Thư viện tài liệu học tập, tham khảo online lớn nhất
Trang chủ: https://tailieu.com/ | Email: [email protected] | https://www.facebook.com/KhoDeThiTaiLieuCom
Soạn văn 11:
Bài Ôn tập phần Văn học (học kì 1)
Câu 1 (trang 204 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
* Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 hình thành
theo hai bộ phận và phân hóa thành nhiều dòng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung
cho nhau để cùng phát triển. Do đặc điểm của một nước thuộc địa, chịu sự chi phối
mạnh mẽ và sâu sắc của quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, văn học từ đầu thế kỉ
XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 hình thành hai bộ phận: văn học công khai và
văn học không công khai.
- Bộ phận văn học công khai: là văn học hợp pháp tồn tại trong vòng pháp luật của
chính quyền thực dân phong kiến. Những tác phẩm này có tính dân tộc và tư tưởng
lành mạnh nhưng không có ý thức cách mạng và tinh thần chống đối trực tiếp với chính
quyền thực dân. Phân hóa thành nhiều xu hướng:
+ Xu hướng văn học lãng mạn.
+ Xu hướng văn học hiện thực.
- Bộ phận văn học không công khai là văn học cách mạng bí mật. Đây là bộ phận của
văn học cách mạng và nó trở thành dòng chủ của văn học sau này.
* Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 phát triển
với một tốc độ hết sức nhanh chóng. Nguyên nhân:
- Sức sống văn hóa mãnh liệt mà hạt nhân là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, biểu
hiện rõ nhất là sự trưởng thành và phát triển của tiếng Việt và văn chương Việt.
- Sự thức tỉnh ý thức cá nhân của tầng lớp trí thức Tây học.
- Sự tác động của thời đại: Văn chương lúc này trở thành một thứ hàng hóa, viết văn trở
thành một nghề để kiếm sống.
Câu 2 (trang 204 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
a. So sánh tiểu thuyết trung đại và tiểu thuyết hiện đại:
- Tiểu thuyết trung đại Việt nam thường vay mượn đề tài, cốt truyện của văn học Trung
Quốc; tập trung vào việc xây dựng cốt truyện li kì, hấp dẫn; kết cấu theo kiểu chương
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần