TÀI LIỆU ÔN TẬP VIẾT BÀI NGHỊ LUẬN TÁC PHẨM TRUYỆN
ĐỀ 1
Em hãy phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của tác giả Nguyễn Thành Long để thấy được lí tưởng sống cao đẹp của thế hệ trẻ.
GỢI Ý DÀN BÀI
I. Mở bài
Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
Lẽ sống cao đẹp ấy đã trở thành lí tưởng của biết bao thế hệ trẻ - những người âm thầm cống hiến sức trẻ cho công cuộc xây dựng đất nước.
Dẫn vào tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long.
II. Thân bài:
1. Trình bày xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác và nêu chủ đề truyện. Tóm tắt ngắn gọn truyện.
+ Nêu hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt ngắn gọn tác phẩm (đoạn trích): Truyện ngắn được ra đời vào năm 1970 khi tác giả đi thực tế ở Lào Cai. Truyện kể về cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa anh thanh niên với bác họa sĩ và cô kĩ sư trong vòng ba mươi phút trên đỉnh núi Yên Sơn. Qua đó toát lên vẻ đẹp của anh thanh niên- một con người sống tuyệt đẹp.
2. Phân tích nhân vật.
- Anh thanh niên là người yêu đời, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc
+ Anh là một người say mê công việc; có tinh thần trách nhiệm; có ý chí, nghị lực để vượt qua gian khổ; dũng cảm khi sống đơn độc giữa non xanh; biết lấy công việc làm niềm vui, thực sự hạnh phúc khi hiểu được ý nghĩa công việc của mình. Sống có lí tưởng, hoài bão: sống là để cống hiến, phục vụ cho nhân dân, cho đất nước.
- Anh là người có lòng hiếu khách đến nồng nhiệt, sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo
+ Tặng củ tam thất cho vợ bác lái xe vừa ốm dậy, tặng bó hoa cho cô gái làm kỉ niệm , tặng làn trứng cho cô gái và bác họa sĩ ăn trưa
+ Mời bác họa sĩ và cô kĩ sư lên nhà chơi , uống trà và kể cho mọi người nghe một cách chân thật ...
- Sắp xếp nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp
+ Anh có cuộc sống giản dị, biết tổ chức cuộc sống khoa học, ngăn nắp, sạch sẽ; ham học hỏi, cần cù, chịu khó . Đời sống tâm hồn phong phú, sôi nổi trẻ trung, lạc quan yêu đời.
- Anh thanh niên là người rất khiêm tốn
+ Từ chối không cho ông họa sĩ già vẽ mình mà giới thiệu ông kĩ sư vườn rau, người cán bộ nghiên cứu bản đổ sét.....
c. MRVĐ: Liên hệ, đối chiếu tác phẩm khác. Liên hệ thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện lí tưởng sống cao đẹp.
d. Nhận xét đánh giá: Nội dung, nghệ thuật.
III. Kết bài
- Cảm nhận chung của bản thân về nhân vật anh thanh niên.
- Liên hệ bản thân.
Đề 2: Truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp?
GỢI Ý DÀN BÀI
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng:
+ Nhà văn Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn, ông vốn am hiểu và gắn bó sâu rộng với cuộc sống nông thôn, Làng là truyện ngắn xuất sắc của ông.
+ Dẫn dắt nội dung nghị luận: diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
II. Thân bài
1. Khái quát về nhân vật và tình huống nảy sinh sự chuyển biến tâm trạng của ông Hai
- Nhân vật ông Hai người nông dân yêu, tự hào về làng, mọi niềm vui, nỗi buồn của ông đều xoanh quay chuyện làng chợ Dầu.
+ Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, khoe làng của mình với mọi người.
- Nhân vật được đặt trong tình huống ngặt nghèo có tính thử thách để nhân vật bộc lộ tâm trạng, tình yêu làng của mình: ở nơi tản cư, ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc làm Việt gian.
2. Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai