HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VIỆN XÂY DỰNG ĐẢNG
TIỂU LUẬN
MÔN: NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TỔ CHỨC, CÁN BỘ CỦA ĐẢNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
TÊN ĐỀ TÀI: “phân tích những yêu cầu trong thành lập mới, kiện toàn tổ chức.
liên hệ thực tiễn”
Họ và tên học viên: Dư Thị Oanh
Mã số học viên: MF127090012
Lớp: Cao học Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước
Khóa: 27 – Hệ Tập trung
Hà Nội - 2021
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC, 5
THÀNH LẬP MỚI VÀ KIỆN TOÀN TỔ CHỨC.. 5
1.1.3. Các yếu tố cơ bản của một tổ chức. 6
1.2. Một số vấn đề chung về thành lập mới và kiện toàn tổ chức. 6
CHƯƠNG 2. YêU CẦU THÀNH LẬP MỚI VÀ KIỆN TOÀN TỔ CHỨC - NỘI DUNG, THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VÀ NHỮNG.. 9
2.1. Những yêu cầu trong thành lập mới, kiện toàn tổ chức. 9
2.2. Thực trạng thực hiện việc thành lập mới và kiện toàn các tổ chức. 11
2.2.2. Hạn chế, khuyết điểm.. 12
2.2.3. Nguyên nhân của kết quả và hạn chế, khuyết điểm.. 12
2.2.4. Một số kinh nghiệm.. 13
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, 15
HIỆU QUẢ CỦA VIỆC THỰC HIỆN CÁC YÊU CẦU TRONG.. 15
THÀNH LẬP MỚI VÀ KIỆN TOÀN TỔ CHỨC.. 15
MỞ ĐẦU
Tổ chức là do con người đặt ra nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, đáp ứng lợi ích thiết thực cho con người. Mỗi tổ chức được thành lập đều có chức năng, nhiệm vụ và được quy định mang tính pháp lý và đều hướng tới thực hiện một chức năng xã hội nhất định. Không có mục tiêu, sứ mệnh, mọi tổ chức đều không có lý do tồn tại. Vì vậy, việc thành lập mới và kiện toàn tổ chức là điều kiện tiên quyết, đảm bảo cho việc triển khai và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà xã hội đặt ra và yêu cầu.
Trong thực tiễn hoạt động của các tổ chức trong bộ máy Nhà nước ta hiện nay, bên cạnh những kết quả được thể hiện qua các lĩnh vực đời sống xã hội, an ninh chính trị thì vẫn còn nhiều những hạn chế khuyết điểm trong tổ chức và vận hành như: chưa phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức; tình trạng chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị…
Để khắc phục những hạn chế, khuyết điểm nêu trên, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành chủ trương về việc kiện toàn lại các tổ chức cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Nhân thức của Đảng về vấn đề trên luôn có sự phát triển qua các giai đoạn. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta chủ trương việc thành lập mới và kiện toàn các tổ chức trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay với mục tiêu nhằm tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội; phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; giảm chi thường xuyên và góp phần cải cách chính sách tiền lương.
Để đảm bảo việc thực hiện mục tiêu trên một cách hiệu quả, hợp lý, hợp tình thì việc nghiên cứu và xác định các yêu cầu trong thành lập mới và kiện toàn tổ chức là vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Chính vì vậy, để làm rõ thêm các yêu cầu và đề xuất một số giải pháp trong việc thành lập mới và kiện toàn tổ chức; tôi chọn đề tài “Phân tích những yêu cầu trong thành lập mới, kiện toàn tổ chức. Liên hệ thực tiễn” làm tiểu luận kết thúc môn học Nghiệp vụ công tác tổ chức, cán bộ của Đảng giai đoạn hiện nay.
. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về khái niệm, loại hình, các dạng của tổ chức, thành lập mới và kiện toàn tổ chức trong giai đoạn hiện nay; phân tích những yêu cầu và thực trạng thực hiện các yêu cầu trong việc thành lập mới và kiện toàn tổ chức, từ những kết quả, hạn chế và nguyên nhân rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp để thực hiện tốt các yêu cầu trong thành lập mới, kiện toàn tổ chức của hệ thống chính trị nước ta hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, làm rõ những vấn đề lý luận về tổ chức, thành lập mới và kiện toàn tổ chức.
Hai là, phân tích nội dung về yêu cầu thành lập mới, kiện toàn tổ; đánh giá thực trạng, làm rõ ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm.
Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt các yêu cầu trên và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quan niệm, nội dung, cơ sở lý luận, yêu cầu trong thành lập mới, kiện toàn tổ chức.
3.2. Phạm vi nghiên cứu