Trường THCS Vạn Phúc Tài liệu ôn tập Ngữ văn 8- kì 2
PHẦN 1: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
BÀI 1: NHỚ RỪNG (Thế Lữ)
A.
KIẾN THỨC CƠ BẢN:
Tác giả
- Thế Lữ (1907- 1989), tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, Quê
quán: Bắc Ninh (nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội)
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:
+ Ông là nhà thơ tiêu biểu trong thơ mới hiện đại (1932 - 1945)
+ Ngoài viết thơ, Thế Lữ còn viết truyện với nhiều thể loại như
trinh thám, truyện kinh dị...
+ Ông cũng hoạt động trên lĩnh vực sân khấu, có công trong
xây dựng ngành kịch nói ở nước ta
+ Được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn
học nghệ thuật năm 2000
+ Tác phẩm tiêu biểu: Bên đường Thiên lôi, Mấy vần thơ…
- Phong cách sáng tác: Thơ ông dồi dào, đầy lãng mạn, qua đó
thể hiện những ẩn ý sâu sắc vô cùng.
Hoàn cảnh
sáng tác
Bài thơ được sáng tác vào năm 1934
Xuất xứ
In trong tập Mấy vần thơ- 1935
Thể loại
Thơ (tự do)
Bố cục
- Đoạn 1 + 4: Tâm trạng của con hổ lúc sa cơ
- Đoạn 2 + 3: Hoài niệm của chúa sơn lâm về một thời oanh liệt
giữa chốn giang sơn hùng vĩ (quá khứ vàng son)
- Đoạn 5: Niềm khát khao tự do mãnh liệt
Giá trị nội
dung
Bài thơ mượn lời con hổ nhớ rừng để thể hiện sự u uất của lớp
những người thanh niên trí thức yêu nước, đồng thời thức tỉnh ý
thức cá nhân. Hình tượng con hổ cảm thấy bất hòa sâu sắc với
cảnh ngột ngạt tù túng, khao khát tự do cũng đồng thời là tâm
trạng chung của người dân Việt Nam mất nước bấy giờ.
Giá trị
nghệ thuật
Thơ tự do, linh hoạt về vần nhịp, số câu.
B.
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Giới thiệu tác giả và tác phẩm cần cảm nhận
- Thế Lữ (1907-1989) là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới buổi
đầu. Hồn thơ ông dồi dào, lãng mạn đã để lại những ấn tượng khó phai trong
lòng bạn đọc trong đó có bài thơ "Nhớ rừng" đã góp phần làm nên tên tuổi của
nhà thơ.
* Phân tích:
a. Câu chú thích ở đầu
Ở đầu tác phẩm tác giả đã chú thích "Lời con hổ ở vườn bách thú". Đây phải
chăng là cách tránh gây hiểu lầm? Giai đoạn đầu thế kỉ hai mươi nước ta đang là
thuộc địa của thực dân Pháp. Đời sống nhân dân khổ cực, lầm than, các văn
nghệ sĩ cũng không thế tránh được sự kìm kẹp của thực dân Pháp. Nền văn học
GV: Nguyễn Thị Thu Hương
1
Để tải trọn bộ chỉ với 50k, vui lòng liên hệ qua Zalo 0898666919 hoặc Fb: Hương Trần