Tuần 20
Tiết 1, 2, 3
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu bài dạy:
| HS Trung bình | HS Khá | |
1 | Kiến thức | - Củng cố, khắc sâu kiến thức về đặc điểm, tác dụng kiến thức tiếng Việt, các biện pháp tu từ. | - Củng cố, mở rộng nâng cao kiến thức về đặc điểm, tác dụng kiến thức tiếng Việt, các biện pháp tu từ. |
2 | Kĩ năng | - Nhận diện được các kiến thức Tiếng Việt cơ bản | - Nhận diện được các kiến thức Tiếng Việt cơ bản - Viết đoạn văn tích hợp cảm thụ, yêu cầu tiếng Việt. |
3 | Thái độ | - Tự giác, tích cực ôn tập - Sử dụng các biện pháp tu từ thích hợp trong giao tiếp hằng ngày. | |
4 | Năng lực | - Năng lực đọc – hiểu, tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác. - Năng lực tư duy sáng tạo. |
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Tham khảo tài liệu, soạn giáo án, phiếu bài tập.
- HS: SGK, vở ghi bài.
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Dạy học theo nhóm, thuyết trình, phát vấn, đặt và giải quyết vấn đề, động não…
D. Tiến trình dạy - học:
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
Đối tượng | Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Kiến thức |
Nhóm Khá+ TB | HĐ1: Hướng dẫn HS củng cố kiến thức cần nhớ H: Thế nào là trợ từ, thán từ? Thán từ có các loại nào? |
- HS trả lời - HS lắng nghe - HS ghi bài | I. Kiến thức cần nhớ 1. Trợ từ - Là những từ dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái dộ đánh giá sự vật, sự việc trong câu. Trợ từ thường do các từ loại khác chuyển thành. + Trợ từ để nhấn mạnh như: những, cái, thì, mà, là. + Trợ từ để biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc như: có, chính, ngay, đích thị...
|
|
|
| 2. Thán từ - Là những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp. |
| H: Thế nào là biện pháp tu từ nói quá? Tác dụng của nó?
| - HS trả lời - HS lắng nghe - HS ghi bài | 3. Nói quá là gì - Là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Nói quá còn được gọi là ngoa dụ, phóng đại, thậm xưng, khoa trương. |
| H: Thế nào là nói giảm, nói tránh? Tác dụng của nó?
| - HS trả lời - HS lắng nghe - HS ghi bài | 4. Nói giảm, nói tránh a. Khái niệm: Nói giảm, nói tránh là BPTT dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển b. Tác dụng: tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự |
| H: Thế nào là nói quá? Tác dụng của nó?
| - HS trả lời - HS lắng nghe - HS ghi bài | 5. Nói quá a. Khái niệm: Nói quá là cách nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự việc, sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. b. Tác dụng: nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. |
| H: Thế nào là câu ghép? Tác dụng của nó?
| - HS trả lời - HS lắng nghe - HS ghi bài | 6. Câu ghép a. Đặc điểm: Là câu do 2 hoặc nhiều cụm C-V không bao nhau tạo thành b. Cách nối: có 2 cách nối: - Dùng từ có tác dụng nối: + Nối bằng một quan hệ từ + Nối bằng một cặp quan hệ từ + Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp hô ứng) - Không dùng từ nối: giữa các vế câu có dấu (, : ;) c. Quan hệ ý nghĩa - Nguyên nhân - kết quả - Điều kiện - giả thiết ........ |
Nhóm Khá+ TB
| HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập Bài tập 1: Điền từ ngữ thích hợp để tạo thành câu có trợ từ: a Chị học đến trình độ cao rồi, nên mua .......một quyển từ điển lớn cho tiện. b. - Nhà câu có gần đây không? - Không nhà tớ xa lắm … Gia Lâm cơ. c. Sáng nay trời mưa, chiều ….. nắng. d. Bạn không có bút à? Lấy bút của tớ … viết. Tớ còn … bốn cái cơ. e. Tôi … tôi chúa ghét những người ngồi lê đôi mách. f. Hôm qua, … 11giờ đêm tôi mới về đến nhà. g. Cậu đi ….. đâu mà lâu thế? Tớ đã bảo cậu mua ….. ở hàng tạp hóa đầu ngõ cơ mà. |
- HS làm bài cá nhân | II. Luyện tập Bài tập 1: a. Hẳn
b. Mãi, tận
c. Lại
d. Mà, những
e. Là, thì
f. Mãi, tận
g. Tận, ngay |