Thư viện tài liệu học tập, tham khảo online lớn nhất
Trang chủ: https://tailieu.com/ | Email: [email protected] | https://www.facebook.com/KhoDeThiTaiLieuCom
Soạn văn lớp 10:
Bài Đại cáo Bình Ngô – Phần 2: Tác phẩm
Mẫu 1. Soạn văn 10 bài Bình Ngô đại cáo
1.1. Trả lời câu 1 trang 22 SGK Ngữ văn 10, tập 2
Bố cục (4 phần)
Phần 1: nêu luận đề chính nghĩa.
Phần 2: vạch rõ tội ác tày trời của giặc Minh.
Phần 3: kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa.
Phần 4: tuyên bố chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.
=> Cả bốn phần đều hướng vào chủ đề chung của bài cáo là nêu cao tư tưởng nhân nghĩa
và tư tưởng độc lập dân tộc (phần 1 nêu cơ sở chân lí, phần 2 và 3 chứng minh chân lí
bằng thực tiễn, phần 4 khẳng định chân lí).
1.2. Trả lời câu 2 trang 22 SGK Ngữ văn 10, tập 2
a. Việc triển khai toàn bộ nội dung bài cáo dựa trên hai chân lí sau:
Chân lí về tư tưởng nhân nghĩa: theo Nho giáo truyền thống, nhân nghĩa là mối
quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí. Qua sự tiếp
thu, vận dụng của Nguyễn Trãi, nhân nghĩa là yên dân trừ bạo => Theo đó, giặc
Minh là kẻ phi nghĩa (gây cường bạo, đau khổ cho dân) và quân ta thuộc chính
nghĩa (trừ bạo, đem lại cuộc sống yên bình cho dân).
Chân lí thực tiễn về nền độc lập, chủ quyền của nước Việt ta trên tất cả các
phương diện: văn hiến, chủ quyền, phong tục, lịch sử, nhân tài.
b. Đoạn mở đầu có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập vì:
Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố dõng dạc, đường hoàng về nền độc lập, chủ
quyền của một quốc gia, thường ra đời ngay sau khi giành lại độc lập từ tay ngoại
bang.
Đoạn mở đầu của “Đại cáo bình Ngô”: cũng ra đời ngay sau khi giành lại độc lập
từ tay quân Minh, cũng là lời tuyên bố đanh thép, hùng hồn về nền độc lập chủ
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần