Thư viện tài liệu học tập, tham khảo online lớn nhất
Trang chủ: https://tailieu.com/ | Email: [email protected] | https://www.facebook.com/KhoDeThiTaiLieuCom
Soạn văn lớp 11:
Bài: Chữ người tử tù
I. Về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
- Nguyễn Tuân (1910 - 1987), sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn.
Quê ông ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có một vị
trí quan trọng và đóng góp không nhỏ đối với văn học Việt Nam hiện đại: thúc đẩy thể
tùy bút, bút kí văn học đạt tới trình độ nghệ thuật cao, làm phong phú thêm ngôn ngữ
văn học dân tộc, đem đến cho nền văn xuôi hiện đại một phong cách tài hoa và độc
đáo. Năm 1996, Nguyễn Tuân được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về
văn học nghệ thuật.
- Những tác phẩm chính của Nguyễn Tuân: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời
(1940), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Sông Đà (1960)...
2. Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng, in năm 1938
trên tạp chí Tao đàn, sau đó được tuyển in trong tập truyện Vang bóng một thời và đổi
tên thành Chữ người tử tù khi in lần đầu (1940).
Tác phẩm được nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét là “một văn phẩm đạt tới sự toàn
thiện, toàn mĩ”.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 114 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Trong truyện ngắn Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống
truyện độc đáo: Cuộc kì ngộ của hai con người khác thường:
- Viên quản ngục – kẻ đại diện cho quyền lực, nhưng lại khát khao cái đẹp, say mê cái
đẹp.
- Huấn Cao – người tử tù có tài viết chữ đẹp, chống lại triều đình phong kiến, đại diện
cho cái đẹp.
- Xét trên bình diện xã hội: Họ là những kẻ đối nghịch.
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần