Phần I.
KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
Câu 1: Nêu thành phần cấu tạo và chức năng của từng hệ cơ quan trong cơ thể người?
Hướng dẫn trả lời
Hệ cơ quan | Các cơ quan trong từng hệ cơ quan | Chức năng của hệ cơ quan |
1. Hệ vận động | Cơ và xương | Vận động, nâng đỡ và bảo vệ cơ thể |
2. Hệ tiêu hóa | Miệng, ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa. | Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể, thải phân |
3. Hệ tuần hoàn | Tim và hệ mạch | Tuần hoàn máu, vận chuyển chất dinh dưỡng, khí ôxi tới các tế bào và vận chuyển chất thải, khí cacbônic từ tế bào tới cơ quan bài tiết. |
4. Hệ hô hấp | Mũi, khí quản, phế quản và 2 lá phổi. | Thực hiện trao đổi khí O2, CO2 giữa cơ thể với môi trường. |
5. Hệ bài tiết | Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái, da | Tập hợp và đào thải các chất thải, chất cặn bã và chất độc ra khỏi cơ thể. |
6. Hệ sinh dục | Gồm tuyến sinh dục (tuyến pha) và đường sinh dục. | Sinh sản và duy trì nòi giống. |
7. Hệ nội tiết | Các tuyến nội tiết. | Điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể bằng cơ chế thể dịch. |
8. Hệ thần kinh | Não, tủy sống, dây thần kinh và hạch thần kinh. | Tiếp nhận và trả lời các kích thích của môi trường, điều hòa hoạt động các cơ quan bằng cơ chế thần kinh |
Câu 2: Trong giờ học thể dục, bạn Tuấn vừa chạy xong 100m thì cảm thấy nhịp thở nhanh hơn, nhịp tim đập nhanh hơn và mồ hôi ra nhiều hơn so với trước khi chạy, bạn đang băn khoăn về điều đó. Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy giải thích giúp bạn Tuấn?
Hướng dẫn trả lời
Vừa chạy xong nhịp thở nhanh hơn, nhịp tim đập nhanh hơn và mồ hôi ra nhiều là vì: Các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động với nhau một cách nhịp nhàng đảm bảo tính thống nhất. Sự thống nhất đó được thực hiện nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh (cơ chế thần kinh) và hệ nội tiết (cơ chế thể dịch).
Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ mạnh đòi hỏi phải có nhiều khí ôxi (O2) nên nhịp thở nhanh hơn, quá trình vận chuyển và trao đổi khí được thực hiện thông qua hệ tuần hoàn - đòi hỏi máu phải lưu thông nhanh → dẫn đến nhịp tim đập nhanh hơn. Trong quá trình chạy sẽ phải tiêu tốn nhiều năng lượng
→ quá trình dị hóa tăng sinh ra nhiệt sẽ làm mồ hôi đổ ra nhiều.
Câu 3: Dựa vào thành phần hóa học của tế bào, hãy cho biết:
- Vai trò của chất hữu cơ đối với tế bào?
- Vai trò của chất vô cơ đối với tế bào?
Hướng dẫn trả lời
- Chất hữu cơ gồm: Prôtêin, gluxit, lipit, axitnuclêic.
- Prôtêin: Gồm các nguyên tố C, H, O, N, S, P. Chức năng chủ yếu của protêin tham gia xây dựng các thành phần của tế bào.
- Gluxit: Gồm các nguyên tố C, H, O. Chức năng chủ yếu của gluxit là tham gia vào hoạt động tạo năng lượng cho hoạt động của tế bào.
- Lipit: Gồm các nguyên tố C, H, O nhưng lượng ô xi ít hơn nhiều so với ô xi trong gluxit. Chức năng chủ yếu của lipit là tạo năng lượng và chất dự trữ của tế bào.
- Axitnuclêic gồm ADN - axit đêôxiribônuclêic và ARN - axit ribonucleic, được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P. Chức năng chủ yếu của axitnuclêic là thực hiện chức năng di truyền.
- Chất vô cơ: Gồm các loại muối khoáng chứa các nguyên tố: Ca, K, Na, Mg, Fe, Cu.... Muốikhoáng
tham gia vào nhiều chức năng của tế bào như: Cấu tạo các bào quan, Trao đổi chất, cân bằng áp suất...
Câu 4: Tế bào động vật và tế bào thực vật có những điểm giống và khác nhau nào? Ý nghĩa của điểm giống nhau và khác nhau đó?
Hướng dẫn trả lời
- Giống nhau:
- Đều có các thành phần cấu tạo tương đối giống nhau: Bao gồm màng sinh chất, chất tế bào và nhân.
- Đều là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể.
- Khác nhau:
Tế bào động vật | Tế bào thực vật | |
Màng tế bào | Chỉ có màng sinh chất, không có vách xenlulôzơ | Có cả màng sinh chất và vách xenlulôzơ |
Chất tế bào | Không có lục lạp. | Có lục lạp. |
Có trung thể. | Không có trung thể. | |
Ít khi có không bào. | Hệ không bào phát triển. | |
Phân bào | Phân bào có sao, tế bào chất được phân chia bằng eo thắt ở trung tâm. | Phân bào không có sao, tế bào chất được phân chia bằng vách ngang ở trung tâm. |
Chất dự trữ | Glicogen | Tinh bột |
- Ý nghĩa của điểm giống nhau và khác nhau:
- Những điểm giống nhau giữa tế bào động vật và thực vật, chứng tỏ giữa động vật và thực vật có quan hệ về nguồn gốc trong quá trình phát sinh và phát triển sinh giới.
- Những điểm khác nhau giữa tế bào động vật và thực vật, chứng minh rằng tuy có quan hệ về nguồn gốc nhưng động vật và thực vật tiến hóa theo hai hướng khác nhau.
Câu 5: Hãy chứng minh tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể?
Hướng dẫn trả lời
* Tế bào được xem là đơn vị cấu trúc của cơ thể:
+ Từ các dạng sinh vật có cấu tạo đơn giản đến sinh vật có cấu tạo phức tạp đều có đơn vị cấu tạo nên cơ thể là tế bào
+ Ở động vật đơn bào: Tế bào là đơn vị cấu tạo của một cơ thể hoàn chỉnh.
+ Ở cơ thể đa bào: Mọi cơ quan của cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào. Nhiều tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau đảm nhận chức năng nhất định tập hợp lại tạo thành mô, các mô khác nhau liên kết lại tạo
thành cơ quan, nhiều cơ quan tạo thành hệ cơ quan, các cơ quan và hệ cơ quan cùng phối hợp hoạt động tạo thành một cơ thể thống nhất. Cơ thể người trưởng thành ước tính có khoảng 75.1012 tế bào. Mỗi ngày có hàng tỉ tế bào bị chết đi và được thay thế.
- Tế bào được xem là đơn vị chức năng:
Chức năng của tế bào là thực hiện sự trao đổi chất và năng lượng (qua đồng hóa và dị hỏa), cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Ngoài ra, sự lớn lên và phân chia của tế bào (gọi là sự phân bào) giúp cơ thể lớn lên, tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào quá trình sinh sản; tế bào còn có khả năng tiếp nhận và phản ứng lại với các kích thích lí - hóa của môi trường giúp cơ thể thích nghi với môi trường. Như vậy, mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào nên tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
Câu 6: Dựa vào cấu tạo và chức năng của tế bào, hãy trình bày:
- Chức năng các bộ phận cấu tạo tế bào?
- Giải thích mối quan hệ thống nhất về chức năng giữa màng sinh chất, chất tế bào và nhân?
- Những đặc điểm cơ bản thể hiện tính chất sống của tế bào?
Hướng dẫn trả lời
- Chức năng của các thành phần cấu tạo tế bào:
- Màng tế bào: Giúp tế bào trao đổi chất.
- Chất tế bào: Thực hiện các hoạt động sống của tế bào.
+ Lưới nội chất: Tổng hợp và vận chuyển các chất
+ Ribôxôm: Nơi tổng hợp prôtêin
+ Ti thể: Tham gia hô hấp giải phóng năng lượng
+ Bộ máy Gôngi: Thu nhận, hoàn thiện, phân phối các sản phẩm, bài tiết chất bã ra ngoài.
+ Trung thể: Tham gia quá trình phân chia tế bào.
- Nhân tế bào: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
+ Nhiễm sắc thể: Chứa ADN quy định tổng hợp prôtein, quyết định trong di truyền.
+ Nhân con: tổng họp rARN ribôxôm
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần