Thư viện tài liệu học tập, tham khảo online lớn nhất
Trang chủ: https://tailieu.com/ | Email: [email protected] | https://www.facebook.com/KhoDeThiTaiLieuCom
Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc bài soạn tóm tắt vắn bản nghị luận SGK ngữ văn 11 nhằm
hệ thống lại toàn bộ kiến thức và hướng dẫn luyện tập giúp các em thấy được mục đích, yêu cầu
và cách xác định luận điểm của các văn bản nghị luận cụ thể, đầy đủ nhất. Kính mời các bạn
cùng đón xem.
Mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận
1. Mục đích
- Tóm tắt văn bản nghị luận là trình bày lại một cách ngắn gọn nội dung của văn bản nghị luận
gốc theo một mục đích đã định trước.
- Việc lựa chọn thông tin phụ thuộc vào mục đích của công việc tóm tắt.
- Việc tóm tắt giúp người đọc hiểu được bản chất của văn bản.
2. Yêu cầu
- Văn bản tóm tắt phải phản ánh trung thành các tư tưởng, luận điểm của văn bản gốc, không
được xuyên tạc hoặc tự ý thêm những điểm không có trong văn bản gốc.
- Diễn đạt ngắn gọn, súc tích, loại bỏ những thông tin không phù hợp với mục đích tóm tắt.
Cách tóm tắt văn bản nghị luận
Đọc văn bản Về luân lí xã hội ở nước ta của Phan Châu Trinh (Ngữ văn 11, tập hai) và trả lời câu
hỏi sau:
1. Vấn đề bàn bạc thể hiện: Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến...
2. Phan Châu Trinh thể hiện dũng khí người yêu nước: đề cao tư tưởng tiến bộ, vạch trần thực tại
đen tối của xã hội, hướng về tương lai tươi sáng của đất nước
- Chủ đích tác giả thể hiện trong phần mở bài, kết bài, khái quát ý trong phần thân bài
3. Luận điểm chính: Khác với châu Âu, dân Việt Nam không có luân lí xã hội (không biết đoàn
thể, không trọng công ích)
- Nguyên nhân tình trạng trên do sự suy đồi giai cấp phong kiến từ vua đến quan, sĩ tử
- Muốn Việt Nam độc lập, tự do, dân Việt Nam phải có đoàn thể, truyền bá được tư tưởng tiến bộ
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần