RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ÔN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2020
MÔN NGỮ VĂN CHO HỌC SINH
Lưu Công Lương- THPT Chuyên Lê Quý Dôn
1. Giúp HS nắm vững cấu trúc, yêu cầu của đề thi
- Học sinh cần nắm vững cấu trúc và yêu cầu của đề thi kỳ thi THPT quốc gia 2020. Cụ thể, thời gian làm bài thi 120 phút. Cấu trúc đề thi gồm 2 phần, cần chia thời gian cho từng phần hợp lí:
Phần Đọc hiểu (3 điểm), có thể dành 15-20 phút cho phần này; phần Làm văn (7 điểm) gồm Nghị luận xã hội (2 điểm) - có thể làm trong 20 phút; nghị luận văn học (5 điểm) - có thể làm trong 80 phút.
- Học sinh cũng cần nắm rõ yêu cầu của đề là đánh giá năng lực của học sinh và phân hóa đối tượng.
Mới đây, Bộ GD-ĐT công bố đề thi tham khảo các môn trong kỳ thi THPT 2020. Theo đó, so với đề thi Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, đề tham khảo năm 2020 không có sự thay đổi nào về cấu trúc đề thi.
2. Giúp HS nắm vững kiến thức và kĩ năng làm bài thi
a. Đối với phần Đọc hiểu (3,0 điểm)
Học sinh cần phải biết phần này nhằm mục đích kiểm tra năng lực đọc và hiểu của người đọc. Trong một đề có 04 câu hỏi thì mức độ khó sẽ chia đều ra: nhận biết – thông hiểu – vận dụng.
Người học buộc phải biết những câu hỏi nào thì thường gặp, câu hỏi nào thì ít gặp để từ đó xác định trọng tâm ôn luyện hiệu quả nhất. Nhưng cần dựa vào đâu để biết câu hỏi nào thì ít gặp và câu hỏi nào thì thường gặp? Dẫn chứng cụ thể đối với từng câu trong đề đọc hiểu:
- Câu 01 là câu kiểm tra kiến thức tiếng Việt và văn học. Đồng thời, do đặc thù văn bản đọc hiểu có xu hướng tích hợp nghị luận xã hội nên trong các văn bản ấy thường xuất hiện các đơn vị kiến thức tiếng Việt và văn học như: Phương thức biểu đạt (tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả…), phong cách ngôn ngữ (báo chí, sinh hoạt, nghệ thuật, chính luận,…), phương thức lập luận (diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp,…), thao tác lập luận (phân tích, chứng minh, giải thích, so sánh, bình luận, bác bỏ), đề tài, thể loại văn bản văn học,…
- Câu 02 là câu kiểm tra năng lực nhận biết, nắm bắt thông tin của người đọc. Ở câu này, người học chú ý các dạng câu hỏi có khả năng kiểm tra hiệu quả năng lực nắm bắt thông tin của người đọc như: “Theo tác giả, (từ khóa/khái niệm/ý kiến…) là gì?”, “Chỉ ra (hình ảnh/từ ngữ/nội dung…) có trong đoạn trích trên” chẳng hạn.
- Câu 03 là câu kiểm tra năng lực thông hiểu của người đọc. Thường gặp các dạng câu hỏi như: Vì sao tác giả cho rằng (ý kiến)? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ (thường là so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ, liệt kê,…). Và dạng câu hỏi kiểm tra tốt năng lực hiểu của người đọc như: “Anh/ Chị hiểu thế nào về (từ khóa/khái niệm/ý kiến…) có trong văn bản trên?”.
- Câu 04 là câu kiểm tra năng lực vận dụng của người học (khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực hành). Các dạng câu hỏi thường gặp là: “Thông điệp nào có ý