PHÒNG GD&ĐT TAM ĐƯỜNG TRƯỜNG THCS BÌNH LƯ
Số: 19/BC-THCSBL | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Lư, ngày 25 tháng 02 năm 2021 |
BÁO CÁO
Đánh giá tính mới, phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả của sáng kiến
Tên sáng kiến: “ Kinh nghiệm hướng dẫn giải dạng toán về tỉ lệ thức
cho học sinh lớp 7 trường THCS Bình Lư”
Đồng tác giả:
2.1. Họ và tên: Nguyễn Tiến Bình
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THCS xã Bình Lư
Điện thoại: 0979884686
2.2. Họ và tên: Trần Bảo Toàn
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THCS xã Bình Lư
Điện thoại: 0335253575
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: Nguyễn Tiến Bình 50%, Trần Bảo Toàn 50%
I. Tính mới của sáng kiến trong phạm vi cấp cơ sở
Hệ thống được các kiến thức cơ bản về tỉ lệ thức
Không chỉ phân dạng mà còn hướng dẫn học sinh để các em tự tìm ra định hướng làm cơ sở để lựa chọn lời giải hay và sáng tạo.
Các bài tập trong mỗi dạng được sắp xếp các bài tập từ dễ đến khó nhằm dẫn dắt học sinh tư duy logic tự tìm hướng giải toán phù hợp với từng đối tượng học sinh đại trà và học sinh mũi nhọn.
Phân dạng bài tập riêng cho các sai lầm hay mắc phải.
1.Giải pháp của sáng kiến được công nhận không trùng với nội dungcủa giải pháp đã được công nhận trước đó
1.1. Khi chưa tạo ra sáng kiến
Trong quá trình giảng dạy và dự giờ các đồng nghiệp, chúng tôi nhận thấy một số thực trạng trong khi dạy Các dạng toán tỉ lệ thức như sau:
* Đối với giáo viên
Một số giáo viên chưa xác định rõ “Các dạng toán tỉ lệ thức” là nội dung kiến thức quan trọng không phải vì thời lượng các tiết dạy về nội dung này nhiều vì nó được vận dụng nhiều để dạy – học các nội dung các kiến thức khác. Trong giảng dạy chủ yếu đưa ra những ý kiến về việc vận dụng nó vào các dạng bài tập cụ thể hoặc là cách giảng dạy như thế nào, cách ghi nhớ ra sao....
* Đối với học sinh
Học sinh nghi nhớ và viết các tỉ lệ thức: chưa đúng. Việc vận dụng các tỉ lệ thức để khai triển, tính nhanh hoặc rút gọn còn yếu.
Đối với sáng kiến của chúng tôi cũng không loại trừ mục đích dạy – học “Vận dụng các tỉ lệ thức vào các dạng bài tập tỉ lệ thức” đạt kết quả cao nhưng điểm mới trong sáng kiến của chúng tôi đó là thiên về việc giáo viên vận dụng linh hoạt sách giáo khoa trong việc thiết kế bài dạy nhưng vẫn đảm bảo bám sát chuẩn kiến thức và kĩ năng; học sinh vẫn tiếp thu đầy đủ những kiến thức cần thiết.
1.2. Những ưu, nhược điểm của giải pháp đã thực hiện
* Ưu điểm:
- Giáo viên đã hệ thống các kiến thức cơ bản vào giảng dạy đạt kết quả
- Giáo viên từng bước nâng cao được chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân và nâng cao được phần nào chất lượng giáo dục chung trong nhà trường.
- Giáo viên có sẵn các bài tập SGK cho thực hiện theo chuẩn kiến thức kĩ năng
* Nhược điểm
Khi giải các bài toán về tỉ lệ thức, học sinh thường gặp phải các khó khăn:
- Không nắm chắc kiến thức cơ bản về Tỉ lệ thức, không hệ thống, không sâu rộng.