I.
KHÁI QUAT :CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
1.
Tác giả
Ông là học trò giỏi của
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh
Khiêm.
- Sống trong khoảng thế kỉ
16, trong cảnh chế độ phong
kiến mục nát .
2. Hoàn cảnh sáng tác
- T.Phẩm ra đời vào thế kỉ 16.
Có nguồn gốc từ một truyện
cổ tích Việt Nam tên là “ Vợ
chàng Trương”. Thế kỉ 16 là
thời kì triều đình nhà Lê đã
bắt đầu khủng hoảng, các tập
đoàn phong kiến tranh giành
quyền lực, gây ra các cuộc
nội chiến, làm cho đời sống
nhân dân vô cùng cực khổ,
thân phận người phụ nữ gặp
nhiều bất hạnh
3. Thể loại và chủ đề
- Thể loại: Truyền kì: ghi
chép tản mạn những câu
chuyện kì lạ được lưu truyền
trong dân gian
- Chủ đề: Bi kịch của Vũ
Nương là lời tố cáo xã hội
phong kiến nam quyền, bày
tỏ niểm cảm thông của tg với
số phận bi thảm của ng phụ
nữ trong xã hội phong kiến.
4. Ngôi kể, người kể, tác dụng
- Ngôi kể thứ 3
-Tác dụng: Tạo tính chân thực, không gian truyện được mở rộng. Người kể chuyện dễ đan xen
những suy nghĩ, bình luận làm câu chuyện sinh động.
5. Tóm tắt
Truyện kể về người con gái Nam Xương, có tên là Vũ Thị Thiết. Nàng là người có dung hạnh
vẹn toàn, chồng là Trương Sinh tính tình hay ghen, Vũ Nương sắp đến kì sinh nở thì chồng bị
gọi đi lính.
Ở nhà Vũ Nương sinh con và chăm nom mẹ chồng rất mực chu đáo, vì nhớ thương con
mẹ chồng nàng ngày càng ốm nặng rồi mất, nàng lo tang ma chu đáo như với cha mẹ đẻ mình.
Để đỡ nhớ chồng, nàng hay đùa với con bằng cách chỉ cái bóng của mình lên vách và nói với
con đó là cha Đản.
Từ chiến trường trở về, Trương Sinh đau buồn ra thăm mộ mẹ, bế Đản theo, ra đến
đồng đứa trẻ quấy khóc vì đứa bé bảo Trương không phải là cha Đản, cha Đản đêm nào cũng
đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả. Không cần
hỏi cho rõ ngọn ngành, Trương đã nổi cơn ghen tam bành đánh đuổi Vũ Nương đi, không ai
có thể khuyên can được. Không thể thanh minh được, Vũ Nương đành nhảy xuống sông tự
tận, lấy cái chết để minh oan cho mình. Nàng được Linh Phi vợ vua Nam Hải cứu.
Trương Sinh tuy giận nhưng vẫn thương xót. Một buổi tối Đản chỉ vào cái bóng trên
tường và nói ”Đấy cha Đản lại đến kia kìa”. Trương Sinh ân hận vô cùng nhưng việc đã rồi.
Dưới động rùa, Vũ Nương đã gặp lại Phan Lang người cùng làng, nàng gửi chiếc thoa
vàng cùng lời nhắn Trương lập đàn giải oan cho mình. Trương bèn lập đàn giải oan cho nàng,
quả thấy Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa ở giữa dòng với cờ tán võng lọng rực rỡ cả bến sông
thoắt ẩn thoắt hiện. Nàng từ biệt và không trở về dương gian được nữa.
6. Nội dung
A. Giá trị hiện thực:
1. Chuyên phản ánh hiện thực XHPK bất công với chế độ Nam quyền chà đạp lên số phận
người phụ nữ.
- Cuộc hôn nhân không bình đẳng giữa nam và nữ lại thêm cách bức giàu nghèo trong một xã
hội mà đồng tiên luôn làm đen bạc thói đời: Trương Sinh xin với mẹ đem một trăm lạng bạc
cưới Vũ Nương về làm vợ; lời nói của Vũ Nương: Thiếp vốn là con kẻ khó, được nương tựa
nhà giàu.
-Tính cách của Trương Sinh khó đảm bảo cho một cuộc sống vợ chồng hạnh phúc: “Trương
Sinh có tính cách đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá mức”
- Thêm nữa là tâm trạng của chùng sau khi đi lính trở về nhà cuãng có phần nặng nề, không
vui, chàng nói với con: Cha về, bà mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.
1