Ngày soạn : 22/11/2021
Ngày dạy : 12/2021 Tuần 12,13 ( Từ tiết 55 đến tiết 57)
Bài 12 ( 3 tiết )
ÔN DỊCH, THUỐC LÁ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Mối nguy hại nghê gớm toàn diện của tệ nạn thuốc lá đối với sức khỏe và đạo đức XH.
- Quan hệ về ý nghĩa giữa các vế câu ghép
2. Năng lực
- Chỉ ra và phân tích được mối nguy hại nghê gớm toàn diện của tệ nạn thuốc lá đối với sức khỏe và đạo đức XH.
- Trình bày được quan hệ về ý nghĩa giữa các vế câu ghép.
3. Phẩm chất:
Có ý thức phòng chống thuốc lá.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- GV, HS sử dụng tài khoản Microsoft Teams, ứng dụng zalo
- Sách hướng dẫn tự học Ngữ văn 8 , kế hoạch bài dạy, phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy học
Ngày dạy : 8A (07/12 ), 8B(03/12) Tiết 55,56
ÔN DỊCH, THUỐC LÁ
Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: GV đặt vấn đề, bước đầu tiếp cận với kiến thức của bài học.
b. Nội dung: Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiện vụ
GV cho HS xem ảnh, trình bày hiểu biết của mình.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS vận dụng vào kiến thức hiểu biết của mình để trả lời
- Báo cáo kết quả và thảo luận: HS quan sát, trình bày hiểu biết của mình
- Đánh giá : HS tự đánh giá, Gv đánh giá thái độ, kết quả làm việc của HS
GV dẫn dắt: Nếu ngày 22/4 hàng năm là Ngày Trái Đất nhắc nhở chúng ta về ý thức bảo vệ môi trường thì ngày 31/5 hàng năm là ngày Quốc tế chống hút thuốc lá. Vì sao hút thuốc là trở thành đối tượng cả thế giới chống lạo như vậy. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài Ôn dịch thuốc lá.
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới.
I. Đọc và tìm hiểu chung.
a. Mục tiêu: HS tự đọc và nắm được những kiến thức chung về văn bản.
b. Nội dung: Đọc, nghiên cứu văn bản và thực hiện trước ở nhà yêu cầu trong
Phiếu học tập số 1 :
- Xác định thể loại ?
- Phương thức biểu đạt chính của văn bản ?
- Phân tích ý nghĩa của nhan đề văn bản. Việc dùng dấu phẩy trong đầu đề văn bản: Ôn dịch, thuốc lá có tác dụng gì?
- Hãy nêu ý chính của văn bản ?
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
SẢN PHẨM
NV1: Đọc văn bản
- GV hướng dẫn cách đọc : nhấn mạnh vào những lời biểu cảm, những con số, số liệu để làm nổi bật tính nghiêm trọng của vấn đề
- Thực hiện NV : 2- 3 HS đọc
- Báo cáo : HS nhận xét
- Kết luận, nhận định : Giáo viên nhận xét chung, chú thích một số từ khó
VD : Ôn dịch - Chỉ chung các loại bệnh nguy hiểm, lây lan rộng làm chết người hàng loạt trong một thời gian nhất định như đại dịch SATR, dịch cúm gà H5H1, dịch cúm A/ H1N1 đã lây lan ra toàn cầu.
- Từ này thường dùng làm tiếng chửi rủa như : Đồ ôn dịch !
NV2: Tìm hiểu chung về văn bản :
- Chuyển giao nhiệm vụ : GV Yêu cầu HS trình bày Phiếu học tập số 1 ( GV chia sẻ trên màn hình một số sản phẩm )
- Thực hiện NV : HS phát biểu ý kiến cá nhân
- Báo cáo: Một số HS trình bày, HS khác nhận xét
- Kết luận, nhận định : Giáo viên nhận xét chung, chuẩn kiến thức.
1. Đọc và tìm hiểu chú thích :
- Chú thích 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9
2. Tìm hiểu chung về văn bản :
* Thể loại : Văn bản nhật dụng.
-> Đề cập vấn đề tác hại của thuốc lá
* Phương thức biểu đạt : Nghị luận + thuyết minh
* Nhan đề :
- Nhấn mạnh tệ nghiện thuốc lá như 1 thứ dịch bệnh nguy hiểm dễ lây lan.
- Thể hiện thái độ căm ghét, ghê rợn.
* Ý chính của văn bản :
- Thông báo về nạn dịch thuốc lá ( Từ đầu -> còn nặng hơn cả AIDS )
- Tác hại của thuốc lá ( Tiếp -> con đường phạm pháp )
- Lời kêu gọi chống thuốc lá (Còn lại)
II. Phân tích :
a. Mục tiêu: Chỉ ra và phân tích được mối nguy hại nghê gớm toàn diện của tệ nạn thuốc lá đối với sức khỏe và đạo đức XH. Có ý thức phòng chống thuốc lá.
b. Nội dung: Đọc, nghiên cứu phần đọc hiểu văn bản trong SHD , hoàn thành các Phiếu học tập sau đây ( HS nghiên cứu, hoàn thành trước ở nhà)
Phiếu học tập số 2 : Đọc đoạn văn bản (Từ đầu -> còn nặng hơn cả AIDS ) và trả lời :
- Tác giả đã thông báo về nạn dịch thuốc lá như thế nào ? ( Tác giả đã so sánh ôn dịch, thuốc lá với các đại dịch nào? … )
- Em có nhận xét gì về thông báo, cách thức thông báo đó ? ( Trước khi đưa ra thông báo, tác giả đưa ra thông tin gì ?... )
Phiếu học tập số 3 : Đọc đoạn văn bản (Từ “ Ngày trước… -> “con đường phạm pháp”
Tìm hiểu về tác hại của thuốc lá :
(1) Tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá có tác dụng gì trong lập luận?
(2) Tác giả đã đưa ra những lí lẽ gì cho thấy tác hại của việc hút thuốc lá ? Em có nhận xét gì về những lí lẽ ấy ?
(3) Vì sao tác giả đặt giả định " Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!” trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá?
Phiếu học tập số 4 : Đọc đoạn văn bản ( Từ “Ngày nay …” đến hết )
- Nhận xét về lời kiến nghị của tác giả : Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này
- Vì sao tác giả đưa ra những số liệu để so sánh tình hình hút thuốc của nước ta với các nước Âu-Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị đó ?
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
SẢN PHẨM
NV 1 :
- Chuyển giao nhiệm vụ : GV yêu cầu HS đọc phần 1 của văn bản và giới thiệu về ngày Trái Đất theo gợi ý trong Phiếu học tập số 1 .
- Thực hiện NV : HS phát biểu ý kiến cá nhân
- Báo cáo: Một HS trình bày sản phẩm, HS khác nhận xét
- Kết luận, nhận định : Giáo viên nhận xét chung, chuẩn kiến thức.
NV 2 :
- Chuyển giao nhiệm vụ : GV yêu cầu HS đọc phần 2 của văn bản, giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị, báo cáo kết quả đã hoàn thành trên phiếu học tập số 3 .
- - Thực hiện NV : HS kiểm tra lại kết quả trên PHT, chuẩn bị báo cáo
- Báo cáo, thảo luận : HS trình bày, nhận xét
- Kết luận, nhận định : Giáo viên nhận xét chung, chuẩn kiến thức.
NV 2 :
- Chuyển giao nhiệm vụ : GV yêu cầu HS đọc phần 3 của văn bản, giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị, báo cáo kết quả đã hoàn thành trên phiếu học tập số 4.
- - Thực hiện NV : HS kiểm tra lại kết quả trên PHT, chuẩn bị báo cáo
- Báo cáo, thảo luận : HS trình bày, nhận xét
- Kết luận, nhận định : Giáo viên nhận xét chung, chuẩn kiến thức.
II. Phân tích :
1. Thông báo về nạn dịch thuốc lá.
- So sánh (ôn dịch thuốc lá còn nguy hiểm hơn các loại dịch bệnh khác.
- Đưa ra 2 thông tin trước khi thông báo về ôn dịch thuốc lá :
“ Ôn dịch thuốc lá ... nặng hơn cả AIDS”
-> Lời thông báo ngắn gọn, chính xác về dịch thuốc lá để nhấn mạnh hiểm hoạ to lớn của dịch này
2. Tác hại của thuốc lá :
- Tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo
-> Nhấn mạnh tính chất nguy hiểm và cách phá hoại của khói thuốc lá đối với sức khỏe con người.
- Những tác hại của thuốc lá :
+ Đối với bản thân người hút :
Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc ( chất hắc ín, chất ô-xít các-bon, chất ni-cô-tin) . Khi thấm vào cơ thể sẽ trở thành nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh : đau tim, viêm phổi, ung thư,...
+ Đối với cộng đồng, xã hội : Đầu độc những người xung quanh, nêu gương xấu, làm suy thoái đạo đức con người (gây nạn trộm cắp, nghiện ngập )
- Lí lẽ đưa ra là những chứng cớ khoa học, được phân tích và minh hoạ bằng số liệu thống kê nên có sức thuyết phục cao.
3. L ời kêu gọi chống thuốc lá.
- Kiến nghị : Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này .
-> Câu cầu khiến như mệnh lệnh, giục giã mọi người phải hành động chống ôn dịch thuốc lá
- Tác giả đưa ra những số liệu để so sánh tình hình hút thuốc của nước ta với các nước Âu-Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị để nhấn mạnh tính cấp thiết của vấn đề. ( Phải làm ngay, không thể chần chừ)
III. Tổng kết :
a. Mục tiêu: Tổng kết nội dung và nghệ thuật của văn bản
b. Nội dung: Nhận xét phương pháp thuyết minh và nêu ngắn gọn thông điệp được gợi ra từ văn bản ?
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
SẢN PHẨM
- Chuyển giao nhiệm vụ :
Nhận xét nghệ thuật và nêu ngắn gọn thông điệp được gợi ra từ văn bản ?
- Thực hiện NV : HS lập suy nghĩ, thực hiện nv
- HS báo cáo, trình bày ý kến cá nhân
- Kết luận, nhận định : Giáo viên nhận xét chung, chuẩn kiến thức.
1.Nghệ thuật :
- Kết hợp lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động với thuyết minh cụ thể, phân tích trên cơ sở khoa học.
- Sử dụng các phương pháp thuyết minh: phân tích, ví dụ, so sánh, dùng số liệu,.. tăng tính thuyết phục
2. Nội dung :
- Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ và tính mạng con người gây tác hại nhiều mặt đối với cuộc sống gia đình và XH…rất nguy hiểm vì không dễ kịp thời nhận biết.
- Cần phải có quyết tâm cao, biện pháp triệt để để chống ôn dịch thuốc lá.
Hoạt động 3 : Luyện tập
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức bài học rèn kĩ năng viết đoạn văn
b. Nội dung:
1. Viết đoạn văn khoảng 8- > 10 câu, phân tác hại của việc hút thuốc lá ?
2. Việt Vam đã có những hoạt động gì đề thực hiện luật phòng chống thuốc lá?
c. Sản phẩm: Bài làm của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV chuyển giao nhiện vụ : Đọc , xác định yêu cầu đề và hoàn thành bài tập
- Thực hiện nhiện vụ : HS độc lập suy nghĩ, viết đoạn văn , nộp bài trên zalo nhóm
- Báo cáo : GV chọn 1 HS bất kì trình bày sản phẩm. HS khác nhận xét
- Gv nhận xét, đánh giá chung.
Hoạt động 4: Vận dụng
a.Mục tiêu: Vận dụng kiến thức liên môn, vẽ tranh về phòng chống thuốc lá
b. Nội dung : Hãy vẽ một bức tranh về chủ đề phòng chống thuốc lá ?
c. Sản phẩm: Vẽ ở nhà vào vở bài tập , chụp và gửi vào zalo lớp
d. Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ và đánh giá bài làm vào đầu tiết học sau
________________________________________________
Ngày dạy : 8AB (8/12 ) Tiết 57
TÌM HIỂU VỀ CÂU GHÉP ( tiếp theo)
Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Bước đầu tiếp cận với kiến thức của bài học.
b. Nội dung: Kiểm tra, đánh giá các phiếu học tập bài 12
c. Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiện vị cho HS ở nhà. Nộp bài trên Teams
- Thực hiện nhiệm vụ: HS làm bài và nộp trên Teams
- Báo cáo kết quả và thảo luận: HS nộp bài
- Đánh giá : HS tự đánh giá, Gv đánh giá thái độ, kết quả làm việc của HS
-> GV giới thiệu bài học
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới. .
a. Mục tiêu: Trình bày được quan hệ về ý nghĩa giữa các vế câu ghép.
b. Nội dung: Đọc, nghiên cứu trước ở nhà các đoạn trích trong văn bản “ Tôi đi học” ( Thanh Tịnh) . Hoàn thành các yêu cầu trong các PHT sau :
Phiếu học tập số 1 : Đọc câu ghép sau và hoàn thành phiếu bài tập ở dưới:
(1 )Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
(2) Nếu bạn học hành chăm chỉ thì bạn sẽ vượt qua kì thi sắp tới
(3) Tuy trời rét mướt nhưng những cành đào vẫn đua nhau khoe sắc
(4) Bạn ấy chẳng những chăm chỉ học mà bạn ấy còn hát rất hay
Câu
Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu
Ý nghĩa vế 1
Ý nghĩa vế 2
Ý nghĩa vế 3
1
2
3
4
Phiếu học tập số 2 : Dựa vào những kiến thức đã học về câu ghép hoàn thành các yêu cầu sau :
(1) Nêu thêm những quan hệ ý nghĩa có thể có giữa các vế câu trong câu ghép . Cho ví dụ minh hoạ.
(2) Mối quan hệ giữa các vế câu thường được đánh dấu bằng những dấu hiệu nào?
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
SẢN PHẨM
NV1:
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc ví dụ 3.a SHD/T88.Yêu cầu HS báo cáo kết quả đã thực hiện yêu cầu trong PHT số 1
- Thực hiện nhiệm vụ: HS độc lập suy nghĩ
- Báo cáo kết quả và thảo luận: HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Giáo viên đánh giá thái độ, kết quả làm việc của HS, chuẩn kiến thức.
NV2:
- Chuyển giao nhiệm vụ : GV Yêu cầu HS trình bày kết quả đã hoàn thành trên Phiếu học tập số 2
- Thực hiện NV : HS độc lập suy nghĩ
- Báo cáo: Một HS trình bày, HS khác nhận xét
- Kết luận, nhận định : Giáo viên nhận xét chung, chuẩn kiến thức.
Gv: Có thể lấy thêm VD:
- Hễ cóc nghiến răng thì trời lại mưa.
-> Nối bằng cặp quan hệ từ
- Nước dâng cao bao nhiêu, đồi núi dâng cao bấy nhiêu (nối bằng cặp đại từ bao nhiêu - bấy nhiêu hoặc bằng dấu phẩy)
-> Nối bằng cặp từ hô ứng
GV : Yêu cầu HS lấy thêm ví dụ
I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu :
1.Tìm hiểu ví dụ :
Ví dụ 3.a ( SHD/88)
Câu
Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu
Ý nghĩa vế 1
Ý nghĩa
vế 2
Ý nghĩa
vế 3
1
Nguyên nhân
Kết quả
NN
NN
2
Điều kiện
( giả thiết)
Điều kiện
Kết quả
-
3
Tương phản
Tiền đề
Tương phản
-
4
Bổ sung
Tiền đề
Bổ sung
-
Ví dụ 3.b ( SHD/88)
HS đặt câu . Ví dụ
- Anh đi đâu, tôi theo đấy.
-> qhệ đồng thời
- Tôi càng nói, nó càng lì lợm.
-> qhệ tăng tiến
- Anh làm hay tôi làm ? -> qhệ lựa chọn
- Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất : lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay . -> qhệ giải thích
2. Ghi nhớ :
- Những quan hệ giữa các vế câu:
+ Quan hệ nguyên nhân
+ Quan hệ điều kiện (giả thiết)
+ Quan hệ tương phản
+ Quan hệ tăng tiến
+ Quan hệ lựa chọn
+ Quan hệ bổ sung
+ Quan hệ tiếp nối
+ Quan hệ đồng thời
+ Quan hệ giải thích
- Mỗi quan hệ thường được đánh dấu = những quan hệ từ, cặp Q hoặc cặp từ hô ứng hoặc dấu phẩy.
- Tuy nhiên, để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trường hợp, ta phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập về câu ghép
b. Nội dung: Đọc và xác định yêu cầu của các bài tập phần C.1,2,3 ( Trang 82,83) rồi hoàn thành vào vở bài tập.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
SẢN PHẨM
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc , xác định yêu cầu đề , sau đó gv giao nhiệm vụ cho HS hoàn thành yêu cầu bài tập C.1(SHD/T90)
- Thực hiện nhiệm vụ : HS hoạt động cá nhân
- Báo cáo : HS báo cáo kết quả
- Kết luận nhận định : GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS.
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc , xác định yêu cầu đề , sau đó gv giao nhiệm vụ cho HS hoàn thành yêu cầu bài tập C.2 (SHD/T91)
- Thực hiện nhiệm vụ :
HS hoạt động cá nhân
- Báo cáo : HS báo cáo kết quả
- Kết luận nhận định : GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS.
II. Luyện tập
Bài C.1 ( Trang 90) :
a) - Vế 1 và vế 2 là quan hệ nhân - Vế 2 chỉ nguyên nhân
- Vế 2 và vế 3 là quan hệ giải thích - V3 giải thích
b) Qhệ điều kiện - V1 chỉ điều kiện, V2 chỉ kết quả
c) Qhệ bổ sung -> Vế 2 bổ sung cho vế 1
d) Qhệ tương phản -> Vế 2 tương phản vế 1
e) - Câu 1 : qhệ tiếp nối : V2 tiếp nối hành động ở V1
- Câu 2 : qhệ ngnhân - V1 chỉ ngnhân
Bài C.2 ( Trang 91)
a) Tìm câu ghép trong đoạn trích
* Đoạn 1 :
- Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm...
- Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
- Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề.
- Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ.
* Đoạn 2 :
- Mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang
- nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
b)
- Đoạn 1 : quan hệ giữa các vế câu ở cả 4 câu ghép đều là quan hệ điều kiện -> vế đầu chỉ điều kiện, vế sau chỉ kết quả.
- Đoạn 2 : quan hệ giữa các vế câu ở cả hai câu ghép đều là quan hệ nguyên nhân -> vế đầu chỉ nguyên nhân, vế sau chỉ kết quả.
c) Không thể tách mỗi vế câu nói trên thành 1 câu đơn vì ý nghĩa của các vế câu có quan hệ chặt chẽ với nhau, vế này bổ sung ý nghĩa cho vế kia tạo nên 1 ý nghĩa hoàn chỉnh cho cả câu)
Hoạt động 4: Vận dụng.
a. Mục tiêu: Vận dụng câu ghép trong giao tiếp.
b. Nội dung : Đặt 5 câu ghép . Phân tích các vế câu và chỉ rõ mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép
c. Sản phẩm: Bài làm của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu bài tập rồi giao nhiệm vụ cho HS
- HS về nhà độc lập suy nghĩ và làm vào vở bài tập, nộp bài trên M.Teams
- GV đánh giá bài làm của học sinh trên Microsoft Teams
IV. Những ghi chép trên lớp
- Đánh giá HS:
…………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….………..……………………………………………
………………………………………………………………………….…………………………………..………………………………………………
- Những nội dung cần điều chỉnh: ……………………………..………….……...………………………….…………………
___________________________________________
Kiểm tra
Ngày tháng năm 2021
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần