- CHUYÊN ĐỀ I: PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
- Mẹo phương pháp viết NLVH nhanh cho học sinh khá giỏi
- PHƯƠNG PHÁP VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC – PHẦN 1
- HÌNH THỨC ĐOẠN VĂN
Một đoạn văn được tính từ chỗ lùi đầu dòng viết hoa đến chỗ chấm xuống dòng.
- NỘI DUNG
Bước 1: Phân tích đề (1 phút - gạch chân vào đề)
- Đọc kĩ đề để xác định được:
+ Vấn đề nghịluận
+ Phạm vi dẫnchứng
+ Kiểu đoạnvăn
+ Dung lượng (khoảng bao nhiêu câu/dòng/trang giấy)
+ Yêu cầu Tiếng Việt đi kèm
VD:Viết đoạn văn (khoảng 12 - 15 câu) theo cách lập luận tổng - phân - hợp nêu cảm nhận của em về những tín hiệu giao mùa trong khổ thơ thứ nhất bài “Sang thu” (Hữu Thỉnh). Trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập tình thái (gạch chân để chỉ rõ)
=> Phân tích đề:
- Vấn đề nghị luận: những tín hiệu giao mùa
- Phạm vi dẫn chứng: khổ thơ thứ nhất bài “Sang thu”
|
- Kiểu đoạn văn: Tổng - phân - hợp
- Dung lượng: đoạn văn khoảng 12 - 15 câu
- Yêu cầu Tiếng Việt đi kèm: Trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập tình thái (gạch chân để chỉ rõ)
VD:Nhà văn Nguyễn Quang Sáng trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” đã diễn tả rất xúc động tình thương cha của nhân vật bé Thu khi cô bé nhận ông Sáu là cha trước khi ông Sáu phải lên đường. Bằng một đoạn văn (khoảng 12 - 15 câu) theo cách lập luận diễn dịch, em hãy nêu cảm nhận về tình cảm ấy của bé Thu. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép.
=> Phân tích đề:
- Vấn đề nghị luận: tình thương cha của bé Thu
- Phạm vi phân tích: cảnh chia tay trước khi ông Sáu lên đường
- Kiểu đoạn văn: diễn dịch
- Dung lượng: 12 - 15 câu
- Yêu cầu Tiếng Việt: sử dụng câu ghép
Bước 2: Lập ý (2 phút - gạch đầu dòng các từ khóa ra nháp)
- Huy động kiến thức nền về đối tượng cần nghị luận
- Bám sát yêu cầu đề bài, gạch ra các ý chính trong thân đoạn (có thể đặt những câu hỏi “là gì?”, “như thế nào?”, “thể hiện qua đâu?” để tìm ra ý chính)
- Bước này làm ra nháp, bằng các gạch đầu dòng và từ khóa. Các từ khóa cần ghi là:
+ Nội dung chính của mỗi phần nhỏ trong đoạn thơ/đoạn trích văn xuôi cần phân tích
+ Tên biện pháp tu từ + tác dụng
|
+ Đánh giá sau mỗi ý phân tích (thường là các tính từ)
+ Tình cảm, suy nghĩ của tác giả đã gửi gắm
+ Đặc sắc nghệ thuật: nhịp thơ, thể thơ, hình ảnh thơ, nhịp điệu trong văn xuôi, giọng văn, ngôn ngữ...
+ Dẫn chứng liên hệ mở rộng nếu có và vị trí muốn liên hệ
VD: Từ đề bài xác định được:
=> Các ý chính là:
| VD:Từ đề bài xác định được:
=> Các ý chính là:
+ “Bỗng” đặt đầu câu => bất ngờ, đột ngột, giật mình bởi hương ổi thân quen. Liên hệ chia sẻ của Hữu Thỉnh + Hương ổi là tín hiệu đầu,nồng nàn, bao trùm không gian => đánh thức giác quan, sự cảm nhận + Hương ổi trong gió se + động từ “phả” => sánh đậm, không gian đặc trưng làng quê xứ Bắc + Sương giăng mắc, nhân quá qua “chùng chình” => gợi hình, gợi cảm => tinh tế |