Kế hoạch dạy học môn KHTN 7-ST
Năm học 2022 – 2023
BÀI 15. NĂNG LƯỢNG ÁNH SÁNG. TIA SÁNG, VÙNG TỐI
Môn học: KHTN - Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 03 tiết
I.
Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Thực hiện thí nghiệm thu được năng lượng ánh sáng, từ đó nêu được ánh
sáng cũng là một dạng của năng lượng.
- Thực hiện được thí nghiệm tạo ra mô hình tia sáng bằng một chùm sáng hẹp
song song.
- Vẽ được hình biểu diễn vùng tối do nguồn sáng rộng và vùng tối do nguồn
sáng hẹp.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan
sát tranh ảnh để tìm hiểu về năng lượng ánh sáng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm, hợp tác trong thực hiện
nhiệm vụ.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện quan sát
vật nhỏ bằng kính lúp.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:
- Năng lực nhận biết KHTN: Nhận biết ánh sáng là một dạng năng lượng.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Làm được hai thí nghiệm thu năng lượng ánh
sáng và thí nghiệm tạo mô hình tia sáng.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích hiện tượng nhật
thực, nguyệt thực.
3. Phẩm chất:
-
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
+ Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân
nhằm tìm hiểu về năng lượng ánh sáng, chùm sáng, vùng tối.
+ Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm
vụ thí nghiệm.
+ Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm thu
được năng lượng năng lượng ánh sáng, thí nghiệm tạo ra mô hình tia sáng
bằng chùm sáng song song.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1.
Giáo viên:
-
Dụng cụ để chiếu hình ảnh trong bài.
-
Một pin quang điện, một đèn pin gắn trên giá, một điện kế nhạy (hoặc
đồng hồ vạn năng), dây nối (dùng cho thí nghiệm thu điện năng từ ánh
sáng)
Nhóm soạn giáo án Vật lý THCS-ST
Trang 1