MĨ THUẬT
(HỖ
TRỢ
GIÁO
VIÊN
THIẾT
KẾ
KẾ
HOẠCH
BÀI DẠY THEO SÁCH MĨ THUẬT 9 – BỘ SÁCH
KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG)
LỚP 9
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN
ĐINH GIA LÊ – PHẠM DUY ANH
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
2
QUY ƯỚC VIẾT TẮT DÙNG TRONG SÁCH
CNTT
:
công nghệ thông tin
GV
:
giáo viên
HS
:
học sinh
PPDH
:
phương pháp dạy học
NXBGDVN
:
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
SGK
:
sách giáo khoa
SGV
:
sách giáo viên
SPMT
:
sản phẩm mĩ thuật
TPMT
:
tác phẩm mĩ thuật
3
LỜI NÓI ĐẦU
Quý thầy cô thân mến!
Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật 9 là tài liệu tham khảo giúp các thầy cô thuận tiện
triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và sách giáo khoa, sách giáo viên
Mĩ thuật 9 được hiệu quả, theo đúng công văn hướng dẫn 5512/BGDĐT – GDTrH.
Mỗi chủ đề đều xác định rõ mục tiêu, quá trình tổ chức hoạt động và sản phẩm cụ thể.
Điều này đảm bảo cho thầy cô kiểm soát được quá trình dạy học một cách tường minh
(Mục tiêu như thế nào và thông qua hoạt động chính nào để có được sản phẩm phù hợp).
Chúng tôi hi vọng tập bài Kế hoạch bài dạy này sẽ hữu ích, giúp thầy cô triển khai tốt
nội dung giáo dục Mĩ thuật lớp 9 theo đúng mục tiêu đặt ra trong Chương trình Giáo dục
phổ thông 2018 – môn Mĩ thuật.
Các tác giả
4
MỤ C LỤ C
Trang
Chủ đề 1: CUỘC SỐNG MUÔN MÀU ..........................................................5
Bài 1. Vẻ đẹp cuộc sống trong tác phẩm mĩ thuật .................................................5
Bài 2. Thiết kế phụ kiện thời trang ...............................................................................9
Chủ đề 2: NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI THẾ GIỚI ........................................14
Bài 3. Một số trào lưu của nghệ thuật đương đại thế giới ...................................14
Bài 4. Thiết kế giá đỡ thiết bị công nghệ ...................................................................18
Chủ đề 3: THIẾT KẾ MĨ THUẬT SÁCH .........................................................22
Bài 5. Thiết kế bìa sách .....................................................................................................22
Bài 6. Tranh minh hoạ .......................................................................................................26
Chủ đề 4: CẢM HỨNG TRONG SÁNG TÁC MĨ THUẬT ................................30
Bài 7. Cảm hứng trong sáng tác hội hoạ ....................................................................30
Bài 8. Thiết kế hình ảnh nhận diện thương hiệu .....................................................34
Chủ đề 5: VẺ ĐẸP CỦA NGUYÊN MẪU TRONG THỰC HÀNH, SÁNG TẠO ....39
Bài 9. Tỉ lệ và hình khối của đồ vật ................................................................................39
Bài 10. Nguyên mẫu trong tác phẩm điêu khắc .....................................................43
Chủ đề 6: NGHỆ THUẬT MÚA RỐI ..............................................................47
Bài 11. Vẻ đẹp tạo hình con rối ......................................................................................47
Bài 12. Tạo hình nhân vật múa rối nước .....................................................................50
Chủ đề 7: MĨ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM ............................................55
Bài 13. Khuynh hướng sáng tác mĩ thuật ..................................................................55
Bài 14. Thiết kế sản phẩm đồ gia dụng từ vật liệu đã qua sử dụng .................59
Chủ đề 8: HƯỚNG NGHIỆP .........................................................................64
Bài 15. Ngành, nghề liên quan đến mĩ thuật ứng dụng ......................................64
Bài 16. Đặc trưng của ngành, nghề liên quan đến mĩ thuật ứng dụng ..........68
5
CHỦ ĐỀ 1
CUỘC SỐNG MUÔN MÀU
BÀI 1
VẺ ĐẸP CUỘC SỐNG TRONG TÁC PHẨM MĨ THUẬT
(2 tiết)
I.
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nhận biết được vẻ đẹp cuộc sống trong TPMT, SPMT với các hình thức
thể hiện khác nhau..
2. Năng lực
– Lựa chọn được bố cục thể hiện vẻ đẹp cuộc sống trong thực hành, sáng tạo SPMT.
– Mô phỏng được hình ảnh có tỉ lệ phù hợp với “nguyên mẫu”.
3. Phẩm chất
Cảm nhận được vẻ đẹp trong cuộc sống, có ý thức giữ gìn và bảo vệ cảnh quan
thiên nhiên.
II.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Một số hình ảnh, video clip giới thiệu về vẻ đẹp trong cuộc sống, trình chiếu trên
PowerPoint cho HS quan sát.
– Hình ảnh TPMT thể hiện vẻ đẹp trong cuộc sống làm minh hoạ.
– Một số SPMT thể hiện vẻ đẹp trong cuộc sống với chất liệu khác nhau để phân tích
cách thể hiện cho HS quan sát trực tiếp.).
2. Học sinh
– SGK Mĩ thuật 9, Bài tập Mĩ thuật 9.
– Màu vẽ, bút chì, tẩy, các vật liệu sẵn có,…
6
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
∗
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
− Tổ chức cho HS tham gia khởi động tuỳ điều kiện thực tế.
− Gợi ý: Trò chơi trắc nghiệm, giải ô chữ, các trò chơi vận
động,… theo nhóm hoặc cá nhân.
HS lắng nghe, quan sát và khởi động theo hướng
dẫn của GV (cá nhân hoặc nhóm).
1. HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT
a) Mục tiêu
– HS nhận biết được hình ảnh vẻ đẹp cuộc sống được khai
thác trong TPMT.
– HS hiểu về bố cục, hoà sắc được sắp xếp theo ý đồ của hoạ sĩ.
b) Nội dung
– HS tìm hiểu về một số vẻ đẹp trong cuộc sống được thể
hiện trong TPMT.
– HS biết đến sự đa dạng trong cách xây dựng bố cục, lựa
chọn hoà sắc.
c) Sản phẩm
Củng cố kiến thức cơ bản trong khai thác chất liệu từ cuộc
sống để tìm ý tưởng trong thực hành, sáng tạo SPMT.
d) Tổ chức thực hiện
Phương án 1
– GV giao mỗi nhóm HS chuẩn bị tư liệu làm bài thuyết trình
trước lớp (bằng hình thức PowerPoint hoặc diễn thuyết) về
TPMT thể hiện vẻ đẹp trong cuộc sống mà nhóm yêu thích
qua các gợi ý:
+ Tên tác giả;
+ Tên tác phẩm;
+ Một số thông tin liên quan đến bố cục, hoà sắc.
– Mỗi nhóm trình bày trong 5 phút.
– GV đánh giá theo sự tham gia của các thành viên trong
nhóm.
Phương án 2
– GV hướng dẫn HS mở SGK Mĩ thuật 9, trang 5, 6 quan sát
và tìm hiểu một số TPMT và trình bày trên cơ sở câu hỏi định
hướng trong SGK.
– Mỗi nhóm sẽ trình bày về một TPMT trên cơ sở phân tích
trực tiếp trên hình minh hoạ trong sách.
– GV mở rộng thêm thông tin liên quan đến cách xây dựng
bố cục, lựa chọn hoà sắc trong TPMT,…
− HS/ nhóm HS sưu tầm tư liệu TPMT thể hiện vẻ
đẹp trong cuộc sống và làm PowerPoint (hoặc diễn
thuyết trước lớp theo gợi ý, định hướng của GV.
− Khi HS/ nhóm HS trình bày, HS/ / nhóm HS khác
lắng nghe, đặt câu hỏi để làm rõ hơn nội dung trình
bày (nếu cần thiết).
− HS/ nhóm HS tìm hiểu, trao đổi, thảo luận các
thông tin theo câu hỏi định hướng trong SGK và lựa
chọn một TPMT để trình bày.
7
– GV chốt ý:
+ Có nhiều cách lựa chọn phương thức thể hiện và khai thác vẻ
đẹp từ cuộc sống trong sáng tạo mĩ thuật;
+ Mỗi cách xây dựng bố cục, lựa chọn hoà sắc đều thể hiện
những phong cách sáng tạo riêng của mỗi hoạ sĩ.
+ Việc lựa chọn hình thức thể hiện theo ý đồ tạo hình và khả
năng thực hiện của bản thân phù hợp. Mỗi hình thức thể hiện
đều có ngôn ngữ riêng và tạo sự hấp dẫn về mặt thị giác.
− Khi HS/ nhóm HS trình bày, HS/ / nhóm HS khác
lắng nghe, đặt câu hỏi để làm rõ hơn những thông
tin liên quan đến tác phẩm.
− HS lắng nghe, ghi nhớ và củng cố bằng cách
thường thức một TPMT liên quan đến chủ đề.
2. HOẠT ĐỘNG THỂ HIỆN
a) Mục tiêu
Rèn luyện kĩ năng khai thác vẻ đẹp từ cuộc sống trong thực
hành, sáng tạo SPMT 2D, 3D.
b) Nội dung
– Tham khảo các bước gợi ý thực hiện trong SGK Mĩ thuật 9,
trang 7.
– Thực hiện SPMT theo yêu cầu của bài học.
c) Sản phẩm
SPMT khai thác vẻ đẹp cuộc sống.
d) Tổ chức thực hiện
– GV cho HS đọc phần Em có biết, SGK Mĩ thuật 9, trang 7 để
hệ thống và định hướng nội dung chính của bài học.
– GV cho HS quan sát trình tự các bước thực hiện một bức
tranh phong cảnh SGK Mĩ thuật 9, trang 7.
– GV có thể cho HS xem video clip các bước vẽ/ in tranh hay
làm mô hình/ tượng đã sưu tầm, chuẩn bị từ trước. Qua đó,
GV hướng dẫn cách thực hiện SPMT cũng như các lưu ý để
có bố cục hài hoà, cân đối; màu sắc phù hợp với nội dung
chủ đề.
– Khi HS thực hành SPMT, GV gợi ý:
+ Khai thác hình ảnh vẻ đẹp nào từ cuộc sống?
+ Sử dụng hình thức tạo hình gì?
+ Cách sắp xếp theo dạng bố cục thường gặp nào?
+ Màu sắc chủ đạo trong SPMT là gì?
+ Khi cắt cảnh, lựa chọn bố cục khuôn hình cần lưu ý điều gì?
– Trong quá trình HS thực hiện, GV quan sát, nhắc nhở và hỗ
trợ HS khi có thắc mắc.
− HS đọc và hệ thống thông tin liên quan đến
chủ đề.
− HS quan sát và trao đổi theo nhóm đôi về các
bước thực hiện một bức tranh phong cảnh.
− HS xem video clip và lưu ý các nội dung GV định
hướng.
− HS thực hành trên cơ sở gợi ý của GV.
8
3. HOẠT ĐỘNG THẢO LUẬN
a) Mục tiêu
– Củng cố kiến thức về cách khai thác hình ảnh vẻ đẹp từ
cuộc sống trong thực hành, sáng tạo.
– Trình bày được ý tưởng, hình thức tạo hình sản phẩm, đưa
ra được ý kiến cá nhân về chất lượng sản phẩm bản thân và
sản phẩm của thành viên trong lớp.
b) Nội dung
– GV tổ chức hướng dẫn HS trình bày những ý tưởng, cách
thể hiện của SPMT đã thực hiện.
– HS thảo luận nhóm (nhóm đôi, nhóm tự do,…) theo các
câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 9, trang 8.
c) Sản phẩm
– Khả năng trình bày của HS về SPMT đã thực hiện.
– Củng cố tư duy khai thác vẻ đẹp từ cuộc sống trong thực
hành, sáng tạo SPMT.
d) Tổ chức thực hiện
– GV cho HS thảo luận nhóm (nhóm đôi, nhóm tự do,…)
theo câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 9, trang 8 trước khi trình bày
trước lớp về các nội dung này.
– Khi HS/ nhóm HS trình bày, GV là người định hướng, gợi
mở để HS liệt kê, mô tả, trả lời được theo câu hỏi định hướng
trong SGK Mĩ thuật 9, trang 8.
− HS trưng bày, chia sẻ sản phẩm đã thực hiện.
−
HS
thực
hiện
thảo
luận
theo
câu
hỏi
trong
SGK Mĩ thuật 9, trang 8.
− HS trả lời theo thực tế.
− HS nêu theo quan sát và cảm nhận.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu
Sưu tầm, lập được danh mục tư liệu những hình ảnh đẹp từ
cuộc sống theo chủ đề yêu thích.
b) Nội dung
– Căn cứ theo gợi ý, GV hướng dẫn HS sưu tầm, lập danh mục
tư liệu những hình ảnh đẹp từ cuộc sống qua ghi chép, ảnh
chụp, tạp chí, internet,…
– HS thực hiện yêu cầu của bài học.
c) Sản phẩm
Danh mục những hình ảnh đẹp từ cuộc sống.
d) Tổ chức thực hiện
– GV: Trong nhiều chủ đề trước, các em đã làm quen với cách
tìm kiếm hình ảnh để thực hành, sáng tạo theo yêu cầu của
bài học/ chủ đề. Ở phần này, chúng ta sẽ làm quen cách sưu
tầm những hình ảnh đẹp từ cuộc sống, góp phần bổ sung tư
liệu xây dựng bố cục về tranh đề tài.
− HS lắng nghe phần đề dẫn vào nội dung của hoạt
động ở phần này.
9
– GV gợi mở các nội dung để HS hình thành tư duy trong
cách sưu tầm hình ảnh:
+ Việc sưu tầm có thể bằng hình thức ghi chép (kí hoạ), chụp
ảnh hay tải file ảnh từ internet,…16
+ Sắp xếp hình ảnh theo đề tài để thuận tiện khi tra cứu, sử
dụng (dáng người, phong cảnh,…).
+ Lập danh mục, tư liệu hình ảnh theo từ khoá và lưu trữ theo
thư mục để dễ dàng tra cứu, giới thiệu.
Trưng bày, nhận xét sản phẩm cuối bài học
− GV tổ chức cho HS trưng bày SPMT cá nhân/ nhóm, chia sẻ
cảm nhận của bản thân qua bài học.
− GV nhận xét chung giờ học.
− Dặn dò.
− HS lắng nghe, trao đổi trong nhóm về cách sưu
tầm hình ảnh theo các kênh khác nhau và phương
thức thực hiện nhiệm vụ học tập.
− HS/ nhóm HS có thể xây dựng Dự án sưu tầm
hình ảnh đẹp từ cuộc sống để có kho dữ liệu hình
ảnh sử dụng trong những chủ đề tiếp theo.
BÀI 2
THIẾT KẾ PHỤ KIỆN THỜI TRANG
(2 tiết)
I.
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nhận biết được vẻ đẹp của hình ảnh, hoạ tiết, màu sắc trong thiết kế sản phẩm
phụ kiện thời trang.
2. Năng lực
– Hiểu về tính liên kết, đồng bộ giữa phụ kiện và trang phục trong thiết kế thời trang.
– Vận dụng được vẻ đẹp cuộc sống vào thiết kế phụ kiện thời trang..
3. Phẩm chất
Có ý thức tìm hiểu thiết kế phụ kiện thời trang trong cuộc sống đương đại.
II.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Một số hình ảnh, video clip về vẻ đẹp cuộc sống được khai thác trong thiết kế
phụ kiện thời trang để trình chiếu trên PowerPoint.
– Một số bản thiết kế phụ kiện thời trang khai thác vẻ đẹp từ cuộc sống giúp HS quan
sát trực tiếp.
– Một số SPMT thiết kế phụ kiện thời trang khai thác vẻ đẹp cuộc sống để tham khảo.
10
2. Học sinh
– SGK Mĩ thuật 9, Bài tập Mĩ thuật 9.
– Màu vẽ, bút chì, tẩy, các vật liệu sẵn có,…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
∗
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
− Tổ chức cho HS tham gia khởi động tuỳ điều kiện thực tế.
− Gợi ý: Trò chơi trắc nghiệm, giải ô chữ, các trò chơi vận động,…
theo nhóm hoặc cá nhân.
HS lắng nghe, quan sát và khởi động theo
hướng dẫn của GV (cá nhân hoặc nhóm).
1. HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT
a) Mục tiêu
– HS biết đến vẻ đẹp cuộc sống trong thiết kế phụ kiện thời trang.
– Thông qua phân tích một số mẫu phụ kiện thời trang, HS biết
được vẻ đẹp cuộc sống có nhiều cách được khai thác trong thiết
kế với nhiều hình thức khác nhau.
b) Nội dung
HS tìm hiểu về hình dáng, cấu trúc, màu sắc từ thiên nhiên có thể
khai thác trong thiết kế phụ kiện thời trang.
c) Sản phẩm
HS tìm hiểu về hình dáng, cấu trúc, màu sắc từ thiên nhiên có thể
khai thác trong thiết kế phụ kiện thời trang.
d) Tổ chức thực hiện
Phương án 1
– GV hướng dẫn HS mở SGK Mĩ thuật 9, trang 9, 10, quan sát và
tìm hiểu một số sản phẩm phụ kiện thời trang và trình bày trên
cơ sở câu hỏi định hướng trong SGK.
– Mỗi nhóm sẽ trình bày về một số sản phẩm trên cơ sở phân tích
trực tiếp trên hình minh hoạ trong sách.
– GV mở rộng thêm thông tin liên quan đến cách lựa chọn đối
tượng cần thể hiện, cách điệu (đường nét, màu sắc), thiết kế sản
phẩm (lựa chọn tạo hình cấu trúc sản phẩm hay chỉ là hoa văn
trang trí,…).
Phương án 2
– GV chuẩn bị một mẫu thiết kế phụ kiện thời trang phù hợp và
giao cho các nhóm phân tích:
+ Vẻ đẹp cuộc sống được khai thác thế nào? (Hình dáng, màu sắc)
+ Kiểu dáng, màu sắc lấy cảm hứng từ vẻ đẹp cuộc sống giúp sản
phẩm tạo nên sự khác biệt, hấp dẫn như thế nào?
− HS/ nhóm HS tìm hiểu, trao đổi, thảo luận
các thông tin theo câu hỏi định hướng trong
SGK và lựa chọn một số sản phẩm phụ kiện
thời trang để trình bày.
− Khi HS/ nhóm HS trình bày, HS/ nhóm HS
khác lắng nghe, đặt câu hỏi để làm rõ hơn
những thông tin liên quan đến sản phẩm phụ
kiện thời trang. (kiểu dáng, màu sắc, hoa văn
trang trí,….)
− HS lắng nghe, ghi nhớ và củng cố bằng cách
thường thức một TPMT liên quan đến chủ đề.
− HS trao đổi nhóm đôi, phân tích về phụ kiện
thời trang theo câu hỏi định hướng.
11
– GV mời các nhóm lên trình bày ý kiến thảo luận trong nhóm.
– GV chốt ý:
+ Có nhiều cách lựa chọn vẻ đẹp cuộc sống để tìm ý tưởng, tạo cảm
hứng trong thiết kế sản phẩm thời trang, trong đó có phụ kiện thời
trang;
+ Mỗi cách lựa chọn vẻ đẹp cuộc sống trong thiết kế đều thể hiện
những phong cách sáng tạo riêng của nhà thiết kế;
+ Việc lựa chọn hình thức thể hiện, cách khai thác vẻ đẹp cuộc sống
theo ý đồ tạo hình và khả năng thực hiện của bản thân phù hợp.
Mỗi hình thức thể hiện đều có ngôn ngữ riêng và tạo sự hấp dẫn về
mặt thị giác.
− Khi HS/ nhóm HS trình bày, HS/ / nhóm HS
khác lắng nghe, đặt câu hỏi để làm rõ hơn nội
dung trình bày (nếu cần thiết).
− HS lắng nghe, ghi chép ý chính để có định
hướng trong phần thực hành, sáng tạo ở hoạt
động thực hành tiếp theo.
2. HOẠT ĐỘNG THỂ HIỆN
a) Mục tiêu
– HS tìm hiểu các bước cơ bản trong thiết kế mẫu phụ kiện thời
trang có khai thác vẻ đẹp cuộc sống.
– HS củng cố thêm cách thức trong thiết kế mẫu phụ kiện thời
trang.
b) Nội dung
– HS tìm hiểu cách khai thác vẻ đẹp cuộc sống trong thiết kế mẫu
phụ kiện thời trang.
– HS thiết kế một sản phẩm phụ kiện thời trang có khai thác vẻ
đẹp cuộc sống.
c) Sản phẩm
SPMT thiết kế mẫu phụ kiện thời trang.
d) Tổ chức thực hiện
Gợi ý thiết kế một chiếc mũ khai thác vẻ đẹp cuộc sống để
trang trí
– GV cho HS tìm hiểu các bước gợi ý thiết kế một chiếc mũ và
khai thác vẻ đẹp cuộc sống để trang trí, SGK Mĩ thuật 9, trang 11.
– GV lưu ý phần gợi ý các bước thực hiện là một phương án cơ
bản và còn nhiều cách thiết kế kiểu dáng mũ khác.
– GV có thể cho HS xem video clip (đã chuẩn bị hoặc sưu tầm)
về thiết kế phụ kiện thời trang để HS xem, nhằm mở rộng cách
thiết kế.
Thiết kế và trang trí sản phẩm phụ kiện thời trang yêu
thích bằng vật liệu sẵn có
– Trước khi HS thực hiện, GV lưu ý:
+ Mời HS đọc phần Em có biết, SGK Mĩ thuật 9, trang 11 để chốt ý
trong phần này.
+ Về ý tưởng: HS cần làm rõ phụ kiện thời trang định thiết kế sử
dụng vào mục đích gì (sử dụng độc lập hay tô điểm cho bộ trang
phục). Từ công năng mới gắn kết đến tính thẩm mĩ cho phù hợp.
− HS quan sát hình ảnh minh hoạ các bước gợi
ý thiết kế một cái mũ và khai thác vẻ đẹp cuộc
sống để trang trí, nhận biết và trả lời theo gợi
ý của GV.
− HS lưu ý và ghi nhớ.
− HS thực hành sáng tạo theo yêu cầu của chủ
đề với cách thức phù hợp chuẩn bị của bản
thân (SPMT 2D hoặc 3D).
12
+ Về cách thể hiện: Lựa chọn hình thức thiết kế và dựng mẫu phù
hợp với khả năng thực hiện của bản thân. Trong quá trình dựng
mẫu, cần an toàn trong sử dụng thiết bị, dụng cụ, vật liệu,…
– Trong quá trình HS thực hành, GV quan sát và hỗ trợ bằng lời
nói đối với những HS còn khó khăn trong việc tìm ý tưởng, lựa
chọn vật liệu,…
3. HOẠT ĐỘNG THẢO LUẬN
a) Mục tiêu
– Củng cố, kiến thức về cách khai thác vẻ đẹp cuộc sống trong
thiết kế phụ kiện thời trang qua nhận xét, đánh giá SPMT của
bạn/ nhóm.
– Khả năng trình bày, bày tỏ cảm nhận của bản thân trước
nhóm/ lớp.
b) Nội dung
– HS trao đổi theo các câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 9, trang 12.
– HS trình bày, bày tỏ cảm nhận của bản thân về SPMT.
c) Sản phẩm
Củng cố kiến thức của bản thân và phân tích được vẻ đẹp của
SPMT đã thực hiện của bạn/ nhóm.
d) Tổ chức thực hiện
– GV cho HS thảo luận về nội dung câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 9,
trang 12 và trình bày trước nhóm về các nội dung này.
– Trong hoạt động này, GV cần định hướng, gợi mở để HS nói lên
được hiểu biết của mình về việc thực hiện SPMT, từ xây dựng ý
tưởng, bản vẽ thiết kế trong tạo dáng mẫu phụ kiện thời trang.
− HS trưng bày, chia sẻ sản phẩm đã thực hiện
và thảo luận theo câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 9,
trang 12.
− HS trả lời theo thực tế.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu
Giúp HS sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để truyền thông về vẻ
đẹp, sự cần thiết của phụ kiện thời trang trong cuộc sống.
b) Nội dung
Viết một đoạn văn khoảng 5 – 10 câu giới thiệu vẻ đẹp, sự cần
thiết của phụ kiện thời trang trong cuộc sống.
c) Sản phẩm
Một đoạn văn giới thiệu phụ kiện thời trang từ 3 – 5 câu.
d) Tổ chức thực hiện
Căn cứ vào thời gian hoàn thành 3 hoạt động trên mà GV cho HS
thực hiện SPMT ở lớp hay ở nhà theo các lưu ý sau:
– Vẻ đẹp của phụ kiện thời trang được thể hiện qua các yếu tố
nào? (kiểu dáng, công năng, tính trang trí,...)
13
– Sự kết hợp giữa phụ kiện thời trang và trang phục đem lại hiệu
quả thế nào?
– HS có thể khai thác tư liệu hình ảnh, tài liệu tham khảo từ các
nguồn khác nhau như báo, tạp chí, internet để viết đoạn văn.
Trưng bày, nhận xét sản phẩm cuối chủ đề
− GV tổ chức cho HS trưng bày SPMT cá nhân/ nhóm, chia sẻ cảm
nhận của bản thân và giới thiệu theo một số gợi ý sau:
+ Nhóm em/ em đã sử dụng những hình ảnh, màu sắc, chất liệu
nào để thiết kế sản phẩm phụ kiện thời trang?
+ Trong các sản phẩm phụ kiện thời trang đã thực hiện, em thích
sản phẩm nào nhất? Tại sao?
+ Hãy nêu tính năng sử dụng của sản phẩm phụ kiện thời trang
em đã thực hiện.
Trưng bày, nhận xét sản phẩm cuối bài học
– GV tổ chức cho HS trưng bày SPMT phụ kiện thời trang của cá
nhân/ nhóm, chia sẻ cảm nhận của bản thân.
– GV cùng HS nhận xét, đánh giá SPMT trên cơ sở động viên,
khích lệ HS.
− GV nhận xét chung giờ học.
− Dặn dò.
− HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
− Nếu thực hiện ở nhà, thời gian ở trên lớp,
HS có thể nêu ý tưởng, lựa chọn sản phẩm và
giá trị của phụ kiện thời trang mà mình định
giới thiệu.
− HS trưng bày sản phẩm nhóm/cá nhân theo
hướng dẫn của GV.
−
HS
giới
thiệu
sản
phẩm
của
mình
theo
nhóm/cá nhân.
− Chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình và
của bạn.
14
CHỦ ĐỀ 2
NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI THẾ GIỚI
BÀI 3
MỘT SỐ TRÀO LƯU CỦA
NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI THẾ GIỚI
(2 tiết)
I.
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nhận biết được một số trào lưu nghệ thuật đương đại trên thế giới.
2. Năng lực
– Hiểu được đặc điểm sáng tạo của một số trào lưu nghệ thuật đương đại trên thế giới.
– Sáng tạo được SPMT theo trào lưu nghệ thuật đương đại trên thế giới được yêu thích.
3. Phẩm chất
Có ý thức tìm hiểu tinh hoa mĩ thuật thế giới trong cuộc sống và học tập.
II.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Một số hình ảnh, video clip thể hiện về trào lưu nghệ thuật đương đại trên thế giới
để trình chiếu trên PowerPoint cho HS quan sát.
– Hình ảnh TPMT nghệ thuật đương đại của một số nghệ sĩ để minh hoạ trực quan
với HS.
2. Học sinh
– SGK Mĩ thuật 9, Bài tập Mĩ thuật 9.
– Màu vẽ, bút chì, tẩy, các vật liệu sẵn có,…
15
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
∗
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
− Tổ chức cho HS tham gia khởi động tuỳ điều kiện thực tế.
− Gợi ý: Trò chơi trắc nghiệm, giải ô chữ, các trò chơi vận động,…
theo nhóm hoặc cá nhân.
HS lắng nghe, quan sát và khởi động theo
hướng dẫn của GV (cá nhân hoặc nhóm).
1. HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT
a) Mục tiêu
– Biết đến tên gọi của một số trào lưu nghệ thuật đương đại trên
thế giới.
– Biết đến một số nghệ sĩ thực hành tiêu biểu của nghệ thuật
đương đại trên thế giới.
– Biết đến ý nghĩa và thông điệp của một số tác phẩm nghệ thuật
đương đại trên thế giới.
b) Nội dung
Tìm hiểu một số kiến thức về nghệ thuật đương đại trên thế giới.
c) Sản phẩm
Hiểu biết ban đầu về kiến thức, một số trào lưu của nghệ thuật
đương đại trên thế giới.
d) Tổ chức thực hiện
Phương án 1
– GV giao mỗi nhóm HS chuẩn bị tư liệu, sưu tầm hình ảnh liên
quan đến một số trào lưu nghệ thuật đương đại để trình bày trước
lớp (bằng hình thức PowerPoint hoặc diễn thuyết), trong đó lưu ý:
+ Mỗi nhóm có thể sử dụng hình minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 9,
trang 14, hoặc hình ảnh khác có nội dung liên quan.
+ Việc trình bày khái quát về nghệ thuật đương đại theo một số gợi
ý sau:
• Tên tác phẩm, nghệ sĩ tiêu biểu.
• Điều gì giúp nhận biết đây là trào lưu của nghệ thuật đương đại
trên thế giới?
• Chủ đề trong thực hành nghệ thuật đương đại trên thế giới có đặc
điểm gì?
– Mỗi nhóm trình bày trong 5 phút.
– GV đánh giá theo sự tham gia của các thành viên trong nhóm.
Phương án 2
GV hướng dẫn từng nhóm HS trao đổi về các nội dung trong SGK
Mĩ thuật 9, trang 14. Qua đó, GV nhấn mạnh đến một số đặc điểm
của nghệ thuật đương đại trên thế giới.
Sau đó, GV giao HS về tìm hiểu, sưu tầm một số hình ảnh thể hiện
rõ đặc điểm này.
− HS/ nhóm HS sưu tầm tư liệu TPMT thể
hiện vẻ đẹp trong cuộc sống và làm Power-
Point (hoặc diễn thuyết trước lớp theo gợi ý,
định hướng của GV.
− Khi HS/ nhóm HS trình bày, HS/ / nhóm HS
khác lắng nghe, đặt câu hỏi để làm rõ hơn nội
dung trình bày (nếu cần thiết).
− HS/ nhóm HS tìm hiểu, trao đổi, thảo luận
các thông tin theo câu hỏi định hướng trong
SGK và lựa chọn một TPMT để trình bày.
− HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo yêu cầu.
16
2. HOẠT ĐỘNG THỂ HIỆN
a) Mục tiêu
– HS biết cách thể hiện một dạng thức thực hành của nghệ thuật
đương đại trên thế giới ở mức độ đơn giản.
– HS lựa chọn được chủ đề và hình thức thể hiện theo một trào lưu
nghệ thuật đương đại trên thế giới yêu thích.
b) Nội dung
– HS tham khảo các bước gợi ý thực hiện phác thảo và thực hành
thể hiện về chủ đề Vấn nạn phá rừng trong SGK Mĩ thuật 9, trang 15.
– HS lựa chọn được một chủ đề và hình thức thể hiện theo một trào
lưu nghệ thuật đương đại trên thế giới yêu thích.
c) Sản phẩm
Thực hành một dạng thức thực hành của nghệ thuật đương đại
trên thế giới ở mức độ đơn giản.
d) Tổ chức thực hiện
– GV cho HS tìm hiều về cách thực hành theo thể loại nghệ thuật
trình diễn, SGK Mĩ thuật 9, trang 15.
– GV có thể gợi ý cho HS xem thêm video clip về cách thực hành
theo trào lưu khác của nghệ thuật đương đại trên thế giới.
– GV có thể gợi ý cho HS thảo luận theo nhóm để hiểu hơn về cách
thực hành trong nghệ thuật đương đại trên thế giới.
– Trước khi HS lựa chọn được chủ đề và thực hành, GV gợi ý:
+ Về lựa chọn chủ đề;
+ Về lựa chọn vật liệu;
+ Về lựa chọn hình thức thực hành.
– GV khuyến khích HS thực hiện nhiệm vụ ở phần này theo hình
thức nhóm và trao đổi, hỗ trợ khi cần thiết..
− HS tìm hiểu theo hình ảnh, nội dung trong
SGK.
− HS xem video clip và lưu ý các nội dung GV
định hướng.
− HS thực hành trên cơ sở gợi ý của GV.
3. HOẠT ĐỘNG THẢO LUẬN
a) Mục tiêu
– Củng cố kiến thức về trào lưu nghệ thuật đương đại trên thế giới.
– Có kiến thức, kĩ năng khi xem và bày tỏ cảm nhận của bản thân
về hình thức thực hành của một số trào lưu nghệ thuật đương đại
trên thế giới.
b) Nội dung
GV hướng dẫn HS quan sát SPMT và nhận xét theo câu hỏi gợi ý
trong SGK Mĩ thuật 9, trang 16.
c) Sản phẩm
Cảm nhận của bản thân về sản phẩm thực hành của một số trào lưu
nghệ thuật đương đại trên thế giới.
d) Tổ chức thực hiện
– GV cho HS thảo luận về nội dung câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 9,
trang 16 và trình bày trước nhóm về các nội dung này.
− HS trưng bày, chia sẻ sản phẩm đã thực hiện.
17
– Trong hoạt động này, GV cần gợi mở để HS nói lên được ý tưởng,
khó khăn/ thuận lợi trong quá trình thực hiện SPMT, qua đó chia
sẻ những kinh nghiệm, giải pháp khi thực hiện những sản phẩm
liên quan.
– Phần nêu ý tưởng, truyền tải thông điệp là đặc trưng của nghệ
thuật đương đại trên thế giới, nên GV cần làm rõ để tránh nhầm lẫn
giữa hình thức thực hành của nghệ thuật đương đại với thực hiện
SPMT ở các chủ đề khác.
− HS thực hiện thảo luận theo câu hỏi trong
SGK Mĩ thuật 9, trang 16.
− HS nêu ý tưởng theo thực tế sản phẩm đã
thực hiện.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu
Giúp HS gắn kết kiến thức, kĩ năng đã học qua việc sưu tầm một số
hình ảnh tác phẩm của trào lưu nghệ thuật đương đại trong nước
và trên thế giới.
b) Nội dung
Sưu tầm một số hình ảnh về tác phẩm của một số trào lưu nghệ
thuật đương đại trong nước và trên thế giới.
c) Sản phẩm
Danh mục hình ảnh một số tác phẩm của một số trào lưu nghệ
thuật đương đại trong nước và trên thế giới.
d) Tổ chức thực hiện
Căn cứ theo thời gian hoàn thành 3 hoạt động trên mà GV cho HS
thực hiện nhiệm vụ học tập ở lớp hay ở nhà theo các lưu ý sau:
– Xác định trào lưu nghệ thuật đương đại cần sưu tầm tư liệu hình
ảnh tác phẩm;
– Xác định từ khoá và tìm kiếm trên các nguồn khác nhau như:
sách, báo, tạp chí, internet,…
– Lựa chọn hình ảnh tác phẩm/ tác giả tiêu biểu và thiết lập danh
mục theo loại hình, chủ đề, thông điệp,…
– Ghi chú và lưu ý để thuận tiện khi tìm kiếm thông tin,….
Trưng bày, nhận xét sản phẩm sau bài học
− GV tổ chức cho HS trưng bày SPMT cá nhân/ nhóm, chia sẻ cảm
nhận của bản thân.
− GV nhận xét chung giờ học.
− Dặn dò.
− HS lắng nghe, trao đổi trong nhóm về cách
sưu tầm hình ảnh theo các kênh khác nhau
và phương thức thực hiện nhiệm vụ học tập.
− HS/ nhóm HS có thể xây dựng kho dữ liệu
hình ảnh tác phẩm/ tác giả tiêu biểu theo chủ
đề hay thông điệp cá nhân/ nhóm lựa chọn.
18
BÀI 4
THIẾT KẾ GIÁ ĐỠ THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ
(2 tiết)
I.
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Biết được một số kiểu dáng giá đỡ thiết bị công nghệ (điện thoại, máy tính bảng,...).
2. Năng lực
– Hình thành ý tưởng trong thiết kế sản phẩm giá đỡ thiết bị công nghệ.
– Vận dụng được kiến thức thiết kế, tạo dáng sản phẩm trong thực hành, sáng tạo giá
đỡ thiết bị công nghệ.
3. Phẩm chất
Yêu thích và có ý thức tìm hiểu về lĩnh vực thiết kế để vận dụng vào cuộc sống.
II.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Một số hình ảnh kiểu dáng giá đỡ thiết bị công nghệ; video clip thể hiện quá trình
thiết kế, trang trí sản phẩm giá đỡ thiết bị công nghệ để trình chiếu trên PowerPoint
cho HS quan sát.
– Hình ảnh sản phẩm thiết giá đỡ thiết bị công nghệ để minh hoạ trực quan với HS.
2. Học sinh
– SGK Mĩ thuật 9, Bài tập Mĩ thuật 9.
– Màu vẽ, bút chì, tẩy, các vật liệu sẵn có,…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
∗
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
− Tổ chức cho HS tham gia khởi động tuỳ điều kiện thực tế.
− Gợi ý: Trò chơi trắc nghiệm, giải ô chữ, các trò chơi vận động,…
theo nhóm hoặc cá nhân.
HS lắng nghe, quan sát và khởi động theo
hướng dẫn của GV (cá nhân hoặc nhóm).
1. HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT
a) Mục tiêu
– Biết đến một số kiểu dáng của giá đỡ thiết bị công nghệ.
– Tìm hiểu một số bản vẽ thiết kế kiểu dáng giá đỡ thiết bị
công nghệ.
19
b) Nội dung
HS tìm hiểu một số thông tin về thiết kế kiểu dáng giá đỡ thiết bị
công nghệ.
c) Sản phẩm
Hiểu biết ban đầu về thiết kế kiểu dáng giá đỡ thiết bị công nghệ.
d) Tổ chức thực hiện
Phương án 1
– GV giao mỗi nhóm HS chuẩn bị tư liệu, sưu tầm một số hình ảnh
liên quan đến kiểu dáng giá đỡ thiết bị công nghệ để giới thiệu
trước lớp (bằng hình thức PowerPoint hoặc diễn thuyết), trong đó
lưu ý:
+ Ý tưởng;
+ Kiểu dáng (cấu trúc, kích thước);
+ Màu sắc.
– Mỗi nhóm trình bày trong 5 phút.
– GV đánh giá theo sự tham gia của các thành viên trong nhóm.
Phương án 2
– GV hướng dẫn từng nhóm HS trao đổi về các nội dung trong
SGK Mĩ thuật 9, trang 18. Qua đó, GV nhấn mạnh đến một số đặc
điểm trong thiết kế giá đỡ thiết bị công nghệ như: thuận tiện,
chắc chắn khi sử dụng thông qua kiểu dáng cũng như sự hấp dẫn
thể hiện ở ý tưởng, màu sắc,...
− HS/ nhóm HS sưu tầm tư liệu hình ảnh liên
quan đến kiểu dáng giá đỡ thiết bị công nghệ
để giới thiệu trước lớp theo gợi ý, định hướng
của GV.
− Khi HS/ nhóm HS trình bày, HS/ / nhóm HS
khác lắng nghe, đặt câu hỏi để làm rõ hơn nội
dung trình bày (nếu cần thiết).
− HS/ nhóm HS tìm hiểu, trao đổi, thảo luận
các thông tin theo định hướng trong SGK và
lưu ý của GV.
2. HOẠT ĐỘNG THỂ HIỆN
a) Mục tiêu
– HS biết cách thiết kế, thể hiện SPMT giá đỡ điện thoại từ vật
liệu sẵn có.
– HS thiết kế được SPMT giá đỡ thiết bị công nghệ từ vật liệu sẵn có..
b) Nội dung
– HS tham khảo các bước gợi ý thực hiện phác thảo và thực hành
thể hiện SPMT giá đỡ điện thoại từ vật liệu tái sử dụng trong
SGK Mĩ thuật 9, trang 19.
– HS lựa chọn một loại sản phẩm thiết bị công nghệ và thiết kế từ
vật liệu sẵn có.
c) Sản phẩm
Sản phẩm thiết kế giá đỡ điện thoại ở mức độ đơn giản.
d) Tổ chức thực hiện
– GV cho HS tìm hiều về cách thực hiện SPMT giá đỡ điện thoại
từ vật liệu như dây đồng, dây dù trong SGK Mĩ thuật 9, trang 19.
– GV có thể gợi ý cho HS xem thêm video clip về cách thực hiện
SPMT giá đỡ thiết bị công nghệ từ vật liệu sẵn có.
− HS tìm hiểu theo hình ảnh gợi ý, nội dung
trong SGK.
− HS xem video clip và lưu ý các nội dung GV
định hướng.
20
– GV có thể gợi ý cho HS thảo luận theo nhóm để hiểu hơn về đặc
điểm trong thiết kế loại sản phẩm này.
– Trước khi HS lựa chọn được chủ đề và thực hành, GV gợi ý:
+ Về lựa chọn thiết bị công nghệ cần làm giá đỡ;
+ Về ý tưởng;
+ Về lựa chọn vật liệu;
+ Về các bước tiến hành.
– GV khuyến khích HS thực hiện nhiệm vụ ở phần này theo hình
thức nhóm và trao đổi, hỗ trợ khi cần thiết.
− HS thảo luận.
− HS thực hành trên cơ sở gợi ý của GV.
3. HOẠT ĐỘNG THẢO LUẬN
a) Mục tiêu
Củng cố kiến thức về thiết kế giá đỡ thiết bị công nghệ.
b) Nội dung
GV hướng dẫn HS quan sát SPMT giá đỡ thiết bị công nghệ và nhận
xét theo câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 9, trang 20.
c) Sản phẩm
Hiểu biết của bản thân về sản phẩm giá đỡ thiết bị công nghệ.
d) Tổ chức thực hiện
– GV cho HS thảo luận về nội dung câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 9,
trang 20 và trình bày trước nhóm về các nội dung này.
– Trong HĐ này, GV cần gợi mở để HS nói lên được ý tưởng, khó
khăn/ thuận lợi trong quá trình thực hiện SPMT giá đỡ thiết bị
công nghệ, qua đó chia sẻ những kinh nghiệm, giải pháp khi thực
hiện những sản phẩm liên quan.
– Phần trao đổi làm rõ đặc điểm trong thiết kế sản phẩm ứng
dụng như ở trong bài này, GV cần làm rõ mối quan hệ giữa tính
thẩm mĩ và công năng sử dụng để HS có mối liên hệ với sản phẩm
thuộc lĩnh vực thiết kế công nghiệp trong cuộc sống.
− HS trưng bày, chia sẻ sản phẩm đã thực
hiện.
− HS trao đổi, trình bày theo câu hỏi trong
SGK Mĩ thuật 9, trang 20.
− HS nêu ý tưởng theo thực tế sản phẩm đã
thực hiện.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu
Giúp HS gắn kết kiến thức, kĩ năng đã học để xây dựng dự án học
tập thiết kế và thực hiện một số SPMT từ vật liệu sẵn có.
b) Nội dung
Xây dựng dự án học tập gắn kết với bài học.
c) Sản phẩm
Dự án học tập thiết kế và thực hiện một số SPMT từ vật liệu sẵn có.
21
d) Tổ chức thực hiện
Căn cứ theo thời gian hoàn thành 3 hoạt động trên mà GV cho HS
thực hiện nhiệm vụ học tập ở lớp hay ở nhà theo các lưu ý sau:
– Lựa chọn lĩnh vực thiết kế (Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế thời trang,
Thiết kế công nghiệp,…);
– Xác định vật liệu sẵn có trong thực hành, sáng tạo,…
– Phân công nhiệm vụ các thành viên trong dự án,…
– Xác lập mục tiêu của dự án (đạt được SPMT gì?).
– Xác định mục đích của dự án (để làm gì?).
Trưng bày, nhận xét sản phẩm cuối bài học
− GV tổ chức cho HS trưng bày SPMT giá đỡ thiết bị công nghệ của
cá nhân/ nhóm, chia sẻ cảm nhận của bản thân.
− GV nhận xét chung giờ học.
− Dặn dò.
− HS/ nhóm HS trao đổi về nhiệm vụ học tập
dự án học tập thiết kế theo gợi ý của GV.
− HS/ nhóm HS chủ động phân công, lựa
chọn thời gian, địa điểm thực hiện (nếu triển
khai nhiệm vụ này ở nhà).
22
CHỦ ĐỀ 3
THIẾT KẾ MĨ THUẬT SÁCH
BÀI 5
THIẾT KẾ BÌA SÁCH
(2 tiết)
I.
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nhận biết được các thành phần cơ bản của một bìa sách.
2. Năng lực
– Hiểu được yêu cầu cơ bản về phương pháp thiết kế bìa sách.
– Vận dụng được kiến thức bố cục, màu sắc, nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách.
3. Phẩm chất
Có hiểu biết và yêu thích lĩnh vực thiết kế bìa sách.
II.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Một số hình ảnh, video clip, PowerPoint giới thiệu về các bước sáng tác, thiết kế
bìa sách.
– Bìa sách, truyện, sản phẩm trực quan nổi tiếng có thiết kế đẹp cho HS quan sát
trực tiếp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
∗
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
− Tổ chức cho HS tham gia khởi động tuỳ điều kiện thực tế.
− Gợi ý: Trò chơi trắc nghiệm, giải ô chữ, các trò chơi vận động,…
theo nhóm hoặc cá nhân.
HS lắng nghe, quan sát và khởi động theo
hướng dẫn của GV (cá nhân hoặc nhóm).
1. HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT
a) Mục tiêu
– Nhận biết về một số thông tin trong thiết kế bìa sách (tên tác
giả, tên sách, phần minh hoạ, logo và tên nhà xuất bản,...).
23
– Củng cố kĩ năng quan sát, tư duy hình ảnh, thu thập thông tin,
dữ liệu liên quan đến thiết kế bìa sách.
b) Nội dung
– Tìm hiểu một số thông tin liên quan đến thiết kế bìa sách.
– Nhận biết được thể loại sách và hình thức thiết kế bìa sách.
c) Sản phẩm
Có kiến thức về thiết kế bìa sách (bố cục, hình ảnh minh hoạ,
màu sắc,…).
d) Tổ chức thực hiện
Phương án 1
– GV hướng dẫn HS mở SGK Mĩ thuật 9, trang 21 quan sát và tìm
hiểu theo câu hỏi định hướng.
– GV mở rộng thêm kiến thức về bố cục, thể loại, màu sắc, nội
dung đặc trưng trong thiết kế bìa sách.
– GV mời HS phân tích, thảo luận phần cuối SGK Mĩ thuật 9, trang
22 để củng cố, hệ thống lại kiến thức về thiết kế bìa sách.
Phương án 2
– GV trình chiếu một video clip trong đó có giới thiệu về cấu trúc,
thông tin phải có trên bìa sách,...
– Các nhóm HS trong khoảng thời gian 3 phút thảo luận để tìm
hiểu về thông tin có trên bìa sách, hình thức thiết kế theo câu hỏi
định hướng trong SGK Mĩ thuật 9, trang 21.
– Các nhóm HS đưa ra được kết luận về thể loại, hình thức thiết
kế, thông tin cần có trong thiết kế bìa sách.
– GV đánh giá phần đáp án của các nhóm (góp ý, mở rộng kiến thức).
– GV mời HS trao đổi phần cuối SGK Mĩ thuật 9, trang 22 để hệ
thống lại kiến thức về thiết kế bìa sách.
– GV tổng hợp, chốt lại kiến thức liên quan đến thiết kế bìa sách.
− HS/ nhóm HS sưu tầm tư liệu hình ảnh liên
quan đến thiết kế bìa sách đẹp để làm minh
chứng rõ hơn về các thành tố trong thiết kế bìa
sách theo gợi ý, định hướng của GV.
− Khi HS/ nhóm HS trình bày, HS/ nhóm HS
khác lắng nghe, đặt câu hỏi để làm rõ hơn nội
dung trình bày (nếu cần thiết).
− HS/ nhóm HS tìm hiểu, trao đổi, thảo luận
các thông tin theo định hướng trong SGK và
lưu ý của GV.
− HS lắng nghe, ghi lại các ý chính, làm cơ sở
cho phần thực hành ở hoạt động tiếp theo.
2. HOẠT ĐỘNG THỂ HIỆN
a) Mục tiêu
– Biết được các bước cơ bản trong thiết kế bìa sách trên phần
mềm thiết kế thông dụng.
– Lựa chọn một tác phẩm văn học và thiết kế được bìa sách theo
hình thức thể hiện yêu thích.
b) Nội dung
– Tham khảo các bước thiết kế bìa sách trên phần mềm thiết kế
thông dụng trong SGK Mĩ thuật 9, trang 23.
– Thực hiện thiết kế được bìa sách với kiến thức đã có (ý tưởng,
hình minh hoạ, kết hợp hình minh hoạ với phần chữ thể hiện
thông tin của cuốn sách).
24
c) Sản phẩm
SPMT thiết kế bìa sách với tạo hình, bố cục của riêng mình.
d) Tổ chức thực hiện
Trước khi thực hành thể hiện thiết kế bìa sách, HS tìm hiểu các
bước thực hiện:
– GV cho HS quan sát trình tự các bước thực hiện thiết kế bìa sách
bằng hình ảnh trong SGK Mĩ thuật 9, trang 23 (nếu cơ sở vật chất
nhà trường chưa có điều kiện thực hiện thiết kế trên phần mềm,
GV phân tích hình minh hoạ theo cách thực
hiện bằng vẽ tay).
– GV có thể cho HS xem video clip, hoặc giáo cụ trực quan các
bước tiến hành thiết kế bìa sách thông qua phần mềm, trong đó
GV lưu ý đến cách bố cục, sử dụng hình vẽ, màu sắc để sản phẩm
thiết kế bìa sách đạt được hiệu quả về mặt thẩm mĩ. GV cũng lưu
ý việc vẽ tay hay trên phần mềm chỉ là sự lựa chọn phương tiện
để thực hiện.
– Khi HS thực hành SPMT, GV gợi ý:
+ Lựa chọn hình ảnh minh hoạ: GV hướng dẫn HS lựa chọn hình
minh hoạ đơn giản nhưng phải nổi bật được đặc trưng của tác
phẩm văn học và năng lực của từng nhóm HS (Ví dụ: Với nhóm
chắc về hình có thể gợi ý thêm không gian, các yếu tố phụ trợ để bài
vẽ có sự phong phú về tạo hình. Với nhóm hình, màu còn hạn chế
thì khuyến khích sử dụng các hình đơn giản, tránh tình trạng không
quán xuyến được không gian, cách thể hiện).
+ Chữ: Lựa chọn các dạng chữ đơn giản, không rườm rà để hạn chế
sa đà vào chi tiết (sử dụng chữ có độ dày, có thể dùng thước).
+ Màu sắc: Sử dụng màu sắc phù hợp với nội dung của sách mà HS
cần thể hiện minh hoạ.
– Trong quá trình HS thực hiện, GV quan sát, nhắc nhở và hỗ trợ
HS khi có thắc mắc.
− HS thực hiện theo nhiệm vụ học tập được
GV giao.
− Trong quá trình xem, HS đặt câu hỏi, trao
đổi, thảo luận để làm rõ hơn quy trình cơ bản
trong thiết kế bìa sách bằng vẽ tay hay trên
phần mềm thiết kế thông dụng.
− HS thực hành theo nhiệm vụ học tập được
GV giao.
− Trong quá trình thực hành, HS có khó khăn
cần thông báo để có sự giải đáp của GV.
3. HOẠT ĐỘNG THẢO LUẬN
a) Mục tiêu
– Củng cố kiến thức về thiết kế bìa sách.
– Trình bày được ý tưởng, hình thức tạo hình sản phẩm, đưa ra
được ý kiến cá nhân về chất lượng sản phẩm của bản thân và sản
phẩm của các thành viên trong lớp.
b) Nội dung
– GV tổ chức hướng dẫn HS trình bày những ý tưởng, cách thể
hiện, hình thức lựa chọn trong xây dựng bố cục,… của sản phẩm
thiết kế bìa sách.
– HS thảo luận nhóm (nhóm đôi, nhóm tự do,…) theo các câu
hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 9, trang 24.
25
c) Sản phẩm
Khả năng trình bày của HS về SPMT thiết kế bìa sách đã thực hiện.
d) Tổ chức thực hiện
– GV cho HS thảo luận nhóm (nhóm đôi, nhóm tự do,…) theo
câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 9, trang 24 trước khi trình bày trước
lớp về các nội dung này.
– Trong phần này, GV là người định hướng, gợi mở, tổng kết kiến
thức để HS liệt kê, mô tả được quá trình thực hiện SPMT thiết kế
bìa sách.
– GV có thể mở rộng thêm kiến thức về thiết kế bìa sách trong
giai đoạn hiện nay khi công nghệ phát triển có thể thiết kế trên
các phần mềm trên điện thoại, máy tính bảng, máy tính,…
− HS trưng bày bìa sách đã thiết kế và trao đổi
thảo luận theo câu hỏi định hướng trong SGK,
trình bày trước nhóm/ lớp những kiến thức
liên quan đến thiết kế bìa sách.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu
Lập được kế hoạch sưu tầm sách có thiết kế bìa đẹp để làm triển
lãm trong nhà trường, với mục đích lan toả văn hoá đến với
mọi người.
b) Nội dung
GV hướng dẫn, gợi ý HS lên kế hoạch sưu tầm sách có thiết kế bìa
đẹp để làm triển lãm trong nhà trường.
c) Sản phẩm
Bộ sưu tầm sách có thiết kế bìa đẹp.
d) Tổ chức thực hiện
– Ở phần này có 2 nội dung cần lưu ý:
+ Sưu tầm sách có thiết kế bìa đẹp;
+ Tổ chức triển lãm (vào thời điểm phù hợp) với mục đích lan toả
văn hoá đọc đến với mọi người.
– Trong phần sưu tầm sách có thiết kế bìa đẹp, GV có thể giới
thiệu cách sưu tầm hình ảnh bìa sách có thiết kế đẹp trong nước
và thế giới thông qua công cụ tìm kiếm trên internet. Việc sưu
tầm hình ảnh này nên theo thể loại sách hay hình thức thiết kế,...
– Trong phần xây dựng kế hoạch tổ chức triển lãm, GV gợi ý một
số nội dung để HS hình dung được việc tổ chức triển lãm trong
nhà trường như:
+ Chuẩn bị lựa chọn hình thức: địa điểm, thời gian, cách thức trưng
bày phù hợp,...
+ Lựa chọn các bộ sưu tầm bìa sách để trưng bày (thể loại,
hình thức,...).
+ Trưng bày (trong nhà/ ngoài trời; trực tiếp/ trực tuyến)
Trưng bày, nhận xét sản phẩm cuối bài học
– GV tổ chức cho HS trưng bày SPMT cá nhân, nhóm, chia sẻ cảm
nhận của bản thân.
– GV nhận xét chung giờ học.
– Dặn dò.
− HS thực hiện sưu tầm hình ảnh bìa sách có
thiết kế đẹp theo định hướng của GV.
− Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tổ chức triển
lãm, HS có thể làm việc theo nhóm trên cơ sở
điều kiện tổ chức thực tế của nhà trường.
26
BÀI 6
TRANH MINH HOẠ
(2 tiết)
I.
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Hiểu được vai trò của tranh minh hoạ trong thể hiện nội dung sách.
2. Năng lực
– Biết chuyển thể từ hình tượng văn học sang hình tượng tạo hình trong tranh minh hoạ.
– Vẽ tranh minh hoạ thể hiện được nội dung phù hợp thể loại sách.
3. Phẩm chất
Có hiểu biết và yêu thích thể loại tranh minh hoạ.
II.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Một số hình ảnh tranh minh hoạ có tính thẩm mĩ để trình chiếu trên PowerPoint
cho HS quan sát.
– Tranh minh hoạ của HS để minh hoạ, phân tích trong tiết dạy.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
∗
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
− Tổ chức cho HS tham gia khởi động tuỳ điều kiện thực tế.
− Gợi ý: Trò chơi trắc nghiệm, giải ô chữ, các trò chơi vận
động,… theo nhóm hoặc cá nhân.
HS lắng nghe, quan sát và khởi động theo hướng
dẫn của GV (cá nhân hoặc nhóm).
1. HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT
a) Mục tiêu
– Nhận biết, có kiến thức ban đầu về tranh minh hoạ thông
qua các sản phẩm.
– Củng cố kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp hình thành
kiến thức về tranh minh hoạ.
b) Nội dung
Phân biệt sự giống và khác nhau giữa tranh minh hoạ và thiết
kế bìa sách, qua đó giúp HS:
– Tìm hiểu về yếu tố tạo hình, hình thức trình bày, màu sắc
trong tranh minh hoạ.
– Hiểu được đặc trưng về màu sắc, vẻ đẹp ngôn ngữ tạo hình,
trình bày chữ trong tranh minh hoạ.
27
c) Sản phẩm
HS hình thành kiến thức ban đầu về tranh minh hoạ và các
dạng của minh hoạ truyện, tác phẩm văn học.
d) Tổ chức thực hiện
– GV hướng dẫn HS mở SGK Mĩ thuật 9, trang 25 – 26 và một
số SPMT tranh minh hoạ (nếu có), HS quan sát và trả lời câu hỏi
theo định hướng SGK Mĩ thuật 9, trang 25.
– GV có thể mở rộng gợi ý:
+ Sự giống và khác nhau của thiết kế bìa sách và tranh minh hoạ?
+ Để minh hoạ một nội dung, tác phẩm văn học, em cần lưu ý
đến những yếu tố nào (lựa chọn hình ảnh, bố cục, màu sắc,…)?
+ Điều quan trọng để một tranh minh hoạ đẹp là gì? Vì sao?
– GV tổng hợp, phân tích mở rộng thêm kiến thức về tranh
minh hoạ, yêu cầu về hình, màu sắc, bố cục, mảng, nét,…
thường được sử dụng trong tranh minh hoạ.
– GV mời HS quan sát hình ảnh trực quan các tranh minh được
thực hiện với các chất liệu khác nhau (vẽ bằng tay, vẽ trên phần
mềm thiết kế thông dụng). GV giải đáp thắc mắc của HS.
− HS/ nhóm HS sưu tầm tư liệu hình ảnh liên
quan đến tranh minh hoạ trong sách, truyện để
làm rõ hơn về câu hỏi về tranh minh hoạ.
− HS/ nhóm HS tìm hiểu, trao đổi, thảo luận các
thông tin theo định hướng trong SGK và lưu ý của
GV.
− HS thực hiện nhiệm vụ và nêu câu hỏi để làm
rõ (nếu có).
2. HOẠT ĐỘNG THỂ HIỆN
a) Mục tiêu
– Lựa chọn một phân đoạn trong truyện yêu thích để vẽ tranh
minh hoạ.
– HS ghi nhớ, vận dụng kiến thức tranh minh hoạ để thực hiện
một SPMT tranh minh hoạ của riêng mình.
b) Nội dung
– HS tìm hiểu các bước tiến hành một tranh minh hoạ trong
SGK Mĩ thuật 9, trang 27.
– Tham
khảo
các
dạng
tranh
minh
hoạ
do
GV
chuẩn
bị
(nếu có).
– HS thực hiện SPMT tranh minh hoạ phù hợp với năng lực của
riêng mình (có thể vẽ trên thiết bị điện tử với các phần mềm
thông dụng).
c) Sản phẩm
SPMT tranh minh hoạ có sự cô đọng về hình, nổi bật nội dung
cần minh hoạ.
28
d) Tổ chức thực hiện
– GV cho HS xem gợi ý các bước tiến hành vẽ tranh minh hoạ
theo truyện cổ tích Ăn khế trả vàng trên phần mềm thiết kế
thông dụng, SGK Mĩ thuật 9, trang 27. GV trả lời các thắc mắc
khó khăn gặp phải khi vẽ trên thiết bị điện tử, gợi ý phần mềm
đơn giản dùng trên thiết bị điện tử (SGK Mĩ thuật 9, trang 23).
– Trước khi HS thể hiện minh hoạ, GV cho HS thảo luận theo
nội dung ở phần Em có biết, SGK Mĩ thuật 9, trang 27.
– GV lưu ý HS một số nội dung trước khi thực hành:
+ Lựa chọn nội dung khi minh hoạ phù hợp với lứa tuổi, không
phức tạp về nội dung.
+ Bố cục: lựa chọn bối cảnh, nhân vật, chi tiết đặc trưng từ đó
hình thành bố cục, cách thức thể hiện phù hợp nội dung cần
minh hoạ. (có thể lựa chọn bố cục dọc hoặc ngang, tự do).
+ Màu sắc: sử dụng các gam màu tươi, phù hợp với nội dung
truyện, hạn chế sử dụng các màu pha, tránh nhợt nhạt,…
+ Tạo hình: Hình minh hoạ cần sử dụng các mảng lớn, cô đọng về
hình, nổi bật nội dung của đoạn văn, truyện cần minh hoạ. Chữ
sử dụng cần có sự cân nhắc về vị trí sắp xếp, tránh hiện tượng hình
và chữ tranh chấp về diện tích, sắc độ sẽ gây rối mắt.
– Trong quá trình thực hiện, GV quan sát, nhắc nhở và hỗ trợ
HS khi có vướng mắc.
− HS quan sát, đặt câu hỏi liên quan.
− HS trao đổi, thảo luận để tìm ý tưởng theo
định hướng ở phần Em có biết, SGK Mĩ thuật 9,
trang 27 và gợi ý của GV.
− Trong quá trình thực hành, HS có khó khăn ở
bước nào cần thông báo để có sự giải đáp, hỗ trợ
từ GV.
3. HOẠT ĐỘNG THẢO LUẬN
a) Mục tiêu
Củng cố, tổng hợp kiến thức về tranh minh hoạ.
b) Nội dung
GV hướng dẫn HS trưng bày SPMT tranh minh hoạ đã thực hiện
và thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 9,
trang 28.
c) Sản phẩm
Khả năng trình bày của HS về SPMT tranh minh hoạ đã thực hiện.
d) Tổ chức thực hiện
– GV cho HS thảo luận thảo luận nhóm về những câu hỏi trong
SGK Mĩ thuật 9, trang 28 trước khi trình bày trước lớp về các
nội dung này.
– GV hướng dẫn, gợi mở để HS tự củng cố, tổng hợp kiến thức.
HS tự rút ra được các khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực
hành vẽ tranh minh hoạ.
− HS trưng bày tranh minh hoạ đã vẽ và trao đổi
thảo luận theo câu hỏi định hướng trong SGK,
trình bày trước nhóm/ lớp những kiến thức liên
quan đến vẽ tranh minh hoạ.
29
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu
Sưu tầm hình ảnh tranh minh hoạ tác phẩm văn học Việt Nam
(hoặc nước ngoài) yêu thích.
b) Nội dung
Sưu tầm hình ảnh tranh minh hoạ tác phẩm văn học Việt Nam
(hoặc nước ngoài) yêu thích với nhiều hình thức khác nhau.
c) Sản phẩm
Bộ sưu tầm hình ảnh tranh minh hoạ tác phẩm văn học Việt
Nam hoặc nước ngoài.
d) Tổ chức thực hiện
– Căn cứ vào tình hình học tập thực tế của lớp, GV có thể cho
HS thực hiện theo nhóm/ tổ, lựa chọn tác phẩm văn học Việt
Nam/ thế giới,...
– GV gợi mở các hình thức sưu tầm hình ảnh tranh minh hoạ:
+ Theo tác giả tranh minh hoạ;
+ Theo tác phẩm văn học Việt Nam hoặc thế giới;
+ Theo hình thức sưu tầm (từ internet, sách/ báo cũ,...);
+ Theo SPMT của HS đã thực hiện.
– GV cho HS đặt tên mỗi bộ sưu tầm hình ảnh tranh minh hoạ
phù hợp với tính chất, nội dung đã có.
Trưng bày, nhận xét sản phẩm cuối bài học
− GV tổ chức cho HS trưng bày SPMT tranh minh hoạ của cá
nhân/ nhóm, chia sẻ cảm nhận của bản thân.
− GV nhận xét chung giờ học.
− Dặn dò.
− HS trao đổi, thảo luận để lựa chọn tác phẩm
văn học Việt Nam/ thế giới để vẽ tranh minh hoạ.
− HS thực hiện sưu tầm tranh minh hoạ có thiết
kế đẹp theo định hướng của GV.
30
CHỦ ĐỀ 4
CẢM HỨNG TRONG SÁNG TÁC MĨ THUẬT
BÀI 7
CẢM HỨNG TRONG SÁNG TÁC HỘI HOẠ
(2 tiết)
I.
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nhận biết được dạng cảm hứng sáng tạo trực tiếp và cảm hứng sáng tạo chủ quan
trong sáng tác hội hoạ.
2. Năng lực
– Hiểu cách tạo cảm hứng trong thực hành, sáng tạo SPMT 2D.
– Vận dụng được cách tạo cảm hứng để thực hành, sáng tạo SPMT từ thực tiễn
cuộc sống.
3. Phẩm chất
Có ý thức rèn luyện, nuôi dưỡng cảm xúc nghệ thuật trước vẻ đẹp thiên nhiên,
cuộc sống.
II.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Một số hình ảnh, video clip giới thiệu về TPMT được sáng tạo qua một số cách tìm
cảm hứng từ thiên nhiên, cuộc sống để trình chiếu trên PowerPoint.
– Hình ảnh TPMT khai thác hình ảnh trong thực tiễn đời sống để làm minh hoạ.
– Một số SPMT thể hiện vẻ đẹp trong thực tiễn đời sống với chất liệu khác nhau để
phân tích cách thể hiện cho HS quan sát trực tiếp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
∗
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
− Tổ chức cho HS tham gia khởi động tuỳ điều kiện thực tế.
− Gợi ý: Trò chơi trắc nghiệm, giải ô chữ, các trò chơi vận động,…
theo nhóm hoặc cá nhân.
HS lắng nghe, quan sát và khởi động theo
hướng dẫn của GV (cá nhân hoặc nhóm).
31
1. HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT
a) Mục tiêu
– HS nhận biết được có nhiều cách khác nhau khi tìm cảm hứng trong
thực hành, sáng tạo TPMT.
– HS hiểu về cách tạo cảm hứng sáng tạo trực tiếp, cảm hứng sáng
tạo chủ quan trong sáng tạo hội hoạ.
b) Nội dung
HS tìm hiểu một số cách tạo cảm hứng sáng tạo trực tiếp, cảm hứng
sáng tạo chủ quan trong sáng tác hội hoạ.
c) Sản phẩm
Kiến thức cơ bản trong cách tạo cảm hứng sáng tác hội hoạ.
d) Tổ chức thực hiện
Phương án 1
– GV giao mỗi nhóm HS chuẩn bị tư liệu làm bài thuyết trình trước lớp
(bằng hình thức PowerPoint hoặc diễn thuyết) về cách tạo cảm hứng
trong sáng tác hội hoạ theo gợi ý:
+ Cách tạo cảm hứng sáng tạo trực tiếp trong sáng tác hội hoạ;
+ Cách tạo cảm hứng sáng tạo chủ quan trong sáng tác hội hoạ;
– GV đánh giá theo sự tham gia của các thành viên trong nhóm.
Phương án 2
– GV hướng dẫn HS mở SGK Mĩ thuật 9, trang 29 – 30 quan sát và tìm
hiểu một số TPMT và trình bày trên cơ sở câu hỏi định hướng trong
SGK.
– Mỗi nhóm sẽ trình bày về một TPMT trên cơ sở phân tích trực tiếp
trên hình minh hoạ trong sách.
– GV mở rộng thêm thông tin liên quan đến cách tìm ý tưởng, tạo
cảm hứng trong TPMT,…
– GV chốt ý:
+ Có nhiều cách tạo cảm hứng khi xây dựng bố cục, thể hiện theo chủ
đề,… Việc dùng cách thể hiện ý tưởng, tạo cảm hứng liên quan đến
kinh nghiệm, tư liệu, năng lực của mỗi cá nhân.
+ Trong quá trình tìm ý tưởng cần lưu ý đến kĩ năng, chất liệu tạo hình
mà mỗi chúng ta có thế mạnh, tránh việc tìm ý tưởng khó thực hiện với
khả năng của bản thân.
+ Có nhiều cách tạo cảm hứng trong thực hành, sáng tạo SPMT như
cảm hứng sáng tạo trực tiếp, cảm hứng sáng tạo chủ quan, cũng như
những cách tìm kiếm những thể nghiệm mới về chất liệu tạo hình, màu
sắc, cách thể hiện,… Tuy nhiên, kĩ thuật hay chất liệu tạo hình chỉ là
những phương tiện để thể hiện cảm xúc thẩm mĩ nên lựa chọn cách thức
nào cần phù hợp với khả năng thể hiện của bản thân.
− HS/ nhóm HS sưu tầm một số tác phẩm
hội hoạ để minh chứng rõ cách tạo cảm
hứng sáng tạo trực tiếp, cảm hứng sáng
tạo chủ quan trong sáng tác hội hoạ theo
câu
hỏi
định
hướng
trong
phần
trình
bày của mình. Mỗi nhóm trình bày trong
5 phút.
− Khi HS/ nhóm HS trình bày, HS/ nhóm
HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi để làm rõ
hơn nội dung trình bày (nếu cần thiết).
− HS/ nhóm HS thảo luận, phân tích theo
gợi ý trong SGK và định hướng của GV.
− HS lắng nghe, ghi lại các ý chính, làm cơ
sở cho phần thực hành ở hoạt động tiếp
theo.
32
2. HOẠT ĐỘNG THỂ HIỆN
a) Mục tiêu
Hình thành kĩ năng tìm ý tưởng và tạo cảm hứng trong thực hành,
sáng tạo SPMT 2D, 3D.
b) Nội dung
– Tham khảo các bước gợi ý thực hiện trong SGK Mĩ thuật 9, trang 31.
– Thực hiện SPMT theo yêu cầu của bài học.
c) Sản phẩm
SPMT theo cách tìm cảm hứng yêu thích.
d) Tổ chức thực hiện
– GV cho HS đọc phần Em có biết, SGK Mĩ thuật 9, trang 31 để hệ
thống và định hướng nội dung chính của bài học.
– GV cho HS quan sát trình tự các bước thực hiện SPMT trong SGK
Mĩ thuật 9, trang 31.
– GV có thể cho HS xem video clip các bước thực hiện SPMT đã sưu
tầm, chuẩn bị từ trước. Qua đó, GV hướng dẫn cách thực hiện SPMT
cũng như các lưu ý để có bố cục hài hoà, cân đối; màu sắc phù hợp với
nội dung chủ đề.
– Khi HS thực hành SPMT, GV gợi ý:
+ Cách tìm ý tưởng và tạo cảm hứng trong thực hành, sáng tạo SPMT
của em là gì?
+ Cách tạo cảm hứng trong thực hành, sáng tạo SPMT của em có gặp
khó khăn gì?
– Trong quá trình HS thực hiện, GV quan sát, nhắc nhở và hỗ trợ HS
khi có thắc mắc.
− HS thực hiện theo nhiệm vụ học tập
được GV giao.
− Trong quá trình quan sát, HS đặt câu
hỏi, trao đổi, thảo luận để làm rõ hơn
cách tạo cảm hứng sáng tạo trực tiếp, cảm
hứng sáng tạo chủ quan trong thực hành,
sáng tạo SPMT.
− HS thực hành theo nhiệm vụ học tập
được GV giao.
− Trong quá trình thực hành, HS có khó
khăn cần thông báo để có sự giải đáp của
GV.
3. HOẠT ĐỘNG THẢO LUẬN
a) Mục tiêu
– Củng cố kiến thức về cách tìm ý tưởng, tạo cảm hứng trong thực
hành, sáng tạo SPMT.
– Trình bày được ý tưởng, tạo cảm hứng trong thực hành, sáng tạo
SPMT, đưa ra được ý kiến cá nhân về SPMT thành viên trong lớp.
b) Nội dung
– GV tổ chức hướng dẫn HS trình bày những ý tưởng, cách tạo cảm
hứng trong thực hành, sáng tạo SPMT đã thực hiện.
– HS thảo luận nhóm (nhóm đôi, nhóm tự do,…) theo các câu hỏi
gợi ý trong SGK Mĩ thuật 9, trang 32.
c) Sản phẩm
– Khả năng trình bày của HS về SPMT đã thực hiện.
– Củng cố tư duy trong tìm ý tưởng, tạo cảm hứng từ thực tiễn cuộc
sống trong thực hành, sáng tạo SPMT.
33
d) Tổ chức thực hiện
– GV cho HS thảo luận nhóm (nhóm đôi, nhóm tự do,…) theo câu
hỏi trong SGK Mĩ thuật 9, trang 32 trước khi trình bày trước lớp về các
nội dung này.
– Khi HS/ nhóm HS trình bày, GV là người định hướng, gợi mở để HS
trả lời được theo câu hỏi định hướng trong SGK Mĩ thuật 9, trang 32.
HS trưng bày SPMT đã thực hiện và trao
đổi thảo luận theo câu hỏi định hướng
trong
SGK,
trình
bày
trước
nhóm/
lớp
những kiến thức liên quan đến cách tìm
cảm hứng và thực hiện SPMT.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu
Rèn luyện kĩ năng tìm cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, hình thành
thói quen quan sát, phân tích và ghi chép hình ảnh từ thực tiễn cuộc
sống.
b) Nội dung
Quan sát, phân tích và ghi chép hình ảnh từ thực tiễn cuộc sống.
c) Sản phẩm
Tư duy về phân tích, ghi chép hình ảnh từ thực tiễn cuộc sống.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động trên lớp:
– GV: Để chủ động tạo cảm hứng trong thực hành, sáng tạo SPMT, các
em cần rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích và ghi chép hình ảnh
từ xung quanh, từ thiên nhiên tươi đẹp cho đến sự phong phú trong
cuộc sống. Ở phần này, chúng ta sẽ làm quen cách khai thác nội dung,
hình ảnh trong tác phẩm văn học để thực hành, sáng tạo SPMT.
– GV gợi mở các nội dung để HS hình thành tư duy trong quan sát,
phân tích và ghi chép hình ảnh từ thực tiễn cuộc sống:
+ Quan sát: những hình ảnh đẹp từ thiên nhiên, cuộc sống; cách cắt
cảnh để tìm ý tưởng, xây dựng bố cục,...
+ Phân tích: các yếu tố tạo hình như chấm, nét, hình, màu từ hình ảnh;
cách sắp xếp hình ảnh tiền cảnh – hậu cảnh tạo không gian; hình chính
– hình phụ,...
+ Ghi chép: ở dạng nét, phân định/ gợi mở về sắc độ,...
Hoạt động ở nhà:
HS thực hiện quan sát, phân tích và ghi chép hình ảnh yêu thích từ
thực cuộc sống và lưu lại để giúp tìm ý tưởng, tạo cảm hứng cho thực
hành, sáng tạo ở các bài học tiếp theo.
Trưng bày, nhận xét sản phẩm cuối bài học
− GV tổ chức cho HS trưng bày SPMT cá nhân/ nhóm, chia sẻ cảm
nhận của bản thân.
− GV nhận xét chung giờ học.
− Dặn dò.
− HS làm quen cách khai thác nội dung,
hình ảnh trong tác phẩm văn học để thực
hành, sáng tạo SPMT.
− HS nêu cách thu thập hình ảnh từ thực
tiễn cuộc sống để xây dựng bố cục theo
chủ đề.
− HS thực hiện theo nhiệm vụ được giao.
34
BÀI 8
THIẾT KẾ HÌNH ẢNH NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
(2 tiết)
I.
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Phân biệt được tín hiệu nhận biết riêng biệt của thương hiệu trên sản phẩm thiết kế.
2. Năng lực
– Hiểu được vai trò thiết kế hình ảnh nhận diện thương hiệu trong lĩnh vực thiết kế
đồ hoạ.
– Vận dụng nét đẹp từ thiên nhiên, cuộc sống để tạo nên đặc điểm nhận diện
thương hiệu.
3. Phẩm chất
Yêu thích và sử dụng được thông điệp hình ảnh để giới thiệu, truyền thông về sản phẩm.
II.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Một số hình ảnh, video clip về bộ nhận diện thương hiệu.
– Một số bản thiết kế bộ nhận diện thương hiệu lấy cảm hứng từ thiên nhiên giúp HS
quan sát trực tiếp.
– Một số SPMT bộ nhận diện thương hiệu khai thác vẻ đẹp thiên nhiên để HS
tham khảo.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
∗
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
− Tổ chức cho HS tham gia khởi động tuỳ điều kiện thực tế.
− Gợi ý: Trò chơi trắc nghiệm, giải ô chữ, các trò chơi vận
động,… theo nhóm hoặc cá nhân.
HS lắng nghe, quan sát và khởi động theo hướng
dẫn của GV (cá nhân hoặc nhóm).
1. HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT
a) Mục tiêu
– HS biết đến yếu tố nhận diện thương hiệu trên sản phẩm
thiết kế.
– Thông qua phân tích một số hình ảnh nhận diện thương
hiệu trên sản phẩm để hiểu về cách thiết kế hình ảnh nhận
diện thương hiệu.
b) Nội dung
HS tìm hiểu về hình ảnh nhận diện thương hiệu trên sản
phẩm.
35
c) Sản phẩm
Kiến thức cơ bản về cách thiết kế hình ảnh nhận diện thương
hiệu trên sản phẩm.
d) Tổ chức thực hiện
Phương án 1
– GV hướng dẫn HS mở SGK Mĩ thuật 9, trang 33 – 34 quan
sát và tìm hiểu một số cách thiết kế hình ảnh nhận diện
thương hiệu và trình bày trên cơ sở câu hỏi định hướng
trong SGK Mĩ thuật 9, trang 33.
– Mỗi nhóm sẽ trình bày về yếu tố nhận diện thương hiệu
trên sản phẩm thiết kế trên cơ sở phân tích trực tiếp trên
hình minh hoạ trong sách.
– GV mở rộng thêm thông tin liên quan đến cách lựa chọn
hình ảnh cần thể hiện để nhận diện thương hiệu như: cách
điệu (đường nét, màu sắc), ý tưởng từ thiên nhiên,...
Phương án 2
– GV chuẩn bị một bộ nhận diện thương hiệu phù hợp và
giao cho các nhóm phân tích:
+ Hình ảnh được khai thác thế nào (hình dáng, màu sắc)?
+ Vị trí trang trí ở đâu trong bộ nhận diện thương hiệu? Điều
này tạo nên sự khác biệt, hấp dẫn như thế nào?
– GV mời các nhóm lên trình bày ý kiến thảo luận trong nhóm.
– GV chốt ý:
+ Có nhiều cách thiết kế hình ảnh nhận diện thương hiệu trên
sản phẩm như khai thác vẻ đẹp từ thiên nhiên, các hình đơn
giản; hình vẽ – hình chụp,...
+ Mỗi cách lựa chọn hình ảnh trong thiết kế bộ nhận diện
thương hiệu đều thể hiện những phong cách sáng tạo riêng
của nhà thiết kế.
+ Việc lựa chọn hình thức thể hiện, cách khai thác hình ảnh
theo ý đồ tạo hình và khả năng thực hiện của bản thân phù
hợp. Mỗi hình thức thể hiện đều có ngôn ngữ riêng và tạo sự
hấp dẫn về mặt thị giác.
− HS/ nhóm HS sưu tầm một số bộ nhận diện
thương hiệu để minh chứng rõ hơn yếu tố hình
ảnh nhận diện theo câu hỏi định hướng trong phần
trình bày của mình.
− Khi HS/ nhóm HS trình bày, HS/ nhóm HS khác
lắng nghe, đặt câu hỏi để làm rõ hơn nội dung trình
bày (nếu cần thiết).
− HS/ nhóm HS thảo luận, phân tích theo gợi ý
trong SGK và định hướng của GV.
− HS trình bày trên cơ sở ý kiến thảo luận trong nhóm.
− HS lắng nghe, ghi lại các ý chính, làm cơ sở cho
phần thực hành ở hoạt động tiếp theo.
2. HOẠT ĐỘNG THỂ HIỆN
a) Mục tiêu
– HS tìm hiểu cách gợi ý trong thiết kế hình ảnh nhận diện
thương hiệu trên sản phẩm.
– HS có thêm cách thức trong thiết kế hình ảnh nhận diện
lớp học, lấy cảm hứng từ vẻ đẹp từ thiên nhiên.
36
b) Nội dung
– HS tìm hiểu cách thiết kế hình ảnh nhận diện thương hiệu
trên sản phẩm.
– HS thiết kế hình ảnh nhận diện của lớp học, lấy cảm hứng
từ vẻ đẹp trong thiên nhiên.
c) Sản phẩm
SPMT thiết kế hình ảnh nhận diện của lớp học lấy cảm hứng
từ vẻ đẹp thiên nhiên.
d) Tổ chức thực hiện
– GV cho HS tìm hiểu cách gợi ý thiết kế hình ảnh nhận diện
thương hiệu trên sản phẩm, lấy cảm hứng từ vẻ đẹp trong
thiên nhiên, SGK Mĩ thuật 9, trang 35.
– GV lưu ý phần gợi ý cách thực hiện là một phương án cơ
bản và còn nhiều cách thiết kế khác.
– GV có thể cho HS xem video clip (đã chuẩn bị hoặc sưu
tầm) về thiết kế bộ nhận diện thương hiệu để HS xem,
nhằm mở rộng cách thiết kế. Trong đó lưu ý:
+ Hình ảnh nhận diện thương hiệu cần đồng bộ, thống nhất
ở các sản phẩm trong bộ nhận diện thương hiệu;
+ Để hình ảnh nhận diện thương hiệu rõ cần sử dụng tạo
hình có tính ước lệ, khái quát cao để khi xuất hiện trên sản
phẩm to hay nhỏ đều thuận thiện nhận biết.
– Trước khi HS thực hiện, GV lưu ý:
+ Mời HS đọc phần Em có biết, SGK Mĩ thuật 9, trang 35 để
chốt ý trong phần này.
+ Về ý tưởng: HS có thể xác định bộ nhận diện lớp học gồm
những sản phẩm nào, định thiết kế sử dụng vào mục đích gì?
Từ hình dáng sản phẩm mới hình thành ý tưởng thiết kế hình
ảnh cho phù hợp. HS cũng có thể thiết kế hình ảnh nhận diện
lớp học độc lập và đặt hình ảnh vào các sản phẩm (dự kiến).
− HS thực hiện theo nhiệm vụ học tập được GV giao.
− Trong quá trình xem, HS đặt câu hỏi, trao đổi,
thảo luận để làm rõ hơn cách thiết kế hình ảnh nhận
diện thương hiệu trong thực hành, sáng tạo SPMT.
−
HS
thực
hành
theo
nhiệm
vụ
học
tập
được
GV giao.
37
+ Về cách thể hiện: Lựa chọn hình thức thiết kế phù hợp với
khả năng thực hiện của bản thân. Trong quá trình thiết kế,
cần lưu ý yếu tố kích thước của sản phẩm để yếu tố nhận diện
không quá to hoặc nhỏ trong tổng thể chung,…
– Trong quá trình HS thực hành, GV quan sát và hỗ trợ bằng
lời nói đối với những HS còn khó khăn trong tìm ý tưởng, lựa
chọn cách thức thể hiện,…
− Trong quá trình thực hành, HS có khó khăn cần
thông báo để có sự giải đáp của GV.
3. HOẠT ĐỘNG THẢO LUẬN
a) Mục tiêu
– Củng cố, kiến thức về cách thiết kế hình ảnh nhận diện
thương hiệu, lấy cảm hứng từ vẻ đẹp thiên nhiên, qua thiết
kế hình ảnh nhận diện lớp học.
– Khả năng trình bày, bày tỏ cảm nhận của bản thân trước
nhóm, lớp.
b) Nội dung
– HS trao đổi theo các câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 9,
trang 36.
– HS trình bày, bày tỏ cảm nhận của bản thân về SPMT hình
ảnh nhận diện lớp học.
c) Sản phẩm
Củng cố kiến thức của bản thân về thiết kế hình ảnh nhận
diện thương hiệu đã thực hiện của bạn/ nhóm.
d) Tổ chức thực hiện
–
GV
cho
HS
thảo
luận
về
nội
dung
câu
hỏi
trong
SGK Mĩ thuật 9, trang 36 và trình bày trước nhóm về các
nội dung này.
– Trong HĐ này, GV cần định hướng, gợi mở để HS nói lên
được hiểu biết của mình về việc thực hiện SPMT hình ảnh
nhận diện thương hiệu lớp học, từ xây dựng ý tưởng về sản
phẩm và yếu tố nhận diện, cho đến việc sử dụng cách thức
để thiết kế..
− HS trưng bày sản phẩm thiết kế hình ảnh nhận
diện thương hiệu đã thực hiện và trao đổi thảo luận
theo câu hỏi định hướng trong SGK, trình bày trước
nhóm/ lớp những kiến thức liên quan đến cách tìm
cảm hứng và thực hiện SPMT.
38
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu
Giúp HS củng cố, gắn kết kiến thức, kĩ năng đã học để lên ý
tưởng thiết kế hình ảnh nhận diện nhà trường nơi các em
đang học hoặc đã học.
b) Nội dung
Lên ý tưởng thiết kế hình ảnh nhận diện nhà trường.
c) Sản phẩm
Hình ảnh nhận diện trường học.
d) Tổ chức thực hiện
Căn cứ theo thời gian hoàn thành 3 hoạt động trên mà GV
cho HS thực hiện SPMT ở lớp hay ở nhà theo các lưu ý sau:
– Xác định hình ảnh cần khai thác trong thiết kế.
– Vì tính chất, mục đích thực hiện SPMT này có tính chất rèn
luyện kĩ năng nên HS cần lên ý tưởng và phác thảo ở hình
thức bản vẽ, không cần quá cầu kì.
– HS có thể đặt hình ảnh nhận diện trường học vào một số
sản phẩm để tăng tính trực quan và hiệu quả trong thuyết
minh về ý tưởng thiết kế của mình.
Trưng bày, nhận xét sản phẩm cuối bài học
− GV tổ chức cho HS trưng bày SPMT nhận diện thương hiệu
của cá nhân/ nhóm, chia sẻ cảm nhận của bản thân.
− GV nhận xét chung giờ học.
− Dặn dò.
− HS thực hiện nhiệm vụ học tập thiết kế hình ảnh
nhận diện trường học theo kiến thức đã học và lưu
ý của GV.
39
CHỦ ĐỀ 5
VẺ ĐẸP CỦA NGUYÊN MẪU
TRONG THỰC HÀNH, SÁNG TẠO
BÀI 9
TỈ LỆ VÀ HÌNH KHỐI CỦA ĐỒ VẬT
(2 tiết)
I.
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nhận biết được cấu trúc, tỉ lệ của đồ vật theo các khối cơ bản.
2. Năng lực
– Hiểu cách mô phỏng đồ vật từ yếu tố tạo hình (chấm, nét, hình, màu,...) để tạo chất
cảm khác nhau trên bề mặt.
– Sáng tạo, thực hiện SPMT mô phỏng được vẻ đẹp nguyên mẫu của đồ vật từ các kĩ
năng khác nhau.
3. Phẩm chất
Có ý thức tìm hiểu sự đa dạng từ vẻ đẹp của đồ vật về hình dáng, màu sắc và chất cảm.
II.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Một số hình ảnh, PowerPoint giới thiệu về các SPMT mô phỏng đồ vật bằng yếu tố
chấm và nét với hình thức vẽ; mảng màu với hình thức đắp nổi với chất liệu đất nặn
cho HS quan sát.
– Sưu tầm một số bài vẽ chất liệu chì, bút sắt, bút bi và cắt, dán dạng mô phỏng đồ vật
có chất lượng đẹp cho HS quan sát trực tiếp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
∗
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
− Tổ chức cho HS tham gia khởi động tuỳ điều kiện thực tế.
− Gợi ý: Trò chơi trắc nghiệm, giải ô chữ, các trò chơi vận
động,… theo nhóm hoặc cá nhân.
HS lắng nghe, quan sát và khởi động theo hướng
dẫn của GV (cá nhân hoặc nhóm).
40
1. HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT
a) Mục tiêu
– Nhận biết, phân tích được cấu trúc của đồ vật tương ứng với
các dạng khối cơ bản.
– Củng cố kĩ năng quan sát, tư duy hình ảnh để nhận biết và
bước đầu hiểu được sự thể hiện về tỉ lệ giữa các phần của đồ vật.
b) Nội dung
– Tìm hiểu một số cấu trúc của đồ vật.
– Nhận biết được tỉ lệ giữa các phần của đồ vật.
c) Sản phẩm
Hình thành kiến thức về cấu trúc của đồ vật thông qua các khối
cơ bản và tỉ lệ giữa các phần của đồ vật.
d) Tổ chức thực hiện
– GV hướng dẫn HS mở SGK Mĩ thuật 9, trang 38, quan sát hình
minh hoạ và tìm hiểu cấu trúc của chiếc lọ, bình nước theo các
dạng khối cơ bản bằng các câu hỏi định hướng.
– GV mở rộng thêm kiến thức thông qua quan sát một số hình
ảnh, video clip minh hoạ đã sưu tầm về hình mẫu đồ vật (ở
dạng khác) và cấu trúc khối cơ bản có trong mỗi đồ vật để làm
phong phú và đa dạng hơn các nội dung quan sát, phục vụ
bài học.
− HS/ nhóm HS tìm hiểu cấu trúc của chiếc lọ,
bình nước theo các dạng khối cơ bản, trao đổi,
thảo luận các thông tin theo định hướng trong
SGK.
− HS đặt câu hỏi cần làm rõ, ghi lại các ý chính, làm
cơ sở cho phần thực hành ở hoạt động tiếp theo.
2. HOẠT ĐỘNG THỂ HIỆN
a) Mục tiêu
– Sử dụng những kiến thức về cấu trúc, hình khối, tỉ lệ để mô
phỏng một đồ vật bằng yếu tố tạo hình yêu thích.
– Thể hiện được SPMT bằng hình thức thể hiện phù hợp với
bản thân.
b) Nội dung
– Tìm hiểu các bước thực hiện trong SGK Mĩ thuật 9, trang 39 – 40.
– Thực hiện mô phỏng được đồ vật bằng yếu tố tạo hình, bằng
hình thức thể hiện khác nhau theo các kiến thức đã được học
về cấu trúc, hình khối, tỉ lệ.
c) Sản phẩm
SPMT mô phỏng đồ vật theo đúng tỉ lệ và hình khối bằng yếu
tố tạo hình.
d) Tổ chức thực hiện
– Trước khi HS thực hành, GV cho HS quan sát, phân tích
các bước thực hiện mô phỏng đồ vật bằng hình ảnh trong
SGK Mĩ thuật 9, trang 39 – 40.
− HS thực hiện theo nhiệm vụ học tập được GV
giao.
41
– GV có thể cho HS xem video clip, hoặc giáo cụ trực quan các
bước thực hiện, GV hướng dẫn cách thực hiện thực hành cần
lưu ý để SPMT đạt được hiệu quả về tỉ lệ, cấu trúc, hình khối
theo đúng nguyên mẫu.
– GV cho HS mở SGK Mĩ thuật 9, trang 40, cho HS đọc mục
Em có biết để mở rộng kiến thức về sự biến đổi của khối cơ bản,
tỉ lệ giữa các phần của vật mẫu, cũng như cách thức ước lượng
để xác định tỉ lệ, phác hình, xây dựng bố cục.
– Khi HS thực hành SPMT, GV gợi ý:
+ Lựa chọn nguyên mẫu: GV hướng dẫn HS lựa chọn nguyên
mẫu đơn giản, nên lựa chọn những đồ vật có tạo hình từ những
hình khối cơ bản mà HS đã được học (khối tròn, vuông, chữ nhật,
trụ tròn,…).
+ GV gợi ý và làm rõ hơn cho HS các bước phác khung hình,
so sánh tỉ lệ giữa các vật mẫu; lựa chọn bố cục không quá lớn
hoặc quá nhỏ trong khuôn khổ tờ giấy thực hiện SPMT.
+ GV lưu ý những HS vẽ bằng các yếu tố tạo hình chấm và nét khi
phác hình nên phác nhẹ tay bằng chất liệu chì. Căn cứ vào chiều
hướng của các khối để lựa chọn vẽ tổ hợp các nét song song hoặc
tổ hợp các chấm để tạo không gian và hình khối cho đồ vật; hoặc
lựa chọn màu sắc để diễn tả sắc độ, khối và màu tự thân của vật
mẫu để tiến hành cắt, dán, vẽ nền hoàn thiện SPMT.
– Trong quá trình HS thực hiện, GV quan sát, khuyến khích và
hỗ trợ phù hợp đối với khả năng của từng HS.
− Trong quá trình xem, HS đặt câu hỏi, trao đổi,
thảo luận để làm rõ hơn cách tìm cảm hứng trong
thực hành, sáng tạo SPMT.
− HS thực hành theo nhiệm vụ học tập được GV
giao.
− Trong quá trình thực hành, HS có khó khăn cần
thông báo để có sự hướng dẫn, giúp đỡ của GV.
3. HOẠT ĐỘNG THẢO LUẬN
a) Mục tiêu
– Củng cố kiến thức về khối cơ bản, tỉ lệ, cách phác hình và xây
dựng bố cục trong mô phỏng đồ vật bằng những hình thức
khác nhau.
– Trình bày được cách thức xác định hình khối, tỉ lệ nguyên
mẫu, xây dựng bố cục, khung hình trong mô phỏng vật mẫu.
Đồng thời, đưa ra được ý kiến cá nhân về cách thức kiểm tra sự
chính xác của tỉ lệ vật mẫu, cách thức mô phỏng của bản thân
và của các bạn trong lớp.
b) Nội dung
– HS thảo luận nhóm (nhóm đôi, nhóm tự do,…) theo các câu
hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 9, trang 41.
– GV tổ chức hướng dẫn HS trình bày những cách thể hiện,
xác định tỉ lệ nguyên mẫu, hình khối, xây dựng bố cục,… của
SPMT mô phỏng nguyên mẫu bằng yếu tố chấm, nét; hoặc,
bằng hình thức vẽ, đắp nổi,....
42
c) Sản phẩm
Khả năng trình bày của HS về SPMT đã thực hiện.
d) Tổ chức thực hiện
– GV cho HS thảo luận nhóm (nhóm đôi, nhóm tự do,…)
theo câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 9, trang 40 trước khi trình bày
trước lớp.
– GV là người định hướng, gợi mở, tổng kết kiến thức để HS liệt
kê, mô tả được quá trình thực hiện SPMT mô phỏng vật mẫu
theo đúng tỉ lệ và hình khối phù hợp với chất liệu đã lựa chọn.
– GV có thể mở rộng thêm kiến thức về mô phỏng đồ vật thông
qua một số SPMT của HS hoặc hình ảnh đã sưu tầm được.
− HS trưng bày SPMT đã thực hiện và trao đổi
thảo luận theo câu hỏi định hướng trong SGK,
trình bày trước nhóm/ lớp những kiến thức liên
quan đến cách tìm cảm hứng và thực hiện SPMT.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu
Sử dụng SPMT đã thực hành để lồng khung và trưng bày, trang
trí lớp học hoặc góc học tập của bản thân.
b) Nội dung
GV hướng dẫn, gợi ý HS chọn lựa được sản phẩm mĩ thuật phù
hợp với hình thức trang trí như lồng khung trưng bày tại lớp
hoặc treo ở góc học tập của bản thân.
c) Sản phẩm
SPMT được lồng khung, phục vụ cho hình thức trang trí tại lớp
hoặc tại nhà.
d) Tổ chức thực hiện
– GV gợi mở các nội dung có tính định hướng cho HS như:
+ Vị trí trưng bày SPMT ở đâu?
+ SPMT có phù hợp với không gian trưng bày không? Vì sao?
+ Khung hình được làm bằng vật liệu gì? Lựa chọn màu khung
là gì để làm nổi bật SPMT của mình?
– Nếu HS lựa chọn làm khung hình để trang trí thì có thể tham
khảo lại các bước thực hiện ở SGK Mĩ thuật 7, trang 59 – 61.
Trưng bày, nhận xét sản phẩm cuối bài học
− GV tổ chức cho HS trưng bày SPMT của cá nhân/ nhóm,
chia sẻ cảm nhận của bản thân.
− GV nhận xét chung giờ học.
− Dặn dò.
− HS thực hiện nhiệm vụ học tập làm khung,
lồng SPMT và trang trí nơi phù hợp.
− HS hình thành kĩ năng sử dụng SPMT để trang
trí không gian trong nhà theo gợi ý của GV.
43
BÀI 10
NGUYÊN MẪU TRONG TÁC PHẨM ĐIÊU KHẮC
(2 tiết)
I.
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nhận biết được vẻ đẹp của nguyên mẫu trong tác phẩm điêu khắc.
2. Năng lực
– Hiểu về cách thể hiện vẻ đẹp của nguyên mẫu trong sản phẩm điêu khắc.
– Mô phỏng được vẻ đẹp của nguyên mẫu trên bình diện kĩ thuật và phong cách.
3. Phẩm chất
Có ý thức tìm hiểu và thưởng thức tác phẩm nghệ thuật.
II.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Một số hình ảnh trình chiếu trên PowerPoint giới thiệu về các TPMT/ SPMT mô
phỏng vẻ đẹp nguyên mẫu của thể loại điêu khắc cho HS quan sát.
– Một số hình ảnh, video clip minh hoạ các bước thể hiện vẻ đẹp tĩnh vật hoặc phong
cảnh dạng phù điêu.
– Sưu tầm một số TPMT/ SPMT mô phỏng vẻ đẹp nguyên mẫu cho HS quan sát trực tiếp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
∗
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
− Tổ chức cho HS tham gia khởi động tuỳ điều kiện thực tế.
− Gợi ý: Trò chơi trắc nghiệm, giải ô chữ, các trò chơi vận
động,… theo nhóm hoặc cá nhân.
HS lắng nghe, quan sát và khởi động theo hướng
dẫn của GV (cá nhân hoặc nhóm).
1. HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT
a) Mục tiêu
– Nhận biết, phân tích được vẻ đẹp của nguyên mẫu trong các
hình thức tượng tròn và phù điêu.
– Củng cố kĩ năng quan sát, tư duy hình ảnh để nhận biết về
các thể loại điêu khắc của mĩ thuật.
b) Nội dung
– Tìm hiểu vẻ đẹp của nguyên mẫu trong một số tượng tròn
và phù điêu.
– Nhận biết được sự diễn tả tỉ lệ của vật mẫu.
c) Sản phẩm
Hình thành kiến thức về cấu trúc, tỉ lệ và cách thể hiện của thể
loại điêu khắc.
44
d) Tổ chức thực hiện
– GV hướng dẫn HS mở SGK Mĩ thuật 9, trang 42 – 43, quan
sát một số phù điêu, tượng tròn và tìm hiểu cấu trúc, tỉ lệ của
người và vật.
– GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi
trong SGK Mĩ thuật 9, trang 42.
– GV mở rộng thêm kiến thức thông qua quan sát một số hình
ảnh, video clip minh hoạ đã sưu tầm về các TPMT, SPMT dưới
dạng phù điêu, tượng tròn để làm phong phú và đa dạng hơn
các nội dung quan sát liên quan đến bài học.
− HS/ nhóm HS tìm hiểu, trao đổi, thảo luận các
thông tin theo định hướng trong SGK.
− HS đặt câu hỏi cần làm rõ, ghi lại các ý chính,
làm cơ sở cho phần thực hành ở hoạt động tiếp
theo.
2. HOẠT ĐỘNG THỂ HIỆN
a) Mục tiêu
– Vận dụng những kiến thức về cấu trúc, hình khối, tỉ lệ để
thực hiện một SPMT theo hình thức yêu thích.
– Thể hiện được SPMT phù hợp, khai thác được vẻ đẹp của
nguyên mẫu.
b) Nội dung
– Tham khảo các bước thực hiện trong SGK Mĩ thuật 9,
trang 44.
– Thực hiện một SPMT theo hình thức yêu thích, dựa trên các
kiến thức đã được học về cấu trúc, hình khối, tỉ lệ.
c) Sản phẩm
SPMT theo hình thức yêu thích thể hiện tỉ lệ và cấu trúc của
nguyên mẫu.
d) Tổ chức thực hiện
– Trước khi HS thực hành, GV cho HS quan sát trình tự các bước
thực hiện mô phỏng vật mẫu trong SGK Mĩ thuật 9, trang 44.
– GV có thể cho HS xem các giáo cụ trực quan về các bước thực
hiện, GV hướng dẫn cách thực hiện SPMT sao cho đạt được
hiệu quả về tỉ lệ, cấu trúc, hình khối theo đúng nguyên mẫu.
– GV cho HS mở SGK Mĩ thuật 9, trang 44, cho HS đọc mục Em
có biết để mở rộng kiến thức về vẻ đẹp nguyên mẫu trong mĩ
thuật được phản ánh bằng ngôn ngữ tạo hình như thế nào,
và sự tác động của nó đến cảm xúc của người xem, phản ánh
qua TPMT/ SPMT.
– Khi HS thực hành SPMT, GV gợi ý:
+ Lựa chọn nguyên mẫu: lựa chọn nguyên mẫu đơn giản, chú
trọng đến tỉ lệ của nguyên mẫu như vật dụng thân quen trong
gia đình, chân dung,...
− HS thực hiện theo nhiệm vụ học tập được GV
giao.
− Trong quá trình xem, HS đặt câu hỏi, trao đổi,
thảo luận để làm rõ về tính nguyên mẫu trong
thực hành, sáng tạo SPMT.
− HS thực hành theo nhiệm vụ học tập được
GV giao.
45
+ Khi phác hình, cần so sánh tỉ lệ giữa chiều/ cạnh của vật mẫu;
lựa chọn bố cục không quá lớn hoặc quá nhỏ trong khuôn hình.
+ Trong thực hành SPMT phù điêu, cần lưu ý đến độ cao, thấp
khác nhau của các chi tiết để tạo không gian xa – gần và tạo bố
cục chặt chẽ.
– Trong quá trình HS thực hiện, GV quan sát, khuyến khích và
hỗ trợ phù hợp đối với khả năng của từng HS.
− Trong quá trình thực hành, HS có khó khăn cần
thông báo để có sự giải đáp của GV.
3. HOẠT ĐỘNG THẢO LUẬN
a) Mục tiêu
– Củng cố kiến thức về xác định, tỉ lệ, cách phác hình và xây
dựng bố cục trong thực hành, sáng tạo theo chất liệu và hình
thức thể hiện yêu thích.
– Trình bày và đưa ra được ý kiến cá nhân về cảm nhận của
mình, các vật liệu được sử dụng và sự đáp ứng yêu cầu về tỉ lệ
vật mẫu, cách thức mô phỏng SPMT của bản thân và của các
bạn trong lớp.
b) Nội dung
– HS thảo luận nhóm (nhóm đôi, nhóm tự do,…) theo các
câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 9, trang 45.
– GV tổ chức hướng dẫn HS trình bày những cách thể hiện,
hình thức lựa chọn, cách xác định tỉ lệ nguyên mẫu, hình khối,
xây dựng bố cục,… trong quá trình thực hiện SPMT.
c) Sản phẩm
Khả năng trình bày của HS về SPMT đã thực hiện.
d) Tổ chức thực hiện
– GV cho HS thảo luận nhóm (nhóm đôi, nhóm tự do,…)
theo câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 9, trang 45 trước khi trình
bày trước lớp.
– GV là người định hướng, gợi mở, tổng kết kiến thức để HS có
thể trả lời được các câu hỏi đặt ra.
– GV có thể mở rộng thêm kiến thức thông qua việc cho HS
quan sát, tìm hiểu vẻ đẹp ở một số SPMT của HS hoặc hình
ảnh mà GV sưu tầm được.
− HS trưng bày SPMT đã thực hiện và trao đổi
thảo luận theo câu hỏi định hướng trong SGK,
trình bày trước nhóm/ lớp những kiến thức liên
quan đến cách tìm cảm hứng và thực hiện SPMT.
46
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu
Sưu tầm và giới thiệu vẻ đẹp nguyên mẫu trong tác phẩm
điêu khắc yêu thích.
b) Nội dung
– GV hướng dẫn, gợi ý HS sưu tầm một số hình ảnh tác phẩm
điêu khắc trong nước và trên thế giới.
– HS giới thiệu vẻ đẹp nguyên mẫu trong các tác phẩm điêu
khắc đã sưu tầm.
c) Sản phẩm
Khả năng truyền thông về vẻ đẹp của tác phẩm điêu khắc.
d) Tổ chức thực hiện
– GV gợi mở các nội dung để định hướng thực hiện:
+ Em đã biết đến tác phẩm điêu khắc nào?
+ Những tác phẩm điêu khắc em biết qua kênh nào (sách, báo,
tạp chí, internet,...)?
+ Trong các tác phẩm điêu khắc đã biết, em thích tác phẩm
nào? Vì sao?
+ Vẻ đẹp tác phẩm điêu khắc em yêu thích được thể hiện qua
các yếu tố nào?
+ Để giới thiệu vẻ đẹp nguyên mẫu của các tác phẩm điêu khắc
đã sưu tầm, em sẽ sử dụng hình thức nào (viết đoạn văn, sử
dụng hình thức trình chiếu, video clip,...)?
– Căn cứ thời gian tổ chức các hoạt động trên lớp, GV cho HS
lên ý tưởng, trao đổi nội dung cần thực hiện ở trên lớp và hoàn
thành yêu cầu ở mục này ở nhà.
Trưng bày, nhận xét sản phẩm cuối bài học
− GV tổ chức cho HS trưng bày SPMT mô phỏng đồ vật bằng
chấm và nét của cá nhân/ nhóm, chia sẻ cảm nhận của
bản thân.
− GV nhận xét chung giờ học.
− Dặn dò.
− HS sưu tầm một số hình ảnh tác phẩm điêu
khắc trong nước và trên thế giới.
− HS lắng nghe trả lời câu hỏi của GV.
− HS rèn luyện kĩ năng truyền thông, giới thiệu
vẻ đẹp nguyên mẫu trong các tác phẩm điêu khắc
đã sưu tầm.
47
CHỦ ĐỀ 6
NGHỆ THUẬT MÚA RỐI
BÀI 11
VẺ ĐẸP TẠO HÌNH CON RỐI
(2 tiết)
I.
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nhận biết được một số loại hình múa rối..
2. Năng lực
– Hiểu về cách tạo hình con rối que và rối bóng.
– Thể hiện tạo hình rối que hoặc rối bóng theo kịch bản yêu thích.
3. Phẩm chất
– Yêu thích và có ý thức bảo tồn văn hoá truyền thống dân tộc trong đời sống đương đại.
II.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Một số hình ảnh minh hoạ, giáo cụ trực quan về con rối có tính thẩm mĩ, hình ảnh
minh hoạ trên PowerPoint cho HS quan sát.
– Tranh minh hoạ của HS dùng trong quá trình dạy và phân tích cho HS.
2. Học sinh
– SGK Mĩ thuật 9, Bài tập Mĩ thuật 9.
– Màu vẽ, bút chì, tẩy, các vật liệu sẵn có,…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
∗
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
− Tổ chức cho HS tham gia khởi động tuỳ điều kiện thực tế.
− Gợi ý: Trò chơi trắc nghiệm, giải ô chữ, các trò chơi vận
động,… theo nhóm hoặc cá nhân.
HS lắng nghe, quan sát và khởi động theo hướng
dẫn của GV (cá nhân hoặc nhóm).
48
1. HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT
a) Mục tiêu
Nhận diện, phân biệt các thể loại múa rối trong nghệ thuật
múa rối nói chung.
b) Nội dung
–
Nhận
diện
các
thể
loại
múa
rối
thông
qua
hình
ảnh
SGK Mĩ thuật 9, trang 46 – 47.
– Hiểu được đặc trưng về màu sắc, vẻ đẹp ngôn ngữ tạo hình,
hình thức biểu diễn của từng thể loại múa rối.
c) Sản phẩm
HS kể tên, nhận diện, phân loại được các thể loại múa rối.
d) Tổ chức thực hiện
– GV hướng dẫn HS mở SGK Mĩ thuật 9, trang 46 – 47, quan
sát hình ảnh về nghệ thuật múa rối và trả lời câu hỏi trong
SGK.
– GV cho HS đọc phần nội dung SGK Mĩ thuật 9, trang 46 để
tìm hiểu thêm về đặc điểm chung về con rối, từ tên gọi cho
đến không gian, kĩ thuật trình diễn.
– GV có thể cho HS xem video clip để rõ hơn về đặc điểm của
loại hình nghệ thuật múa rối.
− HS/ nhóm HS tìm hiểu, trao đổi, thảo luận các
thông tin theo câu hỏi định hướng trong SGK và
thực hiện nhiệm vụ học tập theo yêu cầu.
2. HOẠT ĐỘNG THỂ HIỆN
a) Mục tiêu
– HS biết đến các bước tiến hành tạo hình con rối và biểu diễn
một vở kịch rối que.
– HS biết đến các bước tiến hành tạo hình con rối và biểu diễn
một vở kịch rối bóng.
b) Nội dung
– HS tham khảo các bước tiến hành tạo hình rối que, rối bóng
trong SGK Mĩ thuật 9, trang 47 – 48.
– HS thực hành tạo con rối theo kịch bản yêu thích.
c) Sản phẩm
Tạo hình rối que (rối bóng).
d) Tổ chức thực hiện
– GV cho HS lựa chọn thành viên cho nhóm của mình. Lưu ý:
Mỗi nhóm có thành viên đa dạng về kĩ năng thực hành SPMT,
trình diễn, phân tích nhân vật văn học,…).
– Trước khi nhóm HS thực hiện tạo hình con rối, GV cho HS
tham khảo, thảo luận các bước thực hiện theo gợi ý trong
SGK Mĩ thuật 9, trang 47 – 48. GV hướng dẫn chú trọng vào
các bước:
+ Lựa chọn nhân vật, đối tượng rối để thể hiện.
+ Xây dựng bối cảnh, tạo hình nhân vật.
− HS xây dựng nhóm theo các lưu ý.
− HS xem hình tham khảo và lưu ý các nội dung
GV chú trọng
49
– Sau khi HS thảo luận, lựa chọn được tác phẩm để chuyển
thể sang vở kịch yêu thích, GV trao đổi từng nhóm về ý tưởng,
lựa chọn cốt truyện, cách thực hiện theo một số lưu ý sau:
+ Về lựa chọn tác phẩm văn học: Có thể lựa chọn truyện,
hoặc trích đoạn truyện có nội dung đơn giản, súc tích, có tính
nhân văn.
+ Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm theo thế
mạnh của thành viên.
+ Tạo hình nhân vật có đặc điểm đơn giản về hình.
+ Lựa chọn nguyên vật liệu đơn giản, có thể sử dụng vật liệu tái
chế (giấy bìa, que kem,…).
– GV quan sát, nhắc nhở và hỗ trợ mỗi nhóm HS khi có vướng
mắc, khó khăn.
− HS thực hành trên cơ sở gợi ý của GV.
3. HOẠT ĐỘNG THẢO LUẬN
a) Mục tiêu
– Báo cáo sản phẩm của nhóm trước lớp.
– Củng cố, tổng hợp kiến thức về nghệ thuật múa rối.
– Trình bày cảm nhận, rút kinh nghiệm của nhóm trước lớp.
b) Nội dung
– GV hướng dẫn HS trưng bày SPMT con rối trước cả lớp,
trình bày cảm nhận, khó khăn, bài học rút ra trong quá trình
thực hiện.
–
HS
thảo
luận
nhóm
theo
các
câu
hỏi
gợi
ý
trong
SGK Mĩ thuật 9, trang 49.
c) Sản phẩm
Khả năng nhận biết, giới thiệu về tạo hình con rối của nhóm
HS đã thực hiện.
d) Tổ chức thực hiện
– GV cho HS thảo luận giữa các thành viên trong nhóm về
những câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 9, trang 49 trước khi
trình bày trước lớp về các nội dung này.
– GV tổ chức thảo luận có tính cởi mở về kinh nghiệm, bài học
rút ra sau khi thực hiện SPMT của mỗi nhóm.
− HS trưng bày, chia sẻ sản phẩm đã thực hiện.
− HS thực hiện thảo luận theo câu hỏi trong
SGK Mĩ thuật 9, trang 49.
– HS tự củng cố, tổng hợp kiến thức.
– HS tự rút ra được các khó khăn, thuận lợi thông
qua sản phẩm của nhóm khác.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu
Giúp
HS
kết
nối
giữa
mĩ
thuật
với
nghệ
thuật
múa
rối
thông qua trình diễn một vở kịch trên cơ sở nhân vật rối đã
thực hiện.
b) Nội dung
Trình diễn một vở kịch trên cơ sở nhân vật rối đã thực hiện.
50
c) Sản phẩm
Vở kịch rối bóng hoặc rối que trên cơ sở nhân vật rối đã
thực hiện.
d) Tổ chức thực hiện
– Căn cứ vào tình hình học, quỹ thời gian tập thực tế của nhà
trường, HS có thể thực hiện tại nhà hoặc các dịp sinh hoạt
chung trên lớp.
– GV gợi ý lên kế hoạch trình diễn vở kịch để HS chủ động
thực hiện, biểu diễn theo các gợi ý:
+ Lựa chọn nhân vật rối nào để xây dựng vở kịch?
+ Ý tưởng, thông điệp, điều muốn lan toả thông qua vở kịch
là gì?
+ Thời điểm biểu diễn?
+ Hình thức trình diễn trực tiếp hay ghi hình để phát hành trên
các mạng xã hội (YouTube, Facebook,...)?
+ Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
Trưng bày, nhận xét sản phẩm cuối bài học
− GV tổ chức cho HS trưng bày SPMT tạo hình con rối của cá
nhân/ nhóm, chia sẻ cảm nhận của bản thân.
− GV nhận xét chung giờ học.
− Dặn dò.
− HS lắng nghe, phân công và tập diễn một vở
kịch trên cơ sở nhân vật rối đã thực hiện.
− HS lưu ý xây dựng kế hoạch trình diễn theo gợi ý
và thời điểm, địa điểm biểu diễn phù hợp.
BÀI 12
TẠO HÌNH NHÂN VẬT MÚA RỐI NƯỚC
(2 tiết)
I.
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nhận biết được vẻ đẹp tạo hình của nghệ thuật múa rối nước ở Việt Nam.
2. Năng lực
– Hiểu được về đặc điểm tạo hình của nhân vật múa rối nước.
– Vận dụng, khai thác vẻ đẹp tạo hình của nhân vật rối nước trong thực hành,
sáng tạo SPMT.
2. Phẩm chất
– Có ý thức tìm hiểu, tự hào về loại hình nghệ thuật múa rối nước độc đáo của dân tộc.
II.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Một số hình ảnh minh hoạ, giáo cụ trực quan về nghệ thuật rối nước, nhân vật rối nước.
51
– Tranh, ảnh minh hoạ, video clip về nghệ thuật múa rối nước để làm minh hoạ trong
quá trình dạy và phân tích cho HS.
2. Học sinh
– SGK Mĩ thuật 9, Bài tập Mĩ thuật 9.
– Màu vẽ, bút chì, tẩy, các vật liệu sẵn có,…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
∗
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
− Tổ chức cho HS tham gia khởi động tuỳ điều kiện thực tế.
− Gợi ý: Trò chơi trắc nghiệm, giải ô chữ, các trò chơi vận
động,… theo nhóm hoặc cá nhân.
HS lắng nghe, quan sát và khởi động theo hướng
dẫn của GV (cá nhân hoặc nhóm).
1. HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT
a) Mục tiêu
Biết đến vẻ đẹp tạo hình của nghệ thuật múa rối nước ở
Việt Nam.
b) Nội dung
– Tìm hiểu về không gian, bối cảnh của nghệ thuật múa
rối nước.
– Tìm hiểu được đặc trưng về màu sắc, vẻ đẹp tạo hình, hình
thức biểu diễn của múa rối nước.
– Biết đến vật liệu thường được sử dụng trong nghệ thuật
múa rối nước.
c) Sản phẩm
Thông tin cơ bản về nghệ thuật múa rối nước.
d) Tổ chức thực hiện
– GV hướng dẫn HS mở SGK Mĩ thuật 9, trang 50 – 51, quan
sát hình ảnh về nghệ thuật múa rối nước và trả lời câu hỏi
trong SGK Mĩ thuật 9, trang 50.
+ Loại hình nghệ thuật múa rối nước thường diễn ra trong
không gian, bối cảnh như thế nào?
+ Hãy nêu những đặc trưng tạo hình nhân vật trong nghệ
thuật rối nước.
+ Nhân vật rối trong nghệ thuật múa rối nước thường được
làm bằng vật liệu gì?
– GV cho HS đọc nội dung trong SGK Mĩ thuật 9, trang 52 để
tìm hiểu thêm về nghệ thuật múa rối nước để có thông tin
trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.
− HS/ nhóm HS sưu tầm tư liệu hình ảnh liên quan
đến nghệ thuật múa rối nước để làm rõ hơn cho nội
dung bài học.
− Khi HS/ nhóm HS trả lời câu hỏi, HS/ / nhóm HS
khác lắng nghe, đặt câu hỏi để làm rõ hơn nội dung
trình bày (nếu cần thiết).
52
– GV có thể định hướng nhấn mạnh về ý nghĩa tạo hình của
nhân vật rối, qua đó hiểu thêm về đời sống của nhân dân
thông qua câu hỏi gợi mở:
+ Thông qua nhân vật rối, em có thể hiểu được tính cách đời
sống văn hoá của người nông dân?
+ Tại sao nhân vật chú Tễu, cô Tiên lại là đặc trưng của múa
rối nước?
+ Tại sao nghệ thuật múa rối nước chỉ xuất hiện ở Việt Nam?
− HS/ nhóm HS tìm hiểu, trao đổi, thảo luận các
thông tin theo định hướng trong SGK và lưu ý của
GV.
2. HOẠT ĐỘNG THỂ HIỆN
a) Mục tiêu
HS khai thác vẻ đẹp tạo hình của múa rối nước trong thực
hành, sáng tạo mĩ thuật.
b) Nội dung
– HS tham khảo các bước tiến hành thực hành để tạo một
SPMT có tính sáng tạo cá nhân.
– HS thực hiện SPMT theo hình thức, chất liệu yêu thích.
c) Sản phẩm
SPMT có khai thác vẻ đẹp tạo hình đặc trưng, thể hiện được
nét độc đáo của nghệ thuật múa rối nước.
d) Tổ chức thực hiện
– GV cho HS tìm hiểu hình minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 9,
trang 52, phân tích, gợi ý khai thác vẻ đẹp tạo hình nhân vật
rối nước để thể hiện SPMT 3D.
– Trước khi thực hiện SPMT, GV tổ chức cho HS tìm kiếm
hình ảnh, tài liệu liên quan đến múa rối nước thông qua
sách, báo, internet,... theo định hướng:
+ Tìm kiếm tài liệu liên quan đến nghệ thuật múa rối nước,
qua đó hình thành ý tưởng cho SPMT.
+ Phác thảo bố cục chung, vẽ hình tổng thể, chi tiết nhân vật,
bối cảnh. Lưu ý: bố cục cân đối, hình to rõ ràng,…
+ Lựa chọn gam màu phù hợp, thể hiện vào hình cần vẽ, làm
mô hình,...
+ Hoàn thiện SPMT.
– Khi thực hiện SPMT khai thác vẻ đẹp tạo hình của múa rối
nước theo hình thức tự chọn, HS cần tìm ý tưởng, khai thác
về tạo hình, ứng dụng của SPMT vào thực tế cuộc sống.
+ Ý tưởng: Khai thác vẻ đẹp của nghệ thuật rối nước để làm
SPMT 2D/ 3D.
− HS tìm hiểu theo hình ảnh gợi ý, nội dung trong
SGK.
− HS xem tư liệu (đã chuẩn bị) và lưu ý các nội dung
GV định hướng.
− HS thực hành trên cơ sở gợi ý của GV.
53
+ Hình thức thể hiện: Lựa chọn hình thức thể hiện nào? Vật
liệu để làm SPMT là gì?
– Đối với HS còn lúng túng trong ý tưởng, lựa chọn chất liệu
GV hỗ trợ bằng gợi ý thông qua các SPMT mẫu, tranh ảnh,...
3. HOẠT ĐỘNG THẢO LUẬN
a) Mục tiêu
– Báo cáo, trưng bày, thuyết trình sản phẩm trước lớp.
– Trình bày cảm nhận, rút kinh nghiệm sau quá trình thực
hành bài học.
b) Nội dung
–
HS
thảo
luận,
trả
lời
theo
các
câu
hỏi
gợi
ý
trong
SGK Mĩ thuật 9, trang 53.
– GV hướng dẫn HS trưng bày SPMT khai thác vẻ đẹp của
nghệ thuật rối nước trước cả lớp.
– GV hướng dẫn HS viết ý tưởng, thể hiện cảm nhận về
SPMT của mình.
c) Sản phẩm
Trình bày được cảm nhận, phân tích được SPMT của các bạn
trong lớp.
d) Tổ chức thực hiện
– Thông qua SPMT của cá nhân được trưng bày, GV cho HS
thực hiện trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 9, trang 53.
– GV nhận xét, lưu ý đối với SPMT của lớp theo từng nhóm,
cá nhân để phân tích cho HS rút kinh nghiệm cho các bài
thực hành tiếp theo.
− HS trưng bày, chia sẻ sản phẩm đã thực hiện và
đổi, trình bày theo câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 9,
trang 53.
– HS tự rút ra kinh nghiệm, thuận lợi, khó khăn cho
cá nhân thông qua bài của cá nhân và các thành
viên trong lớp.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu
Sưu tầm và giới thiệu được vẻ đẹp tạo hình của nhân vật rối
nước với người thân, bạn bè.
b) Nội dung
Sưu tầm và giới thiệu vẻ đẹp của tạo hình nhân vật rối nước.
c) Sản phẩm
Bộ sưu tầm vẻ đẹp của tạo hình nhân vật rối nước.
d) Tổ chức thực hiện
– Căn cứ vào tình hình học, quỹ thời gian tập thực tế của
nhà trường, HS có thể thực hiện tại nhà dựa trên kĩ năng,
kiến thức đã học trên lớp.
− HS/ nhóm HS trao đổi về nhiệm vụ học tập sưu
tầm và giới thiệu vẻ đẹp của tạo hình nhân vật
rối nước .
54
+ Sưu tầm hình ảnh nhân vật rối qua các kênh khác nhau
như: ảnh chụp, hình trong sách báo, tạp chí, internet, mô hình
nhân vật rối,...
+ Các bài viết giới thiệu về vẻ đẹp của nghệ thuật múa
rối nước.
+ Tìm hiểu ý nghĩa của nhân vật rối.
+ Giá trị văn hoá của nghệ thuật múa rối nước trong đời sống
đương đại.
– Trên cơ sở thông tin đã có, HS viết bài giới thiệu về vẻ đẹp
tạo hình của nhân vật rối nước với người thân, bạn bè.
Trưng bày, nhận xét sản phẩm cuối chủ đề
− GV tổ chức cho HS trưng bày SPMT cá nhân/ nhóm, chia sẻ
cảm nhận của bản thân.
− GV nhận xét chung giờ học
− Dặn dò
Trưng bày, nhận xét sản phẩm cuối bài học
− GV tổ chức cho HS trưng bày SPMT tạo hình con rối bằng
giấy bìa hoặc vật liệu tái sử dụng cá nhân/ nhóm, chia sẻ
cảm nhận của bản thân.
− GV nhận xét chung giờ học.
− Dặn dò.
− HS/ nhóm HS chủ động phân công, lựa chọn thời
gian, địa điểm thực hiện (nếu triển khai nhiệm vụ
này ở nhà và theo nhóm).
55
CHỦ ĐỀ 7
MĨ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM
BÀI 13
KHUYNH HƯỚNG SÁNG TÁC MĨ THUẬT
(2 tiết)
I.
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Biết đến một số khuynh hướng sáng tác trong thời kì đương đại ở Việt Nam.
2. Năng lực
– Hiểu về sự đa dạng trong khuynh hướng sáng tác của mĩ thuật đương đại Việt Nam.
– Thực hành, sáng tạo được SPMT theo khuynh hướng sáng tác yêu thích.
3. Phẩm chất
Nâng cao thị hiếu thẩm mĩ và có ý thức tìm hiểu về một khuynh hướng sáng tác mĩ thuật.
II.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Một số hình ảnh, video clip giới thiệu về một số TPMT mĩ thuật đương đại Việt Nam
để trình chiếu trên PowerPoint cho HS quan sát.
– Hình ảnh TPMT được thể hiện theo những khuynh hướng sáng tác khác nhau để
làm minh hoạ.
– Một số SPMT thể hiện theo những khuynh hướng sáng tác với chất liệu khác nhau
để phân tích cách thể hiện cho HS quan sát trực tiếp.
2. Học sinh
– SGK Mĩ thuật 9, Bài tập Mĩ thuật 9.
– Màu vẽ, bút chì, tẩy, các vật liệu sẵn có,…
56
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
∗
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
− Tổ chức cho HS tham gia khởi động tuỳ điều kiện thực tế.
− Gợi ý: Trò chơi trắc nghiệm, giải ô chữ, các trò chơi vận
động,… theo nhóm hoặc cá nhân.
HS lắng nghe, quan sát và khởi động theo hướng
dẫn của GV (cá nhân hoặc nhóm).
1. HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT
a) Mục tiêu
HS nhận biết được một số khuynh hướng sáng tác mĩ thuật
đương đại.
b) Nội dung
HS tìm hiểu một số TPMT theo khuynh hướng sáng tác của
mĩ thuật đương đại ở Việt Nam.
c) Sản phẩm
Hiểu về sự đa dạng của khuynh hướng sáng tác khác nhau
của nền mĩ thuật đương đại Việt Nam.
d) Tổ chức thực hiện
Phương án 1
– GV giao mỗi nhóm HS chuẩn bị tư liệu làm bài thuyết trình
trước lớp (bằng hình thức PowerPoint, diễn thuyết, video
clip) về một số khuynh hướng sáng tác mĩ thuật của nền mĩ
thuật thuật đương đại ở Việt Nam theo gợi ý:
+ Tên gọi một số khuynh hướng sáng tác của nền mĩ thuật
đương đại;
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu cho một số khuynh hướng sáng
tác của nền mĩ thuật đương đại ở Việt Nam;
+ Nguồn tìm kiếm có thể ở một số nguồn sau: tập vựng triển
lãm mĩ thuật toàn quốc (một số năm gần đây); Bảo tàng Mĩ
thuật Việt Nam; Tạp chí Mĩ thuật (tapchimythuat.vn);…
– Mỗi nhóm trình bày trong 5 phút.
– GV đánh giá theo sự tham gia của các thành viên trong
nhóm.
− HS/ nhóm HS chuẩn bị tư liệu làm bài thuyết
trình PowerPoint (hoặc diễn thuyết) về một số
khuynh hướng sáng tác mĩ thuật của nền mĩ thuật
thuật đương đại ở Việt Nam trước lớp theo gợi ý,
định hướng của GV.
− Khi HS/ nhóm HS trình bày, HS/ / nhóm HS khác
lắng nghe, đặt câu hỏi để làm rõ hơn nội dung trình
bày (nếu cần thiết).
57
Phương án 2
– GV hướng dẫn HS mở SGK Mĩ thuật 9, trang 54, 55 quan
sát và tìm hiểu một số TPMT và trình bày trên cơ sở nội dung
định hướng trong SGK.
– Mỗi nhóm sẽ trình bày về một TPMT trên cơ sở phân tích
trực tiếp trên hình minh hoạ trong sách.
– GV mở rộng thêm thông tin liên quan đến khuynh hướng
sáng tác trong TPMT,… theo định hướng nội dung trong
SGK Mĩ thuật 9, trang 55.
− HS/ nhóm HS tìm hiểu, trao đổi, thảo luận các
thông tin theo câu hỏi định hướng trong SGK và
trình bày.
− Khi HS/ nhóm HS trình bày, HS/ / nhóm HS khác
lắng nghe, đặt câu hỏi để làm rõ hơn những thông
tin liên quan đến tác phẩm.
− HS lắng nghe, ghi nhớ và củng cố bằng cách
thường thức một TPMT liên quan đến chủ đề.
2. HOẠT ĐỘNG THỂ HIỆN
a) Mục tiêu
Tìm hiểu và củng cố những khuynh hướng sáng tác mĩ thuật
khác nhau trong thực hành, sáng tạo SPMT 2D, 3D.
b) Nội dung
– Tham khảo các bước gợi ý thực hiện trong SGK Mĩ thuật 9,
trang 56.
– Thực hiện SPMT theo yêu cầu của bài học.
c) Sản phẩm
SPMT theo một khuynh hướng sáng tác yêu thích.
d) Tổ chức thực hiện
– GV cho HS đọc phần Em có biết, SGK Mĩ thuật 9, trang 56
để hệ thống và định hướng nội dung chính của bài học.
– GV cho HS quan sát trình tự các bước thực hiện SPMT trong
SGK Mĩ thuật 9, trang 56.
– GV có thể cho HS xem video clip các bước thực hiện SPMT
theo những khuynh hướng sáng tác đã sưu tầm, chuẩn bị từ
trước. Qua đó, GV hướng dẫn cách thực hiện SPMT cũng như
các lưu ý để có bố cục hài hoà, cân đối; màu sắc phù hợp với
khuynh hướng sáng tác mà HS lựa chọn.
– GV chốt ý:
+ Khuynh hướng sáng tác mĩ thuật chỉ việc lựa chọn phương
tiện, kĩ thuật, chất liệu tạo hình nhằm thể hiện cái đẹp trong
sáng tác,…
+ Có nhiều khuynh hướng sáng tác trong thực hành, sáng
tạo mĩ thuật,… Mỗi khuynh hướng sáng tác sẽ liên quan đến
kinh nghiệm, năng lực của mỗi người.
– Khi HS thực hành SPMT, GV gợi ý:
+ Trong quá trình thực hiện SPMT ở các lớp trước, yếu tố/
nguyên lí tạo hình nào được các em thường xuyên sử dụng?
+ Cách thực hiện SPMT nào các em yêu thích và thường xuyên
sử dụng?
− HS đọc và hệ thống thông tin liên quan đến
chủ đề.
− HS quan sát và trao đổi theo nhóm đôi về các
bước
thực
hiện
SPMT
trong
SGK
Mĩ
thuật
9,
trang 56.
− HS xem video clip và lưu ý các nội dung GV định
hướng.
− HS thực hành trên cơ sở gợi ý của GV.
58
3. HOẠT ĐỘNG THẢO LUẬN
a) Mục tiêu
– Củng cố kiến thức về cách sáng tạo SPMT theo một khuynh
hướng sáng tác.
– Trình bày được hiểu biết bản thân về khuynh hướng sáng
tác và đưa ra được ý kiến cá nhân về SPMT của thành viên
trong lớp.
b) Nội dung
– GV tổ chức hướng dẫn HS trình bày về khuynh hướng sáng
tác trong thực hành, sáng tạo SPMT đã thực hiện.
– HS thảo luận nhóm (nhóm đôi, nhóm tự do,…) theo các
câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 9, trang 57.
c) Sản phẩm
– Khả năng trình bày của HS về SPMT đã thực hiện.
– Củng cố kiến thức, hiểu biết về khuynh hướng sáng tác
trong thực hành, sáng tạo SPMT.
d) Tổ chức thực hiện
– GV cho HS thảo luận nhóm (nhóm đôi, nhóm tự do,…)
theo câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 9, trang 57 trước khi trình
bày trước lớp về các nội dung này.
– Khi HS/ nhóm HS trình bày, GV là người định hướng,
gợi mở để HS trả lời được theo câu hỏi định hướng trong
SGK Mĩ thuật 9, trang 57.
− HS trưng bày, chia sẻ sản phẩm đã thực hiện
và thảo luận theo câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 9,
trang 57.
− HS trả lời theo thực tế.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu
Giới thiệu về một số khuynh hướng sáng tác mĩ thuật mình
yêu thích theo cách phù hợp với năng lực của bản thân. (bài
luận, trình chiếu, video clip,...).
b) Nội dung
GV hướng dẫn, định hướng HS tìm hiểu và giới thiệu về một
số khuynh hướng sáng tác mĩ thuật mình yêu thích theo gợi
ý trong SGK Mĩ thuật 9, trang 57.
c) Sản phẩm
Phần giới thiệu về một số khuynh hướng sáng tác.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động trên lớp:
– GV: Trong nhiều chủ đề trước, các em đã làm quen với
rất nhiều khuynh hướng sáng tác để thực hành, sáng tạo
TPMT, SPMT. Ở phần này, chúng ta sẽ sẽ giới thiệu về một số
khuynh hướng sáng tác mĩ thuật mình yêu thích theo những
cách khác nhau, theo sự lựa chọn của nhóm/ cá nhân.
− HS lắng nghe phần đề dẫn vào nội dung của hoạt
động ở phần này.
59
– GV định hướng một số nội dung để HS hình thành ý tưởng
thực hiện sản phẩm của mình:
+ Tác giả/ tác phẩm;
+ Đặc điểm tạo hình;
+ Cảm nhận của bản thân;
+ Hình thức thể hiện.
Hoạt động ở nhà:
HS thực hiện phần giới thiệu khuynh hướng sáng tác mĩ
thuật yêu thích theo hình thức nhóm hoặc cá nhân.
Trưng bày, nhận xét sản phẩm cuối bài học
− GV tổ chức cho HS trưng bày SPMT cá nhân/ nhóm, chia sẻ
cảm nhận của bản thân.
− GV nhận xét chung giờ học.
− Dặn dò.
− HS lắng nghe, trao đổi trong nhóm về cách hình
thành ý tưởng thực hiện sản phẩm của mình.
− HS/ nhóm HS có thể xây dựng phần giới thiệu
khuynh hướng sáng tác mĩ thuật yêu thích của
nghệ sĩ trong nước hoặc trên thế giới.
BÀI 14
THIẾT KẾ SẢN PHẨM ĐỒ GIA DỤNG TỪ VẬT LIỆU
ĐÃ QUA SỬ DỤNG
(2 tiết)
I.
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nhận biết được lĩnh vực thiết kế đồ gia dụng từ vật liệu đã qua sử dụng.
2. Năng lực
– Hiểu cách thiết kế đồ gia dụng nhằm đảm bảo sự hài hoà giữa tính công năng và
thẩm mĩ.
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng tạo hình để thiết kế và trang trí một sản phẩm đồ gia
dụng từ vật liệu đã qua sử dụng phù hợp với công năng sử dụng.
2. Phẩm chất
Nhận định, phân tích được sự hài hoà giữa sản phẩm, tác phẩm và môi trường xung quanh.
II.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Một số hình ảnh, video clip về thiết kế sản phẩm đồ gia dụng từ vật liệu đã qua sử
dụng cho HS quan sát.
60
– Một số bản thiết kế đồ gia dụng từ vật liệu đã qua sử dụng giúp HS quan sát trực tiếp.
– Một số SPMT đồ gia dụng từ vật liệu đã qua sử dụng để HS tham khảo).
2. Học sinh
– SGK Mĩ thuật 9, Bài tập Mĩ thuật 9.
– Màu vẽ, bút chì, tẩy, các vật liệu sẵn có,…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
∗
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
− Tổ chức cho HS tham gia khởi động tuỳ điều kiện thực tế.
− Gợi ý: Trò chơi trắc nghiệm, giải ô chữ, các trò chơi vận
động,… theo nhóm hoặc cá nhân.
HS lắng nghe, quan sát và khởi động theo hướng dẫn
của GV (cá nhân hoặc nhóm).
1. HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT
a) Mục tiêu
– HS biết đến lĩnh vực thiết kề đồ gia dụng.
– Thông qua phân tích một số đồ gia dụng làm từ vật liệu
đã qua sử dụng, HS biết được sự thay đổi trong kiểu dáng,
màu sắc của đồ gia dụng.
b) Nội dung
– HS tìm hiểu về kiểu dáng, sự thay đổi yếu tố thẩm mĩ
và công năng đồ gia dụng làm từ vật liệu đã qua sử dụng.
– Sự tiện ích trong thiết kế đồ gia dụng từ vật liệu đã qua
sử dụng được đề cao trong đời sống đương đại.
c) Sản phẩm
Củng cố và mở rộng kiến thức cơ bản trong lĩnh vực thiết
kế công nghiệp.
d) Tổ chức thực hiện
Phương án 1
– GV hướng dẫn HS mở SGK Mĩ thuật 9, trang 58, 59 quan
sát và tìm hiểu một số đồ gia dụng được làm từ vật liệu đã
qua sử dụng và mỗi nhóm sẽ trình bày trên cơ sở câu hỏi
định hướng trong SGK.
– GV mở rộng thêm thông tin liên quan đến việc sử dụng
vật liệu đã qua sử dụng trong thiết kế sản phẩm đồ gia
dụng trong thực tiễn hướng đến sự đơn giản, tiện ích, thân
thiện với môi trường,…
− HS/ nhóm HS tìm hiểu, trao đổi, thảo luận các
thông tin theo câu hỏi định hướng trong SGK và sưu
tầm hình ảnh một số đồ gia dụng từ vật liệu đã qua
sử dụng.
− HS lắng nghe, ghi nhớ và củng cố bằng cách
thường thức một SPMT đồ gia dụng từ vật liệu đã qua
sử dụng liên quan đến chủ đề.
61
Phương án 2
– GV giao cho mỗi nhóm lựa chọn một sản phẩm đồ gia
dụng làm từ vật liệu đã qua sử dụng yêu thích và trình bày
trên cơ sở định hướng:
+ Kiểu dáng
+ Vật liệu
+ Quan điểm của nhóm về việc sử dụng vật liệu đã qua sử
dụng trong thiết kế đồ gia dụng.
–
GV
mời
các
nhóm
lên
trình
bày
ý
kiến
thảo
luận
trong nhóm.
– Căn cứ ý kiến của các nhóm, GV mở rộng thêm thông
tin liên quan đến nội dung trong SGK Mĩ thuật 9, trang 59.
− HS trao đổi nhóm đôi, phân tích về sản phẩm đồ
gia dụng từ vật liệu đã qua sử dụng theo câu hỏi định
hướng.
− Khi HS/ nhóm HS trình bày, HS/ / nhóm HS khác
lắng nghe, đặt câu hỏi để làm rõ hơn nội dung trình
bày (nếu cần thiết).
− HS lắng nghe, ghi chép ý chính để có định hướng
trong phần thực hành, sáng tạo ở hoạt động thực
hành tiếp theo.
2. HOẠT ĐỘNG THỂ HIỆN
a) Mục tiêu
– HS tìm hiểu cách gợi ý trong thiết kế đồ gia dụng từ vật
liệu đã qua sử dụng hướng đến sự đơn giản, tiện dụng.
– HS củng cố thêm cách thức trong thiết kế đồ gia dụng.
b) Nội dung
– HS tìm hiểu cách thiết kế ghế từ vật liệu xốp và vải.
– HS thiết kế kiểu dáng và trang trí đồ gia dụng từ vật liệu
đã qua sử dụng.
c) Sản phẩm
SPMT thiết kế đồ gia dụng từ vật liệu đã qua sử dụng.
d) Tổ chức thực hiện
– GV cho HS tìm hiểu cách gợi ý thiết kế ghế từ vật liệu xốp
và vải trong SGK Mĩ thuật 9, trang 60.
– GV lưu ý phần gợi ý cách thực hiện là một phương án cơ
bản và còn nhiều cách thiết kế và trang trí khác.
– GV có thể cho HS xem video clip (đã chuẩn bị hoặc sưu
tầm) về thiết kế một đồ gia dụng để HS xem, nhằm mở
rộng cách thiết kế.
− HS quan sát hình ảnh minh hoạ các bước gợi ý thiết
kế một chiếc ghế từ vật liệu xốp và vải và trả lời theo
gợi ý của GV.
62
– Trước khi HS thực hiện, GV lưu ý:
+ Mời HS đọc phần Em có biết, SGK Mĩ thuật 9, trang 60 để
chốt ý trong phần này.
+ Về ý tưởng thiết kế: HS cần xác định và làm rõ yếu tố
thẩm mĩ và công năng sử dụng của đồ gia dụng là gì để tìm
ý tưởng thiết kế phù hợp. Từ hình dáng sản phẩm mới lựa
chọn vật liệu đã qua sử dụng để dựng mẫu.
+ Về cách thể hiện: Lựa chọn hình thức thiết kế phù hợp với
khả năng thực hiện của bản thân (bằng tay hay phần mềm).
– Trong quá trình HS thực hành, GV quan sát và hỗ trợ
bằng lời nói đối với những HS còn khó khăn trong tìm ý
tưởng, lựa chọn cách thức thể hiện,…
− HS lưu ý và ghi nhớ.
− HS thực hành sáng tạo theo yêu cầu của chủ đề với
cách thức phù hợp chuẩn bị của bản thân (SPMT 2D
hoặc 3D).
3. HOẠT ĐỘNG THẢO LUẬN
a) Mục tiêu
– Củng cố, kiến thức về cách thiết kế sản phẩm đồ gia
dụng từ vật liệu đã qua sử
dụng bằng cách rút kinh nghiệm từ nhận xét, đánh giá
SPMT của bạn/ nhóm.
– Khả năng trình bày, bày tỏ cảm nhận của bản thân trước
nhóm, lớp.
b) Nội dung
– HS trao đổi theo các câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 9,
trang 61.
– HS trình bày, bày tỏ cảm nhận của bản thân về SPMT đồ
gia dụng làm từ vật liệu đã qua sử dụng được thiết kế của
các thành viên trong lớp.
c) Sản phẩm
Củng cố kiến thức của bản thân về thiết kế đồ gia dụng từ
vật liệu đã qua sử dụng.
d) Tổ chức thực hiện
–
GV
cho
HS
thảo
luận
về
nội
dung
câu
hỏi
trong
SGK Mĩ thuật 9, trang 61 và trình bày trước nhóm về các
nội dung này.
– Trong hoạt động này, GV cần định hướng, gợi mở để HS
nói lên được hiểu biết của mình về việc thiết kế, lựa chọn
vật liệu đã qua sử dụng trong thực hành, sáng tạo SPMT.
− HS trưng bày, chia sẻ sản phẩm đã thực hiện
và thảo luận theo câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 9,
trang 12.
− HS trả lời theo thực tế.
63
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu
Giúp HS gắn kết SPMT đồ gia dụng từ vật liệu đã qua sử
dụng phù hợp với không gian và công năng sử dụng trong
gia đình.
b) Nội dung
Trình bày về việc SPMT đồ gia dụng từ vật liệu đã qua sử
dụng trong thực tế, gắn với không gian và công năng sử
dụng.
c) Sản phẩm
Phần trình bày về nội dung theo câu lệnh của bài học.
d) Tổ chức thực hiện
GV gợi ý nội dung có tính định hướng cho HS trao đổi và
trình bày:
– SPMT đồ gia dụng đã thực hiện trong bài này là gì?
– SPMT đồ gia dụng phù hợp sử dụng ở đâu và vào việc gì?
– Mối quan hệ giữa công năng sử dụng và tính thẩm mĩ
trong thiết kế được thể hiện thế nào trên SPMT?
– Tại sao SPMT đồ gia dụng đã thực hiện phù hợp với
không gian sử dụng trong gia đình?.
Trưng bày, nhận xét sản phẩm cuối bài học
− GV tổ chức cho HS trưng bày SPMT cá nhân/ nhóm, chia
sẻ cảm nhận của bản thân và giới thiệu theo một số gợi ý
sau:
+ Nhóm em/ em đã sử dụng những hình ảnh, màu sắc, chất
liệu nào để thiết kế sản phẩm đồ gia dụng từ vật liệu đã qua
sử dụng?
+ Trong các sản phẩm đồ gia dụng được làm từ vật liệu đã
qua sử dụng, em thích sản phẩm nào nhất? Tại sao?
+ Hãy nêu tính năng sử dụng của sản phẩm đồ gia dụng từ
vật liệu đã qua sử dụng em đã thực hiện.
– GV cùng HS nhận xét, đánh giá SPMT trên cơ sở động
viên, khích lệ HS.
− GV nhận xét chung giờ học.
− Dặn dò.
− HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
− Nếu thực hiện ở nhà, thời gian ở trên lớp, HS có thể
nêu ý tưởng, lựa chọn sản phẩm và giá trị của phụ
kiện thời trang mà mình định giới thiệu.
− HS trưng bày sản phẩm nhóm/cá nhân theo hướng
dẫn của GV.
− HS giới thiệu sản phẩm của mình theo nhóm/cá
nhân.
− Chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình và của
bạn.
64
CHỦ ĐỀ 8
HƯỚNG NGHIỆP
BÀI 15
NGÀNH, NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN MĨ THUẬT ỨNG DỤNG
(2 tiết)
I.
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Hiểu được vai trò của mĩ thuật ứng dụng trong đời sống văn hoá – xã hội.
2. Năng lực
– Liệt kê được một số ngành, nghề liên quan đến mĩ thuật ứng dụng.
– Viết được một bài luận hoặc làm video clip,... giới thiệu ngành, nghề liên quan đến
mĩ thuật ứng dụng.
3. Phẩm chất
Có ý thức tìm hiểu công việc liên quan đến lĩnh vực mĩ thuật ứng dụng phù hợp với
năng lực của bản thân.
II.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Hình ảnh, video clip giới thiệu sản phẩm liên quan đến lĩnh vực mĩ thuật ứng dụng
để trình chiếu.
– Hình ảnh về các công đoạn thực hiện sản phẩm liên quan đến lĩnh vực mĩ thuật ứng
dụng như: Thiết kế công nghiệp; Thiết kế đồ hoạ; Thiết kế thời trang; Thiết kế mĩ thuật
đa phương tiện,… để minh hoạ cho HS quan sát trực tiếp.
– Một số SPMT giới thiệu về ngành, nghề mĩ thuật ứng dụng như: sơ đồ tư duy, video
clip, PowerPoint,....
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
∗
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
− Tổ chức cho HS tham gia khởi động tuỳ điều kiện thực tế.
− Gợi ý: Trò chơi trắc nghiệm, giải ô chữ, các trò chơi vận
động,… theo nhóm hoặc cá nhân.
HS lắng nghe, quan sát và khởi động theo hướng dẫn
của GV (cá nhân hoặc nhóm).
65
1. HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT
a) Mục tiêu
– HS biết những công việc liên quan đến lĩnh vực Mĩ thuật
ứng dụng.
– Thông qua hình minh hoạ cụ thể, HS biết được các công
việc của nhà thiết kế chuyên ngành khác nhau liên quan
đến lĩnh vực Mĩ thuật ứng dụng.
b) Nội dung
– HS tìm hiểu về đặc điểm của một số hình ảnh liên quan
của ngành Thiết kế công nghiệp; Thiết kế đồ hoạ; Thiết kế
thời trang; Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện,…
– HS nhận biết được công đoạn và vật liệu để tạo ra SPMT
ứng dụng.
c) Sản phẩm
Kiến thức cơ bản về tác phẩm và ngành, nghề liên quan
đến lĩnh vực mĩ thuật ứng dụng.
d) Tổ chức thực hiện
Phương án 1
– GV hướng dẫn HS quan sát và tìm hiểu một số hình ảnh
công việc liên quan của ngành Thiết kế công nghiệp; Thiết
kế đồ hoạ; Thiết kế thời trang; Thiết kế mĩ thuật đa phương
tiện,…; hướng dẫn HS trả lời câu hỏi theo gợi ý trong
SGK Mĩ thuật 9, trang 62.
– GV mở rộng thông tin bằng cách cho HS biết cụ thể hơn
về một số công việc trong mỗi ngành, nghề liên quan đến
lĩnh vực mĩ thuật ứng dụng, trong đó nhấn mạnh đến xu
hướng sử dụng “trí tuệ nhân tạo”, thông qua các phần
mềm chuyên dụng trong thiết kế. Điều này tạo nên các
thách thức cho các nhà thiết kế, tạo mẫu sản phẩm trong
tương lai.
Phương án 2
– GV cho mỗi HS tìm hiểu về công việc liên quan đến lĩnh
vực mĩ thuật ứng dụng yêu thích và trình bày trước lớp.
– GV lưu ý HS nội dung trình bày theo câu hỏi định hướng
và gợi ý mở rộng thêm về những thách thức đặt ra đối với
những công việc liên quan đến mĩ thuật truyền thống
trong xu thế phát triển như hiện nay, khi khoa học công
nghệ phát triển và cơ sở dữ liệu ngày càng được hoạt thiện
giúp cho “trí tuệ nhân tạo” dần xuất hiện trong nhiều lĩnh
vực, trong đó có thiết kế mĩ thuật.
– GV quan sát, đặt câu hỏi, tổ chức cho các nhóm phản
biện với phần trình bày của nhóm bạn.
− HS/ nhóm HS quan sát và tìm hiểu một số hình ảnh
công việc liên quan của ngành Thiết kế công nghiệp;
Thiết kế đồ hoạ; Thiết kế thời trang; Thiết kế mĩ thuật
đa phương tiện theo gợi ý, định hướng của GV.
− HS/ nhóm HS trao đổi, thảo luận các thông tin mở
rộng theo định hướng của GV.
− HS thực hiện nhiệm vụ học tập do GV giao.
− HS/ nhóm HS trao đổi theo câu hỏi của GV nêu.
66
2. HOẠT ĐỘNG THỂ HIỆN
a) Mục tiêu
– HS biết cách khai thác các thông tin hoặc dữ liệu hình
ảnh giới thiệu về những ngành, nghề liên quan đến lĩnh
vực mĩ thuật ứng dụng.
– HS thuyết trình qua sơ đồ tư duy, PowerPoint hoặc
video clip.
b) Nội dung
– HS tìm hiểu các bước thực hiện phần giới thiệu về ngành,
nghề liên quan đến lĩnh vực mĩ thuật ứng dụng.
– HS thực hiện được phần thuyết trình theo nhóm dưới
dạng trình bày phù hợp.
c) Sản phẩm
Phần thuyết trình theo cá nhân/ nhóm lựa chọn một trong
các hình thức: PowerPoint, sơ đồ tư duy, video clip,….
d) Tổ chức thực hiện
– GV cho HS đọc các gợi ý về cách giới thiệu ngành, nghề
liên quan trong mĩ thuật ứng dụng ở SGK Mĩ thuật 9, trang
64 để làm rõ hơn các nội dung cần thực hiện.
– GV cho một HS đọc phần Em có biết để mở rộng kiến
thức và có thêm gợi ý để thực hiện
phần thuyết trình.
– Trước khi HS thực hành, GV gợi ý, định hướng:
+ Ý tưởng trình bày.
+ Hình thức trình bày phù hợp với khả năng và kĩ năng
thực hiện.
+ Lựa chọn hình ảnh phù hợp,…
− HS thực hiện theo nhiệm vụ học tập được GV giao.
− HS thực hành theo nhiệm vụ học tập được GV giao.
− Trong quá trình thực hành, HS có khó khăn cần
thông báo để có sự giải đáp của GV.
3. HOẠT ĐỘNG THẢO LUẬN
a) Mục tiêu
– Nhận xét phần trình bày của nhóm bạn và cảm nhận của
mình trước nhóm, lớp.
– Biết cách nhận xét, đánh giá phần trình bày của bạn,
nhóm.
b) Nội dung
– GV hướng dẫn HS nhận xét SPMT của bạn, nhóm đã
thực hiện.
– HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 9,
trang 65.
c) Sản phẩm
Cảm nhận của bản thân và phân tích được phần trình bày
của bạn, nhóm.
67
d) Tổ chức thực hiện
– Thông qua phần trình bày (sản phẩm) của cá nhân/
nhóm ở hoạt động Thể hiện, GV cho HS thực hiện thảo luận
theo câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 9, trang 65.
– Quá trình thảo luận, GV có thể đưa thêm các gợi ý dựa
theo SPMT thực tế để HS nhận biết rõ hơn về những nội
dung và hình thức thực hiện cần được bổ sung để hoàn
thiện hơn.
– GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu thêm qua phần tham
khảo SPMT của HS.
− HS thực hành theo nhiệm vụ học tập được GV giao.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu
– Giúp HS gắn kết kiến thức đã học với việc tìm hiểu kiến
thức liên quan.
– Hình thành khả năng tự học và xây dựng đề cương thể
hiện liên quan đến yêu cầu cần đạt của bài học.
b) Nội dung
Viết bài luận ngắn giới thiệu về sự đa dạng và ý nghĩa của
ngành, nghề thuộc lĩnh vực mĩ thuật ứng dụng.
c) Sản phẩm
Bài luận ngắn.
d) Tổ chức thực hiện
– Căn cứ vào thời gian trên lớp, GV có thể cho HS thực hiện
hoặc có thể giao như bài tập về nhà.
– GV hướng dẫn HS thực hiện bài viết theo các nội dung
gợi ý:
+ Tên công việc gắn với lĩnh vực mĩ thuật ứng dụng.
+ Đặc điểm của công việc thiết kế liên quan đến lĩnh vực mĩ
thuật ứng dụng.
+ Sự cần thiết của công việc thiết kế liên quan đến lĩnh vực
mĩ thuật ứng dụng trong đời sống xã hội.
+ Sự phù hợp của công việc thiết kế liên quan đến lĩnh vực
mĩ thuật ứng dụng với năng lực bản thân.
Trưng bày, nhận xét sản phẩm cuối bài học
− GV tổ chức cho HS trưng bày SPMT cá nhân/ nhóm, chia
sẻ cảm nhận của bản thân.
− GV nhận xét chung giờ học.
− Dặn dò.
− HS thực hiện viết bài luận ngắn giới thiệu về sự đa
dạng và ý nghĩa của ngành, nghề thuộc lĩnh vực mĩ
thuật ứng dụng.
− Thực hiện nhiệm vụ này, HS có thể làm việc theo
nhóm trên cơ sở điều kiện tổ chức thực tế của nhà
trường.
68
BÀI 16
ĐẶC TRƯNG CỦA NGÀNH, NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN
MĨ THUẬT ỨNG DỤNG
(2 tiết)
I.
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nêu được yếu tố đặc trưng của một số ngành, nghề liên quan đến lĩnh vực mĩ thuật
ứng dụng.
2. Năng lực
– Lên được ý tưởng và thực hiện bản vẽ thiết kế SPMT ứng dụng.
– Thể hiện được kiến thức, kĩ năng liên môn trong thực hành, sáng tạo SPMT cụ thể.
3. Phẩm chất
Nhận định được lĩnh vực chuyên ngành phù hợp với sở thích cá nhân.
II.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Hình ảnh, video clip giới thiệu một số đặc trưng của ngành, nghề liên quan đến lĩnh
vực mĩ thuật ứng dụng để trình chiếu trên PowerPoint cho HS quan sát.
– Hình ảnh sản phẩm thiết kế để minh hoạ, phân tích kiểu dáng, màu sắc, kĩ thuật
thể hiện.
– Một số video clip giới thiệu nhà thiết kế thực hiện sản phẩm,…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
∗
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
− Tổ chức cho HS tham gia khởi động tuỳ điều kiện thực tế.
− Gợi ý: Trò chơi trắc nghiệm, giải ô chữ, các trò chơi vận
động,… theo nhóm hoặc cá nhân.
HS lắng nghe, quan sát và khởi động theo hướng
dẫn của GV (cá nhân hoặc nhóm).
1. HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT
a) Mục tiêu
HS biết được một số yếu tố đặc trưng của ngành, nghề liên
quan đến lĩnh vực mĩ thuật ứng dụng.
b) Nội dung
– HS tìm hiểu về mục đích sử dụng của các sản phẩm thuộc
lĩnh vực mĩ thuật ứng dụng.
– HS hiểu biết về khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường và giá
trị của sản phẩm thuộc lĩnh vực mĩ thuật ứng dụng.
69
c) Sản phẩm
HS có kiến thức về đặc trưng của ngành, nghề liên quan đến
mĩ thuật ứng dụng.
d) Tổ chức thực hiện
– GV hướng dẫn từng nhóm HS trao đổi, trả lời các câu hỏi
trong SGK Mĩ thuật 9, trang 66.
– GV mở rộng thêm thông tin bằng những hình ảnh minh
hoạ có liên quan được sưu tầm ngoài SGK để trình chiếu
PowerPoint cho HS quan sát.
– GV kết luận về một số đặc trưng liên quan đến đến lĩnh vực
mĩ thuật ứng dụng để gợi ý cho HS thực hiện SPMT ở hoạt
động sau.
– GV cho HS tìm hiểu về yếu tố:
+ Thiết kế
+ Thẩm mĩ
+ Công nghệ
+ Thị trường
+ Một số yếu tố khác (xu hướng, kinh doanh,...)
– Trên cơ sở định hướng tìm hiểu một số đặc trưng của
ngành, nghề liên quan đến mĩ thuật ứng dụng, GV tổ chức
hoạt động theo gợi ý:
+ Cho HS chơi trò chơi, hoặc xem video clip có nội dung
liên quan.
+ Giao cho mỗi nhóm thuyết trình trong 5 phút,….
− HS/ nhóm HS trao đổi, trả lời các câu hỏi trong
SGK Mĩ thuật 9, trang 66.
− HS/ nhóm HS tìm hiểu, trao đổi, thảo luận các
thông tin theo định hướng trong SGK và mở rộng
của GV.
− HS thực hiện nhiệm vụ và nêu câu hỏi để làm rõ
(nếu có).
2. HOẠT ĐỘNG THỂ HIỆN
a) Mục tiêu
HS thực hiện được một SPMT thể hiện đặc trưng của một
ngành, nghề yêu thích liên quan đến lĩnh vực mĩ thuật
ứng dụng.
b) Nội dung
– HS tham khảo các phương án thiết kế vòng cổ lấy cảm
hứng từ di sản văn hoá ở thành phố Hà Nội, hình minh hoạ
trong SGK Mĩ thuật 9, trang 68.
– HS thực hiện thiết kế để thể hiện SPMT dạng 2D hoặc dựng
mẫu dạng 3D từ vật liệu sẵn có.
70
c) Sản phẩm
SPMT 2D/ 3D liên quan đến mĩ thuật ứng dụng.
d) Tổ chức thực hiện
– GV cho HS đọc nội dung mục Em có biết để gọi mở thêm ý
tưởng trước khi thực hành, sáng tạo.
– Trước khi HS thực hành SPMT, GV gợi ý:
+ Các ngành, nghề liên quan đến mĩ thuật ứng dụng;
+ Đặc trưng và lựa chọn nghề yêu thích phù hợp với năng lực;
+ Ý tưởng, bố cục và màu sắc lựa chọn trong thiết kế.
– Trong quá trình HS thực hiện, GV quan sát, nhắc nhở và hỗ
trợ đến từng HS.
− HS quan sát, đặt câu hỏi liên quan.
− HS trao đổi, thảo luận để tìm ý tưởng theo định
hướng ở phần Em có biết và gợi ý của GV.
− Trong quá trình thực hành, HS có khó khăn ở
bước nào cần thông báo để có sự giải đáp, hỗ trợ
từ GV.
3. HOẠT ĐỘNG THẢO LUẬN
a) Mục tiêu
– Biết cách nhận xét, đánh giá SPMT của bạn, nhóm.
– Trình bày những cảm nhận trước nhóm, lớp.
b) Nội dung
– GV hướng dẫn HS quan sát SPMT của bạn, nhóm đã
thực hiện.
– HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 9,
trang 69.
c) Sản phẩm
Cảm nhận của bản thân và phân tích được yếu tố thiết kế,
màu sắc được thể hiện trên SPMT đã thực hiện của bạn,
nhóm.
d) Tổ chức thực hiện
– Thông qua SPMT của cá nhân/ nhóm ở hoạt động Thể hiện,
GV cho HS trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 9, trang 69.
– Trong quá trình thảo luận, dựa theo SPMT thực tế đã thực
hiện, GV có thể đưa thêm các gợi ý để HS nhận biết rõ hơn về
yếu tố ứng dụng, thẩm mĩ, cũng như đặc trưng trong lĩnh vực
mĩ thuật ứng dụng trên SPMT.
– GV cho HS quan sát SPMT của HS trong SGK Mĩ thuật 9,
trang 69 để làm rõ hơn sự liên kết giữa ngành, nghề với lĩnh
vực mĩ thuật ứng dụng.
− HS trưng bày SPMT và trao đổi thảo luận theo
câu hỏi định hướng trong SGK, trình bày trước
nhóm/ lớp những kiến thức liên quan đến thiết kế
sản phẩm mĩ thuật ứng dụng.
71
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu
Giúp HS củng cố, gắn kết kiến thức, kĩ năng đã học để viết
một bài luận hoặc thực hiện video clip về một số ngành,
nghề liên quan đến lĩnh vực mĩ thuật ứng dụng.
b) Nội dung
Tìm hiểu nội dung về một số ngành, nghề cụ thể liên quan
đến lĩnh vực mĩ thuật ứng dụng để viết bài luận hoặc thực
hiện video clip.
c) Sản phẩm
Bài luận/ video clip giới thiệu đặc trưng về một số ngành,
nghề liên quan đến lĩnh vực mĩ thuật ứng dụng.
d) Tổ chức thực hiện
– GV hướng dẫn HS lựa chọn một ngành, nghề liên quan đến
lĩnh vực mĩ thuật ứng dụng để thực hiện nhiệm vụ học tập
của bài học.
– Căn cứ vào thời gian trên lớp, GV có thể cho HS thực hiện
trên lớp hoặc giao về nhà theo gợi ý trong SGK Mĩ thuật 9,
trang 69.
Trưng bày, nhận xét sản phẩm cuối bài học
− GV tổ chức cho HS trưng bày ý tưởng về một ngành,
nghề trong tương lai liên quan đến mĩ thuật ứng dụng của
cá nhân/ nhóm, chia sẻ cảm nhận của bản thân.
− GV nhận xét chung giờ học.
− Dặn dò.
− HS trao đổi, thảo luận về ngành, nghề liên quan
đến lĩnh vực mĩ thuật ứng dụng.
− HS thực hiện nhiệm vụ học tập trên lớp hoặc
giao về nhà theo gợi ý trong SGK Mĩ thuật 9,
trang 69.
72
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xin trân trọng cảm ơn
các tác giả có tác phẩm, tư liệu được sử dụng, trích dẫn trong cuốn sách này.
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Tổng Giám đốc HOÀNG LÊ BÁCH
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập PHẠM VĨNH THÁI
Biên tập nội dung: PHẠM DUY ANH – VŨ THỊ THANH TÂM
Thiết kế sách: TRẦN THUỲ DUNG
Trình bày bìa: ĐINH THANH LIÊM
Sửa bản in: TẠ THỊ HƯỜNG
Chế bản: CÔNG TY CP DỊCH VỤ XUẤT BẢN GIÁO DỤC HÀ NỘI
Bản quyền thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Tất cả các phần của nội dung cuốn sách này đều không được sao chép, lưu trữ,
chuyển thể dưới bất kì hình thức nào khi chưa có sự cho phép bằng văn bản
của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MĨ THUẬT 9
Mã số:
In .......... cuốn (QĐ ............... ), khổ 19 x 26,5cm.
In tại Công ty cổ phần in ......................................................
Số ĐKXB: .............../CXBIPH/.........................../GD
Số QĐXB: ................. / QĐ-GD ngày ... tháng ... năm ....
In xong và nộp lưu chiểu tháng ........ năm .......
Mã số ISBN: 978-604-