Đề : Cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” của nhà
văn Nguyễn Quang Sáng.
DÀN BÀI GỢI Ý
I.
Mở bài : (cách 1)
Là một nhà văn rất am hiểu và gắn bó với mảnh đất Nam Bộ, truyện Nguyễn Quang
Sáng hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong chiến tranh và sau hòa bình.
Tác phẩm của ông thường có cốt truyện hấp dẫn, xoay quanh những tình huống khá bất ngờ
nhưng tự nhiên, hợp lý. Những đặc điểm nêu trên có thể thấy rõ trong truyện “Chiếc lược
ngà”. Truyện được nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ
trong thời kỳ cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra quyết liệt – khá tiêu biểu cho bút pháp
truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng.
Tác phẩm đã diễn ra một cách ảm động về tình cha con thắm thiết, sâu nặng của hai cha
con ông Sáu và tình nghĩa đồng đội trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt thời chống Mỹ. Đọc
truyện, chúng ta làm sao có thể quên được hình ảnh ông Sáu – một người cha có tình cảm yêu
thương con sâu đậm.
Mở bài (cách 2) :
Chiến tranh từ bao đời này luôn đồng nghĩa với chia ly, mất mát, đau thương, đỗ vỡ,
tàn phá, nước mắt… Cũng viết về đề tài quen thuộc ấy, nhà văn Nguyễn Quang Sáng với
truyện ngắn “Chiếc lược ngà” không chỉ góp thêm một tiếng nói tố cáo tội ác của bọn xâm
lược Mỹ mà còn đem đến cho chúng ta sự rung động về một đề tài rất hạn hữu : tình cha con.
Tình cảm ấy đã được nhà văn gửi gắm qua việc xây dựng thành công nhân vật ông Sáu – một
người cha có tình cảm yêu thương con gái sâu đậm.
II.
Thân bài :
1/ Cảm nhận về nhân vật ông Sáu :
_ Đọc đoạn trích “Chiếc lược ngà”, ta cảm thấy đáng yêu làm sao hình ảnh một bé Thu
hồn nhiên thơ dại nhưng có tình cảm dành cho người cha thật sâu sắc ấm nồng!... Bên cạnh
nhật vật bé Thu, truyện còn để lại trong ta sự xúc động trước tình cảm yêu thương con da diết
của nhân vật ông Sáu.
_ Vì cuộc chiến đấu của dân tộc, ông đã mang vết sẹo trên mặt, đã hy sinh cả vẻ đẹp
của một thời trai trẻ. Đấy là nỗi đau thể xác. Mấy ngày về thăm nhà, ông lại phải trải qua nỗi
đau tinh thần : đứa con gái duy nhất ông hằng mong nhớ, không chịu nhận ông là cha, không
một lời gọi “ba”. Nhà văn tỏ ra sắc sảo khi khắc họa các chi tiết “Anh quay lại nhìn con vừa
khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy
thôi”. Độc giả chúng ta làm sao không chia sẻ với người cha đang trong tâm trạng ấy. Chính vì
vậy, ta càng thông cảm hơn là trách ông Sáu khi ông không nén được cơn giận đã “vung tay”
đánh con mà lòng đau như thắt… và hành động “không kịp suy nghĩ” ấy nó cứ “giày vò anh”
khi người cha ấy đã trở về đơn vị. Tình yêu thương con của ông Sáu thẳm sâu biết dường nào!
_ Cho đến lúc phút cuối cùng trước khi chia tay, ông nhìn con “với đôi mắt trìu mến lẫn
buồn rầu”. Khi nghe tiếng kêu “ba” của con và cử chỉ chạy xô tới và cảm nhận đôi bàn tay bé
nhỏ của con đang ôm chặt lấy cổ mình, ông Sáu đã “không ghìm được xúc động” và “một tay
ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con”. Cái giây phút “vỡ” ra ấy của
nhân vật đượ nhà văn miêu tả bằng một đoạn văn thật đặc sắc. Chứng kiến những biểu hiện
tình cảm ấy trong cảnh ngộ cha con ông Sáu phải chia tay, có người không cầm được nước mắt
và người kể chuyện thì cảm thấy “như có bàn tay ai nắm lấy trái tim mình”. Giờ đây ông mới
được hưởng hạnh phúc của người cha. Nhưng phút giây ấy ngắn ngủi quá. Ông Sáu đâu biết
rằng cuộc chia tay ấy cũng là lần cuối cùng ông gặp con.
_ Mang lời hẹn ước của con gái ra đi, khi đã kiếm được khúc ngà, ông đã vô cùng vui
mừng, sung sướng rồi dành hết tâm trí, công sức vào vệc làm cây lược. Người cha ấy đã miệt
mài say sưa cưa, dũa, thận trọng, tỉ mỉ như một nghệ nhân : “Những lúc rỗi, anh cưa từng
chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc” và trên sống lưng lược có
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần