Thư viện tài liệu học tập, tham khảo online lớn nhất
Trang chủ: https://tailieu.com/ | Email: [email protected] | https://www.facebook.com/KhoDeThiTaiLieuCom
Soạn văn lớp 11:
Bài Tôi yêu em
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
A - lếch - xan - đrơ Xéc - ghê - ê - Vich Pu - skin (1799 – 1837), “Mặt trời của thi ca
Nga”, là nhà thơ vĩ đại “có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lịch sử văn chương mà cả trong
lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga”.
Các tác phẩm tiêu biểu: tiểu thuyết bằng thơ nổi tiếng (Ép - ghê - nhi - Ô - nhê - ghin,
1831 – 1837) khởi đầu cho chủ nghĩa hiện thực ở Nga; Bô - rít Gô - đu - nốp - 1825;
truyện ngắn Cô tiểu thư nông dân – 1830, Con đầm pich – 1833, hơn 800 bài thơ trữ tình,
những ngụ ngôn thâm trầm,…
Các sáng tác phong phú của Pu - skin đã thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khao
khát TỰ DO VÀ TÌNH YÊU. Và ở thể loại nào, văn chương Pu - skin cũng luôn là một
tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết, thể hiện cuộc sống một cách giản dị, chân thực.
2. Tác phẩm
Tôi yêu em là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Pu - skin, được khơi nguồn từ
mối tình của nhà thơ với A.A. Ô - lê - nhi - na (con gái của A. N. Ô - lê - nhin, chủ tịch
Viện Hàn lâm nghệ thuật Nga) – người mà mùa hè năm 1829 Pu - skin đã cầu hôn nhưng
không được chấp nhận.
Bài thơ vốn không tên, nhan đề Tôi yêu em do người dịch đặt.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 60 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2):
Điệp khúc Tôi yêu em là nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ. Điệp khúc lặp lại ba lần
trong bài thơ vang lên như tiếng lòng say đắm, mãnh liệt, bền vững của thi sĩ đối với
người yêu.
Bài thơ là lời từ giã cho mối tình không thành của Pu - skin dành cho người con gái xinh
đẹp A.A. Ô - lê - nhi - na. Lời từ giã thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng nhưng
vẫn đầy ắp một tình yêu nồng cháy, đằm thắm và luôn cầu mong cho người yêu được
hạnh phúc. Cách ứng xử của Pu – skin đúng là một lời từ giã tình yêu thật đặc biệt.
Câu 2 (trang 60 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2):
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần