Ngày kí
Tiết 1 - 2
Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
I. VỀ KIẾN THỨC
1/ Nhận biết:Nhận biết khái niệm về ngôn ngữ, lời nói cá nhân
2/ Thông hiểu:Hiểu về các quy tắc của hệ thống ngôn ngữ và cách sử dụng phù hợp, hiệu quả trong các tình huống giao tiếp cụ thể
3/Vận dụng thấp:Nhận diện được biểu hiện của ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân trong văn bản
4/Vận dụng cao:- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc trong lời nói cá nhân
II. VỀ KĨ NĂNG
1/ Biết làm: bài đọc hiểu liên quan đến tiếng Việt
2/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt trong lĩnh hội và tạo lập văn bản
III .VỀ THÁI ĐỘ
1/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản
2/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về ngôn ngữ tiếng Việt
3/Hình thành nhân cách: Có ý thức bảo vệ và phát huy những giá trị trong sáng của Tiếng Việt
-Biết phê phán những người làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt
IV. ĐỊNH HƯỚNG GÓP PHẦN HÌNH THÀNH NĂNG LỰC
-Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
-Năng lực hợp tác để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập
-Năng lực giải quyết vấn đề: HS lý giải được hiện tượng sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay, thể hiện được quan điểm của cá nhân đối với hiện tượng "sáng tạo" ngôn ngữ ở lứa tuổi học sinh.
-Năng lực sáng tạo: HS bộc lộ được thái độ đúng đắn với việc sử dụng TV, sáng tạo ra vốn từ cá nhân nhằm làm giàu cho TV.
-Năng lực giao tiếp TV: HS hiểu về các quy tắc của hệ thống ngôn ngữ và cách sử dụng phù hợp, hiệu quả trong các tình huống giao tiếp cụ thể; hs cũng được hiểu và nâng cao khả năng sử dụng TV văn hóa.
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Sử dụng đúng TV trong 2 lĩnh vực bút ngữ và khẩu ngữ, làm quen với các lời nói cá nhân được sáng tạo mới hiện nay.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
I. CHUẨN BỊ CỦA GV
- Phương tiện, thiết bị:
+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.
+ Máy tính, máy chiếu, loa...
- PPDH: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi
II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH.
Sách giáo khoa, bài soạn
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
& 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của Thầy và trò | Kiến thức cần đạt |
Bước 1: GV giao nhiệm vụ Có 2 em bé: Em bé A: Con muốn ăn cơm Em bé B bị khiếm thanh nên có cử chỉ: đưa tay và cơm vào miệng. GV: Như vậy em bé A đã dùng phương tiện gì để mẹ hiểu được ý em ? (ngôn ngữ) GV: Vây ngôn ngữ là gì ? GV: Có phải cá nhân nào cũng sử dung ngôn ngữ giống nhau không ? GV: Không phải cá nhân nào cũng sử dung ngôn ngữ giống nhau. Người Việt ngôn ngữ của họ là tiếng Việt “ thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quí báu của dân tộc” nhưng với người Anh là tiếng Anh... Vậy ngôn ngữ là gì ? Ngôn ngữ là của chung hay của riêng mỗi cá nhân?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Cha ông ta khi dạy con cách nói năng, cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hằng ngày thường sử dụng câu ca dao: “Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Để hiểu được điều này, chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học : “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân” | - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. - Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. - Có thái độ tích cực, hứng thú. |
& 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV - HS | Kiến thức cần đạt |
* Thao tác 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu Ngôn ngữ - Tài sản chung của xã hội Bước 1: GV giao nhiệm vụ
- Tại sao ngôn ngữ là tài sản chung của XH ? ( GV phát vấn HS trả lời) Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện qua những phương diện nào ? ( GV chia HS theo nhóm nhỏ trả lời câu hói trình bày trước lớp) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ HS Tái hiện kiến thức và trình bày.
- Những nét chung của ngôn ngữ xã hội trong lời nói cá nhân: âm, tiếng, từ, ngữ cố định, quy tắc và phương tiện ngữ pháp chung,…
| I. Ngôn ngữ - Tài sản chung của xã hội. + Là phương tiện để giao tiếp. + Ngôn ngữ có những yếu tố, quy tắc chung, thể hiện: 1/ Các yếu tố chung của ngôn ngữ. + Các âm và các thanh. + Các tiếng. + Các từ. + Các ngữ cố định ( Thành ngữ, quán ngữ). 2/ Các quy tắc, phương thức chung. + Quy tắc cấu tạo các kiểu câu. + Phương thức chuyển nghĩa của từ.
|
* Thao tác 2 : GV hướng dẫn HS nắm được những biểu hiện của lời nói cá nhân. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ + Theo em, thế nào là lời nói cá nhân? + GV nêu VD và yêu cầu HS phân tích. 1/Tại sao dù không nhìn mặt nhưng mình vẫn nhận ra ca sĩ nào đang hát? 2/ Vốn từ ngữ của mỗi cá nhân giống nhau không? Vì sao? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ HS trả lời - Lời nói cá nhân là sản phẩm vừa được tạo ra nhờ các yếu tố và quy tắc, phương thức chung, vừa có sắc thái riêng và phần đóng góp của cá nhân.
- Những nét riêng, sự sáng tạo của cá nhân khi dùng ngôn ngữ chung: giọng nói, vốn từ, sự chuyển đổi nghĩa cho từ, việc tạo ra từ mới,… | II/ Lời nói- sản phẩm riêng của cá nhân. 1/ Khái niệm: 2/ Biểu hiện. + Giọng nói cá nhân. + Vốn từ ngữ cá nhân. + Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung quen thuộc. + Việc sáng tạo từ mới. + Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc, phương thức chung. => Biểu hiện cụ thể nhất của lời nói cá nhân là phong cách ngôn ngữ của nhà văn. |