KIẾN THỨC NỀN TẢNG – ĐỌC HIỂU
I.BIỆN PHÁP TU TỪ
Biện pháp tu từ | Khái niệm | Tác dụng | Ví dụ cơ bản |
Điệp từ
Điệp ngữ
Điệp cấu trúc | - là lặp lại một từ trong đoạn văn, đoạn thơ (trường hợp đặc biệt lặp lại cả câu: câu cảm thán, câu nghi vấn)
- Là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh -điệp toàn bộ câu thơ trong bài thơ, hoặc điệp cấu trúc của văn bản. | Thường được sử dụng với mục đích nhấn mạnh và việc lặp lại hoàn toàn là có chủ đích để nhấn mạnh về tình cảm, nỗi lòng của nhân vật, sự vật, sự việc trong câu hoặc trong đoạn.
| |
So sánh | Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. | - giúp sự diễn đạt sinh động, cụ thể, giàu hình ảnh - nhấn mạnh, làm nổi bật cho nét tương đồng được đem ra so sánh của sự vật, hiện tượng. | Hiền như bụt, im như thóc Mặt trời xuống biển như hòn lửa |
Nhân hóa | Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật…bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi… | - giúp sự diễn đạt sinh động, hấp dẫn, thu hút - tạo tình huống để thể hiện nội dung tư tưởng. | Con mèo mà treo cây cau |
Ẩn dụ | Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. | - giúp lời văn, lời thơ giàu sức gợi hàm súc, sâu sắc. - làm nổi bật tính chất của hình tượng được gửi gắm qua hình ảnh ẩn dụ. | Uống nước nhớ nguồn |
Hoán dụ | Là dùng từ chỉ vật này để chỉ vật khác dựa trên mối quan hệ tương cận (gần gũi) | - giúp lời văn, lời giàu hình ảnh giàu sức biểu cảm. - làm nổi bật hình tượng nói đến qua hình ảnh hoán dụ. | Giếng nước gốc đa tiễn người ra lính |
Nói quá | Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm | - giúp lời văn, lời thơ nổi bật, gây được sự chú ý - nhấn mạnh cho nội dung muốn gửi gắm | Nở từng khúc ruột |
Nói giảm nói tránh | Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự. | - giúp lời nói, lời văn tế nhị, nhẹ nhàng - tránh sự đau đớn, đau lòng, thô tục, mất lịch sự | Bác nằm trong giấc ngủ bình yên |
Liệt kệ | Là sắp xếp, nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng, tình cảm | - giúp sự diễn đạt cụ thể, thuyết phục. - để diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh biểu hiện khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm | Lại đi lại đi trời xanh thêm |
Câu hỏi tu từ | Đưa ra câu hỏi nhưng không tìm kiếm đáp án mà nhằm nhấn mạnh tư tưởng, tình cảm hoặc hùng biện | - tạo ấn tượng gây sự chú ý - bộc lộ tình cảm tư tưởng - đặt vấn đề, gợi mở vấn đề khi hùng biện, diễn thuyết. | Hót chi mà vang trời? |
Chơi chữ | Là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước…làm câu văn hấp dẫn và thú vị | - giúp lời văn, lời thơ trở nên thú vị và dí dỏm hơn. | Rắn hổ mang bò lên núi |
II.PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
Phương thức biểu đạt là cách người nói, người viết thể hiện thông tin cần truyền đạt.
Phương thức biểu đạt phụ thuộc sâu sắc vào mục đích, nội dung và hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
Có 6 phương thức biểu đạt