TUẦN: 20 | NGÀY SOẠN: 07/01/2018 | NGÀY DẠY: 8/01/2018 | LỚP DẠY: 8A1, 8A2, 8A3 |
BÀI 17: NHỚ RỪNG-ÔNG ĐỒ
I-MỤC TIÊU:Giúp HS:
1) Kiến thức, ki năng, thái độ
a/Kiến thức: HS thấy được niềm khao khát tự do mãnh liệt, lòng yêu nước kín đáo của tác giả qua lời con hổ ở vườn bách thú trong bài thơ Nhớ rừng. Cảm nhận và trình bày được tình cảnh của ông đồ; lòng thương cảm, niềm hoài cổ và lối viết bình dị của Vũ Đình Liên qua bài thơ Ông đồ;
- Đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn.
b/Kỹ năng: Chỉ ra và phân tích được những chi tiết, hình ảnh thể hiện niềm khao khát tự do mãnh liệt, lòng yêu nước kín đáo của tác giả qua lời con hổ ở vườn bách thú trong bài thơ Nhớ rừng. Cảm nhận và trình bày được tình cảnh củ ông đồ; lòng thương cảm, niềm hoài cổ và lối viết bình dị của Vũ Đình Liên qua bài thơ Ông đồ; Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn;
- Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với tình huống giao tiếp;
- Biết viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh.
c//Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu quê hương, đất nước; cảm thông với nỗi đau của người dân trong xã hội đương thời và biết yêu tự do; biết trân trọng giữ gìn những tinh hoa tốt đẹp của dân tộc;
- Nắm và biết sử dụng câu nghi vấn trong giao tiếp hoặc khi tạo lập văn bản với những chức năng khác nhau.;
- Có ý thức chuẩn bị, tìm hiểu về đối tượng thuyết minh.
2) Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
1. Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích bình luận về giá trị nội dung và nghệ thuật trong văn bản.
2.Giao tiếp : trình bày suy nghĩ ,ý tưởng , trao đổi về nỗi chán ghét thực tại tầm thường tù túng, trân trọng niềm khao khát tự do của nhân vật trữ tình trong bài thơ.. .;về đặc điểm, cách sử dụng câu nghi vấn.
3.Tự quản bản thân :quí trọng cuộc sống, sống có ý nghĩa.
4.Năng lực đọc hiểu văn bản văn hoc ( Thơ tự do, lãng mạn)
5/Năng lực tự học, năng lực hợp tác thông qua các hình thức hoạt động học cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả lớp.
6/ Ra quyết định: nhận ra và biết sử dụng câu nghi vấn theo mục đích giao tiếp cụ thể.
II. CHUẨN BỊ:
1) Chuẩn bị của GV: Tham khảo SHD học NV 8, kế hoạch dạy học, phiếu học tập; Đọc nghiên cứu văn bản, tư liệu tham khảo về Thế Lữ , Vũ Đình Liên và Phong trào thơ mới.
2) Chuẩn bị của HS: Đọc kĩ bài học-soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Tiết | Các hoạt động cơ bản | Hoạt động của GV | Hoạt động của HS
| Điều chỉnh, bổ sung | |
---|---|---|---|---|---|
A. Hoạt động khởi động: | |||||
1 | (Hoạt động nhĩm)
| HS đọc mục tiêu bài học HS nắm yêu cầu phần khởi động trong SHD học NV 8 tập 2 và trao đổi thảo luận nhóm | HS đọc mục tiêu bài học HS nắm yêu cầu phần khởi động trong SHD học NV 8 tập 2 và trao đổi thảo luận nhóm -Đọc đoạn thơ: “Tâm tư trong tù” của Tố Hữu: Tâm sự người tù bị cô đơn, ngột ngạt, khao khát tự do đến háy bỏng |
| |
B.Hoạt động hình thành kiến thức | |||||
1/ Ðọc văn bản: Nhớ rừng (Hoạt động cá nhân) | Yêu cầu HS nêu cách đọc VB, đọc cá nhân, GV nhận xét, đọc mẫu
Y/c HS đọc và nắm chú thích của văn bản | HS nêu cách đọc VB: (đọc diễn cảm, giọng nhẹ nhàng, sâu lắng, chú ý các từ Hán Việt, HS đọc: đoạn 1,4 giọng buồn, ngao ngán. Đoạn 2,3 và 5: giọng hứng thú vừa tiếc nuối; tha thiết … để kết thúc bằng câu thơ như tiếng thở dài, bất lực,. .) HS đọc cá nhân, nhận xét giọng đọc của bạn HS đọc và nắm chú thích của văn bản Lưu ý: chú thích * SHD học NV 8 tập 2 a/Tác giả: Thế Lữ (1907 – 1989) tên Nguyễn Thứ Lễ quê ở Bắc Ninh, là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. -Coù coâng trong vieäc xaây döïng neàn kòch noùi ôû nöôùc ta và có công đầu trong thơ mới. Hồn thơ dồi dào lãng mạn/ Bút danh: tự xưng là người khách trên trần thế, chỉ biết săn tìm cái đẹp. b/Xuất xứ: Nhỡ rừng là bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ. Viết theo thể thơ 8 chữ, hiện đại và gieo vần liền… | - Thơ mới : một phong trào thơ có tính chất lãng mạn của tầng lớp trí thức trẻ từ năm 1932 đến năm 1945. Ngay ở giai đoạn đầu, Thơ mới đã có nhiều đóng góp cho văn học, nghệ thuật nước nhà .
| ||
| B. Hoạt động hình thành kiến thức | ||||
2 | 2/Tìm hiểu văn bản (Hoạt động cặp, nhóm, cá nhân, chung cả lớp) | a/Yêu cầu HS nối thứ tự ở cột A với nội dung ở cột B
b/Yêu cầu HS trao đổi nhóm và nêu ý kiến của mình về ý kiến tranh luận của ba bạn HS về bài thơ Nhớ rừng:
*Gv liên hệ giáo dục môi trường : Liên hệ môi trường của chúa sơn lâm (rừng có lợi)
c/Yêu cầu HS trao đổi nhóm và tìm hiểu tâm sự của hổ ở vườn bách thú? Tâm sự ấy có điểm gì gần gũi với tâm sự cuảt người dân Việt Nam đương thời?
d/Yêu cầu HS giải thích việc mượn “lời con hổ ở vườn bách thú “có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện niềm khao khát tự do mãnh liệt và lòng yêu nước kín đáo của nhà thơ ? | Yêu cầu HS nối thứ tự ở cột A với nội dung ở cột B Bố cục: 5 đoạn Đoạn 1: Tâm trạng uất hận, ngau ngán, chán ghét cuộc sống phẳng lặng, tù túng của con hổ ở vườn bách thú . Đoạn 2: Giấc mộng về một thuở hào hùng, dũng mãnh, tự do ở chốn rừng thiêng Đoạn 3: Nỗi hoài niệm về cảnh núi rừng hùng vĩ gắn với vẻ đẹp và sức mạnh oai hùng của chúa sơn lâm. Đoạn 4: Tâm trạng căm ghét, khinh thường của con hổ với cảnh vườn bách thú Đoạn 5: Nỗi thất vọng, bất lực, tiếc nuối qua khứ oanh liệt. HS trao đổi nhóm và nêu ý kiến của mình về ý kiến tranh luận của ba bạn HS về bài thơ Nhớ rừng: - Đòng ý với ý kiến của Mai: Cả hai cảnh tượng : Cảnh vườn bách thú, nơi con hổ bị nhốt ( đoạn 1-4 ); Cảnh núi rừng hùng vĩ , nơi con hổ” ngự trị”“ngày xưa” (đoạn 2, 3 ) đề được tác giả miêu tả rất ấn tượng, đặc biệt là biện pháp đối lập đã làm nên nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của bài thơ. b/ Phân tích cách sử dụng từ ngữ, giọng điệu, hình ảnh trong các câu thơ: ( Phụ lục) => Con hổ bị nhốt trong củi sắt chịu ngang bầy cùng bọn ‘dở hơi”, “vô tư lự” .Căm hờn thành khối mà con hổ gậm là một sự diễn đạt rất hay về tâm trạng căm hờn âm ỉ, thường trực của con hổ bị giam cầm. Trong đoạn thơ này điệp từ đâu kết hợp với câu thơ cảm thán (Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu) đã thể hiện khí phách ngang tàng, làm chủ, tạo nhịp điệu rắn rỏi, hùng tráng Sử dụng nhiều từ ngữ gợi hình dáng, tính cách của hổ. Đến đây ta thấy hai cảnh tượng miêu tả trái ngược nhau: cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt và cảnh núi rừng nơi con hổ đã từng ngự trị ngày xưa - Đối lập một bên là cảnh tù túng, tầm thường, giả dối với một bên là cuộc sống chân thực, phóng khoáng, sôi nổi. HS trao đổi nhóm và tìm hiểu tâm sự của hổ ở vườn bách thú: + Cảnh vật nhàm chán, tẻ nhạt, tầm thường, giả tạo và tù túng dưới mắt con hổ đó chính là cái thực tại xã hội đương thời được cảm nhận bỡi những tâm hồn lãng mạng. Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con hổ cũng chính là thái độ của họ đối với xã hội . =>Qua tâm sự chán ghét cuộc sống thực tại, nhớ rừng, nuối tiếc những ngày tháng huy hoàng, nhà thơ đã thể hiện khát vọng hướng về cái đẹp tự nhiên ( một đặc điểm thường thấy trong thơ ca lãng mạn) của con hổ cũng chính là lời tâm sự của thế hệ trí thức những năm 1930 . Ý tưởng ấy rất đẹp và giàu ý nghĩa đối với con người Việt Nam gần 70 năm về trước khi phải sống trong tủi nhục trong vòng nô lệ lầm than. Ý tưởng ấy mở ra nhiều liên tưởng. HS giải thích việc mượn “lời con hổ ở vườn bách thú trong việc thể hiện niềm khao khát tự do mãnh liệt và lòng yêu nước kín đáo của nhà thơ Tác giả mượn lời con hổ để bộc lộ một cách kín đáo, sâu sắc nỗi chán ghét thực tại và khao khát tự do mãnh liệt. Tạo cho bài thơ có nhiều lớp nghĩa, tạo tính khách quan của cảm xúc. Giai đoạn 1930-1945 nước ta đang ở trong vòng nô lệ của thực dân Pháp, đây là bài thơ được đăng lên báo chắc chắn bị bọn thực dân kiểm duyệt vì vậy tác giả phải mượn hình tượng con hổ để nói lên tâm sự thầm kín của mình. |
|