Vật liệu em hoặc nhóm sử dụng để tạo hình sản phẩm.

+ Nêu nhận xét về SPMT của bạn hoặc nhóm bạn.

Lưu ý: Tuỳ vào số HS thực tế của lớp học, GV tổ chức thảo luận

theo cách cho từng HS phát biểu hoặc phát biểu theo nhóm.

– Chia sẻ ý tưởng, hình thức

thể hiện sản phẩm.

– Nhận xét, góp ý giúp bạn

hoàn thiện sản phẩm.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS lựa chọn được chất liệu, hoạ phẩm hoàn thiện sản phẩm.

b. Nội dung hoạt động: HS tìm hiểu chất liệu, màu sắc phù hợp với hình thức thể hiện

sản phẩm của cá nhân/ nhóm.

c. Sản phẩm học tập: HS lựa chọn được chất liệu, hoạ phẩm hoàn thiện sản phẩm.

d. Tổ chức thực hiện:

82

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Gợi ý một số vật liệu tìm được ở địa phương để hoàn thiện sản

phẩm như gỗ, cành cây, lá, giấy, bìa carton, đất nặn, chai, lọ,…

Dựa

trên

sản

phẩm

đang

thực hiện, tìm chất liệu phù

hợp để chuẩn bị hoàn thiện

sản phẩm ở tiết học sau.

– Củng cố kiến thức bài học: Nghệ thuật đương đại Việt Nam là sự kết hợp đa dạng phong cách

(hiện đại, hậu hiện đại, nghệ thuật trang trí,…). Một số loại hình nghệ thuật mới như: Sắp đặt,

Trình diễn, Hình ảnh động,... của nghệ thuật đương đại được du nhập vào Việt Nam từ thập niên 70

của thế kỉ XX. Đến nay, cùng với Hội hoạ, Đồ hoạ, Điêu khắc,… các hình thức nghệ thuật mới đã

từng bước khẳng định vị trí trong đời sống nghệ thuật đương đại Việt Nam.

– Dặn dò: HS tìm hiểu một số tác phẩm nghệ thuật đương đại của hoạ sĩ Lê Bá Đảng (1921 – 2015);

đem vật liệu, hoạ phẩm để hoàn thiện SPMT theo phong cách đương đại.

Tiết 2

– Ổn định tổ chức lớp.

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

– Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

a. Mục tiêu: HS xây dựng được ý tưởng hoàn thiện sản phẩm theo phong các đương đại từ

vật liệu tái sử dụng.

b. Nội dung hoạt động: HS quan sát tranh, ảnh về các sản phẩm theo phong cách nghệ thuật

đương đại.

c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được ý tưởng hoàn thiện sản phẩm.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Tạo điều kiện cho HS quan sát tranh, ảnh, sản phẩm về các

sản phẩm theo phong cách nghệ thuật đương đại và tổ chức

cho HS tìm hiểu đặc điểm, ý tưởng sáng tạo, hình khối, màu sắc,

cách bố cục, không gian,...

Xây dựng được ý tưởng hoàn

thiện sản phẩm theo phong

cách đương đại từ vật liệu tái

sử dụng.

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO

a. Mục tiêu: HS hoàn thiện được sản phẩm theo phong các đương đại từ vật liệu tái sử dụng.

b. Nội dung hoạt động: Thực hành hoàn thiện sản phẩm cá nhân/ nhóm.

c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm hoàn thiện theo phong các đương đại từ vật liệu tái sử dụng.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Tổ chức cho HS thực hiện SPMT theo phong cách đương đại;

giúp HS lựa chọn hình thức và chất liệu để thực hiện.

Hoàn thiện sản phẩm.

83

– Bài tập thực hành: Hoàn thiện SPMT theo phong cách đương đại

từ vật liệu tái sử dụng.

Tuỳ tình hình của lớp học, GV có thể cho HS làm thực hành

cá nhân hoặc nhóm.

HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

a. Mục tiêu:

– HS biết cách trình bày ý tưởng thực hành sáng tạo SPMT đương đại.

– HS chia sẻ được cách thức thực hiện SPMT và chất liệu sáng tạo; nhận xét được sản phẩm

thực hành mĩ thuật đương đại của mình và của bạn.

b. Nội dung hoạt động:

– GV hướng dẫn HS quan sát SPMT.

– HS thảo luận theo gợi ý trong SGK trang 43.

c. Sản phẩm học tập: HS cảm nhận, phân tích được SPMT của mình và của bạn.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Lựa chọn SPMT mà HS đã thực hiện để trưng bày theo hình

thức nhóm.

– Yêu cầu HS xem SGK trang 43 và định hướng phân tích theo

nội dung:

+ Ý tưởng thực hiện SPMT của em hoặc nhóm theo phong cách

đương đại.

+ Trình bày cách thức tạo hình SPMT đương đại.

+ Vật liệu em hoặc nhóm sử dụng để tạo hình sản phẩm.

+ Nêu nhận xét về SPMT của bạn hoặc nhóm bạn.

Lưu ý: Tuỳ vào số HS thực tế của lớp học, GV tổ chức thảo luận

theo cách cho từng HS phát biểu hoặc phát biểu theo nhóm.

– Chia sẻ ý tưởng, hình thức

thể hiện sản phẩm.

– Nêu nhận xét về SPMT của

bạn hoặc nhóm bạn.

– Đưa ra định hướng phát

triển

sản

phẩm

ứng

dụng

vào cuộc sống.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS nắm được thông tin về một số tác phẩm nghệ thuật đương đại của hoạ sĩ Lê Bá Đảng

(1921– 2015).

b. Nội dung hoạt động: GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số tác phẩm nghệ thuật đương đại của

hoạ sĩ Lê Bá Đảng.

c. Sản phẩm học tập: HS hiểu được một số đặc điểm của nghệ thuật đương đại qua sự sáng tạo

trong tác phẩm của hoạ sĩ Lê Bá Đảng.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Gợi ý cho HS hướng tìm hiểu qua sách, báo, internet,… và giới thiệu

tác phẩm đương đại của hoạ sĩ Lê Bá Đảng theo nội dung:

Trình

bày,

giới

thiệu

tác

phẩm đương đại của hoạ sĩ

Lê Bá Đảng.

84

+ Hình thức sáng tạo trong tác phẩm của hoạ sĩ Lê Bá Đảng.

+ Chất liệu sử dụng.

– GV có thể mở rộng kiến thức cho HS qua một số thông tin về

tác phẩm:

+ Tác phẩm tranh in Tám chú ngựa (1964) mở đầu cho việc

nghiên cứu chất liệu và kĩ thuật in trong quá trình sáng tác

của hoạ sĩ Lê Bá Đảng. Ông sử dụng kĩ thuật in thạch bản (in đá)

kết hợp kĩ thuật đắp nổi nhằm tạo hiệu ứng về thị giác và không gian.

Trong hành trình sáng tạo của hoạ sĩ Lê Bá Đảng, đề tài ngựa

được ông thể hiện nhiều nhất với ý tưởng thể hiện tính chất linh hoạt,

sự ngoan cường, thông minh, bền bỉ và sức dẻo dai.

+ Tác phẩm Không gian (1997) được thực hiện bằng chất liệu

sơn dầu, áp dụng phương pháp vẽ kết hợp kĩ thuật đắp nổi để

tạo chất.

– Củng cố kiến thức bài học: Nghệ thuật đương đại Việt Nam bao gồm một số loại hình nghệ

thuật mới như: Sắp đặt, Hình ảnh động, Trình diễn,... Nghệ thuật đương đại Việt Nam đang trong

giai đoạn phát triển nhưng đã cho thấy nhiều điểm mới trong cả tư duy và sáng tạo nghệ thuật.

– Dặn dò: HS tìm hiểu nội dung bài 10 Thiết kế đương đại Việt Nam. Sưu tầm tranh ảnh về các

sản phẩm thiết kế theo phong các đương đại. Chuẩn bị vật liệu, hoạ phẩm cho bài 10 Thiết kế

đương đại Việt Nam.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

BÀI 10: THIẾT KẾ ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM (2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức

– Biết được đặc điểm tạo hình của một số tác phẩm thiết kế đương đại Việt Nam.

– Xây dựng ý tưởng và tạo được sản phẩm thiết kế mĩ thuật theo phong cách đương đại.

– Trao đổi được ý tưởng thiết kế và công năng của SPMT.

– Trân trọng sự đóng góp của các nghệ sĩ đương đại trong lĩnh vực thiết kế.

85

Nhiệm vụ của GV

Gợi ý phương pháp,

hình thức dạy học

– Tổ chức cho HS quan sát các tác phẩm của nghệ thuật Sắp đặt,

phong cách đương đại và thảo luận tìm ra nét đặc trưng của

trào lưu, phong cách đó.

– Hướng dẫn HS cách tạo ra sản phẩm mang phong cách

đương đại, nghệ thuật Sắp đặt.

– Tổ chức cho HS thực hành tạo ra sản phẩm mang phong cách

đương đại, nghệ thuật Sắp đặt.

– Trưng bày, phân tích, đánh giá.

– Phương pháp: thuyết trình,

vấn đáp, gợi mở, trực quan,

thực hành sáng tạo, thảo luận

nhóm, luyện tập, đánh giá.

– Hình thức tổ chức: hướng

dẫn

thực

hành

hoạt

động

cá nhân, hoạt động nhóm.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực đặc thù môn học

– Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: biết quan sát và cảm nhận được các tác phẩm tiêu biểu

thuộc trào lưu nghệ thuật đương đại như nghệ thuật Sắp đặt, nghệ thuật Hình ảnh động, nắm bắt

được những đặc điểm, tính chất của phong cách tạo hình tiêu biểu trong các trào lưu nghệ thuật

đương đại Việt Nam.

– Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: thực hiện được một SPMT theo phong cách đương

đại, nghệ thuật Sắp đặt qua cảm nhận của cá nhân bằng các yếu tố tạo hình: sắp xếp bố cục,

đường nét, hình khối, màu sắc,... trong SPMT; phân tích được một số nguyên lí tạo hình được

sử dụng trong bài thực hành của bạn, qua đó, cảm thụ được vẻ đẹp của sự vật trong cuộc sống.

– Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của

sản phẩm; nêu được hướng phát triển mở rộng cho sản phẩm bằng nhiều chất liệu; biết phân tích

những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.

2.2. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài

thực hành.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành,

trưng bày, chia sẻ nhận xét sản phẩm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để

thực hành tạo SPMT.

2.3. Năng lực đặc thù của học sinh

– Năng lực ngôn ngữ: vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét,…

– Năng lực tính toán: vận dụng sự hiểu biết về hình trong không gian 2 chiều, 3 chiều để

áp dụng vào vẽ sản phẩm.

86

3. Về phẩm chất

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS,

cụ thể qua một số biểu hiện:

– Phát triển tình yêu thiên nhiên, cuộc sống muôn màu và có ý thức bảo vệ thiên nhiên,

môi trường.

– Cảm nhận được vẻ đẹp của sự vật, hiện tượng trong cuộc sống qua tác phẩm nghệ thuật

Sắp đặt, nghệ thuật Hình ảnh động,…

– Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy màu, giấy

bìa, khối gỗ,… trong thực hành, sáng tạo, tích cực tự giác và nỗ lực học tập; biết yêu quý và phát

huy giá trị nghệ thuật đương đại Việt Nam từ việc học tập và tìm hiểu.

– Xây dựng tình thương yêu, đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.

– Cảm nhận được cái đẹp, thể hiện được tình yêu, trách nhiệm của mình với cộng đồng,

với nhóm.

– Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– SGK, SGV, KHBD biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học.

– Một số phiên bản tác phẩm thuộc nghệ thuật Sắp đặt, nghệ thuật Hình ảnh động.

– Phương tiện hỗ trợ (nếu có).

2. Học sinh

– SGK, SBT (nếu có), đồ dùng học tập, giấy vẽ, giấy bìa, màu vẽ, bút vẽ,…

– Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 1

– Ổn định tổ chức lớp.

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

– Bài mới:

87

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

a. Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm, phong cách các sản phẩm nghệ thuật thiết kế như:

thiết kế nội thất, ngoại thất, thiết kế sân khấu, nghệ thuật trang trí,…

b. Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS quan sát, tìm hiểu, thảo luận về các sản phẩm

nghệ thuật thiết kế nội thất, thiết kế sân khấu, nghệ thuật trang trí trong SGK trang 44, 45

(hoặc SPMT do GV chuẩn bị).

c. Sản phẩm học tập: HS nhận thức, có kiến thức về các phong cách thiết kế nội, ngoại thất

đương đại Việt Nam.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Khởi động: GV tổ chức cho HS xem video về nghệ thuật thiết kế

đương đại.

https://www.youtube.com/watch?app=desktop&v=i8tb7Pe5I3A

(Phong cách đương đại trong thiết kế nội thất).

– Đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về xu hướng thiết kế nội thất

theo phong cách đương đại qua video?

– Giới thiệu về phong cách thiết kế và yêu cầu HS (cá nhân/ nhóm)

quan sát các hình ảnh trong SGK trang 44, 45 (hoặc hình ảnh GV

sưu tầm); gợi ý cho HS tìm hiểu về phong cách thiết kế qua tổ

chức thảo luận theo gợi ý:

+ Màu sắc và vật liệu thiết kế:

Màu sắc phong phú: tông màu tương phản mạnh (lam, đỏ,

xanh, cam, hồng, vàng,…) hoặc tông màu trung tính (xám,

trắng, đen, vân đá,….).

Vật liệu thiên nhiên (gỗ, mây, tre, gốm,...), vật liệu nhân tạo

(nhựa giả đá, gỗ, kính,…).

+ Hình thức thiết kế: phong cách đương đại thường đa dạng;

kết hợp, kế thừa có chọn lọc phong cách hiện đại và hậu hiện

đại ở thời kì trước.

+ Công năng của sản phẩm: thể hiện được đầy đủ tiện ích và có

giá trị thẩm mĩ.

– GV cung cấp kiến thức: Phong cách thiết kế đương đại là phong

cách cập nhật những yếu tố thiết kế của thời đại đang diễn ra.

Đây cũng là phong cách được nhiều người yêu thích bởi sự đơn

giản nhưng không tẻ nhạt, khô cứng, không gò bó theo một

công thức nhất định. Phong cách thiết kế đương đại luôn thay

đổi để phù hợp với môi trường xung quanh và tâm lí người sử dụng.

Công năng sử dụng được tính toán hợp lí và tiện dụng, đặc biệt rõ

nét với việc thiết kế nội thất (nhà hàng, văn phòng, nhà ở,…).

– Xem video giới thiệu.

Quan

sát,

tìm

hiểu

đặc

điểm

phong

cách

thiết

kế

sản phẩm.

– Trả lời theo hiểu biết riêng.

– Thảo luận và trình bày.

88

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO

a. Mục tiêu: HS hiểu và biết cách thể hiện SPMT theo phong cách đương đại thông qua các

bước gợi ý.

b. Nội dung hoạt động: GV hướng dẫn HS quan sát, tìm hiểu các bước thực hiện SPMT theo

phong cách đương đại trong SGK trang 46. HS thực hiện SPMT theo phong cách đương đại.

c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện được SPMT theo phong cách đương đại.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Tổ chức cho HS thực hiện một SPMT theo phong cách đương đại;

yêu cầu HS mở SGK trang 46, cho HS quan sát các bước thực hiện

một SPMT thể hiện theo phong cách đương đại; giúp HS lựa chọn

ý tưởng thiết kế thực hiện bài tập.

– HS thực hành SPMT theo hình thức cá nhân, chất liệu tự chọn.

Gợi ý các bước:

1. Xây dựng ý tưởng và phác hình.

2. Cắt hình và ghép chi tiết.

3. Vẽ màu.

4. Hoàn thiện sản phẩm.

– Bài tập thực hành: Hãy thể hiện một SPMT theo phong đương đại.

Vật liệu và kích thước do HS tự chọn phù hợp với thực tế địa phương.

Bài thực hành chỉ yêu cầu HS xong bước thiết kế (bước 1) và cắt rời

mảnh ghép (bước 2).

– Cho HS tham khảo một số SPMT theo phong cách đương đại.

Quan

sát,

tìm

hiểu

các

bước thực hiện SPMT theo

phong cách đương đại.

– Thảo luận nhóm tìm hiểu

về cách thể hiện SPMT với

hình

ảnh

màu

sắc

theo

phong cách đương đại.

– Thực hành tạo SPMT.

HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

a. Mục tiêu: HS nhận xét, đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn; góp ý giúp bạn

xây dựng ý tưởng hoàn thiện sản phẩm.

b. Nội dung hoạt động: GV hướng dẫn HS quan sát SPMT của cá nhân/ nhóm; HS nhận xét,

góp ý giúp bạn hoàn thiện sản phẩm.

c. Sản phẩm học tập: HS cảm nhận, phân tích được SPMT của mình và của bạn.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Lựa chọn SPMT của HS đã thực hiện để trưng bày.

– Yêu cầu HS mở SGK trang 47 và trình bày quan điểm cá nhân

theo gợi ý:

+ Nêu ý tưởng thiết kế mĩ thuật theo phong cách đương đại của

em (hoặc nhóm em).

– Trưng

bày

chia

sẻ

ý

tưởng,

cách

thể

hiện

của

mình.

89

+ Chia sẻ về công năng của sản phẩm.

+ Vật liệu để thực hiện sản phẩm.

– GV góp ý để HS hoàn thiện sản phẩm.

Góp

ý

giúp

bạn

hoàn

thiện sản phẩm ở tiết học

sau.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS biết cách sử dụng kĩ năng, kiến thức trong chủ đề để tìm chất liệu trang trí

hoàn thiện sản phẩm ở tiết học sau.

b. Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS tìm hiểu về một số chất liệu sẵn có, dễ tìm như

bìa carton, màu nước, màu sáp, giấy màu, giấy báo,… để định hướng trang trí hoàn thiện

sản phẩm mang phong cách đương đại.

c. Sản phẩm học tập: Lựa chọn được chất liệu thể hiện, xây dựng được ý tưởng trang trí

hoàn thiện sản phẩm.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Gợi ý các chất liệu thường gặp tại địa phương có thể sử dụng vào

hoàn thiện sản phẩm như: giấy bìa, cành cây, màu nước, màu sáp,

giấy màu, giấy báo,…

Lựa chọn chất liệu phù hợp

để hoàn thiện sản phẩm.

– Củng cố kiến thức bài học: Để nhận biết một sản phẩm thiết kế theo phong cách đương đại, ta

cần chú ý đến hoa văn và đường nét, hoạ tiết của sản phẩm đó qua cách sử dụng những đường thẳng,

bề mặt trang trí nhẵn bóng, bằng phẳng hoặc hoạ tiết tối giản.

– Dặn dò: Tìm hiểu về nghệ thuật thiết kế đương đại, đem bài vẽ và hoạ phẩm để hoàn thiện

sản phẩm.

Tiết 2

– Ổn định tổ chức lớp.

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

– Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

a. Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm, phong cách của các sản phẩm thiết kế đương đại như:

thiết kế nội thất, thiết kế sân khấu, nghệ thuật trang trí,…

b. Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS quan sát, thảo luận về các hình ảnh tham khảo trong

SGK trang 47 hoặc SPMT do GV chuẩn bị.

c. Sản phẩm học tập: HS nhận thức, củng cố kiến thức về các phong cách và xu hướng thiết kế

đương đại Việt Nam.

d. Tổ chức thực hiện:

90

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Triển khai tiếp hoạt động quan sát và tìm hiểu về một số tác

giả, tác phẩm tiêu biểu mà GV sưu tầm; gợi ý cho HS nêu những

hiểu biết của mình về một số tác phẩm theo nội dung:

+ Màu sắc và chất liệu trong sản phẩm.

+ Hình thức thiết kế.

+ Công năng sử dụng của sản phẩm.

– Tổ chức cho HS trưng bày một số SPMT của cá nhân đã làm ở

tiết 1 và tổ chức thảo luận, nhận xét ý tưởng, cách thể hiện sản

phẩm theo gợi ý:

+ Hãy nêu ý tưởng thực hiện sản phẩm của em.

+ Em dự định hoàn thành tiếp sản phẩm như thế nào?

– Quan sát, giúp đỡ HS hoàn thiện SPMT (nếu cần).

– Thảo luận tìm hiểu về màu

sắc, phong cách thể hiện của

phong cách đương đại.

– Trưng bày SPMT.

– Trình bày ý tưởng và dự định

cá nhân.

Hoàn

thiện

sản

phẩm

của mình theo phong cách

đương đại.

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO

a. Mục tiêu: HS hoàn thiện SPMT theo phong cách đương đại thông qua các bước gợi ý.

b. Nội dung hoạt động: GV tiếp tục hướng dẫn HS quan sát hình tham khảo các bước thiết kế

trong SGK trang 46, hoàn thiện SPMT theo phong cách đương đại.

c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thiện bản thiết kế SPMT theo phong cách đương đại.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Cho HS nhắc lại các bước cơ bản để tạo SPMT.

– Giúp HS hoàn thiện bài tập thực hành của tiết trước.

– Nhắc lại các bước thực hành

tạo SPMT.

Thực

hành

hoàn

thiện

sản phẩm.

HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

a. Mục tiêu: HS nhận xét, đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn; trình bày được những

cảm nhận của mình trước lớp.

b. Nội dung hoạt động: GV hướng dẫn HS quan sát SPMT của cá nhân/ nhóm. HS thảo luận

theo gợi ý trong SGK trang 47.

c. Sản phẩm học tập: HS cảm nhận, phân tích được SPMT của mình và của bạn.

d. Tổ chức thực hiện:

91

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Lựa chọn SPMT của HS đã thực hiện để trưng bày.

– HS trình bày quan điểm cá nhân theo gợi ý:

+ Nêu ý tưởng và cách thức tạo sản phẩm thiết kế mĩ thuật

theo phong cách đương đại của em (hoặc nhóm em).

+ Trình bày vật liệu sử dụng trong SPMT.

+ Tính ứng dụng và công năng sử dụng của sản phẩm.

+ Những khó khăn (nếu có) trong quá trình hoàn thiện

sản phẩm.

Lưu ý: Tuỳ vào số HS thực tế của lớp học, GV tổ chức thảo luận

theo cách cho từng HS phát biểu hoặc HS phát biểu theo nhóm.

– Trưng

bày

SPMT

theo

sự

hướng dẫn của GV.

– Nhận xét, chia sẻ cảm nhận

của

bản

thân

về

các

sản

phẩm.

– Góp ý thêm về sản phẩm

thiết kế của bạn.

– Lắng nghe GV nhận xét, rút

kinh nghiệm cho bản thân.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS có kiến thức về nghệ thuật trúc chỉ.

b. Nội dung hoạt động: GV hướng dẫn HS quan sát và tìm hiểu về nghệ thuật trúc chỉ thông

qua quan sát các sản phẩm tiêu biểu.

c. Sản phẩm học tập: HS hiểu được về nghệ thuật trúc chỉ.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung vận dụng trong SGK trang 47

và trình bày trước lớp về thông tin đã tìm hiểu được.

– Hướng dẫn HS tìm hiểu qua sách, báo, internet,… về nghệ

thuật trúc chỉ qua gợi ý: Em hãy cho biết một số thông tin về

tác phẩm/ sản phẩm và tác giả tiêu biểu của nghệ thuật trúc chỉ.

– GV cung cấp kiến thức: Nghệ thuật trúc chỉ là sự sáng tạo tinh tế

của hoạ sĩ Phan Hải Bằng (giảng viên Trường Đại học Nghệ thuật –

Đại học Huế) và các cộng sự. Nhóm đã nghiên cứu, thử nghiệm

nhiều năm, chế tác được các tác phẩm, sản phẩm đa dạng như

tranh, đèn lồng, nón,…

– Yêu cầu HS tìm hiểu nghệ thuật trúc chỉ qua gợi ý:

+ Hãy liệt kê một số sản phẩm trúc chỉ mà em biết. Nêu vật liệu

sử dụng và đặc điểm của sản phẩm.

Đặc điểm: có thể viết, vẽ hoặc điêu khắc trên giấy hoặc sắp đặt

giấy (tuỳ theo cách xử lí dày mỏng, màu sắc, loại bột giấy,…).

Vật liệu: xơ sợi từ tre, trúc, giang, chuối, ngô, rơm, lục bình,

dừa, bã mía, cỏ,… và trải qua nhiều công đoạn chế tác đặc biệt.

Tìm

hiểu,

thảo

luận

trình bày.

– Lắng nghe, ghi nhớ kiến thức.

– Thảo luận nhóm theo gợi ý

của GV.

92

+ Hãy trình bày về không gian trưng bày tác phẩm/ sản phẩm.

Không gian trưng bày tác phẩm/ sản phẩm ở các triển lãm

thường có sự kết hợp cộng hưởng với ánh sáng. Có thể trưng

bày trong nhà hoặc ngoài trời.

– GV tổng kết: Nghệ thuật giấy trúc chỉ là một loại hình nghệ

thuật mới. Các tác phẩm/ sản phẩm được tạo ra độc đáo và

có tính ứng dụng cao. Để tác phẩm/ sản phẩm mang dấu ấn

riêng, cần phải qua nhiều quy trình phức tạp từ khâu bảo quản

nguyên liệu cho đến tạo tác hoa văn,... nhưng quan trọng hơn

hết vẫn là sự kiên trì, tỉ mỉ và niềm đam mê sáng tạo của mỗi

hoạ sĩ/ nghệ nhân tham gia chế tác.

– Lắng nghe, ghi nhớ kiến

thức.

– Củng cố kiến thức bài học: Trong thiết kế SPMT theo phong cách đương đại, đôi khi có thể

tận dụng những chi tiết thô vào thiết kế (đường ống máy lạnh, gạch thô, mảnh tường vỡ, bề mặt

thân cây,…) kết hợp ánh sáng/ chiếu sáng làm tăng hiệu quả thể hiện của không gian.

– Dặn dò: Tìm hiểu về tờ gấp giới thiệu nghệ thuật biểu diễn. Sưu tầm sản phẩm, bài viết

liên quan đến bài học. Đem đủ đồ dùng học tập để học chủ đề 6, bài 11 Thiết kế tờ gấp giới thiệu

nghệ thuật biểu diễn.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

93

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ

Chủ đề giúp các em hiểu khái quát về thiết kế tờ gấp quảng cáo nghệ thuật biểu biễn và

cấu trúc, đặc điểm tạo hình, chuyển động của nhân vật rối nước ở Việt Nam; bước đầu làm quen

kĩ thuật thể hiện và xu hướng thẩm mĩ đương đại trong thiết kế quảng cáo như: poster, backdrop,

tờ gấp, địa điểm trưng bày sản phẩm và kĩ thuật thực hiện sản phẩm rối nước, không gian

sân khấu, qua đó, các em hiểu được vai trò của truyền thông và phát huy được những giá trị văn hoá

dân tộc vào thực hành sáng tạo sản phẩm cho mình.

Yêu cầu cần đạt của chủ đề

Nhận

biết

được

đặc

điểm,

mục

đích,

thông

điệp

trong

thiết

kế

tờ

gấp

quảng

cáo,

nghệ thuật biểu diễn.

– Vận dụng hài hoà được các yếu tố và nguyên lí tạo hình như: hình, mảng, chữ, màu,...

để thiết kế tờ gấp giới thiệu nghệ thuật biểu diễn.

– Phân tích, chia sẻ được kĩ thuật thể hiện và xu hướng thẩm mĩ đương đại trong thiết kế tờ gấp.

– Hiểu được vai trò quan trọng của truyền thông trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.

– Nhận biết được cấu trúc, đặc điểm tạo hình, chuyển động của nhân vật rối nước.

– Xây dựng được phương án và thiết kế được sản phẩm có tỉ lệ, kích thước phù hợp với hoạt

cảnh biểu diễn.

– Trình bày được ý tưởng và kĩ thuật thực hiện sản phẩm rối nước.

– Gìn giữ và phát huy được những giá trị văn hoá của dân tộc.

BÀI 11: THIẾT KẾ TỜ GẤP

GIỚI THIỆU NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN (2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức

– Nhận biết được đặc điểm, mục đích, thông điệp trong thiết kế tờ gấp quảng cáo nghệ thuật

biểu diễn.

– Vận dụng hài hoà được các yếu tố và nguyên lí tạo hình như: hình, mảng, chữ, màu,...

để thiết kế tờ gấp giới thiệu nghệ thuật biểu diễn.

NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN

Số tiết: 04

CHỦ ĐỀ 6

94

– Phân tích, chia sẻ được kĩ thuật thể hiện và xu hướng thẩm mĩ đương đại trong thiết kế tờ gấp.

– Hiểu được vai trò quan trọng của truyền thông trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.

Nhiệm vụ của GV

Gợi ý phương pháp,

hình thức dạy học

– Tổ chức cho HS quan sát các sản phẩm thiết kế

quảng cáo; thảo luận, tìm ra đặc điểm và hình thức

thiết kế.

– Hướng dẫn HS cách tạo ra sản phẩm thiết kế tờ gấp

quảng cáo

– Tổ chức cho HS thực hành tạo ra sản phẩm thiết kế tờ

gấp quảng cáo.

– Trưng bày, phân tích, đánh giá.

– Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp,

gợi mở, trực quan, thực hành sáng tạo,

thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.

– Hình thức tổ chức: hướng dẫn thực

hành hoạt động cá nhân, hoạt động

nhóm.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực đặc thù môn học

– Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: biết quan sát và cảm nhận được các sản phẩm thiết kế

quảng cáo, tìm ra đặc điểm và hình thức thiết kế.

– Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: thực hiện được một SPMT thiết kế tờ gấp quảng cáo

qua cảm nhận cá nhân bằng các yếu tố tạo hình: sắp xếp bố cục hợp lí giữa kênh chữ và kênh hình,

có màu sắc hài hoà, nội dung phù hợp với sự kiện biểu diễn trong SPMT; phân tích được một số

nguyên lí tạo hình được sử dụng trong bài thực hành của bạn, qua đó, cảm thụ được ý nghĩa của

sự kiện biểu diễn.

– Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp

của sản phẩm; nêu được hướng phát triển mở rộng cho sản phẩm bằng nhiều hình thức thiết kế;

biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.

2.2. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành,

trưng bày, chia sẻ nhận xét sản phẩm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành

tạo SPMT.

2.3. Năng lực đặc thù của học sinh

– Năng lực ngôn ngữ: vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét,…

– Năng lực tính toán: vận dụng sự hiểu biết về hình trong không gian 2 chiều, 3 chiều để

áp dụng vào vẽ sản phẩm.

95

3. Về phẩm chất

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS,

cụ thể qua một số biểu hiện:

– Phát triển tình yêu cuộc sống và có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường.

– Cảm nhận được vẻ đẹp của sự vật, hiện tượng trong cuộc sống qua sản phẩm thiết kế quảng cáo.

– Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy màu,

giấy bìa, khối gỗ,… trong thực hành, sáng tạo; tích cực tự giác và nỗ lực học tập tìm hiểu.

– Cảm nhận được cái đẹp, xây dựng tình thương yêu, đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua

hoạt động nhóm.

– Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– SGK, SGV, KHBD biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học.

– Một số sản phẩm thiết kế quảng cáo.

– Phương tiện hỗ trợ (nếu có).

2. Học sinh

– SGK, SBT (nếu có), đồ dùng học tập, giấy vẽ, giấy bìa, màu vẽ, bút vẽ,…

– Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 1

– Ổn định tổ chức lớp.

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

– Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

a. Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm, hình thức thiết kế quảng cáo và địa điểm trưng bày

các sản phẩm như: poster, backdrop, tờ gấp,...

b. Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS quan sát, tìm hiểu, thảo luận về các sản phẩm thiết kế

quảng cáo trong SGK trang 48, 49 (hoặc SPMT do GV chuẩn bị).

c. Sản phẩm học tập: HS nhận thức, có kiến thức về các sản phẩm thiết kế quảng cáo.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Khởi động: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi nối chữ – hình

nhằm rèn luyện cho HS khả năng phân biệt một số đặc điểm

nổi bật của sản phẩm.

– Tham gia trò chơi.

96

+ GV chuẩn bị: một số hình ảnh sản phẩm như, tranh minh

hoạ, bìa sách, poster, backdrop, tờ gấp,… (về truyền thông y

tế, bảo vệ môi trường,...).

+ Cách chơi: Chơi theo nhóm hoặc cả lớp. GV có thể cho HS

nối tên sản phẩm với hình ảnh đúng; nối tên gọi chính xác của

những sản phẩm thuộc thiết kế quảng cáo với hình ảnh,...

– Giới thiệu về phong cách thiết kế và yêu cầu HS (cá nhân/

nhóm) quan sát các hình ảnh trong SGK trang 48, 49 (hoặc hình

ảnh GV sưu tầm); gợi ý cho HS tìm hiểu về phong cách thiết kế

qua tổ chức thảo luận theo gợi ý:

+ Hình ảnh truyền thông trong sản phẩm thiết kế.

+ Đặc điểm, hình thức thiết kế.

+ Địa điểm trưng bày.

+ Nội dung truyền thông trong tờ gấp.

+ Kích thước, hình ảnh, cấu trúc tờ gấp.

+ Cách thức bố cục, màu sắc, kiểu và kích thước của chữ trong

sản phẩm thiết kế.

– GV cung cấp kiến thức:

+ Hình 4: Tờ gấp chương trình biểu diễn tuồng, kích thước

hình chữ nhật, sử dụng hình mặt nạ hoá trang làm hình ảnh

chính, sử dụng gam màu đỏ và xám làm chủ đạo.

+ Hình 5: Tờ gấp giới thiệu lịch trình sự kiện múa rối nước,

phần nhân vật được trổ thủng nền tạo cảm giác sinh động, sử

dụng gam màu vàng và xanh làm chủ đạo.

+ Hình 6: Giấy mời thiết kế triển lãm mặt nạ tuồng, thiết kế bố

cục theo cách phá thế, sử dụng sắc độ mạnh (đỏ, lam, trắng)

tạo ấn tượng và gây chú ý cho khán giả.

Thảo

luận

theo

hiểu

biết

cá nhân:

+ Hình ảnh: rõ ràng, cô đọng,

sắc nét.

+ Đặc điểm: sử dụng đồng

thời cả kênh hình và kênh

chữ,

hình

thức

thiết

kế

đa

dạng, trên trang web, ngoài

trời, thư phát trực tiếp,…

+ Địa điểm: backdrop thường

được trưng bày trong không

gian chính của sự kiện, được

bố trí ánh sáng làm nổi bật

sản phẩm; poster trưng bày

nơi tiền sảnh và các khu vực

giao thông, lối vào; vé và tờ

rơi là sản phẩm nhỏ nên được

đưa trực tiếp cho khán giả,…

– GV mở rộng kiến thức: Hình thức truyền thông, quảng bá cho

nghệ thuật biểu diễn thường được thực hiện dưới dạng poster,

backdrop, tờ rơi, tờ gấp,… Thiết kế tờ rơi, tờ gấp (brochure) cho

nghệ thuật biểu diễn là một dạng ấn phẩm quảng cáo dưới

hình thức cuốn sách mỏng chứa đựng những thông tin giới

thiệu các sự kiện biểu diễn nghệ thuật, đảm bảo được các yếu tố

về chất lượng như: hình ảnh rõ ràng, sắc nét, giàu tính thẩm mĩ,

nội dung ngắn gọn, hấp dẫn, kích thích nhu cầu tìm hiểu của

khán giả.

– Lắng nghe, ghi nhớ kiến thức.

97

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO

a. Mục tiêu: HS hiểu được và biết cách thể hiện sản phẩm thiết kế tờ gấp quảng cáo thông qua

các bước gợi ý.

b. Nội dung hoạt động: GV hướng dẫn HS quan sát, tìm hiểu các bước thực hiện sản phẩm thiết

kế tờ gấp quảng cáo trong SGK trang 50. HS thực hiện sản phẩm thiết kế tờ gấp quảng cáo.

c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện được sản phẩm thiết kế tờ gấp quảng cáo theo chủ đề yêu cầu.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Tổ chức cho HS thực hiện một sản phẩm thiết kế tờ gấp quảng

cáo; yêu cầu HS mở SGK trang 50, quan sát các bước thực hiện;

giúp HS lựa chọn ý tưởng thiết kế thực hiện bài tập.

– HS thực hành SPMT theo hình thức cá nhân, chất liệu tự chọn.

Gợi ý các bước:

1. Xây dựng ý tưởng và cấu trúc, cách gấp; xác định bố cục

thiết kế.

2. Vẽ hình, chữ.

3. Vẽ màu.

4. Chỉnh sửa và hoàn thiện sản phẩm.

Lưu ý: Sản phẩm thiết kế cần đảm bảo sự hài hoà giữa hình và nền.

Không nên sử dụng nhiều phông chữ khi thiết kế một tờ gấp.

Màu sắc có thể phân ra các sắc thái và tông màu hoặc sử dụng

các màu của thương hiệu để thể hiện.

– Bài tập thực hành: Hãy thiết kế tờ gấp giới thiệu về một đêm nhạc

kịch, một bài hát hoặc một thần tượng âm nhạc mà em yêu thích.

Bài thực hành chỉ yêu cầu HS xong bước phác thảo bố cục

(bước 1) và vẽ hình, chữ (bước 2).

– Cho HS tham khảo một số sản phẩm thiết kế tờ rơi do GV sưu tầm.

– Quan sát, tìm hiểu các bước

thực hiện sản phẩm thiết kế

tờ gấp.

– Thảo luận nhóm tìm hiểu về

cách thể hiện thiết kế tờ gấp

(brochure).

– Thực hành tạo SPMT.

HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

a. Mục tiêu: HS nhận xét, đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn; góp ý giúp bạn

xây dựng ý tưởng hoàn thiện sản phẩm.

b. Nội dung hoạt động: GV hướng dẫn HS quan sát SPMT của cá nhân/ nhóm; HS nhận xét, góp

ý giúp bạn hoàn thiện sản phẩm.

c. Sản phẩm học tập: HS cảm nhận, phân tích được SPMT của mình và của bạn.

d. Tổ chức thực hiện:

98

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Lựa chọn một số SPMT của HS đã thực hiện xong bước 2 để

trưng bày.

– Yêu cầu HS trình bày quan điểm cá nhân theo gợi ý:

+ Nêu ý tưởng thiết kế tờ gấp của em.

+ Trình bày việc vận dụng cách thức bố cục, hình ảnh, màu sắc,

chữ,... trong thiết kế sản phẩm tờ gấp giới thiệu nghệ thuật

biểu diễn.

– Trưng bày và chia sẻ ý tưởng,

cách thể hiện của mình.

– Góp ý giúp bạn hoàn thiện

sản phẩm ở tiết học sau.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS biết cách sử dụng kĩ năng, kiến thức trong chủ đề để có phương án hoàn thiện

sản phẩm với gam màu phù hợp ở tiết học sau.

b. Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS tìm hiểu về kích thước, nội dung trình bày trong thiết kế

(về hình ảnh, bố cục, màu sắc,…) để định hướng thể hiện màu hoàn thiện sản phẩm.

c. Sản phẩm học tập: Lựa chọn được cách thể hiện, xây dựng được ý tưởng hoàn thiện sản phẩm.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Gợi ý về các yếu tố mĩ thuật trong thiết kế tờ gấp.

+ Kích thước:

Kích

thước

hình

chữ

nhật:

10

×

15

cm;

12

×

18

cm;

14 × 21 cm.

Kích thước hình vuông 15 × 15 cm; 18 × 18 cm.

+ Hình ảnh: sử dụng hình ảnh chất lượng, rõ nét, đơn giản hoá,…

chữ viết nằm cân đối trong diện tích của phần gấp.

+ Bố cục: những hình ảnh như mặt mũi, tay chân nhân vật

tránh rơi vào giữa điểm gấp.

+ Màu sắc: phù hợp với chủ đề, nội dung.

Lựa chọn ý tưởng phù hợp để

hoàn thiện sản phẩm.

– Củng cố kiến thức bài học: Để nhận biết một sản phẩm thiết kế tờ gấp quảng cáo cần lưu

ý đến các yếu tố về hình, màu, chữ, trong tổng thể nội dung khi đặt cạnh nhau. Sự tương phản

(về hình, đậm nhạt, sắc thái, tỉ lệ,…) thường tạo hiệu quả mạnh và ấn tượng trong thiết kế.

Cần lưu ý: sự tương phản quá ít sẽ khiến thiết kế không nổi bật và ấn tượng; sự tương phản quá

nhiều sẽ khiến thiết kế trở nên lộn xộn.

– Dặn dò: Tìm hiểu về nghệ thuật thiết kế sản phẩm quảng cáo để hoàn thiện sản phẩm.

99

Tiết 2

– Ổn định tổ chức lớp.

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

– Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

a. Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm, hình thức thiết kế quảng cáo poster, backdrop, tờ gấp,…

và địa điểm trưng bày các sản phẩm.

b. Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS quan sát, tìm hiểu, thảo luận về các sản phẩm thiết kế

quảng cáo trong SGK trang 51 (hoặc SPMT do GV chuẩn bị).

c. Sản phẩm học tập: HS nhận thức, có kiến thức về các sản phẩm thiết kế quảng cáo.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Triển khai tiếp hoạt động quan sát, tìm hiểu hình tham khảo

ở SGK trang 51 hoặc một số sản phẩm mà GV tự sưu tầm; gợi ý

cho HS nêu những hiểu biết của mình về một số sản phẩm theo

nội dung:

+ Cách sử dụng bố cục, hình ảnh, màu sắc, chữ,... trong thiết

kế sản phẩm tờ gấp hai mặt giới thiệu chương trình Những câu

hát về bà.

+ Chia sẻ kĩ thuật thể hiện và xu hướng thẩm mĩ đương đại

trong thiết kế tờ gấp của em (hoặc nhóm em).

– Tổ chức cho HS trưng bày một số SPMT của cá nhân đã làm ở

tiết 1 và tổ chức thảo luận, nhận xét ý tưởng, cách thể hiện sản

phẩm theo gợi ý:

+ Hãy nêu ý tưởng thực hiện sản phẩm của em.

+ Em dự định hoàn thiện sản phẩm như thế nào?

– GV mở rộng kiến thức: Tờ gấp được thiết kế 5 trang, mỗi trang

là một hình ảnh minh hoạ khác nhau nhưng vẫn thể hiện sự liên

kết với nhau bởi cách sử dụng thống nhất gam màu lạnh làm

chủ đạo. Khi mở tờ gấp, bố cục tổng thể giữa hình, chữ và nền

tạo nhịp điệu mềm mại như giai điệu của âm nhạc.

– Góp ý nhận xét, bổ sung ý kiến của HS.

– Thảo luận, tìm hiểu về các

yếu tố mĩ thuật trong thiết kế.

– Trả lời theo cảm nhận riêng.

– Trình bày ý tưởng và dự định

cá nhân.

– Lắng nghe, tiếp nhận kiến

thức.

100

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO

a. Mục tiêu: HS hoàn thiện sản phẩm thiết kế tờ gấp quảng cáo qua các bước gợi ý.

b. Nội dung hoạt động: GV tiếp tục hướng dẫn HS quan sát hình tham khảo các bước thiết kế

trong SGK trang 50, hoàn thiện sản phẩm thiết kế tờ gấp quảng cáo.

c. Sản phẩm học tập: Bản thiết kế sản phẩm thiết kế tờ gấp quảng cáo.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Yêu cầu HS nhắc lại các bước cơ bản để tạo SPMT theo hình

tham khảo trong SGK trang 50.

– Cho HS tiếp tục hoàn thiện bài tập thực hành của tiết trước.

– Quan sát, giúp đỡ HS hoàn thiện SPMT (nếu cần).

– Nhắc lại các bước thực hành

tạo SPMT.

Tiếp

tục

hoàn

thiện

sản

phẩm của mình.

HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

a. Mục tiêu: HS nhận xét, đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn; trình bày được những

cảm nhận của mình trước lớp.

b. Nội dung hoạt động: GV hướng dẫn HS quan sát SPMT của cá nhân/ nhóm. HS thảo luận theo

gợi ý trong SGK trang 51.

c. Sản phẩm học tập: HS cảm nhận, phân tích được SPMT của mình và của bạn.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Lựa chọn SPMT của HS đã thực hiện để trưng bày.

– HS trình bày quan điểm cá nhân theo gợi ý:

+ Nêu đặc điểm tờ gấp trong sản phẩm thiết kế của em (hoặc

nhóm em).

+ Trình bày việc vận dụng cách thức bố cục, hình ảnh, màu sắc,

chữ,... trong thiết kế sản phẩm tờ gấp giới thiệu nghệ thuật

biểu diễn.

+ Chia sẻ kĩ thuật thể hiện và xu hướng thẩm mĩ đương đại

trong thiết kế tờ gấp của em (hoặc nhóm em).

+ Những khó khăn (nếu có) trong quá trình hoàn thiện sản phẩm.

Lưu ý: Tuỳ vào số HS thực tế của lớp học, GV tổ chức thảo luận

theo cá nhân hoặc theo nhóm.

– Trưng

bày

SPMT

theo

sự

hướng dẫn của GV.

– Nhận xét, chia sẻ cảm nhận

của bản thân về các sản phẩm.

– Góp ý thêm về sản phẩm

thiết kế của bạn.

– Lắng nghe GV nhận xét, rút

kinh nghiệm cho bản thân.

101

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS có kiến thức về thiết kế tờ gấp quảng cáo chương trình hoặc tiết mục biểu diễn

đương đại cùng vai trò của truyền thông đối với xã hội.

b. Nội dung hoạt động: GV hướng dẫn HS quan sát và tìm hiểu về thiết kế tờ gấp quảng cáo

thông qua quan sát các sản phẩm tiêu biểu.

c. Sản phẩm học tập: HS giới thiệu được một tờ gấp quảng cáo chương trình hoặc tiết mục

biểu diễn đương đại và hiểu được vai trò của truyền thông đối với xã hội.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung hoạt động Vận dụng trong

SGK trang 51 và trình bày trước lớp về thông tin đã tìm hiểu được.

– Hướng dẫn HS tìm hiểu qua sách, báo, internet,… về thiết kế

tờ gấp quảng cáo chương trình hoặc tiết mục biểu diễn đương

đại qua gợi ý: Hãy cho biết một số thông tin về các sản phẩm

thiết kế tờ gấp quảng cáo chương trình hoặc tiết mục biểu diễn

đương đại mà em đã tìm hiểu.

– GV gợi ý một số sản phẩm tờ gấp, tờ rơi cho các loại hình. Ví dụ:

Tuồng là loại hình nhạc kịch mang âm hưởng hùng tráng; Chèo

là loại hình sân khấu cổ truyền phát triển mạnh ở phía Bắc; Múa

rối là loại hình nghệ thuật cổ xưa có hình thức sân khấu hay trình

diễn liên quan đến việc thao tác với các con rối,…

– GV tổng kết: Thiết kế tờ gấp quảng cáo chương trình biểu diễn

nói riêng và vai trò của truyền thông nói chung có ảnh hưởng

rất lớn đến mọi vấn đề của xã hội. Trong nghệ thuật biểu diễn,

truyền thông tác động đến nhận thức của công chúng về định

hướng thẩm mĩ nghệ thuật của sự kiện.

Tìm

hiểu,

thảo

luận

trình bày theo gợi ý của GV.

– Trả lời theo cảm nhận riêng.

– Lắng nghe, ghi nhớ kiến

thức.

– Củng cố kiến thức bài học: Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của xã hội, vai trò truyền

thông có ảnh hưởng lớn đến mọi vấn đề của xã hội, các sản phẩm quảng cáo có những thiết kế

linh hoạt, sử dụng nhiều hình thức khác nhau để tiếp cận người dùng.

– Dặn dò: Tìm hiểu về tờ gấp giới thiệu nghệ thuật biểu diễn. Sưu tầm sản phẩm, bài viết

liên quan đến bài học. Đem đủ đồ dùng học tập để học bài 12 Nghệ thuật múa rối nước.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

102

BÀI 12: NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC (2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức

– Nhận biết được cấu trúc, đặc điểm tạo hình, chuyển động của nhân vật rối nước.

– Xây dựng được phương án và thiết kế được sản phẩm có tỉ lệ, kích thước phù hợp với hoạt

cảnh biểu diễn.

– Trình bày được ý tưởng và kĩ thuật thực hiện sản phẩm rối nước.

– Gìn giữ và phát huy được những giá trị văn hoá của dân tộc.

Nhiệm vụ của GV

Gợi ý phương pháp,

hình thức dạy học

– Tổ chức cho HS quan sát các sản phẩm rối nước và thảo luận

tìm ra đặc điểm, cấu trúc, quy trình và vật liệu thiết kế.

– Hướng dẫn HS cách tạo ra sản phẩm thiết kế tạo dáng mô

phỏng con rối nước truyền thống.

– Tổ chức cho HS thực hành tạo ra sản phẩm thiết kế tạo dáng

mô phỏng con rối nước.

– Tổ chức trưng bày sản phẩm, giúp HS nhận biết và thảo luận

chia sẻ thêm về cách tạo sản phẩm.

– Phương pháp: thuyết trình,

vấn đáp, gợi mở, trực quan,

thực hành sáng tạo, thảo luận

nhóm, luyện tập, đánh giá.

– Hình thức tổ chức: hướng

dẫn thực hành hoạt động cá

nhân, hoạt động nhóm.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực đặc thù môn học

– Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: biết quan sát các sản phẩm rối nước và

thảo luận tìm ra đặc điểm, cấu trúc, quy trình và vật liệu thiết kế.

– Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: thực hiện được một thiết kế tạo dáng mô phỏng

con rối nước truyền thống qua cảm nhận của cá nhân qua các yếu tố tạo hình: hình dáng, màu

sắc, xác định điểm cân bằng và các chi tiết khớp nối,... trong sản phẩm thiết kế con rối; phân tích

được một số nguyên lí tạo hình, cấu trúc và cơ chế hoạt động được sử dụng trong bài thực hành

của bạn, qua đó, cảm thụ được ý nghĩa của loại hình nghệ thuật truyền thống.

– Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá ý nghĩa,

công năng sử dụng của sản phẩm; nêu được hướng phát triển mở rộng cho sản phẩm bằng nhiều

hình thức thiết kế; biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.

2.2. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài

thực hành.

103

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành,

trưng bày, chia sẻ nhận xét sản phẩm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành

tạo SPMT.

2.3. Năng lực đặc thù của học sinh

– Năng lực ngôn ngữ: vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét,…

– Năng lực tính toán: vận dụng sự hiểu biết về hình trong không gian 2 chiều, 3 chiều để

áp dụng vào thiết kế sản phẩm.

3. Về phẩm chất

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể

qua một số biểu hiện:

– Phát triển tình yêu cuộc sống và có ý thức trân trọng các loại hình nghệ thuật truyền thống.

– Cảm nhận được vẻ đẹp của sự vật, nhân vật gắn liền với thiên nhiên và sinh hoạt của người

nông dân trồng lúa nước ở đồng bằng Bắc Bộ thông qua các sản phẩm thiết kế con rối.

– Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy màu,

giấy bìa, khối gỗ,… trong thực hành, sáng tạo, tích cực tự giác và nỗ lực học tập, tìm hiểu.

– Cảm nhận được cái đẹp, xây dựng tình thương yêu, đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua

hoạt động nhóm.

– Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– SGK, SGV, KHBD biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học.

– Một số sản phẩm thiết kế tạo dáng mô phỏng con rối nước

– Phương tiện hỗ trợ (nếu có).

2. Học sinh

– SGK, SBT (nếu có), đồ dùng học tập, giấy vẽ, giấy bìa, màu vẽ, bút vẽ, ghim giấy, kim chỉ,…

– Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 1

– Ổn định tổ chức lớp.

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

– Bài mới:

104

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

a. Mục tiêu: HS cảm nhận được nét đặc trưng về loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền

thống của Việt Nam như: không gian biểu diễn, đặc điểm tạo hình, tên gọi, quy trình thiết kế và

cơ chế hoạt động của nhân vật rối.

b. Nội dung hoạt động: GV cho HS quan sát một số hình ảnh thực tế của các nhân vật và

sân khấu biểu diễn rối nước; tổ chức cho HS thảo luận để tìm hiểu về loại hình và các giá trị của

nghệ thuật múa rối nước trong đời sống văn hoá tinh thần của người dân Việt Nam.

c. Sản phẩm học tập: HS nắm được đặc trưng về loại hình nghệ thuật múa rối nước truyền

thống của Việt Nam.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Khởi động: GV tổ chức cho HS hát, đọc thơ hoặc đố vui về nghệ thuật

rối nước để tạo hứng thú. Ví dụ đọc câu thơ:

Làng mình mở hội hay chưa?

Đi xem múa rối ao chùa canh đêm

Tễu cười toét miệng ngoi lên

Trăng rằm rơi tõm in nền nước xanh

Hoàng Anh Tuấn

– Cho HS xem hình ảnh hoặc video về nghệ thuật rối nước do GV sưu tầm

hoặc vào đường link https://www.youtube.com/watch?v=Qb7nZpD7QqQ

(tuỳ tình hình thực tế mà GV triển khai cho phù hợp).

– Giới thiệu về nghệ thuật rối nước và yêu cầu HS (cá nhân/ nhóm) quan

sát các hình ảnh trong SGK trang 52, 53 (hoặc hình ảnh GV sưu tầm);

gợi ý cho HS tìm hiểu về nghệ thuật rối nước qua thảo luận theo gợi ý:

+ Hãy kể tên những nhân vật rối mà em biết (chú tễu, vua, quan, lính,

nông dân, cô tiên, rồng, phượng,…).

+ Miêu tả đặc điểm tạo hình của nhân vật (thường được tạo hình theo

tiêu chuẩn ước lệ: nữ có mặt trái xoan, người thắt đáy lưng ong, mặc

yếm dải; nam mặt chữ điền, vai rộng,...).

+ Kể tên vở diễn múa rối nước mà em đã xem. Nêu cảm nhận về nội dung

và không gian, địa điểm biểu diễn.

+ Vật liệu chính để chế tạo con rối (các loại gỗ như: gỗ sung, gỗ mít là loại

gỗ nhẹ để có thể nổi trên mặt nước; có thớ dai, không bị vỡ khi tạo tác;

có độ bền để không bị mục khi ngâm trong nước).

+ Nêu khái quát quy trình thiết kế và cách tạo hình con rối:

– Tham gia hoạt động.

– Theo dõi hình ảnh,

video.

Thảo

luận,

trình

bày theo hiểu biết và

cảm nhận cá nhân.

105

Quy trình thiết kế: nghiên cứu kịch bản, vẽ mẫu nhân vật, đục tạo hình

rối (đục rỗng bên trong để giảm trọng lượng), phơi khô, làm nhẵn bề

mặt, phủ sơn ta (loại sơn chống thấm nước giữ độ bền gỗ), thếp bạc,

vàng, hoá trang theo tính cách nhân vật, trang trí hoạ tiết, lắp bộ phận

điều khiển (máy, dây, sào, thừng,…).

Cách tạo hình: Đầu và thân được tạc liền trên một khúc gỗ, chân, tay

được gắn vào thân bằng những chốt gỗ. Trang phục con rối hầu hết bó

sát vào người, ranh giới phân biệt là màu sắc.

+ Cơ chế hoạt động của con rối như thế nào? (Người điều khiển đứng

bên trong sân khấu, sử dụng hệ thống sào kết hợp với dây được gắn ở

phần thân dưới để điều khiển hoặc giật con rối bằng hệ thống dây bố

trí ở bên ngoài/ dưới nước.)

– GV cung cấp kiến thức: Múa rối nước là loại hình nghệ thuật sân khấu

dân gian truyền thống của Việt Nam, ra đời khoảng hơn mười thế kỉ

trước ở vùng châu thổ sông Hồng. Đây là loại hình dùng con rối diễn trò,

diễn kịch trên mặt nước, thường diễn ra vào dịp lễ, hội làng, ngày vui,

ngày Tết,… Đặc trưng của loại hình này là sự kết hợp giữa nghệ thuật tạo

hình và nghệ thuật biểu diễn trên mặt nước. Múa rối có ở nhiều quốc gia

trên thế giới, nhưng múa rối nước thì chỉ có ở Việt Nam, được vinh danh

là tinh hoa văn hoá phi vật thể đặc sắc của dân tộc.

– Lắng nghe, ghi nhớ.

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO

a. Mục tiêu: HS nắm được cách bố cục và các bước thiết kế tạo dáng mô phỏng con rối.

b. Nội dung hoạt động: GV cho HS quan sát bài tham khảo trong SGK và hình ảnh do GV sưu tầm;

hướng dẫn HS các bước thực hiện sản phẩm mô phỏng rối nước.

c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện được SPMT nhân vật mô phỏng rối nước.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Tổ chức cho HS thực hiện một sản phẩm thiết kế mô phỏng con rối

nước. Yêu cầu HS mở SGK trang 54, cho HS quan sát các bước thực hiện;

giúp HS lựa chọn ý tưởng thiết kế thực hiện bài tập.

– Tổ chức cho HS thảo luận, nêu ý tưởng dự định cá nhân, góp ý định

hướng thêm; có thể gợi ý cho HS tìm hiểu các vở diễn để thêm ý tưởng

sáng tạo.

– Yêu cầu HS thực hành SPMT theo hình thức cá nhân, chất liệu giấy hoặc

bìa carton, màu gouache.

– Quan sát, suy nghĩ

tìm ý tưởng.

– Thảo

luận

nhóm,

tìm

hiểu

về

cách

thể hiện thiết kế mô

phỏng con rối nước

bằng giấy bìa.

106

Gợi ý các bước:

1. Phác thảo thiết kế cấu tạo tổng thể con rối (gồm phần đế và phần thân rối).

2. Vẽ hình con rối lên bìa, cắt các bộ phận và trang trí (thân và đầu phải

làm cả mặt trước, sau và ghép vào nhau).

3. Nối khớp bộ phận tay vào thân rối. (Có thể dùng kim, chỉ hoặc đinh

ghim xuyên qua và cố định hai đầu. Lưu ý không quá sát để phần tay có

thể cử động dễ dàng.)

4. Xác định điểm cân bằng để dán thân rối với đế, hoàn thiện sản phẩm.

Lưu ý: Thông thường, phần thân đặt chính giữa đế sẽ tạo thế cân bằng,

nhưng nếu một bên tay nhân vật có cầm thêm đồ vật thì phần thân cần

đặt dịch sang phía ngược lại để cân bằng trọng lượng.

– Bài tập thực hành: Hãy sử dụng các vật liệu sẵn có để thiết kế tạo dáng

và trang trí một con rối phù hợp với nhân vật trong vở diễn hoặc hoạt

cảnh em yêu thích.

Bài thực hành chỉ yêu cầu HS xong bước phác thảo thiết kế cấu tạo tổng

thể (bước 1) và vẽ hình con rối lên bìa ( một phần trong bước 2).

– Tìm hiểu các bước

thực hiện sản phẩm

thiết

kế

phỏng

con rối nước.

Thực

hành

tạo

SPMT.

HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

a. Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa của nhân vật rối, từ đó biết phân tích và đánh giá sản phẩm

nhân vật rối của mình và của bạn.

b. Nội dung hoạt động:

– GV hướng dẫn HS trưng bày và giới thiệu bản thiết kế nhân vật rối của mình trước lớp.

– HS nêu cảm nhận của mình về nhân vật, đặc điểm tạo hình và cấu tạo con rối (khuôn mặt,

trang phục,…).

– HS phân tích, đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.

c. Sản phẩm học tập: HS cảm nhận và phân tích được sản phẩm mô phỏng nhân vật rối nước.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Lựa chọn một số SPMT của HS đã thực hiện xong bước 1 và một vài

mảnh cắt rời của bước 2 để trưng bày.

– Yêu cầu HS trình bày quan điểm cá nhân theo gợi ý:

+ Nêu ý tưởng thiết kế mô phỏng con rối của em.

+ Nêu cảm nhận của mình về nhân vật, đặc điểm tạo hình và cấu tạo

con rối (khuôn mặt, trang phục, màu sắc và chi tiết khớp nối giúp

con rối cử động).

– Trưng bày và chia

sẻ ý tưởng, cách thể

hiện của mình.

Góp

ý

giúp

bạn

hoàn thiện sản phẩm

ở tiết học sau.

107

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS biết cách sử dụng kĩ năng cắt dán, ghép hình,… để có phương án hoàn thiện

sản phẩm ở tiết học sau.

b. Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS tìm hiểu về cấu tạo, cơ chế hoạt động trong bản

thiết kế con rối (khớp nối, sự cân bằng,...) để định hướng thể hiện hoàn thiện sản phẩm thiết kế

mô phỏng con rối nước.

c. Sản phẩm học tập: Lựa chọn được cách thể hiện, xây dựng được ý tưởng hoàn thiện sản phẩm.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Gợi ý về cách tạo hình (màu sắc, hình ảnh,…) và đặc điểm, cấu trúc trong

thiết kế mô phỏng con rối nước.

+ Về kích thước:

Phần đế rối: đường kính 15 – 20 cm.

Chiều cao rối: 23 – 28 cm (tính cả phần cao phía trên đế và phần gắn

vào đế bập bênh) sao cho phần tay nhân vật khi cử động không bị

chạm đế quá nhiều gây vướng.

+ Về hình ảnh nhân vật trong thiết kế:

Nhân vật người như chú tễu, cô tiên, thằng bờm, cô thôn nữ,… nên

khai thác vẽ mặt chính diện.

Nhân vật thú như: con ngựa, rùa, trâu, bò, chim,… nên khai thác vẽ

mặt nhìn nghiêng 1/2 để tiện cho việc tạo khớp nối ở các bộ phận như

đầu, cổ, thân, đuôi,…

+ Về khớp nối: Có thể dùng kim chỉ hoặc đinh ghim để nối phần thân

và bộ phận cánh tay, sau đó thắt nút cố định hai đầu bằng miếng bìa

hoặc khúc tăm tre nhỏ. Không nên thắt quá chặt gây khó cử động cho

các bộ phận.

– HS lắng nghe

– Tìm hiểu, phân tích

chi tiết và có phương

án phù hợp để hoàn

thiện sản phẩm.

– Củng cố kiến thức bài học: Để nhận biết một sản phẩm thiết kế mô phỏng con rối nước cần

lưu ý đến các yếu tố về hình, về động tác, các chi tiết có thể tạo khớp nối và sự chuyển động như:

khối đầu với thân, cánh tay với thân, bàn tay với khuỷu tay,… Các phần có chi tiết ghép khớp nối,

cần cắt cộng thêm cả những phần (mảng) bị che khuất để khớp nối được chắc chắn. Nếu mảng

che khuất quá ít, khớp nối dễ bị bong/ đứt khi chuyển động.

– Dặn dò: Tìm hiểu về nghệ thuật thiết kế con rối để hoàn thiện sản phẩm.

Tiết 2

– Ổn định tổ chức lớp.

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

– Bài mới:

108

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

a. Mục tiêu: HS hiểu được nét đặc trưng về loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống

của Việt Nam như: không gian biểu diễn, đặc điểm tạo hình, tên gọi, quy trình thiết kế và cơ chế

hoạt động của nhân vật rối.

b. Nội dung hoạt động: GV cho HS quan sát một số sản phẩm các nhân vật và sân khấu biểu

diễn rối nước ở phần Tham khảo SPMT trong SGK trang 55 và một số sản phẩm mà GV sưu tầm.

c. Sản phẩm học tập: HS nắm được đặc trưng về đặc điểm, cấu tạo của con rối .

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Triển khai tiếp hoạt động quan sát, tìm hiểu hình tham khảo trong

SGK trang 55 hoặc một số sản phẩm mà GV tự sưu tầm; gợi ý cho HS

nêu những hiểu biết của mình về một số sản phẩm theo nội dung:

+ Cảm nhận về nhân vật, đặc điểm tạo hình: hình dáng, trang phục,

màu sắc,…

+ Cấu tạo con rối và chi tiết khớp nối giúp con rối cử động.

Gợi ý:

Hình 1: Nhân vật rối tễu mô phỏng rối nước được thiết kế chuyển

động ở cánh tay và đế bập bênh, nền phía sau là ngôi đình (không

chuyển động, chỉ mang tính trang trí). Về tạo hình, rối tễu là nhân

vật khoảng 7, 8 tuổi nhưng hình dáng thường to hơn các nhân vật

rối khác, miệng cười rộng đến mang tai, gây cười cho khán giả. Tễu

có thân hình đầy đặn, da trắng hồng, đóng khố, lộ ngực và bụng

phệ, có tính cách táo bạo, luôn luôn giễu cợt, chế nhạo người khác.

Hình 2: Nhân vật cô thôn nữ, rối dây, được điều khiển bởi hệ thống

dây và que sào phía trên đối với phần chuyển động là cánh tay. Về

tạo hình, nhân vật thể hiện vẻ dịu dàng, mềm mại, duyên dáng.

Hình 3: Rối ngựa, mô phỏng rối nước “ngựa” còn gọi là xích mã

(ngựa đỏ), diễu trên đường trong cảnh đưa quan lớn về làng (vinh

quy bái tổ), được thiết kế chuyển động ở phần đế bập bênh và

khớp nối giữa thân và cổ. Về tạo hình, nhân vật được tô màu đỏ và

màu vàng (ý nghĩa sơn son, thếp vàng), hoạ tiết trên tượng ngựa

được trang trí tỉ mỉ, mang vẻ đẹp tinh tế và trang nghiêm. Hình

ảnh nhân vật ngựa cũng thể hiện sự mạnh mẽ, thông minh và tận

tuỵ, đã trở thành một biểu tượng quan trọng trong nền văn hoá

Việt Nam.

– Cho HS trưng bày một số bản thiết kế con rối đã làm ở tiết 1 và tổ

chức thảo luận, nhận xét ý tưởng, cách thể hiện sản phẩm theo gợi ý:

Em dự định hoàn thành tiếp sản phẩm như thế nào?

– Góp ý nhận xét, bổ sung ý kiến cho HS.

– Thảo

luận

tìm

hiểu

về

cấu tạo con rối.

Lắng

nghe,

tiếp

thu

kiến thức.

– Trưng bày SPMT.

– Trình bày ý tưởng và dự

định cá nhân.

109

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO

a. Mục tiêu: HS hoàn thiện được SPMT nhân vật mô phỏng rối nước qua các bước gợi ý.

b. Nội dung hoạt động: GV tiếp tục hướng dẫn HS quan sát hình tham khảo các bước thiết kế

trong SGK trang 54 hoặc SPMT nhân vật mô phỏng rối nước do GV sưu tầm.

c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thiện SPMT nhân vật mô phỏng rối nước.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Cho HS nhắc lại các bước cơ bản để tạo SPMT theo hình tham khảo

trong SGK trang 54.

– Yêu cầu HS tiếp tục hoàn thiện bài tập thực hành của tiết trước.

– Quan sát, giúp đỡ HS hoàn thiện SPMT (nếu cần).

– Nhắc lại các bước thực

hành

tạo

sản

phẩm

mô phỏng con rối.

– Tiếp tục hoàn thiện sản

phẩm của mình.

HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

a. Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa của nhân vật rối, từ đó biết phân tích và đánh giá được sản

phẩm nhân vật rối của mình và của bạn.

b. Nội dung hoạt động:

– GV hướng dẫn HS trưng bày và giới thiệu trước lớp sản phẩm nhân vật rối đã hoàn thiện

của mình.

– HS nêu cảm nhận của mình về nhân vật, đặc điểm tạo hình và cấu tạo con rối (khuôn mặt,

trang phục, màu sắc và chi tiết khớp nối giúp con rối cử động).

– Biết phân tích, đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.

c. Sản phẩm học tập: Cảm nhận và phân tích được sản phẩm mô phỏng nhân vật rối nước.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Lựa chọn SPMT của HS đã thực hiện để trưng bày.

– Yêu cầu HS trình bày quan điểm cá nhân theo gợi ý:

+ Cách thức tạo dáng, cấu trúc, đặc điểm tạo hình để thiết kế và

trang trí sản phẩm rối.

+ Cách thức thiết kế chuyển động (các khớp nối, yếu tố giữ

thăng bằng,...) trong sản phẩm rối của em (hoặc nhóm em).

– Chia sẻ ý tưởng về tính ứng dụng của sản phẩm (vở diễn, sân khấu,

địa điểm, không gian,...).

– Trưng bày SPMT theo sự

hướng dẫn của GV.

– Nhận xét, chia sẻ cảm

nhận của bản thân về các

sản phẩm.

– Góp ý thêm về sản phẩm

thiết kế của bạn.

Lắng

nghe

GV

nhận

xét, rút kinh nghiệm cho

bản thân.

110

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS có kiến thức về sân khấu và các tiết mục múa rối nước ở Việt Nam, có thể cùng

bạn tìm ý tưởng thiết kế và xây dựng hoạt cảnh phù hợp với sản phẩm rối đã thực hiện.

b. Nội dung hoạt động: GV cho HS quan sát hình ảnh trong SGK trang 55, khuyến khích HS

sưu tầm thêm hình ảnh liên quan đến sân khấu hoặc hoạt cảnh rối nước.

c. Sản phẩm học tập: HS hiểu thêm về sân khấu và các tiết mục múa rối nước ở Việt Nam. Ngoài ra,

HS có thể hợp tác với bạn/ nhóm để xây dựng ý tưởng thiết kế và hoạt cảnh phù hợp với sản phẩm

rối đã thực hiện.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung vận dụng trong SGK trang 55 và

trình bày trước lớp về thông tin đã tìm hiểu được.

– Hướng dẫn HS tìm hiểu qua sách, báo, internet,… về sân khấu rối

nước qua gợi ý:

+ Thuỷ đình thường được dựng ở đâu?

+ Hình dáng cấu tạo của thuỷ đình như thế nào?

– Hướng dẫn HS cách quan sát, tìm hiểu sản phẩm, thảo luận thêm

các chi tiết trang trí nếu chưa rõ.

– GV kết luận : Hình ảnh thuỷ đình mang dáng dấp mái đình với

kiến trúc chồng diềm hai tầng, mái ngói nhẹ nhàng và thanh thoát

với đầu đao cong vút như mái thuyền được dựng trên mặt nước (có

thể là ao, hồ hay bể chứa nước). Thuỷ đình có hai dạng: thuỷ đình cố

định bằng gạch ngói và thủy đình di động dùng để đi biểu diễn lưu

động làm bằng phên tre, khung ống nước,…

– Yêu cầu HS làm sản phẩm thuỷ đình theo nhóm và ghép với các

nhân vật rối đã thực hành ở tiết trước sao cho phù hợp với vở diễn

(nếu thời gian trên lớp cho phép).

– Tìm hiểu, thảo luận và

trình bày.

Lắng

nghe,

tiếp

nhận

kiến thức.

– Thảo

luận

nhóm

theo

gợi ý của GV.

– Lắng nghe, ghi nhớ kiến

thức.

– Thực hành làm sản phẩm

thuỷ đình theo nhóm.

– Củng cố kiến thức bài học: Nghệ thuật múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu

mang tính tổng hợp, đa diện với nhiều thành phần. Để vở diễn thành công, cần trang bị thêm

cờ, quạt, lọng, cổng, ánh sáng, màn khói huyền ảo kết hợp âm nhạc (lời ca, tiếng trống, tiếng mõ,

tiếng tù và, pháo thăng thiên từ dưới nước lên,…).

– Dặn dò: Tìm hiểu về Mĩ thuật ứng dụng. Sưu tầm sản phẩm, bài viết liên quan đến bài học.

Đem đủ đồ dùng học tập để học chủ đề 7, bài 13 Nghệ thuật gốm đương đại.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

111

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ

Chủ đề giúp các em hiểu sơ lược về gốm đương đại và thiết kế bao bì sản phẩm; bước đầu làm

quen với đặc điểm, chất liệu, công năng của gốm và bao bì sản phẩm; phân tích được vẻ đẹp, vai

trò, công năng sử dụng và quy trình chế tác/ thiết kế của sản phẩm gốm và bao bì, qua đó, các em

biết vận dụng ngôn ngữ tạo hình thể hiện thực hành sáng tạo sản phẩm cho mình.

Yêu cầu cần đạt của chủ đề

– Hiểu được các đặc điểm, chất liệu, công năng của gốm đương đại.

– Xây dựng ý tưởng và tạo hình được sản phẩm gốm đương đại.

– Phân tích được vẻ đẹp và vai trò của sản phẩm gốm đương đại.

– Biết trân trọng giá trị nghệ thuật gốm truyền thống và đương đại.

– Hiểu được các đặc điểm nhận diện thương hiệu trên bao bì sản phẩm.

– Xây dựng được ý tưởng, phác thảo và thiết kế được bao bì sản phẩm.

– Phân tích được kết cấu và các thành phần thiết kế trên sản phẩm bao bì.

– Biết trân trọng giá trị thẩm mĩ và có ý thức trong việc sử dụng vật liệu thân thiện với

môi trường.

BÀI 13: NGHỆ THUẬT GỐM ĐƯƠNG ĐẠI (2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức

– Hiểu được đặc điểm, chất liệu, công năng của gốm đương đại.

– Xây dựng được ý tưởng và tạo hình được sản phẩm gốm đương đại.

– Phân tích được vẻ đẹp và vai trò của sản phẩm gốm đương đại.

– Biết trân trọng giá trị nghệ thuật gốm truyền thống và đương đại.

MĨ THUẬT ỨNG DỤNG

Số tiết: 04

CHỦ ĐỀ 7

112

Nhiệm vụ của GV

Gợi ý phương pháp,

hình thức dạy học

– Tổ chức cho HS quan sát các sản phẩm của nghệ thuật

gốm đương đại và thảo luận tìm ra nét đặc trưng về đặc

điểm, chất liệu, kiểu dáng và màu sắc của sản phẩm đó.

– Hướng dẫn HS cách tạo ra sản phẩm đĩa gốm bằng

đất sét hoặc chất liệu phù hợp.

– Tổ chức cho HS thực hành tạo sản phẩm đĩa gốm bằng

đất sét hoặc chất liệu phù hợp.

– Trưng bày, phân tích, đánh giá.

– Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp,

gợi mở, trực quan, thực hành sáng tạo,

thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.

– Hình thức tổ chức: hướng dẫn thực

hành hoạt động cá nhân, hoạt động

nhóm.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực đặc thù môn học

– Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: biết quan sát và cảm nhận được các sản phẩm/ tác

phẩm nghệ thuật gốm đương đại như bộ ấm chén, bát, đĩa, lư, choé gốm, phù điêu gốm,… nắm bắt

được những đặc điểm, hoạ tiết, tính ứng dụng của sản phẩm gốm đương đại Việt Nam và thế giới.

– Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: thực hiện được SPMT gốm trang trí theo phong

cách đương đại bằng hình thức, chất liệu phù hợp.

– Năng lực phân tích đánh giá thẩm mĩ: phân tích được vẻ đẹp và vai trò của sản phẩm gốm

đương đại; biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.

2.2. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để tạo SPMT; biết sưu tầm các sản

phẩm thuộc lĩnh vực Mĩ thuật ứng dụng từ sách báo, tạp chí, internet,… để tự nghiên cứu mở

rộng kiến thức.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành,

trưng bày, trao đổi, chia sẻ, phân tích nhận xét SPMT.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết vận dụng kĩ năng nặn, uốn vuốt, tạo khối, khắc

nét và vẽ trang trí để thực hành sáng tạo SPMT.

2.3. Năng lực đặc thù của học sinh

– Năng lực ngôn ngữ: vận dụng kĩ năng thuyết trình, trao đổi, trình bày, giới thiệu, nhận xét,

góp ý,...

– Năng lực tính toán: ứng dụng các thông số kĩ thuật trong thiết kế bản vẽ để hoàn thiện SPMT.

113

3. Về phẩm chất

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể

qua một số biểu hiện:

– Phát triển tình yêu thiên nhiên, cuộc sống muôn màu và có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường.

– Cảm nhận được vẻ đẹp của sự vật, hiện tượng trong cuộc sống qua tác phẩm gốm,…

– Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy màu, giấy

bìa, khối gỗ,… trong thực hành, sáng tạo, tích cực tự giác và nỗ lực học tập; biết yêu quý và phát

huy giá trị nghệ thuật đương đại Việt Nam từ việc học tập và tìm hiểu.

– Xây dựng tình thương yêu, đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.

– Cảm nhận được cái đẹp, thể hiện được tình yêu, trách nhiệm của mình với cộng đồng, với nhóm.

– Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– SGK, SGV, KHBD biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học.

– Một số phiên bản tác phẩm/ sản phẩm nghệ thuật gốm.

– Phương tiện hỗ trợ (nếu có).

2. Học sinh

– SGK, SBT (nếu có), đồ dùng học tập, đất sét/ đất nặn, dụng cụ nặn, bảng kê, khăn lau tay,…

– Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 1

– Ổn định tổ chức lớp.

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

– Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

a. Mục tiêu: HS hiểu được đặc trưng, hình thức thể hiện của gốm đương đại; biết được công

năng của các sản phẩm gốm đương đại.

b. Nội dung hoạt động: HS quan sát các hình ảnh gốm đương đại trong SGK trang 56, 57 hoặc

các hình ảnh do GV sưu tầm, qua đó hình thành ý tưởng thiết kế, sáng tạo SPMT.

c. Sản phẩm học tập: HS hình thành được ý tưởng trang trí đĩa gốm theo phong cách đương đại.

d. Tổ chức thực hiện:

114

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Khởi động: GV tổ chức cho HS xem video về nghệ thuật gốm. Tham

khảo đường dẫn: https://www.youtube.com/watch?v=KNV9Vulin6A

(Gốm mĩ nghệ Biên Hoà) hoặc https://www.youtube.com/watch?v=

KlOQR1abYL4 (Gốm Biên Hoà – Tinh hoa đất Việt).

– Đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về xu hướng thiết kế sản phẩm gốm

theo phong cách đương đại khi xem video?

– Giới thiệu về phong cách thiết kế và yêu cầu HS (cá nhân/ nhóm) quan

sát các hình ảnh trong SGK trang 56, 57 (hoặc hình ảnh GV sưu tầm);

gợi ý cho HS tìm hiểu về nghệ thuật gốm đương đại qua tổ chức thảo

luận theo gợi ý:

+ Đặc điểm của sản phẩm gốm.

+ Ý tưởng thể hiện.

+ Kiểu dáng, màu sắc, hoạ tiết trang trí trên sản phẩm.

+ Tính ứng dụng của sản phẩm.

– GV cung cấp kiến thức:

+ Tác phẩm 1: Người phụ nữ và con chim của Joan Miró (một hoạ sĩ

và nhà điêu khắc gốm sứ), tạo hình một người phụ nữ bằng hình

khối đơn giản, nữ tính với hình trụ rỗng bên trong; bên trên là một

chiếc mũ có hình một con chim mang giá trị biểu trưng.

+ Tác phẩm 2: Hình thức và Chức năng của Anders Ruhwald, là một

tác phẩm nghệ thuật Sắp đặt, thể hiện sự tự do, chuyển động.

+ Sản phẩm 3: Bát trà của John Glick (một nghệ sĩ được biết đến

nhiều nhất với những thiết kế bộ đồ ăn độc đáo, mang phong cách

gốm sứ Nhật Bản), tạo hình bát trà với hoạ tiết hoa văn đơn giản,

hình dạng trừu tượng.

+ Sản phẩm 4 và 5: có lối tạo hình mang tính cách điệu và không

gian ước lệ với gốm nhiều màu phong phú.

+ Sản phẩm 6: Bình gốm với hình phong cảnh, dùng để trưng bày

hoặc cắm hoa.

+ …

– Xem video giới thiệu.

– Quan sát, tìm hiểu đặc

điểm phong cách thiết

kế sản phẩm.

– Trả lời theo hiểu biết

riêng:

+

Một

số

dòng

gốm:

gốm

Bát

Tràng,

gốm

Bàu Trúc, gốm Cây Mai,

gốm Biên Hoà,…;

+ Phương thức sản xuất:

Gốm Bát Tràng: chọn

đất

làm

gốm,

xử

lí,

pha chế đất, tạo dáng,

phơi sấy, trang trí hoa

văn,

chế

tạo

men,

tráng men, nung.

Gốm

Biên

Hoà:

tạo

dáng, trang trí (vẽ chìm,

đắp nổi hoặc trổ thủng),

phủ men màu, nung.

– Thảo luận và trình bày.

– Để tạo sự hứng thú, GV có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi hoặc

chia nhóm thảo luận theo gợi ý:

+ Kể tên một số sản phẩm gốm trong đời sống.

+ Kể tên một vài dòng gốm ở Việt Nam mà em biết, tên địa phương

sản xuất các dòng gốm này.

115

– GV cung cấp kiến thức: Gốm được chia thành ba nhóm chính: đồ

đất nung, đồ sành và đồ sứ, có những đặc tính khác nhau phục vụ cho

nhiều mục đích sử dụng. Sản phẩm gốm đương đại đã có thêm nhiều

màu men mới như: gốm Bát Tràng có men nâu (nâu xám, nâu vàng,

da lươn, men nâu cộng với men nền trắng ngà và xanh rêu), men lam,

men trắng ngà, men xanh rêu, men rạn,… Gốm Biên Hoà có thêm

nhiều màu men lạ như: men xanh đồng, men đá đổ (đá ong),…

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO

a. Mục tiêu: HS nắm được các bước thực hành trang trí gốm dạng đĩa tròn theo phong cách

đương đại và thực hiện được SPMT gốm bằng đất sét hoặc chất liệu phù hợp.

b. Nội dung hoạt động:

– GV hướng dẫn HS tìm ý tưởng, lựa chọn chất liệu thực hành.

– HS xây dựng ý tưởng và thực hiện SPMT trang trí gốm theo phong cách đương đại.

c. Sản phẩm học tập: SPMT gốm bằng đất sét hoặc chất liệu phù hợp.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Tổ chức cho HS thực hiện một sản phẩm gốm theo phong cách

đương đại; yêu cầu HS mở SGK trang 58, cho HS quan sát các bước

thực hiện sản phẩm gốm; giúp HS lựa chọn ý tưởng thiết kế thực

hiện bài tập.

– HS thực hành SPMT theo hình thức cá nhân, chất liệu tự chọn.

Gợi ý các bước:

1. Xây dựng ý tưởng, tạo nền tròn.

2. Phác hình và gợi khối theo ý tưởng.

3. Đắp nổi.

4. Khắc chi tiết và hoàn thiện sản phẩm.

– Bài tập thực hành: Hãy thực hiện một sản phẩm đĩa gốm bằng đất

sét hoặc chất liệu phù hợp.

Bài thực hành chỉ yêu cầu HS xong bước 1 và 2.

– Cho HS tham khảo thêm một số sản phẩm gốm đương đại.

– Quan sát, tìm hiểu các

bước thực hiện SPMT theo

phong cách đương đại.

– Thảo

luận

nhóm,

tìm

hiểu

về

cách

thể

hiện

SPMT với hình ảnh màu

sắc

theo

phong

cách

đương đại.

– Thực hành tạo SPMT.

116

HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

a. Mục tiêu: HS biết trưng bày, phân tích và chia sẻ cảm nhận về SPMT của mình và của bạn.

b. Nội dung hoạt động:

– GV hướng dẫn HS trưng bày, giới thiệu và chia sẻ SPMT của mình trước lớp.

– HS phân tích đặc điểm, chất liệu sản phẩm gốm; nêu ý tưởng tạo hình sản phẩm gốm đương

đại về đường nét trang trí, màu sắc,…; chia sẻ về tính ứng dụng của sản phẩm.

c. Sản phẩm học tập: HS trưng bày, phân tích và chia sẻ được cảm nhận về SPMT của mình và

của bạn.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Lựa chọn SPMT của HS đã thực hiện để trưng bày.

– Yêu cầu HS mở SGK trang 57 và trình bày quan điểm cá nhân theo

gợi ý:

+ Nêu ý tưởng thiết kế sản phẩm gốm đương đại của em (hoặc

nhóm em).

+ Đặc điểm, hoạ tiết trang trí của sản phẩm.

– GV góp ý để HS hoàn thiện sản phẩm.

– Trưng bày và chia sẻ ý

tưởng, cách thể hiện của

mình.

– Góp ý giúp bạn hoàn

thiện

sản

phẩm

tiết

học sau.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS biết cách sử dụng kiến thức tạo hình và kĩ năng (đắp, nặn, uốn, vuốt,

khắc nét,…) để trang trí hoàn thiện sản phẩm bằng gốm ở tiết học sau.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu về một số kĩ thuật điêu khắc để định hướng cho HS

hoàn thiện sản phẩm gốm đương đại.

c. Sản phẩm: HS lựa chọn được kĩ thuật thể hiện, xây dựng được ý tưởng hoàn thiện sản phẩm.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Gợi ý về các phương pháp, kĩ thuật thường được sử dụng trong

điêu khắc như: đắp nổi, khoét lõm,…

– Nếu không có công cụ chuyên dụng, có thể cho HS sử dụng các

công cụ có sẵn như ngòi bút bi, ghim kẹp giấy,… để thay thế.

– GV lưu ý về bố cục: Cần có sự nhịp nhàng về đường nét, hình khối

mảng chính, mảng phụ, đồng thời chú ý các mảng đặc, mảng trống

và cách diễn tả đường nét mang tính trang trí. Nếu bố cục đĩa gốm

nhiều mảng đặc, không có mảng trống thì đĩa gốm trở nên chật

chội, khó chịu. Mảng trống nên vuốt phẳng, mượt để tôn các mảng

có hình, hoạ tiết trang trí.

Lắng

nghe,

ghi

nhớ

kiến thức.

– Lựa chọn chất liệu phù

hợp

để

hoàn

thiện

sản

phẩm.

– Củng cố kiến thức bài học: Để nhận biết một sản phẩm gốm theo phong cách đương đại, ta cần

chú ý đến hoa văn, màu sắc của sản phẩm. Vì sản phẩm gốm đương đại được hỗ trợ bởi nhiều kĩ thuật,

nhiều công cụ máy móc nên màu sắc đa dạng và phong phú hơn các sản phẩm truyền thống.

– Dặn dò: Tìm hiểu về nghệ thuật gốm đương đại, đem bài thực hành để hoàn thiện sản phẩm.

117

Tiết 2

– Ổn định tổ chức lớp.

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

– Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

a. Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm của các sản phẩm gốm đương đại như đĩa, viên gạch,

vật dụng trưng bày trang trí,…

b. Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS quan sát, thảo luận về các hình ảnh tham khảo trong

SGK trang 59 hoặc SPMT do GV chuẩn bị.

c. Sản phẩm học tập: HS nhận thức, củng cố kiến thức về các phong cách và xu hướng thiết kế

gốm đương đại Việt Nam.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Khởi động: GV có thể cho HS xem video:

https://www.youtube.com/watch?v=GVni7JSj1cI (“LOONG KOONG”

Triển lãm sắp đặt gốm đương đại).

Đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì khi xem triển lãm?

– Triển khai tiếp hoạt động quan sát, tìm hiểu hình tham khảo

trong SGK trang 59 hoặc một số hình ảnh sản phẩm gốm mà GV

sưu tầm; tổ chức cho HS quan sát, thảo luận về hình tham khảo

theo gợi ý: Nêu đặc điểm, chất liệu sản phẩm gốm.

– GV cung cấp kiến thức:

+ Hình 1: Con công, đất sét cao lanh, màu hơi nhạt, tạo hình sản

phẩm uốn cong theo hình tròn, phần đuôi đơn giản nhưng mang

tính cách điệu cao. Sản phẩm dùng để trưng bày và trang trí.

+ Hình 2: Cá chép, đất sét màu nâu đỏ, lấy ý tưởng của tranh dân

gian Đông Hồ nhưng tạo hình phù hợp với sản phẩm mang tính

ứng dụng.

+ Hình 3: Biển đảo và quê hương, gốm men, sản phẩm trang trí

theo bố cục tranh đề tài, màu sắc vui tươi.

– Tổ chức cho HS trưng bày một số sản phẩm làm bằng đất sét

hoặc đất nặn của cá nhân đã làm ở tiết 1 và tổ chức thảo luận, nhận

xét ý tưởng, cách thể hiện sản phẩm theo gợi ý:

+ Hãy nêu ý tưởng thực hiện sản phẩm của em.

+ Em dự định hoàn thành sản phẩm như thế nào?

– GV góp ý nhận xét, bổ sung ý kiến.

– Thảo

luận

tìm

hiểu

về

màu

sắc,

đặc

điểm

của

triển lãm sản phẩm gốm

đương đại.

– Quan sát và trả lời theo

cảm nhận riêng.

– Trưng bày SPMT.

– Trình bày ý tưởng và dự

định cá nhân.

– HS lắng nghe.

118

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO

a. Mục tiêu: HS hoàn thiện sản phẩm gốm theo phong cách đương đại thông qua các bước gợi ý.

b. Nội dung hoạt động: GV tiếp tục hướng dẫn HS quan sát hình tham khảo các bước thiết kế

trong SGK trang 58 để củng cố kiến thức, hoàn thiện sản phẩm.

c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thiện sản phẩm gốm theo phong cách đương đại.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Cho HS nhắc lại các bước cơ bản để tạo SPMT theo hình tham khảo

trong SGK trang 46.

– Cho HS tiếp tục hoàn thiện bài tập thực hành của tiết trước.

– Quan sát, giúp đỡ HS hoàn thiện SPMT (nếu cần).

– Nhắc lại các bước thực

hành tạo SPMT.

– Tiếp tục hoàn thiện sản

phẩm gốm của mình theo

phong cách đương đại.

HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

a. Mục tiêu: HS nhận xét, đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn; trình bày được những

cảm nhận của mình trước lớp.

b. Nội dung hoạt động: GV hướng dẫn HS quan sát SPMT của cá nhân/ nhóm. HS thảo luận theo

gợi ý trong SGK trang 59.

c. Sản phẩm học tập: HS cảm nhận, phân tích được SPMT của mình và của bạn.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Lựa chọn SPMT của HS đã thực hiện để trưng bày.

– Yêu cầu HS trình bày quan điểm cá nhân theo gợi ý:

+ Trình bày ý tưởng, màu sắc và kĩ thuật thể hiện trong sản phẩm.

+ Tính ứng dụng, giá trị thẩm mĩ trong đời sống.

+ Những khó khăn (nếu có) trong quá trình hoàn thiện sản phẩm.

Lưu ý: Tuỳ vào số HS thực tế của lớp học, GV tổ chức thảo luận theo

cách cho từng HS phát biểu hoặc HS phát biểu theo nhóm.

Trưng

bày

SPMT

theo

hướng dẫn của GV.

Nhận

xét,

chia

sẻ

cảm

nhận của bản thân về các

sản phẩm.

– Góp ý thêm về sản phẩm

thiết kế của bạn.

– Lắng nghe GV nhận xét, rút

kinh nghiệm cho bản thân.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS hiểu được đặc điểm gốm đương đại thông qua việc sưu tầm tác phẩm của các

nghệ sĩ nổi tiếng, tác phẩm đã được trưng bày triển lãm,…

b. Nội dung hoạt động: HS sưu tầm hình ảnh sản phẩm trên các phương tiện truyền thông và

tìm hiểu về gốm đương đại.

c. Sản phẩm học tập: Hình ảnh sưu tầm sản phẩm gốm đương đại kèm theo ý kiến phân tích

về ý tưởng, tạo hình, kĩ thuật thể hiện, giá trị thẩm mĩ và tính ứng dụng của gốm trong đời sống.

d. Tổ chức thực hiện:

119

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung Vận dụng trong SGK trang 59

và trình bày trước lớp về thông tin đã tìm hiểu được.

– Tổ chức cho HS tìm hiểu về gốm đương đại, chọn tác phẩm yêu

thích và nêu ý kiến nhận xét, phân tích theo gợi ý:

+ Ý tưởng, tạo hình, màu sắc và kĩ thuật thể hiện.

+ Tính ứng dụng, giá trị thẩm mĩ trong đời sống.

– Hướng dẫn HS sưu tầm qua sách, báo, internet,… về nghệ thuật

gốm đương đại.

– Tìm hiểu, thảo luận và cử

đại diện trình bày theo ý

kiến riêng.

– Lắng nghe, thực hiện.

– Củng cố kiến thức bài học: Nghệ thuật gốm đương đại có sự kế thừa các chất liệu dân gian

và truyền thống nhưng có thêm sự hỗ trợ của kĩ thuật mới. Nghệ sĩ/ nghệ nhân đôi khi tìm cách

loại bỏ hình khối cơ bản của các mẫu bình lọ,…đã có trước đây, đồng thời kết hợp chất liệu gốm

với các chất liệu khác để tạo nên những giá trị thẩm mĩ mới cho các sản phẩm.

– Dặn dò: Tìm hiểu về thiết kế bao bì sản phẩm. Sưu tầm sản phẩm, bài viết liên quan đến bài học.

Đem đủ đồ dùng học tập để học bài 14 Thiết kế bao bì sản phẩm.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

Bài 14: THIẾT KẾ BAO BÌ SẢN PHẨM (2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức

– Hiểu được các đặc điểm nhận diện thương hiệu trên bao bì sản phẩm.

– Xây dựng được ý tưởng, phác thảo và thiết kế được bao bì sản phẩm.

– Phân tích được kết cấu và các thành phần thiết kế trên sản phẩm bao bì.

– Biết trân trọng giá trị thẩm mĩ và có ý thức trong việc sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường.

120

Nhiệm vụ của GV

Gợi ý phương pháp,

hình thức dạy học

– Tổ chức cho HS quan sát các sản phẩm thiết kế bao bì

và thảo luận tìm ra yếu tố nhận diện thương hiệu, nét đặc

trưng chất liệu, kiểu dáng và màu sắc của sản phẩm đó.

– Hướng dẫn và tổ chức cho HS tạo ra sản phẩm thiết kế

bao bì bằng giấy crô-ki hoặc giấy bìa phù hợp.

– Tổ chức trưng bày sản phẩm; giúp HS phân tích, đánh

giá sản phẩm.

– Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp,

gợi mở, trực quan, thực hành sáng tạo,

thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.

– Hình thức tổ chức: hướng dẫn thực

hành hoạt động cá nhân, hoạt động

nhóm.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực đặc thù môn học

– Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: biết quan sát và cảm nhận được các sản phẩm thiết kế

bao bì như bao bì đựng bánh, kẹo, bao bì cà phê, giày thể thao,… nắm bắt được những đặc điểm

thiết kế, tính ứng dụng của sản phẩm.

– Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: thực hiện được SPMT thiết kế bao bì bằng hình thức,

chất liệu phù hợp.

– Năng lực phân tích đánh giá thẩm mĩ: phân tích được vẻ đẹp và vai trò của sản phẩm thiết kế

bao bì; biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.

2.2. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để tạo SPMT; biết sưu tầm các sản phẩm

thiết kế bao bì từ sách báo, tạp chí, internet,… để tự nghiên cứu mở rộng kiến thức.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành,

trưng bày, trao đổi, chia sẻ, phân tích nhận xét SPMT.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết vận dụng kĩ năng vẽ, cắt dán, để thực hành

sáng tạo SPMT.

2.3. Năng lực đặc thù của học sinh

– Năng lực ngôn ngữ: vận dụng kĩ năng thuyết trình, trao đổi, trình bày, giới thiệu, nhận xét,

góp ý,...

– Năng lực tính toán: ứng dụng các thông số kĩ thuật trong thiết kế bao bì để áp dụng vào

thiết kế SPMT.

3. Về phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể

qua một số biểu hiện:

121

– Phát triển tình yêu thiên nhiên, cuộc sống muôn màu và có ý thức bảo vệ thiên nhiên,

môi trường.

– Cảm nhận được vẻ đẹp của sự vật, đồ vật trong cuộc sống qua sản phẩm bao bì.

– Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy màu,

giấy bìa, khối gỗ,… trong thực hành, sáng tạo, tích cực tự giác và nỗ lực học tập; biết yêu quý và

phát huy giá trị nghệ thuật đương đại Việt Nam từ việc học tập và tìm hiểu.

– Xây dựng tình thương yêu, đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.

– Cảm nhận được cái đẹp, thể hiện được tình yêu, trách nhiệm của mình với cộng đồng, với nhóm.

– Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– SGK, SGV, KHBD biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học.

– Một số phiên bản tác phẩm/ sản phẩm thiết kế bao bì.

– Phương tiện hỗ trợ (nếu có).

2. Học sinh

– SGK, SBT (nếu có).

– Đồ dùng học tập, thước, kéo, keo dán, giấy bìa, màu vẽ, bút chì, tẩy,…

– Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 1

– Ổn định tổ chức lớp.

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

– Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

a. Mục tiêu: HS nắm được kiểu dáng, yếu tố nhận diện thương hiệu; cấu trúc và công năng; tính

sáng tạo trong ý tưởng thiết kế, kĩ năng thực hiện sản phẩm.

b. Nội dung hoạt động: Thông qua tranh ảnh, mô hình, video,… mà GV cung cấp, HS quan sát,

liên tưởng, hình thành ý tưởng thiết kế, sáng tạo mĩ thuật.

c. Sản phẩm học tập: HS nắm được kiểu dáng, yếu tố nhận diện thương hiệu; cấu trúc và công

năng; tính sáng tạo trong ý tưởng thiết kế, kĩ năng thực hiện sản phẩm.

d. Tổ chức thực hiện:

122

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Khởi động: GV đặt vấn đề: Ngày nay, ngoài việc quan tâm đến

chất lượng, người ta còn quan tâm đến hình thức sản phẩm, đặc

biệt là những sản phẩm dùng làm quà tặng. Từ nhu cầu đó, việc

thiết kế những bao bì lịch sự, trang trọng, hoạ tiết đẹp mắt nhằm

làm tăng giá trị sản phẩm được chú trọng.

– Giới thiệu về phong cách thiết kế và yêu cầu HS (cá nhân/ nhóm)

quan sát các hình ảnh trong SGK trang 60, 61 (hoặc hình ảnh do

GV sưu tầm); gợi ý cho HS tìm hiểu về bao bì qua tổ chức thảo

luận theo nội dung:

+ Kiểu dáng và yếu tố nhận diện thương hiệu sản phẩm.

+ Cấu trúc và công năng của sản phẩm.

+ Tính sáng tạo trong ý tưởng thiết kế, kĩ năng thực hiện.

+ Bố cục hình ảnh, mảng chính – phụ, cách phối màu,...

+ Cách sử dụng chữ, kiểu chữ.

– GV mở rộng kiến thức: Bao bì là sản phẩm ứng dụng gần gũi và

xuất hiện nhiều trong đời sống, có chức năng chứa đựng, bảo vệ,

quảng cáo, trưng bày, trang trí và nhận diện thương hiệu,… Tuỳ

vào từng loại sản phẩm, nhà thiết kế bao bì cần lựa chọn vật liệu

cho phù hợp. Theo xu hướng đương đại, bao bì cần có chất liệu

thân thiện với môi trường và quảng bá được hình ảnh thương

hiệu sản phẩm. Thiết kế bao bì có hai loại chính: bao bì trực tiếp

và bao bì gián tiếp.

– HS lắng nghe.

– Thảo luận và trình bày.

+ Hình 1, 2, 3, 5: loại bao bì

tiện dụng bên ngoài được

ưa chuộng. Nó vừa mang

tính thẩm mĩ vừa giúp người

sử dụng đóng mở sản phẩm

một

cách

nhanh

chóng

không phải mất nhiều thao

tác. Các bao bì thường dùng

hình ảnh sản phẩm làm nội

dung trang trí. Riêng hình 5,

bao bì bánh cốm được trang

trí bằng tranh vẽ dãy phố cổ

Hà Nội (nơi có nhiều thương

hiệu bánh cốm gia truyền).

+ Hình 4: bao bì bên trong,

vừa là vỏ bọc bảo vệ sản

phẩm

vừa

mang

tính

trang trí.

– Trả lời theo hiểu biết riêng.

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO

a. Mục tiêu: HS nắm được các bước thiết kế một bao bì sản phẩm và hoàn thiện được sản phẩm

bao bì mà mình yêu thích.

b. Nội dung hoạt động: GV cho HS tham khảo một số mẫu bao bì sản phẩm hiện có trên thị

trường, từ đó HS hình thành ý tưởng thiết kế bao bì theo ý thích.

c. Sản phẩm học tập: SPMT bao bì bằng giấy hoặc vật liệu thân thiện với môi trường được thiết

kế theo cách thủ công hoặc thiết kế trên máy vi tính.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Tổ chức cho HS thực hiện một sản phẩm gốm theo phong cách

đương đại; yêu cầu HS mở SGK trang 62, cho HS quan sát các bước

thực hiện sản phẩm bao bì; giúp HS lựa chọn ý tưởng thiết kế thực

hiện bài tập.

– Quan sát, tìm hiểu các bước

thực hiện thiết kế bao bì.

123

Gợi ý các bước:

1. Xây dựng ý tưởng, tạo dáng bằng tay hoặc phối hợp áp dụng

công nghệ.

2. Vẽ, gấp hoặc cắt dán theo ý tưởng.

3. Phác hình, chữ, gấp hộp; dùng keo dán cách cạnh đảm bảo

chắc chắn.

4. Sử dụng kiểu chữ, màu sắc, hình ảnh đảm bảo đặc điểm của

thương hiệu; hoàn thiện sản phẩm.

– Bài tập thực hành: Hãy thiết kế một sản phẩm bao bì có chất liệu

thân thiện với môi trường mà em yêu thích.

Bài thực hành chỉ yêu cầu HS thực hiện bước 1 và bước 2.

– Cho HS tham khảo thêm một số bản thiết kế sản phẩm do GV

sưu tầm.

– Thảo luận nhóm tìm hiểu

về cách thể hiện bao bì.

– Thực hành tạo SPMT.

HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

a. Mục tiêu: HS biết cách trưng bày SPMT và trình bày được cảm nhận về SPMT theo gợi ý của GV.

b. Nội dung hoạt động:

– GV hướng dẫn HS trưng bày, giới thiệu sản phẩm trước lớp.

– HS trưng bày, giới thiệu sản phẩm bao bì của mình; nhận xét, góp ý về sản phẩm của bạn về

hình thức, kết cấu, kĩ thuật thể hiện,…

c. Sản phẩm học tập: HS giới thiệu được sản phẩm bao bì của mình; nhận xét, góp ý sản phẩm

bao bì của bạn.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Lựa chọn một số SPMT của HS đã thực hiện để trưng bày.

– Yêu cầu HS mở SGK trang 63 và trình bày quan điểm cá nhân

theo gợi ý:

+ Nêu ý tưởng thiết kế bao bì của em (hoặc nhóm em).

+ Kết cấu bao bì, kĩ thuật thể hiện, các yếu tố nhận diện thương hiệu.

– Góp ý để HS hoàn thiện sản phẩm.

– Trưng bày và chia sẻ ý

tưởng,

cách

thể

hiện

sản

phẩm bao bì của mình.

– Góp ý giúp bạn hoàn thiện

sản phẩm ở tiết học sau.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS biết cách sử dụng kiến thức tạo hình và kĩ năng cắt dán, lắp ghép để trang trí

hoàn thiện sản phẩm bao bì ở tiết học sau.

b. Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS tìm hiểu về một số sản phẩm tiêu biểu của một

thương hiệu đã có tên tuổi để định hướng cho HS hoàn thiện sản phẩm thiết kế bao bì.

c. Sản phẩm học tập: Lựa chọn được kĩ thuật thể hiện, xây dựng được ý tưởng hoàn thiện sản phẩm.

d. Tổ chức thực hiện:

124

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Nêu các phương pháp, kĩ thuật làm bao bì dạng khối hộp hoặc

khối hộp kèm quai xách qua việc quan sát sản phẩm do GV sưu

tầm theo hướng dẫn:

+ Nội dung cần ghi trên bao bì bắt buộc phải đầy đủ (thông tin

về sản phẩm, lô gô nhãn hàng, hình ảnh sản phẩm, trọng lượng,

kích thước,… ).

+ Chọn hình thức bao bì phù hợp, thông tin chính xác, tránh sai sót

về hình ảnh sản phẩm.

– GV lưu ý HS chọn loại giấy bìa vừa phải, đủ độ cứng nhưng không

quá dày để dễ gấp các đường biên.

Lựa chọn hình thức và chất

liệu phù hợp để hoàn thiện

sản phẩm.

– Củng cố kiến thức bài học: Mục đích ban đầu của thiết kế bao bì là tạo ra một phương tiện để

chứa, bảo vệ, vận chuyển, lưu trữ, nhận diện và phân biệt sản phẩm trên thị trường. Tuy nhiên, sau

đó bao bì còn có chức năng đáp ứng các mục tiêu quảng bá, tiếp thị, thúc đẩy hoạt động bán hàng.

Vì vậy, một thiết kế bao bì đẹp, ấn tượng, độc đáo sẽ tạo cho thương hiệu một lợi thế cạnh tranh lớn.

Gần đây, xu hướng thiết kế bao bì tối giản khá được ưa chuộng.

– Dặn dò: Tìm hiểu về nghệ thuật thiết kế bao bì sản phẩm, đem theo bài thực hành để hoàn

thiện sản phẩm.

Tiết 2

– Ổn định tổ chức lớp.

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

– Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

a. Mục tiêu: HS quan sát và nắm được kiểu dáng, yếu tố nhận diện thương hiệu; cấu trúc và

công năng; tính sáng tạo trong ý tưởng thiết kế, kĩ năng thực hiện sản phẩm.

b. Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS quan sát, thảo luận về các hình ảnh tham khảo trong

SGK trang 63 hoặc SPMT do GV chuẩn bị.

c. Sản phẩm học tập: HS nhận thức, củng cố kiến thức về kiểu dáng, yếu tố nhận diện thương hiệu;

cấu trúc và công năng; tính sáng tạo trong ý tưởng thiết kế, kĩ năng thực hiện sản phẩm.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Triển khai tiếp hoạt động quan sát, tìm hiểu, thảo luận

về hình ảnh tham khảo trong SGK trang 63 hoặc một số

hình ảnh sản phẩm bao bì mà GV sưu tầm theo gợi ý:

+ Kiểu dáng và yếu tố nhận diện thương hiệu sản phẩm.

+ Cấu trúc và công năng của sản phẩm.

– Quan sát và thảo luận:

+ Hình 1: Bao bì kẹo làm bằng giấy

bìa với tạo hình uốn cong, mô phỏng

theo khối của sản phẩm kẹo cùng

hình ảnh trang trí.

125

+ Tính sáng tạo trong ý tưởng thiết kế, kĩ năng thực hiện.

+ Bố cục hình ảnh sản phẩm, phối màu và diễn đạt

mảng chính, phụ.

+ Cách sử dụng chữ, kiểu chữ.

– Cho HS trưng bày một số sản phẩm thiết kế bao bì đã

làm ở tiết 1 và tổ chức thảo luận, nhận xét ý tưởng, cách

thể hiện sản phẩm theo gợi ý:

+ Hãy nêu ý tưởng thực hiện sản phẩm của em.

+ Em dự định hoàn thành tiếp sản phẩm như thế nào?

– Góp ý, nhận xét, bổ sung thêm ý kiến cho HS.

+ Hình 2: Bao bì hạt dẻ được thiết kế

trên bìa cứng với hình trụ đơn giản,

nắp

tháo

rời

tiện

dụng.

Mảng

chính là chùm hạt dẻ, nền màu be

đơn giản, kiểu chữ đậm dễ đọc.

+ Hình 3: Bao bì nho khô, màu sắc và

hình ảnh chưa được phù hợp vì hình

ảnh trên bao bì là nho tươi. Cần rút

kinh nghiệm về thông tin hình ảnh.

– Trưng bày sản phẩm thiết kế bao bì.

– Trình bày ý tưởng và dự định cá nhân.

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO

a. Mục tiêu: HS hoàn thiện sản phẩm thiết kế bao bì mà mình yêu thích.

b. Nội dung hoạt động: GV tiếp tục hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, tham khảo các bước thiết

kế trong SGK trang 62 để củng cố kiến thức, hoàn thiện sản phẩm.

c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thiện sản phẩm thiết kế bao bì theo cách thủ công hoặc thiết kế trên

máy vi tính.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Cho HS nhắc lại các bước cơ bản để tạo SPMT theo các

bước tham khảo trong SGK trang 62.

– Cho HS tiếp tục hoàn thiện bài tập thực hành của

tiết trước.

– Quan sát, giúp đỡ HS hoàn thiện SPMT (nếu cần).

– Nhắc lại các bước thực hành tạo

SPMT.

– Tiếp tục hoàn thiện sản phẩm thiết kế

bao bì sản phẩm.

HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

a. Mục tiêu: HS nhận xét, đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn; trình bày được

cảm nhận của mình trước lớp.

b. Nội dung hoạt động: GV hướng dẫn HS quan sát SPMT của cá nhân/ nhóm. HS thảo luận theo

gợi ý trong SGK trang 63.

c. Sản phẩm học tập: HS cảm nhận, phân tích được SPMT của mình và của bạn.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Lựa chọn SPMT của HS đã thực hiện để trưng bày.

– Yêu cầu HS trình bày quan điểm cá nhân theo gợi ý:

+ Nêu ý tưởng, nét đặc sắc trong thiết kế về màu sắc,

đường nét, hình ảnh.

– Trưng bày SPMT theo hướng dẫn

của GV.

– Nhận xét, chia sẻ cảm nhận của bản

thân về các sản phẩm.

126

+ Kĩ thuật thể hiện, các yếu tố nhận diện thương hiệu

trong sản phẩm.

+ Những khó khăn (nếu có) trong quá trình hoàn thiện

sản phẩm.

– GV đánh giá, nhận xét kết quả chung theo nhóm hoặc

cá nhân.

– Góp ý thêm về sản phẩm thiết kế

của bạn.

– Lắng nghe GV nhận xét, rút kinh

nghiệm cho bản thân.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS biết cách sưu tầm một số sản phẩm bao bì đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, kích cỡ,

chất liệu.

b. Nội dung hoạt động:

– GV hướng dẫn HS sưu tầm hình ảnh sản phẩm trên các phương tiện truyền thông.

– HS sưu tầm những sản phẩm đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, kích cỡ và chất liệu.

c. Sản phẩm học tập: Hình ảnh sưu tầm đa dạng về nhiều loại bao bì sản phẩm.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung Vận dụng trong

SGK trang 63 và trình bày trước lớp về thông tin đã tìm

hiểu được.

– Tổ chức cho HS tìm hiểu về bao bì sản phẩm, nêu ý

kiến nhận xét, phân tích theo gợi ý: Ý tưởng về kiểu

dáng, màu sắc, kích cỡ, chất liệu của bao bì sản phẩm

Tiệm bánh Hoài Thanh.

– Hướng dẫn HS sưu tầm hình ảnh về thiết kế bao bì sản

phẩm qua sách, báo, internet.

– Tìm hiểu, thảo luận và cử đại diện

trình bày theo ý kiến riêng.

– Lắng nghe, thực hiện.

– Củng cố kiến thức bài học: Các thông tin trên bao bì giúp người sử dụng biết được: tên sản

phẩm, hãng sản xuất, thành phần, cách bảo quản, hạn sử dụng,... của sản phẩm. Người tiêu dùng

cần kiểm tra các thông tin trước khi mua hàng.

– Dặn dò: Tìm hiểu chủ đề 8; sưu tầm sản phẩm, bài viết liên quan đến bài học; đem đủ đồ

dùng học tập để học bài 15: Ngành nghề thuộc lĩnh vực Mĩ thuật ứng dụng.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

127

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ

Chủ đề này giúp các em biết quan sát và nắm được nét đặc trưng của ngành nghề thuộc lĩnh vực

Mĩ thuật ứng dụng, hiểu được giá trị và lợi ích của ngành nghề này đối với đời sống xã hội. Các em

biết lựa chọn, tìm hiểu và phân tích những hình ảnh đặc trưng để thực hiện được SPMT, bài luận

và xây dựng được đoạn phim ngắn giới thiệu về ngành nghề; hình thành ý tưởng tạo nên những

sản phẩm có tính nghệ thuật; giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá những thông điệp có ý nghĩa về

ngành đặc thù, bước đầu hình thành định hướng nghề cho bản thân.

Yêu cầu cần đạt của chủ đề

– Liệt kê được một số ngành nghề thuộc hoặc liên quan đến Mĩ thuật ứng dụng.

– Viết được một bài luận (hoặc vẽ được bản đồ tư duy, thực hiện được một đoạn phim ngắn)

giới thiệu về ngành nghề liên quan đến Mĩ thuật ứng dụng.

– Bước đầu hình thành được định hướng nghề theo sở thích cá nhân.

– Hiểu được vai trò, ý nghĩa và phát huy năng lực sáng tạo Mĩ thuật ứng dụng trong đời sống

văn hoá xã hội.

– Hiểu được yếu tố đặc trưng của một số ngành nghề liên quan đến Mĩ thuật ứng dụng.

– Thể hiện được kiến thức, kĩ năng liên môn thông qua sản phẩm cụ thể.

– Nhận định được lĩnh vực chuyên ngành phù hợp với sở thích cá nhân.

– Biết trân trọng giá trị của các ngành nghề thuộc hoặc liên quan lĩnh vực Mĩ thuật ứng dụng.

Bài 15: NGÀNH NGHỀ

THUỘC LĨNH VỰC MĨ THUẬT ỨNG DỤNG (2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức

– Nêu được một số ngành nghề tiêu biểu thuộc lĩnh vực Mĩ thuật ứng dụng và các ngành nghề

có liên quan.

– Giới thiệu được nhân vật tiêu biểu của ngành nghề bằng các hình ảnh hoặc video.

– Nhận thức được ý nghĩa về các ngành nghề thuộc hoặc liên quan lĩnh vực Mĩ thuật ứng dụng.

HƯỚNG NGHIỆP

Số tiết: 04

CHỦ ĐỀ 8

128

Nhiệm vụ của GV

Gợi ý phương pháp,

hình thức dạy học

– Khuyến khích, gợi mở, tạo điều kiện để HS nhận

ra được ý nghĩa của các ngành nghề thuộc lĩnh vực

mĩ thuật hoặc có liên quan đến Mĩ thuật ứng dụng.

– Hướng dẫn, hỗ trợ HS tra cứu và sử dụng các

nguồn tư liệu để viết bài luận, xây dựng video ngắn

giới thiệu về ngành nghề và nhân vật tiêu biểu.

– Gợi mở cho HS hiểu được ý nghĩa của ngành

nghề thuộc hoặc liên quan đến Mĩ thuật ứng dụng.

– Phương pháp: trực quan, gợi mở, thực

hành, thảo luận, nêu vấn đề và giải quyết

vấn đề, liên hệ thực tiễn.

– Hình thức tổ chức: hướng dẫn thực hành

hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực đặc thù môn học

– Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: biết quan sát nét đặc trưng của ngành nghề thuộc/

liên quan đến Mĩ thuật ứng dụng, giá trị và lợi ích của ngành nghề đó đối với đời sống xã hội.

– Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: thực hiện được SPMT mang tính ứng dụng, viết

được bài luận (hoặc vẽ được bản đồ tư duy, xây dựng được một đoạn phim ngắn) giới thiệu ngành

nghề có liên quan đến Mĩ thuật ứng dụng.

– Năng lực phân tích đánh giá thẩm mĩ: biết tìm hiểu và phân tích về ngành nghề thông qua

sơ đồ về các lĩnh vực của Mĩ thuật ứng dụng, từ đó, có định hướng lựa chọn ngành nghề theo sở

thích và theo năng lực bản thân; biết phân tích giá trị thẩm mĩ, giá trị xã hội thông qua bài luận

của cá nhân hoặc nhóm.

2.2. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, màu sáp, màu nước, bút lông, chì, tẩy,… để

tạo SPMT; biết sưu tầm các bài nghiên cứu thuộc lĩnh vực Mĩ thuật ứng dụng từ sách báo, tạp chí,

internet,… để tự nghiên cứu và mở rộng kiến thức.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành, trưng

bày, trao đổi, chia sẻ, phân tích nhận xét bài luận/ SPMT.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết vận dụng kĩ năng vẽ hoặc kết hợp vẽ với tạo

SPMT ứng dụng trong thực hành sáng tạo.

2.3. Năng lực đặc thù của học sinh

– Năng lực ngôn ngữ: vận dụng kĩ năng nói, trao đổi, trình bày, giới thiệu, nhận xét, góp ý,...

– Năng lực tin học: biết ứng dụng công nghệ thông tin vào tìm hiểu, sưu tầm những tài liệu

liên quan đến bài học.

129

3. Về phẩm chất

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính kiên trì, yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách

nhiệm, lan toả tinh thần nhân văn ở HS, cụ thể qua một số biểu hiện:

– Biết cảm nhận và trân trọng các giá trị thẩm mĩ trong cuộc sống cũng như trong các ngành

nghề đặc thù thuộc lĩnh vực Mĩ thuật ứng dụng.

– Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét, phân tích bài luận và SPMT.

– Hiểu được vai trò và có ý thức phát huy mĩ thuật ứng dụng trong đời sống văn hoá xã hội.

– Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng trong thực hành, sáng tạo;

tích cực tự giác và nỗ lực học tập.

– Xây dựng tinh thần đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè thông qua các hoạt động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– SGK, SGV, KHBD biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học.

– Một số bài viết, video giới thiệu về chuyên ngành Mĩ thuật ứng dụng.

– Các bước hướng dẫn dàn ý bài viết.

– Phương tiện hỗ trợ (nếu có).

2. Học sinh

– SGK, VBT (nếu có).

– Đồ dùng học tập: giấy vẽ, màu (màu sáp, màu gouache, màu nước), đất nặn, bút lông, lọ nước

rửa bút, chì tẩy, giấy màu, keo dán, kéo, vật liệu đã qua sử dụng (bìa carton, giấy báo,...) thân thiện

với môi trường và đảm bảo an toàn vệ sinh.

– Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 1

– Ổn định tổ chức lớp.

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

– Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

a. Mục tiêu: HS cảm nhận, hiểu biết khái quát về từng ngành nghề thuộc lĩnh vực Mĩ thuật

ứng dụng, từ đó góp phần định hướng được nghề nghiệp cho bản thân.

b. Nội dung hoạt động: HS quan sát, tìm hiểu hình ảnh thực tế về các ngành nghề, tác phẩm,

sản phẩm.

c. Sản phẩm học tập: HS nắm được sự đa dạng, nét đặc trưng, tên gọi chính xác nội dung

công việc, sản phẩm của các loại hình ngành nghề.

d. Tổ chức thực hiện:

130

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Khởi động: Có thể cho HS chơi trò chơi đoán hình.

Cách chơi: Bức hình sản phẩm được che bằng 4

mảnh ghép, mỗi mảnh tương ứng với một câu hỏi.

Nếu trả lời đúng câu hỏi, mảnh ghép tương ứng

của hình sẽ lộ ra. Đến câu trả lời đúng thứ 3, HS có

thể đoán luôn sản phẩm mà không cần trả lời tiếp

câu cuối.

dụ:

Bức

hình

sản

phẩm

đôn/

chân

đèn/

bình vôi,… bằng gốm được che bằng 4 mảnh ghép

tương ứng với các câu hỏi sau:

+ Làng gốm nào nổi tiếng ở gần Hà Nội?

+ Người tạo ra sản phẩm gốm gọi là gì?

+ Các sản phẩm gốm làm bằng chất liệu gì?

+ Kể tên một vài sản phẩm gốm tiêu biểu.

– GV có thể bổ sung kiến thức: Làng gốm Bát Tràng

là làng nghề gốm nổi tiếng có bề dày lịch sử tại Việt

Nam, có nhiều sản phẩm gốm khác nhau, phục vụ

cho nhiều mục đích sử dụng.

– Giới thiệu bài mới.

– Cho HS quan sát hình ảnh trong SGK trang 64, 65

và tổ chức thảo luận theo nội dung:

+ Lĩnh vực hoạt động chính của Thiết kế công nghiệp

là gì? Tên gọi của các sản phẩm.

+ Lĩnh vực hoạt động chính của Thiết kế đồ hoạ

là gì? Tên gọi của sản phẩm.

+ Nét đặc trưng của mỗi ngành nghề được thể

hiện như thế nào?

– Lắng nghe luật chơi và tham gia trò chơi.

– HS quan sát, trả lời câu hỏi của mảnh

ghép:

+ Làng gốm Bát Tràng.

+ Nghệ nhân.

+ Chất liệu đất sét.

+ Lọ hoa, bát dĩa, ấm chén, độc bình, chân

đèn, đôn, bình vôi, nậm, choé thờ,…

– HS lắng nghe.

– Thảo luận:

+ Hoạt động chính của Thiết kế công

nghiệp là vẽ, thiết kế, tạo mô hình (dáng

sản phẩm),… trong môi trường sản xuất

thủ công nghiệp. Sản phẩm: hình dáng

các thiết bị công nghiệp, đồ gia dụng,

trang sức,…

+ Hoạt động chính của Thiết kế đồ hoạ là:

vẽ, thiết kế trên thiết bị điện tử, in ấn,…

Sản phẩm: lô gô, nhãn hàng, ấn phẩm

xuất bản, tờ rơi, áp phích,…

+ Nêu những ngành nghề chính của Mĩ thuật ứng

dụng, đặc điểm sản phẩm của mỗi ngành nghề.

+

Nêu

các

ngành

nghề

liên

quan

gần

với

Mĩ thuật ứng dụng.

+ Đặc điểm chung về sự sáng tạo ra các sản phẩm.

– GV giới thiệu mở rộng về tính liên môn giữa các

ngành nghề thuộc lĩnh vực Mĩ thuật ứng dụng.

+ (Trả lời theo hiểu biết cá nhân.)

+ Thiết kế công nghiệp, Thiết kế đồ hoạ,

Thiết kế thời trang, Thiết kế mĩ thuật sân

khấu – điện ảnh, Thiết kế mĩ thuật đa

phương tiện.

+ Kiến trúc.

+ Các mẫu sản phẩm có thể làm thủ công

hoặc tạo bản thiết kế trên máy vi tính;

các sản phẩm đại trà thường sản xuất

bằng máy móc.

– Lắng nghe và ghi nhớ kiến thức.

131

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO

a. Mục tiêu: HS hiểu, phân tích, đánh giá được một ngành nghề có liên quan đến Mĩ thuật ứng

dụng để hiểu sâu hơn về lĩnh vực đó.

b. Nội dung hoạt động: GV tạo điều kiện cho HS tham khảo một số bài viết giới thiệu về các

ngành nghề, nghệ sĩ/ nghệ nhân, triển lãm mĩ thuật chuyên đề để HS biết cách lập dàn ý một

bài luận, triển khai các ý chính để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.

c. Sản phẩm học tập: Bài luận hoặc sơ đồ tư duy giới thiệu nội dung về ngành nghề (hoạ sĩ,

nghệ nhân, triển lãm Mĩ thuật ứng dụng).

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Cho HS đọc tham khảo một số bài viết ngắn hoặc

video về ngành nghề thuộc lĩnh vực Mĩ thuật ứng

dụng mà GV sưu tầm hoặc tự viết. Có thể là bài viết

về nghề thiết kế, vẽ tem, thiết kế sách, làm gốm,….

có nội dung dễ hiểu, phù hợp với nhận thức của

HS lớp 9. Ví dụ: bài viết về hoạ sĩ Bùi Trang Chước

(người sáng tác Quốc huy Việt Nam); “ông tổ vẽ tem”

của nước nhà – hoạ sĩ Huỳnh Văn Thuận (tác giả huy

hiệu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tem,

tranh cổ động,…; hoạ sĩ Nguyễn Cát Tường (nhà

thiết kế áo dài đầu tiên của Việt Nam),…

– Đặt câu hỏi gợi mở cho HS:

+ Bài nghiên cứu đề cập đến ngành nghề gì?

+ Ngành nghề đó thuộc lĩnh vực gì?

+ Bài nghiên cứu giới thiệu tác phẩm/ tác giả tiêu

biểu nào? Tên tác phẩm/ sản phẩm tiêu biểu là gì?

+ Tài liệu được tham khảo từ nguồn tư liệu nào?

+ Em căn cứ vào đâu để biết nguồn tài liệu tham khảo?

+ Bài nghiên cứu có ý nghĩa và giá trị như thế nào

đối với đời sống xã hội?

– Yêu cầu HS xem gợi ý về cách chuẩn bị lựa chọn

đề tài để khai khác, cách dàn ý trong SGK trang 66;

nhấn mạnh nội dung trọng tâm để HS khai thác;

hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu uy tín qua internet

như: Tạp chí Mĩ thuật của Hội Mĩ thuật Việt Nam,

hoặc tra cứu bằng từ khoá chuyên ngành theo

tên của hoạ sĩ như: Hoạ sĩ Bùi Trang Chước – tác giả

Quốc huy được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh

– Đọc, nghiên cứu về lĩnh vực thiết kế

công nghiệp, thiết kế đồ hoạ, thiết kế thời

trang, thiết kế mĩ thuật sân khấu– điện

ảnh,…

– Trả lời theo nội dung cụ thể của bài viết.

+ Nguồn tư liệu tham khảo:

https://tuoitre.vn/,

https://thanhnien.

vn/; https://tapchimythuat.vn/, trên các

trang mạng internet chính thống.

+ Cuối bài viết thường có mục tài liệu

tham khảo (trong đó ghi cụ thể tên tài

liệu, tên tác giả, tên nhà xuất bản,…).

132

(https://thanhnien.vn), Bùi Trang Chước – Một bậc

thầy của nghệ thuật tranh sơn khắc và đồ hoạ ứng

dụng

(https://tapchimythuat.vn/),

Nhớ

Cát

Tường

(https://tapchimythuat.vn), Gốm Thành Lễ (https://

tapchimythuat.vn),...

– Cho HS đọc lại yêu cầu gợi ý cách viết bài trong

SGK trang 66.

– Nhắc lại tóm tắt các bước tiến hành:

+ Bước 1: Xác định đối tượng nghiên cứu (xác định

những vấn đề liên quan đến nội dung chuyên

ngành Mĩ thuật ứng dụng).

+ Bước 2: Lập dàn ý gồm 3 ý chính:

Mở bài: Giới thiệu về nghề, (hoạ sĩ, nghệ nhân,

triển lãm,…) dẫn dắt người đọc về nội dung liên

quan đến lĩnh vực Mĩ thuật ứng dụng

Thân bài: Giới thiệu khái quát đặc trưng của nghề,

các tác phẩm mĩ thuật; mô tả sơ lược hoặc cụ thể

về tác phẩm tiêu biểu; nêu giá trị và tính ứng dụng

của các tác phẩm mĩ thuật, những giải pháp truyền

thông để phát huy ngành nghề.

Kết luận: Nêu ý nghĩa và cảm nghĩ của bản thân

về ngành nghề.

– Có thể yêu cầu HS dừng lại ở việc lập các dàn ý

chính của bài, phần tìm hiểu chi tiết sẽ hoàn thiện

ở tiết sau.

– Có thể cho HS làm việc cá nhân hoặc nhóm.

– Lắng nghe, đọc lại gợi ý.

– Thực hành lập dàn ý và triển khai ý

chính.

HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

a. Mục tiêu: HS hiểu được vai trò, những đóng góp của ngành nghề thuộc lĩnh vực Mĩ thuật

ứng dụng đối với đời sống xã hội, phân tích được giá trị của sản phẩm.

b. Nội dung hoạt động: HS giới thiệu bài luận đã thực hiện trong hoạt động Luyện tập và

sáng tạo, từ đó phân tích và đánh giá thêm vai trò của ngành nghề này đối với đời sống xã hội.

c. Sản phẩm học tập: Bài phân tích sản phẩm trình chiếu (dành cho bài luận trên PowerPoint),

phần trưng bày (dành cho sơ đồ tư duy) theo hình thức cá nhân hoặc nhóm.

d. Tổ chức thực hiện:

133

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Tổ chức cho HS tập thuyết trình dàn ý chính của bài

viết giới thiệu ngành nghề theo hình thức cá nhân

hoặc nhóm.

– Cho các cá nhân/ nhóm nhận xét, góp ý bổ sung dàn

ý chính trong bài thuyết trình của bạn/ nhóm bạn.

– GV đánh giá, phân tích dàn ý chính bài thuyết trình

của từng nhóm và đặt câu hỏi để khai thác dự định

cá nhân về ngành nghề mà HS chọn thuyết trình.

– Thực hiện bài thuyết trình theo hướng

dẫn của GV.

– Thảo luận, đánh giá, nhận xét.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS xâu chuỗi, củng cố được kiến thức bằng cách tìm kiếm hình ảnh phù hợp để

minh hoạ tạo thành thước phim ngắn căn cứ trên nội dung bài viết đã làm ở mục Luyện tập và

sáng tạo.

b. Nội dung hoạt động: HS biết cách sưu tầm và có ý tưởng sắp xếp các hình ảnh phù hợp với

cấu trúc bài viết để làm slide PowerPoint hoặc thước phim ngắn.

c. Sản phẩm học tập: Ý tưởng sưu tầm hình ảnh minh hoạ phù hợp với bài viết để làm slide

PowerPoint hoặc thước phim ngắn.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Cho HS tham khảo SGK trang 67 và video do GV

sưu tầm, hướng dẫn HS thảo luận về các phân cảnh

giới thiệu theo nội dung:

+ Phân cảnh giới thiệu về ngành nghề gì, đối tượng

được giới thiệu là ai? (Bao gồm hình ảnh lao động

sáng tạo hoặc chân dung nghệ sĩ/ nghệ nhân).

+ Các nội dung giới thiệu về quy trình thực hiện/

sáng tác thể hiện qua hình ảnh nào?

– GV gợi ý cách lựa chọn, sắp xếp hình ảnh sao cho

phù hợp với nội dung bài viết. Có thể phân tích, khai

thác thêm nội dung từ hình ảnh để chuẩn bị bài tập

làm slide PowerPoint hoặc thước phim ngắn.

– Thảo luận theo nội dung cụ thể.

– Lắng nghe, ghi nhớ kiến thức.

– Củng cố kiến thức bài học.

– Dặn dò chuẩn bị đồ dùng hoàn thiện sản phẩm cho tiết học sau.

134

Tiết 2

– Ổn định tổ chức lớp.

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

– Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

a. Mục tiêu: HS cảm nhận, hiểu biết khái quát về từng ngành nghề thuộc lĩnh vực Mĩ thuật

ứng dụng, từ đó góp phần định hướng được nghề nghiệp cho bản thân.

b. Nội dung hoạt động: HS quan sát, tìm hiểu hình ảnh thực tế về các ngành nghề, tác phẩm,

sản phẩm.

c. Sản phẩm học tập: Nội dung, dữ liệu HS chuẩn bị ở bài nghiên cứu trong tiết học trước.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Nhắc lại nội dung và nhiệm vụ cần hoàn thành từ bài học của

tiết trước.

– Cho một vài HS lên trình bày dàn ý của bài viết và các hình ảnh sẽ

minh hoạ trong bài.

– Cho HS tổ chức nhận xét về bài viết nhằm bổ sung và củng cố

thêm kiến thức theo gợi ý:

+ Em thấy dàn ý đã thể hiện được vai trò của ngành nghề này trong

xã hội chưa?

+ Giá trị và tính ứng dụng của những sản phẩm trong ngành nghề

này là gì?

– Nhận xét tổng hợp ý kiến, nhận xét bổ sung.

– Hướng dẫn thêm cho HS cách khai thác nội dung, cách diễn đạt

sao cho dễ hiểu, mạch lạc.

– Nhận xét theo ý kiến

riêng:

– Suy nghĩ và lưu ý câu

hỏi gợi mở để có thêm

ý tưởng và dự định cho

việc hoàn thiện bài viết.

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO

a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức về ngành nghề thuộc lĩnh vực Mĩ thuật ứng dụng qua tìm

hiểu, phân tích, đánh giá để hiểu sâu hơn về ngành nghề này.

b. Nội dung hoạt động: HS tham khảo một số bài viết giới thiệu về các ngành nghề, nghệ sĩ/

nghệ nhân, triển lãm mĩ thuật chuyên đề để HS biết cách lập dàn ý một bài luận, triển khai các

ý chính để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.

c. Sản phẩm học tập: HS viết được bài luận thuyết trình theo cá nhân/ nhóm về ngành nghề

(hoạ sĩ, nghệ nhân, triển lãm Mĩ thuật ứng dụng).

d. Tổ chức thực hiện:

135

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Tạo cơ hội, gợi mở cho HS nêu ý tưởng thực hiện và thực hiện bài

viết cá nhân.

– Yêu cầu HS thực hiện tiếp bài viết từ tiết học trước, triển khai thêm

các ý để thông tin bài viết cụ thể và rõ ràng mạch lạc hơn

– Quan sát và giúp đỡ khi HS còn lúng túng trong tiết học (nếu cần).

– Tìm hiểu, nghiên cứu

bài tham khảo, tranh ảnh

tự sưu tầm để minh hoạ

cho bài viết.

– Thực hành hoàn thiện

bài viết cá nhân.

HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

a. Mục tiêu: HS hiểu được vai trò, những đóng góp của ngành nghề thuộc lĩnh vực Mĩ thuật ứng

dụng đối với đời sống xã hội, phân tích được giá trị của sản phẩm.

b. Nội dung hoạt động: HS giới thiệu bài luận đã thực hiện trong hoạt động Luyện tập và

sáng tạo, từ đó phân tích và đánh giá thêm vai trò của ngành nghề này đối với đời sống xã hội.

c. Sản phẩm học tập: Bài thuyết trình (PowerPoint, sơ đồ tư duy) theo hình thức cá nhân

hoặc nhóm.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Tổ chức cho HS trình bày bài viết theo nhóm hoặc cá nhân như nội

dung tiết 1 đã phân công.

– Yêu cầu HS nêu cảm nhận và chia sẻ về bài viết theo gợi ý:

+ Em thích bài viết nghiên cứu của bạn nào hoặc nhóm nào? Vì sao?

+ Nội dung bài viết giới thiệu về ngành nghề gì?

+ Trong bài viết có những thông tin nào bổ ích? Em ấn tượng với

những thành tựu nào của ngành nghề này?

+ Em muốn điều chỉnh gì trong nội dung bài viết này?

– Khuyến khích HS nêu ý tưởng trong bài của mình và của bạn.

– GV đánh giá, phân tích bài viết của từng nhóm và đặt câu hỏi để

khai thác dự định cá nhân về ngành nghề mà HS được yêu thích.

– Thực hiện thuyết trình

theo hướng dẫn của GV

Nêu

cảm

nhận

về

ý

nghĩa trong bài viết của

mình, của bạn.

Chia

sẻ

suy

nghĩ

nhân về bài viết.

– Nêu dự định cá nhân.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS hoàn thành được thước phim ngắn căn cứ vào nội dung bài viết đã làm ở hoạt

động trước.

b. Nội dung hoạt động: HS chuẩn bị nội dung và làm thực hành bản trình chiếu slide Power-

Point hoặc làm video sao cho phù hợp với cấu trúc bài viết; tổ chức trình chiếu sản phẩm.

c. Sản phẩm học tập: Bản trình chiếu slide PowerPoint hoặc thước phim ngắn.

d. Tổ chức hoạt động:

136

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Cho HS tiếp tục hoàn thành bài tập đã được giao nhiệm vụ từ

tiết trước.

– Yêu cầu HS trình chiếu slide PowerPoint hoặc thước phim ngắn.

– Hướng dẫn HS giới thiệu một video về ngành nghề và tác giả, tác

phẩm tiêu biểu, tổ chức thảo luận theo nội dung:

+ Video được thiết kế bằng công cụ gì?

+ Em thấy video nào có ý nghĩa nhất?

– GV tổ chức cho HS sắm vai mô phỏng lại hình dáng, tác phong tư

thế khi thực hiện sản phẩm (tư thế khi tạo dáng sản phẩm trên bàn

xoay, khi khắc nét trang trí,…), tự giới thiệu về đặc điểm tác phẩm/

sản phẩm.

–Tiếp

tục

hoàn

thành

bài

tập

đã

được

giao

nhiệm vụ từ tiết trước.

– Xem bản trình chiếu

của bạn

Chia

sẻ

cảm

xúc

nhân

nhận

xét

về

sản phẩm của bạn hoặc

nhóm bạn.

– Phân công sắm vai.

– Củng cố kiến thức bài học.

– Dặn dò chuẩn bị: Tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu các bài viết về đặc trưng của một số ngành

nghề thuộc lĩnh vực Mĩ thuật ứng dụng.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

Bài 16: ĐẶC TRƯNG CỦA MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ

LIÊN QUAN ĐẾN MĨ THUẬT ỨNG DỤNG (2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức

– Hiểu được yếu tố đặc trưng của một số ngành nghề liên quan đến Mĩ thuật ứng dụng.

– Thể hiện được kiến thức, kĩ năng liên môn thông qua việc viết bài luận phân tích quá trình

tạo ra sản phẩm cụ thể hoặc làm được một SPMT có tính ứng dụng.

– Nhận định được lĩnh vực chuyên ngành phù hợp với sở thích cá nhân.

– Biết trân trọng giá trị của các ngành nghề thuộc lĩnh vực Mĩ thuật ứng dụng.

137

Nhiệm vụ của GV

Gợi ý phương pháp,

hình thức dạy học

– Khuyến khích, gợi mở, tạo điều kiện để HS nhận

ra được ý nghĩa của các ngành nghề thuộc lĩnh vực

Mĩ thuật ứng dụng.

– Hướng dẫn/ hỗ trợ giúp HS biết tra cứu và sử

dụng các nguồn tư liệu để hiểu biết về quá trình

lao động sáng tạo nghệ thuật.

– Giúp HS hiểu được những đặc trưng về sản phẩm

của các ngành nghề Mĩ thuật ứng dụng, tiêu chí

đánh giá và giá trị của sản phẩm.

– Phương pháp: trực quan, gợi mở, thực

hành, thảo luận, nêu vấn đề và giải quyết

vấn đề, liên hệ thực tiễn.

– Hình thức tổ chức: hướng dẫn thực hành

hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực đặc thù môn học

– Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: hiểu biết và yêu thích các SPMT ứng dụng.

– Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: thực hiện được bài viết, bài thực hành SPMT

ứng dụng theo ý thích.

– Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: biết cách phân tích, nhận xét, đánh giá về đặc trưng

một số ngành nghề Mĩ thuật ứng dụng và các SPMT cá nhân hoặc nhóm.

2.2. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: bước đầu thể hiện tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm,

trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành, trưng bày, chia sẻ nhận xét sản phẩm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm (màu vẽ,

giấy màu,…) để thực hành sáng tạo chủ đề.

2.3. Năng lực đặc thù của học sinh

– Năng lực ngôn ngữ: vận dụng kĩ năng nói trước lớp trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét.

– Năng lực tính toán: vận dụng sự hiểu biết về hình khối trong không gian 2 chiều, 3 chiều để

áp dụng vào thực hành SPMT.

3. Về phẩm chất

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính kiên trì nhẫn nại, trung thực, trách nhiệm, phẩm chất

yêu nước, lan toả tinh thần nhân văn ở HS, cụ thể qua một số biểu hiện:

– Biết yêu thiên nhiên, đất nước, môi trường sống và có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường.

138

– Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng trong thực hành, sáng tạo;

tích cực tự giác và nỗ lực học tập.

– Xây dựng tinh thần đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè thông qua các hoạt động.

– Biết cảm nhận được vẻ đẹp, các giá trị thực tiễn trong cuộc sống cũng như trong các tác

phẩm mĩ thuật.

– Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– SGK, SGV, KHBD biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học.

– Một số bài viết, video giới thiệu về chuyên ngành Mĩ thuật ứng dụng.

– Các bước hướng dẫn dàn ý bài viết.

– Phương tiện hỗ trợ (nếu có).

2. Học sinh

– SGK, VBT (nếu có).

– Đồ dùng học tập: giấy vẽ, màu sáp, màu gouache, đất nặn, bút lông, lọ nước rửa bút, chì tẩy,

giấy màu, giấy báo, keo dán, kéo,...

– Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 1

– Ổn định tổ chức lớp.

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

– Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

a. Mục tiêu: HS hiểu được các yếu tố đặc trưng của một số ngành nghề đặc thù như: quá trình

về lao động sáng tạo, hoàn thiện tác phẩm/ sản phẩm/ công trình tới công chúng, đặc trưng về

sản phẩm và tiêu chí đánh giá, giá trị của SPMT ứng dụng đối với người tiêu dùng.

b. Nội dung hoạt động: GV tạo cơ hội cho HS tìm hiểu thông tin về đặc trưng ngành nghề

thông qua các hoạt động mĩ thuật, quan sát một số hình ảnh sản phẩm hoặc thông qua clip.

c. Sản phẩm học tập: HS nắm được những nét tiêu biểu về công việc, các hoạt động, chuyên

ngành chính của lĩnh vực Mĩ thuật ứng dụng.

d. Tổ chức thực hiện:

139

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Khởi động: GV cho HS xem video về các hoạt động cụ thể trong

lĩnh vực Mĩ thuật ứng dụng như: hoạt động tổ chức triển lãm tranh

hoặc quy trình làm tác phẩm/sản phẩm,… Có thể tham khảo qua

các đường dẫn sau:

https://www.youtube.com/watch?v=ReanraJ_Ryo (Triển lãm Mĩ thuật

ứng dụng năm 2023)

https://video.voh.com.vn/tap-chi-my-thuat/my-thuat-ung-dung-

tren-con-duong-khang-dinh-dau-an-rieng-505557.html (Mĩ thuật

ứng dụng trên con đường khẳng định dấu ấn riêng).

– Đặt câu hỏi cho HS thảo luận, nhắc lại hình ảnh, đặc điểm

sản phẩm, không gian trưng bày của các sản phẩm thuộc lĩnh vực

Mĩ thuật ứng dụng đã được xem.

– Cho HS quan sát tìm hiểu mục 1 trong SGK trang 68; có thể

chuẩn bị thêm các video clip cho HS quan sát.

– Gợi ý cho HS thảo luận mục 1: Đặc trưng về lao động, sản xuất và

sáng tạo mĩ thuật theo gợi ý:

+ Em hãy nêu quy trình sáng tạo một công trình kiến trúc.

+ Em tiếp cận công trình kiến trúc qua hình thức nào?

+ Bối cảnh về không gian, phối cảnh, địa điểm của công trình

kiến trúc.

– Gợi ý cho HS thảo luận mục 2: Đặc trưng về sản phẩm của các

ngành nghề Mĩ thuật ứng dụng:

+ Em hiểu thế nào là chuyên ngành chính thuộc lĩnh vực Mĩ thuật

ứng dụng và chuyên ngành có liên quan (chuyên ngành gần)?

GV cung cấp kiến thức: Chuyên ngành đào tạo thuộc lĩnh vực

Mĩ thuật ứng dụng giúp người học có được những kiến thức và

kĩ năng chuyên môn chuyên sâu. Chuyên ngành có liên quan

(chuyên ngành gần) có sử dụng một số kiến thức cơ bản về học

phần mĩ thuật như: hình hoạ, bố cục màu, trang trí,… để bổ trợ

cho chuyên ngành của mình.

+ Các chuyên ngành có liên quan đến lĩnh vực Mĩ thuật ứng dụng

như Kiến trúc đóng vai trò như thế nào đối với đời sống xã hội?

– HS tham khảo SGK hoặc

xem video.

– Thảo luận theo yêu cầu,

trả lời theo cảm nhận riêng.

– Trả lời theo hiểu biết và

nhận thức cá nhân.

GV cung cấp kiến thức: Kiến trúc liên quan đến việc tổ chức sắp

xếp không gian, hình thức của một công trình. Một công trình

kiến trúc nổi bật phản ánh tình hình kinh tế – xã hội của một quốc

gia. Kiến trúc là thước đo tư duy và góc nhìn thẩm mĩ của con

người tại địa phương. Kiến trúc hợp lí giúp tối ưu hoá công năng

sử dụng cho mục đích sinh hoạt, làm việc,…

Lắng

nghe

ghi

nhớ

kiến thức.

140

+ Chỉ ra đặc trưng sản phẩm của các chuyên ngành lĩnh vực

Mĩ thuật ứng dụng mà em biết .

– GV cung cấp kiến thức: Hình thức thể hiện sản phẩm của các

chuyên ngành Mĩ thuật ứng dụng có chung một đặc điểm là được

thực hiện theo quy trình: mẫu sản phẩm được làm thủ công, bản

thiết kế được làm trên máy vi tính, sản phẩm đại trà được sản xuất

bằng máy móc. Từng sản phẩm sẽ có yêu cầu đặc thù.

– Gợi ý cho HS thảo luận mục 3: Tiêu chí đánh giá và giá trị của

sản phẩm

+ Nêu các tiêu chí đánh giá những SPMT ứng dụng.

+ Theo em các tiêu chí nào quan trọng? Vì sao?

– GV tổng kết theo nội dung trong SGK trang 70. Các SPMT ứng

dụng được đánh giá bởi các tiêu chí khác nhau, nhưng tiêu chí về

tính thẩm mĩ và sự tiện dụng khi sử dụng được coi là yếu tố quan

trọng. Vì vậy thiết kế là yếu tố quyết định kiểu dáng đồng thời

còn có tầm quan trọng trong thương mại và thương hiệu của sản

phẩm. Người làm Mĩ thuật ứng dụng phải biết phân tích, dự đoán

xu thế phát triển để tổng hợp và đưa ra các giải pháp đáp ứng yêu

cầu phát triển chung của xã hội.

– Thảo luận và trả lời theo

cảm nhận cá nhân qua việc

quan sát sơ đồ trong SGK

trang 70.

– Trả lời theo hiểu biết cá

nhân: Tiêu chí quan trọng

là giá trị thẩm mĩ và công

năng sử dụng.

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO

a. Mục tiêu: HS nắm được khái quát cách làm một SPMT mang tính ứng dụng phù hợp với năng lực

và sở trường hoặc một bài luận về lĩnh vực Mĩ thuật ứng dụng.

b. Nội dung hoạt động: GV tạo cơ hội cho HS tham khảo một số tác phẩm mĩ thuật ứng dụng

hoặc bài viết giới thiệu về các ngành nghề để HS biết cách dàn ý một bài luận, triển khai các

ý chính để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.

c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện được SPMT mang tính ứng dụng hoặc bài luận về lĩnh vực

Mĩ thuật ứng dụng.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Yêu cầu HS mở SGK trang 71, để quan sát sản phẩm tham khảo

hoặc hình ảnh do GV sưu tầm, đặt câu hỏi để HS tìm hiểu về đề tài

hoặc chất liệu và hình thức thực hiện SPMT:

+ SPMT làm từ chất liệu gì? (vẽ trên gốm, thiết kế bằng phần

mềm đồ hoạ, vẽ trên giấy,…).

+ Chia sẻ về dự định viết bài luận hoặc làm SPMT ứng dụng

của em.

– Quan sát, tìm hiểu.

– Trả lời câu hỏi, chia sẻ dự

định.

141

– GV yêu cầu HS nghiên cứu thực hiện một bài luận hoặc SPMT

mang tính ứng dụng theo hình thức cá nhân hoặc nhóm. Nếu

theo hình thức nhóm thì phân công mỗi nhóm làm cả sản phẩm

thực hành lẫn bài viết.

– Lưu ý: Bài luận chỉ yêu cầu HS dừng lại ở bước dàn ý, bài thực

hành SPMT chỉ dừng lại ở bước phác thảo thiết kế.

– Lắng nghe và thực hiện.

HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

a. Mục tiêu: HS hiểu được quy trình thiết kế, sáng tạo sản phẩm, đưa ra được những đánh giá về ưu

điểm và nhược điểm, nhận biết được nét đặc trưng của từng thể loại SPMT ứng dụng.

b. Nội dung hoạt động: HS tập phê bình SPMT của mình và của bạn đã làm trong hoạt động

Luyện tập và sáng tạo, từ đó đánh giá, nhận xét về giá trị thẩm mĩ và công năng sử dụng của

sản phẩm.

c. Sản phẩm học tập: HS đánh giá được SPMT ứng dụng đã thực hiện, hiểu được vai trò của

thiết kế là yếu tố quyết định kiểu dáng, chất lượng và thương hiệu của sản phẩm.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Tổ chức cho HS tập đánh giá, phê bình sản phẩm theo hình thức

cá nhân hoặc nhóm. Có thể cho các nhóm đánh giá chéo nhằm

tăng cường năng lực quan sát, phân tích cho HS hoặc cho HS ghi

chép và sử dụng nhật kí cá nhân để bổ trợ cho hoạt động này.

– Sử dụng bảng đánh giá của HS để thu thập thông tin, thu nhận

thêm ý kiến, từ đó phân tích bài viết của từng nhóm. GV đưa ra

các gợi ý đánh giá:

+ Quy trình thực hiện SPMT ứng dụng như thế nào? Cần lưu ý

hoặc thay đổi gì sau khi hoàn thành sản phẩm?

+ SPMT ứng dụng thể hiện ở nhóm chuyên ngành gì? Bằng

những chất liệu gì? Ưu điểm và nhược điểm của sản phẩm đó.

– Yêu cầu HS đánh giá chung về mọi mặt của sản phẩm (hình thức,

màu sắc, chất liệu, công dụng,…), nhận định về định hướng phát

triển của sản phẩm trong tương lai.

– Gợi ý cho HS về hướng phát triển sản phẩm, đánh giá về tiềm

năng của sản phẩm trên thị trường; có thể làm blogger đăng tải

các bài viết chia sẻ kinh nghiệm, sự hiểu biết của bản thân hoặc

quy trình làm một SPMT, một chủ đề mà mình tâm đắc.

– Thực hiện phần đánh giá

theo hướng dẫn của GV.

– Thảo luận, đánh giá, nhận

xét.

– Trình bày, nêu ý kiến cá nhân.

Nêu

mức

độ

(đơn

giản,

phức tạp,…); đánh giá chung

về mọi mặt của sản phẩm

(hình thức, màu sắc, chất liệu,

công dụng,…); nhận định về

định hướng phát triển của

sản phẩm trong tương lai.

142

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS có kiến thức mở rộng về thông tin về các ngành nghề, địa chỉ đào tạo, hình thức

đào tạo của các cơ sở giáo dục.

b. Nội dung hoạt động: HS tìm kiếm thông tin hữu ích từ các trang mạng uy tín, tìm hiểu danh

sách các môn học trong ngành và những ngành nghề có liên quan.

c. Sản phẩm học tập: HS tra cứu được thông tin ở các trang mạng uy tín, có được danh sách các

ngành nghề mà mình quan tâm.

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Hướng dẫn HS tra cứu thông tin bằng các từ khoá chuyên

ngành Mĩ thuật ứng dụng và chuyên ngành có liên quan đến

Mĩ thuật ứng dụng như: Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế mĩ thuật đa

phương tiện, Thiết kế sân khấu – điện ảnh, Thiết kế thời trang,…

– Tổ chức cho HS viết bài kế hoạch học tập, rèn luyện về các

ngành nghề lĩnh vực mà bản thân quan tâm theo hình thức

cá nhân hoặc nhóm.

– Cho HS thảo luận về bản kế hoạch, về tính hiệu quả của lộ trình

và sắp xếp thời gian thực hiện. (Lưu ý: các chuyên ngành thuộc

lĩnh vực Mĩ thuật ứng dụng cần đầu tư thời gian rèn luyện từ sớm

để có hiệu quả tối ưu.)

– Dặn dò HS chuẩn bị đầy đủ cho tiết học sau.

– Thực hiện theo hướng dẫn

của GV.

– Thảo luận về bản kế hoạch,

về tính hiệu quả của lộ trình

sử dụng và sắp xếp thời gian.

– Củng cố kiến thức bài học.

– Dặn dò chuẩn bị đồ dùng hoàn thiện sản phẩm cho tiết học sau.

Tiết 2

– Ổn định tổ chức lớp.

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

– Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

a. Mục tiêu: HS hiểu được các yếu tố đặc trưng của ngành nghề về sản phẩm, công năng sử dụng,…

b. Nội dung hoạt động: GV cho HS tìm hiểu, quan sát, đánh giá các bài viết do GV sưu tầm về

sản phẩm Mĩ thuật ứng dụng.

c. Sản phẩm học tập: HS nắm được những nét tiêu biểu về công việc, các hoạt động, chuyên

ngành chính của Mĩ thuật ứng dụng.

d. Tổ chức thực hiện:

143

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Khởi động: GV cho các nhóm báo cáo kết quả làm

việc của bài thực hành sáng tạo từ tiết trước.

– Tổ chức trao đổi theo nội dung:

+ Nhóm em đã làm được những gì cho bài luận

hoặc bài thực hành SPMT?

+ Dự kiến công việc tiếp theo là gì?

– Nhận xét và góp ý thêm cho nội dung công việc

của nhóm

– Cho HS quan sát lại hình ảnh SGK trang 71 để biết

khai thác các kĩ năng liên môn.

– Chia sẻ, thảo luận và thống nhất các chủ đề có liên

quan đến nội dung bài học.

– Cho HS nhận xét về 4 hình ảnh trong SGK và thêm

hình ảnh GV tự sưu tầm (nếu có) theo gợi ý:

+ Em hãy nhận xét về đặc điểm và công năng sử

dụng của các sản phẩm.

+ Cách trang trí sản phẩm.

– GV cung cấp kiến thức: Các tác phẩm, sản phẩm

thuộc lĩnh vực Mĩ thuật ứng dụng hiện nay tương đối

đa dạng về hình thức thể hiện, sáng tạo cả về hình

thức lẫn chất liệu sản phẩm. Để có một SPMT ứng

dụng tốt, có thể áp dụng các nguyên tắc về bố cục và

trang trí một cách hài hoà, nhưng phải đảm bảo phù

hợp với đặc trưng của sản phẩm.

– Báo cáo theo yêu cầu của GV.

– Thảo luận và dự kiến phân nhiệm vụ để

tiếp tục hoàn thành bài tập (nếu làm bài

theo nhóm).

– Nhận xét về 4 hình ảnh:

+ Hình 1: Thiết kế bình gốm, dùng để

trang trí hoặc cắm hoa. Bình có sử dụng

hình ảnh tranh bố cục của thiếu nhi, có

màu sắc tươi sáng để trang trí.

+ Hình 2: Thiết kế bìa sách, công năng

sử dụng như một chiếc “áo” bảo vệ cuốn

sách. Bìa sách sử dụng đồng thời cả

kênh hình và kênh chữ thể hiện thông

điệp của nội dung cuốn sách.

+ Hình 3: Mẫu thiết kế túi xách da. Bên

cạnh chức năng lưu trữ đồ dùng thì túi

xách còn là vật trang trí, làm đẹp, thể

hiện thị hiếu thẩm mĩ của người sử

dụng. Túi có màu sắc đồng nhất, các

chi tiết như móc khoá, quai xách được

thiết kế tỉ mỉ như một phần trang trí

của túi xách.

+ Hình 4: Thiết kế áo dài. Áo dài được

sử dụng phổ biến trong các dịp lễ hội,

hoặc các sự kiện trọng đại. Áo được

trang trí bằng hình ảnh thiếu nhi vui

đùa cạnh các ngôi nhà cổ kính, vừa tôn

vinh giá trị văn hoá đặc trưng Việt Nam

vừa mang nét hiện đại.

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO

a. Mục tiêu: HS hiểu và nắm được cách viết bài luận hoặc làm một SPMT mang tính ứng dụng

phù hợp với năng lực và sở trường.

b. Nội dung hoạt động: GV tạo điều kiện cho HS tham khảo một số tác phẩm Mĩ thuật ứng dụng

hoặc bài viết giới thiệu về các ngành nghề để HS triển khai tiếp bài luận hoặc thực hành SPMT.

c. Sản phẩm học tập: SPMT mang tính ứng dụng hoặc bài luận.

d. Tổ chức thực hiện:

144

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Cho HS xem một số bài làm (bài luận hoặc SPMT)

ở tiết học trước, gợi ý cho HS nhận xét bài của nhóm

mình, nhóm bạn để rút kinh nghiệm.

– Cho các nhóm tiếp tục hoàn thành nội dung và

nhiệm vụ được giao từ tiết trước.

– Quan sát chung và giúp đỡ cho HS (nếu cần).

– Tiếp tục hoàn thiện bài thực hành

sáng tạo.

– Hoàn thiện sản phẩm theo năng lực.

HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu về quy trình thiết kế tạo dáng sản phẩm, đưa ra được những đánh giá

cả về ưu điểm và nhược điểm, nhận biết nét đặc trưng của từng thể loại SPMT ứng dụng.

b. Nội dung hoạt động: HS tập phê bình SPMT của mình và của bạn đã làm trong hoạt động Luyện

tập và sáng tạo, từ đó đánh giá, nhận xét giá trị thẩm mĩ và công năng sử dụng của sản phẩm.

c. Sản phẩm học tập: Đánh giá được SPMT ứng dụng đã thực hiện.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Tổ chức cho mỗi nhóm lần lượt giới thiệu, thuyết

trình bài viết, video clip, SPMT giới thiệu ngành nghề

theo nhóm.

– Khuyến khích HS nêu và chia sẻ cảm nhận về bài

thực hành của nhóm mình và của nhóm bạn.

+ Đối với bài luận: Nêu câu hỏi về cấu trúc bài,

nội dung, bố cục bài viết, các ý triển khai,…

+ Đối với SPMT: Nêu câu hỏi gợi ý để HS nhận xét,

đánh giá: về giá trị thẩm mĩ, công năng sử dụng của

sản phẩm và một số tiêu chí khác (nếu có).

– Gợi ý để HS có thêm ý tưởng điều chỉnh cho bài

thực hành hoàn thiện hơn.

– Đánh giá kết quả.

– Thực hiện bài thuyết trình (bài luận)

hoặc trưng bày SPMT theo hướng dẫn

của GV.

– Thảo luận, đánh giá, nhận xét.

Tham

gia

nhận

xét,

đánh

giá

tự đánh giá.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu mở rộng được thông tin về các ngành nghề, địa chỉ đào tạo, hình thức

đào tạo của các cơ sở giáo dục.

b. Nội dung hoạt động: HS tìm kiếm được thông tin hữu ích từ các webside uy tín, tìm hiểu

danh sách các môn học trong ngành và những ngành nghề có liên quan.

c. Sản phẩm học tập: Hoàn thành bản xây dựng bản kế hoạch học tập.

d. Tổ chức hoạt động:

145

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– Tạo cơ hội cho HS tra cứu thông tin về các cơ sở

đào tạo chuyên ngành Mĩ thuật ứng dụng.

– Cho HS hoàn thành bài kế hoạch học tập, rèn luyện

về các ngành nghề, lĩnh vực Mĩ thuật ứng dụng mà

mình quan tâm theo hình thức cá nhân/ nhóm.

– Tra cứu, thảo luận.

– Lập bản kế hoạch.

– Củng cố kiến thức bài học.

– Dặn dò chuẩn bị đồ dùng hoàn thiện sản phẩm cho tiết học sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

147

Bản quyền thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

và Công ty cổ phần Dịch vụ xuất bản giáo dục Gia Định

Chịu trách nhiệm xuất bản:

Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc NGUYỄN TIẾN THANH

Chịu trách nhiệm nội dung:

Tổng biên tập PHẠM VĨNH THÁI

Tổ chức và chịu trách nhiệm bản thảo:

Phó Tổng biên tập ĐINH GIA LÊ

Giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ xuất bản giáo dục Gia Định

TRẦN THỊ KIM NHUNG

Biên tập nội dung:

HÀ TUỆ HƯƠNG

Trình bày bìa

:

ĐặNG NGọC HÀ – TỐNG THANH THẢO

Thiết kế sách

:

CAO TIẾN DŨNG

Sửa bản in

:

HÀ TUỆ HƯƠNG

Chế bản

:

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ XUẤT BẢN GIÁO DỤC GIA ĐỊNH

Tất cả các phần của nội dung cuốn sách này đều không được sao chép, lưu trữ, chuyển thể

dưới bất kì hình thức nào khi chưa có sự cho phép bằng văn bản của

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Công ty cổ phần Dịch vụ xuất bản giáo dục Gia Định.

148

KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN MĨ THUẬT LỚP 9

(Hỗ trợ giáo viên thiết kế kế hoạch bài dạy theo sách giáo khoa Mĩ thuật 9 –

Bộ sách Chân trời sáng tạo – Bản 2)

Mã số:

In ... bản, (QĐ ... - NXBGDHN) khổ 19 x 26,5 cm.

Đơn vị in:

Cơ sở in:

Số ĐKXB:

Số QĐXB: .../QĐ-GD-HN ngày ... tháng ... năm ...

In xong và nộp lưu chiểu quý ... năm 202...

Mã số ISBN:

Tài liệu cùng danh mục Tài liệu

Chuyên đề 38. Xác suất - câu hỏi

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Trong bài viết này CLB HSG Hà nội xin giới thiệu Chuyên đề 38. Xác suất - câu hỏi. Chuyên đề được biên soạn giúp các thầy cô thuận tiện trong quá trình chuẩn bị bài giảng luyện tập học sinh đạt điểm cao. Hãy tải ngay Chuyên đề 38. Xác suất - câu hỏi. CLB HSG Hà nội luôn cập nhật các kiến thức mới nhất. Hãy chia sẻ tài liệu hay của các Thày cô lên trang. Chúc các bạn thành công!!


Chuyên đề 38. Xác suất - đáp án

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Trong bài viết này CLB HSG Hà nội xin giới thiệu Chuyên đề 38. Xác suất - đáp án. Chuyên đề được biên soạn giúp các thầy cô thuận tiện trong quá trình chuẩn bị bài giảng luyện tập học sinh đạt điểm cao. Hãy tải ngay Chuyên đề 38. Xác suất - đáp án. CLB HSG Hà nội luôn cập nhật các kiến thức mới nhất. Hãy chia sẻ tài liệu hay của các Thày cô lên trang. Chúc các bạn thành công!!


Kiến thức văn bản lớp 9

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Trong bài viết này xin giới thiệu Kiến thức văn bản lớp 9 có đáp án. 10 Kiến thức văn bản lớp 9 có đáp án giúp các em ôn luyện và thi HSG môn Văn đạt kết quả cao, đồng thời đề thi cũng là tài liệu tốt giúp các thầy cô tham khảo trong quá trình dạy HSG. Hãy tải ngayKiến thức văn bản lớp 9 có đáp án. CLB HSG Hà nội nơi luôn cập nhật các kiến thức mới nhất. Chúc các bạn thành công!!


Tuyển tập văn nghị luận xã hội 200 chữ Hay

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.70 đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ - Luyện tập viết đoạn văn Nghị luận xã hội ngắn


Tuyển tập bài tập chất béo bám sát cấu trúc đề thi TN ThPT năm 2021

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Trong bài viết này xin giới thiệu Tuyển tập bài tập chất béo bám sát cấu trúc đề thi TN ThPT năm 2021 giúp các em ôn luyện và thi HSG môn Hóa đạt kết quả cao, đồng thời đề thi cũng là tài liệu tốt giúp các thầy cô tham khảo trong quá trình dạy HSG. Hãy tải ngay Tuyển tập bài tập chất béo bám sát cấu trúc đề thi TN ThPT năm 2021 .CLB HSG Hà nội nơi luôn cập nhật các kiến thức mới nhất. Chúc các bạn thành công!!


10 DẪN CHỨNG MỚI CHO NLXH.docx

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Các cậu có hay đọc báo, đọc tin tức hoặc xem thời sự không nè??? Nếu chưa thì hãy làm quen đi nhé, nó sẽ giúp các cậu rất nhiều trong việc chọn dẫn chứng đónhaaa


Tổng hợp hơn 300 câu đố vui dân gian hay nhất từ dễ đến khó

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Dưới đây là hơn 300 câu đố CLB sưu tầm được trên mạng, chia sẻ lại với các bạn nào thích chơi trò giải câu đố. Bên cạnh mỗi câu đố là đáp án cho các bạn tiện theo dõi.


Ý nghĩa nhan đề Nói với con (Y Phương) SGK Ngữ Văn lớp 9

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Phân tích nhan đề Nói với con - Ngữ Văn 9 được biên soạn bám sát SGK giúp các em làm bài tốt hơn dạng phân tích nhan đề cũng như đạt điểm cao trong kì thi chuyển cấp sắp tới


Ý nghĩa nhan đề sang thu (7 mẫu) phân tích đặc sắc nhất

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Tổng hợp 5 mẫu bài phân tích nhan đề Sang Thu - Hữu Thỉnh hay nhất sẽ giúp các em nắm chắc được những kiến thức cơ bản của bài học biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa, giúp các bạn học sinh dễ hiểu và tiếp thu bài giảng nhanh hơn


Cảm nhận về nhân vật người vợ nhặt _Top 5 bài văn mẫu hay nhất

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Tuyển tập các dạng bài văn mẫu cảm nhận vợt nhặt bám sát nội dung chương trình học giúp các em có nguồn tài liệu tham khảo chất lượng nhất cũng như hình dung ra cách làm bài dạng cảm nhận thơ, tác phẩm


Tả cây mai lớp 4 - 10 bài văn mẫu hay nhất (chọn lọc)

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Mỗi khi dịp tết đến xuân về hoa mai vàng nở để chào đón một mùa xuân mới. Với 10 bài văn mẫu tả cây hoa mai lớp 4 hay nhất của các bạn học sinh trên toàn quốc này, hy vọng sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng để hoàn thiện bài văn của riêng mình


Bài văn tả mẹ lớp 6 hay nhất _Top 10 bài văn mẫu tả chọn lọc

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.10 mẫu bài văn tả về mẹ lớp 6 của em ngắn gọn sẽ giúp các em nắm chắc được những kiến thức cơ bản của bài học biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa, giúp các bạn học sinh dễ hiểu và tiếp thu bài giảng nhanh hơn


Soạn Tiếng Anh unit 15 lớp 7 : Going out - Ra ngoài

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Soạn unit 15 Tiếng Anh lớp 7 bao gồm các từ vựng tiếng anh kèm công thức chi tiết sẽ giúp các em học tập tốt và hiệu quả hơn, đồng thời giúp các em đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới


Tả cơn mưa mùa hạ lớp 6_ Top 5 bài văn mẫu miêu tả hay nhất

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Tuyển tập các dạng bài văn tả cơn mưa rào vào mùa hạ lớp 6 bám sát nội dung chương trình học giúp các em nắm chắc được những kiến thức cơ bản của bài học, dễ hiểu và tiếp thu bài giảng hiệu quả nhất


Soạn bài Ôn tập văn nghị luận SGK lớp 7 tập 2 đầy đủ nhất

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Soạn bài Ôn tập phần văn lớp 7 nghị luận hệ thống toàn bộ các bài tập cũng như kiến thức để giúp các em học tập môn Văn và làm bài một cách tốt hơn


Tập đọc Út Vịnh SGK Tiếng Việt lớp 5 trang 136 tập 2

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Soạn bài Út Vịnh lớp 5 hướng dẫn các em cách trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa cũng như tham khảo thêm các cách làm bài, trình bày bài khoa học giúp các em dễ dàng đạt điểm cao hơn


Phân tích khổ 4 5 bài Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Cảm nhận khổ 4 5 bài Mùa xuân nho nhỏ Ngữ văn 9 tập 2 sẽ giúp các em có thêm những gợi ý cách làm bài cũng như những ngôn từ hay làm cho văn phong thêm phần phong phú hơn


Giải vở bài tập Toán lớp 5 bài 148 trang 86, 87 đầy đủ nhất

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Giải vở bài tập Toán lớp 5 tập 2 bài 148 trang 86 là nguồn tài liệu tham khảo giúp các em học sinh ghi nhớ những kiến thức đã được học trên lớp cùng với việc luyện tập thêm các bài tập tại nhà


Toán lớp 4 thực hành trang 158: Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Giải Toán lớp 4 trang 158 thực hành là nguồn tài liệu tham khảo đầy đủ và chính xác nhất mà chúng tôi đã chọn lọc và tổng hợp giúp các em học sinh học môn Toán hiệu quả


Giải sinh 9 bài 60 ngắn nhất: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái

Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Zalo 0388202311 hoặc Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Để tải trọn bộ chỉ với 50k hoặc 250K để tải không giới hạn kho tài liệu trên web và drive, vui lòng liên hệ Liên hệ CLB_HSG_Hà Nội.Tổng hợp lý thuyết, trắc nghiệm và trả lời các câu hỏi trong SGK sinh 9 bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái trang 181 đến 183 chính xác, chi tiết và đầy đủ nhất dành cho học sinh lớp 9 tham khảo


Tài liệu mới download

Từ khóa được quan tâm

Danh mục tài liệu