Kế hoạch dạy học môn KHTN 7-ST
Năm học 2022 – 2023
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHƯƠNG IV. ÂM THANH
BÀI 14: PHẢN XẠ ÂM, CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
(Thời gian thực hiện: 4 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nêu được khái niệm tiếng vang, âm phản xạ, vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm
kém.
- Lấy được ví dụ về vật phản xạ âm tốt, vặt phản xạ âm kém
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế về sóng âm;
đề xuất được phương án đơn giản để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe
2. Kĩ năng và năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực
dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm
chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa
học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
- Năng lực riêng:
• Năng lực kiến thức vật lí.
• Năng lực phương pháp thực nghiệm.
• Năng lực trao đổi thông tin.
• Năng lực cá nhân của HS.:
3. Phẩm chất:
• Yêu thích môn học, có niềm hứng thú với việc tìm hiểu các sự vật hiện tượng vật
lí nói riêng và trong cuộc sống nói chung
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- Dụng cụ để chiếu hình ảnh ở đầu bài và Hình 14.1 đến 14.6 SGK lên bảng.
- Mỗi nhóm 1 bộ thí nghiệm hình 14.3
- Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập.
- Tư liệu về nhiên liệu và các nguồn cung cấp năng lượng cho cuộc sống ngày nay
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Tiết 1: Tìm hiểu phản xạ âm
Tiết 2: Tìm hiểu vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém
Tiết 3: Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
Tiết 4: Luyện tập và vận dụng
TIẾT 1
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (10p)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
- Gv: Âm có thể truyền được trong môi trường nào?
- Hs: Âm có thể truyền được trong môi trường rắn, lỏng, khí.
Nhóm soạn giáo án Vật lý THCS-ST
Trang 1