Kế hoạch dạy học môn KHTN 7
Năm học 2022 – 2023
BÀI 20: CHẾ TẠO NAM CHÂM ĐIỆN ĐƠN GIẢN
Môn học: KHTN - Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 03 tiết
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau bài học này, HS sẽ:
- Chế tạo được nam châm điện đơn giản và làm thay đổi được từ trường của nó bằng
thay đổi dòng điện.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh
ảnh để tìm hiểu về Nam châm điện
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác
qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết được những nhiệm vụ học tập
một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên :
- Năng lực nhận biết KHTN: phát triển kĩ năng tự đọc và viết tóm tắt nội dung kiến
thức đọc được.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên:Nêu được cấu tạo của nam châm điện
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: chế tạo được nam châm điện đơn giản.
3. Phẩm chất:
- Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm
hiểu về nam châm điện
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ chế
tạo nam châm điện.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1.
Giáo viên:
- Bộ thí nghiệm cho HS gồm:
+ 1 nam châm điện đơn giản ( gồm 1 ống dây bên trong có lõi sắt non, 2 đầu dây nối
với 2 cực của nguồn điện, 1 công tắc)
+ Kim nam châm, 1 số ghim giấy bằng sắt
+ Vật liệu để chế tạo nam châm điện( dây dẫn, đinh sắt)
+ Mô hình chuông điện
+Máy chiếu
+ Slide các hình 20.1, 20.2,20.3, 20.4
2.Học sinh:
- Bài cũ ở nhà.
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. Tiến trình dạy học
Tiết 1:
Nhóm soạn giáo án Vật lý THCS
Trang 1