- VĂN HỌC SỬ, TÁC GIA VĂN HỌC (3TP)
Bài 1: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 8-1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
I. Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng 8-1945 đến 1975.
1. Hoàn cảnh lịch sử.
- Ngày 2/9/1945, nước ta được hoàn toàn độc lập. Nước Việt Nam DCCH ra đời.
- Kết thúc 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ (1954).
- Tháng 7/1954 đất nước bị chia cắt làm 2 miền, hai nhiệm vụ chiến lược: Vừa sản xuất, vừa chiến đấu, xây dựng và bảo vệ miền Bắc hậu phương, chi viện cho miền Nam tiền tuyến lớn anh hùng.
- Hiện thực cách mạng ấy đã tạo nên sức sống mạnh mẽ và phong phú của nền Văn học Việt Nam hiện đại từ sau CMT8 1945.
2. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975:
- Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu nặng với vận mệnh chúng của đất nước.
- Nền văn học hướng về đại chúng.
- Một nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
3. Những nét lớn về thành tựu:
- Đội ngũ nhà văn ngày một đông đảo, xuất hiện nhiều thế hệ nhà văn trẻ tài năng. Nhà văn mang tâm thế: Nhà văn-chiến sĩ, có sự kế thừa và phát triển liên tục.
- Về đề tài và nội dung sáng tác:
+ Hiện thực cách mạng rộng mở, đề tài đa dạng, bám lấy hiện thực cách mạng để phản ánh.
+ Lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, truyền thống anh hùng của đất nước và con người Việt Nam.
+ Tình nhân ái, mối quan hệ cộng đồng tốt đẹp của con người mới.
+ Lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
4. Về mặt hình thức thể loại và tác phẩm:
- Tiếng Việt hiện đại giàu có, trong sáng, nhuần nhị, lối diễn đạt khúc chiết, thanh thoát.
- Thơ là thành tựu nổi bật nhất. Thơ anh hùng ca, thơ trữ tình. Chất trí tuệ, trong thơ. Mở rộng câu thơ. Hình tượng người lính và người phụ nữ trong thơ.
- Truyện ngắn, tiểu thuyết, các loại ký…phát triển mạnh, có nhiều tác phẩm hay nói về con người mới trong sản xuất, chiến đấu, trong tình yêu. Nghệ thuật kể chuyện, bố cục, xây dựng nhân vật…đổi mới và hiện đại.
- Nghiên cứu, phê bình văn học, dịch thuật…có nhiều công trình khai thác tính truyền thống của văn học dân tộc và tinh hoa văn học thế giới.
II. Khái quát văn học Việt Nam từ 1975 đến hết TK XX.
1. Hoàn cảnh lịch sử.
- Năm 1975 đất nước hoàn toàn độc lập.
- Năm 1986 đất nước bước sang giai đoạn đổi mới và phát triển
- Đời sống và hiện thực xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực
→ Hiện thực cách mạng ấy đã tạo nên sức sống mạnh mẽ và phong phú của nền văn học.
2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu của văn học từ 1975-XX.
- Về đề tài và khuynh hướng sáng tác:
+ Khuynh hướng đi sâu vào hiện thực đời sống, đi sâu vào cái tôi cá nhân với những mâu thuẫn, những mối quan hệ của đời sống xã hội.
+ Khuynh hướng nhìn lại chiến tranh với những góc độ khác nhau, nhiều chiều.
+ Khuynh hướng nhạy cảm với hiện thực với những vấn đề mới mẻ đặt ra cho hiện thực đời sống xã hội.
- Về tác phẩm và thể loại:
+ Nhiều tác phẩm đã có bước chuyển biến về sự đổi mới trong nghệ thuật.
+ Thơ ca và truyện ngắn đã có những đóng góp tích cực trong công cuộc đổi mới văn học.
+ Những tác giả trẻ đã có những bước đột phá, tìm tòi để cách tân trong nghệ thuật.
Bài 2: Tác gia: NGUYỄN ÁI QUỐC-HỒ CHÍ MINH
I. Những kiến thức cơ bản:
1. Quan điểm sáng tác văn học:
- HCM coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại, phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Người quan niệm: Nhà văn là chiến sĩ-văn hoá văn nghệ cũng là một mặt trận để chiến đấu với kẻ thù.
- Người đặc biệt chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Theo Người tính chân thật là cái gốc nảy nở nhiều vấn đề “Chớ mơ mộng nhiều quá mà cái chất thật của sinh hoạt rất ít”.
- HCM luôn chú ý đến đối tượng sáng tác trong những sáng tác của mình.
2. Sự nghiệp văn học: Những đặc điểm cơ bản về sự nghiệp văn học:
- Văn chính luận: Nhằm mục đích đấu tranh chính trị. Đó là những áng văn chính luận mẫu mực, lí lẽ chặt chẽ đanh thép đầy tính chiến đấu: “Tuyên ngôn độc lập”, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
- Truyện và kí: Chủ yếu viết bằng tiếng Pháp rất đặc sắc, sáng tạo và hiện đại: “Lời than vãn của bà Trưng Trắc”, “Vi hành”...
- Thơ ca: (Lĩnh vực nổi bật trong giá trị sáng tạo văn chương HCM) Phản ánh khá phong phú tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ CM trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
3. Phong cách nghệ thuật: (Đặc điểm phong cách nghệ thuật trong văn chương của NAQ-HCM)
- Phong cách đa dạng mà thống nhất, kết hợp sâu sắc giữa chính trị và văn chương, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại, ở mỗi loại lại có phong cách riêng, độc đáo hấp dẫn.
- Văn chính luận: Bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hoá, gắn lí luận với thực tiễn, giàu tính chiến đấu.
- Truyện kí: Rất chủ động và sáng tạo, lối kể chân thực, tạo không khí gần gũi, có khi giọng điệu châm biếm, sắc sảo, thâm thúy và tinh tế. Truyện ngắn giàu chất trí tuệ và tính hiện đại.
- Thơ ca có phong cách đa dạng: Nhiều bài cổ thi hàm súc, uyên thâm đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật, có những bài là lời kêu gọi...dễ hiểu.
II. Tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập”:
1. Hoàn cảnh sáng tác:
- CM tháng Tám thắng lợi, chính quyền HN về tay nhân dân. Ngày 26/9/1945 Chủ tịch HCM từ chiến khu VB trở về HN.
- Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Bác soạn thảo “TNĐL”.
- Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình HN thay mặt Chính phủ lâm thời nước VN DCCH, Người đọc bản “TNĐL” tuyên bố trước quốc dân và thế giới về sự ra đời của nước VN DCCH, đồng thời đập tan luận điệu xảo trá của bọn đế quốc Mĩ, Anh, Pháp.
2. Nội dung:
- Tác giả trích dẫn 2 bản tuyên ngôn của Pháp, Mĩ làm cơ sở lí luận cho bản Tuyên ngôn.
- Đưa ra những dẫn chứng xác thực tố cáo tội ác thực dân Pháp để vạch trần luận điệu cướp nước của chúng.
- Khẳng định và tuyên bố quyền độc lập chính đáng của nhân dân VN. Tác giả khẳng định chính người Việt Nam đã tự giành được quyền độc lập và sẽ bảo vệ nó đến cùng.
3. Nghệ thuật: “TNĐL” là một văn bản chính luận mẫu mực, bố cục chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, lí lẽ đanh thép, lập luận chặt chẽ...
--------------------------------------
Bài 3: Tác gia: TỐ HỮU
I. Khái quát chung:
1. Cuộc đời và tiểu sử: (Xem sgk)
2. Những nhân tố tác động đến con đường thơ của Tố Hữu:
- Quê hương: Sinh ra và lớn lên ở xứ Huế, một vùng đất nổi tiếng đẹp, thơ mộng...và giàu truyền thống văn hóa, văn học…
- Gia đình: Bố nhà thơ là một nhà Nho không đỗ đạt nhưng rất thích thơ phú và ham sưu tầm văn học dân gian, mẹ nhà thơ cũng là người biết và thuộc nhiều ca dao, tục ngữ. Từ nhỏ Tố Hữu đã sống trong thế giới dân gian cùng cha mẹ nên phong cách nghệ thuật và giọng điệu thơ sau này chịu ảnh hưởng của thơ ca dân gian xứ Huế.
- Bản thân Tố Hữu: Là người sớm giác ngộ lí tưởng cách mạng, tham gia cách mạng từ năm 18 tuổi, bị bắt và bị tù đày từ năm 1939-1942, sau đó vượt ngục trốn thoát và tiếp tục hoạt động cho đến Cách mạng tháng Tám, làm chủ tịch ủy ban khởi nghĩa ở Huế. Sau cách mạng ông giữ nhiều trọng trách ở nhiều cương vị khác nhau, nhưng vẫn tiếp tục làm thơ.
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần